Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo | Bộ 1

Đề cương học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi học kì 1 năm 2023 - 2024 đạt kết quả như mong muốn.

1
UBND THÀNH PHỐ…..
TRƯỜNG THCS…..
ĐỀ CƯƠNG CUỐI HC KÌ I
MÔN NG VĂN 6
Năm Học 2023-2024
A. Phần Văn bản
1. Thơ lục bát
- Khái niệm: thể thơ từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát
gồm 1 dòng 6 tiếng (dòng lục) và 1 dòng thơ 8 tiếng (dòng bát).
- Số câu:. Một bài thơ lục bát: thể một câu, hai câu, ba câu hay thể
nhiều câu nối dài.
- Về số lượng câu trong một i thơ lục bát ng không hề bị giới hạn nghiêm ngặt
như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục t, tuy nhiên khi kết thúc phải dừng
lại ở câu tám tiếng.
- Cách gieo vần: tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát; tiếng
thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
- Cách ngắt nhịp: thường ngắt nhịp chẵn như 2/2/2, 2/4/2, 4/4…
- Về thanh điệu của bài thơ Lục bát:
+ Tiếng 2,4,6 ở dòng lục theo luật: B – T B
+ Tiếng 2,4,6,8 dòng bát theo luật: B – T B B.
+ Các tiếng còn lại tự do.
- Hình ảnh yếu tốt quan trọng của thơ; giúp người đọc nhìn thấy, tưởng
tượng ra điều nhà tmiêu tả, cảm nhận qua các giác quan: thính giác, khứu giác, vị
giác, thị giác, xúc giác.
- Tính biểu cảm: khả năng văn bản gợi cho người đọc những cảm xúc vui,
buồn, yêu, ghét, …
- Thường sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, …để
tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.
2. Truyện đồng thoại
Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi.
Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Vì
thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật, vừa thể hiện đặc điểm của con
người.
2
Truyện cùng thể loại:
+ Cùng chủ điểm: Bài học đường đời đầu tiên, Giọt ơng đêm, Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ.
+ Mở rộng thể loại: Cô Gió mất tên.
B. Phần Thực hành Tiếng Việt
1. Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản
- Cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản:
Xác định nội dung cần diễn đạt
Huy động các từ đồng nghĩa, gần nghĩa rồi lựa chọn từ ngữ khả năng diễn đạt
chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.
Chú ý khả năng kết hợp hài hòa giữa từ ngữ được chọn với những từ ngữ sử dụng
trước và sai nó trong câu (đoạn) văn.
- Tác dụng: giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.
2. Cụm từ, cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ (C) và vị ngữ (V).
- Chủ ngữ vị ngữ của câu thể chỉ một từ (Ví dụ: y, Hoa nở) nhưng cũng
thể một cụm từ (Ví dụ: Con nhà tôi gáy rất to, Những bông hoa cúc nở vàng rực cả
khu vườn).
- Cụm từ hai từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó một từ
(danh từ/động từ/tính từ) đóng vai trò thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý
nghĩa cho thành phần trung tâm.
- Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:
Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính. Ví dụ: hai cái răng đen nhánh.
Cụm động từ có động từ làm thành phần chính. Ví dụ: thường dẫn tôi ra vườn.
Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính. Ví dụ: rất chăm chỉ.
- Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:
Biến chngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, thể cụm danh
từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ..
Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ thông tin đơn giản thành cm từ
những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.
Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu.
3
=> Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ làm cho thông tin của câu trở nên
chi tiết, rõ ràng.
C. Phần Tập làm văn
1. Kể lại một trải nghiệm của bản thân
* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:
- Xác định đề tài: Em có thể hồi tưởng về những kỉ niệm đáng nhớ, ví dụ:
Một kỉ niệm sâu sắc với gia đình, bạn bè.
Một lỗi lầm của bản thân.
Khám phá một vùng đất hoặc quyển sách mới, ...
- Thu thập tư liệu: Em hãy tìm tư liệu cho bài viết bằng một số cách sau:
Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho em kỉ niệm sâu sắc.
Đọc lại câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ để học
lại cách các tác giả kể lại trải nghiệm của họ.
Tìm những hình ảnh có liên quan đến câu chuyện.
* Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:
- Tìm ý:
Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.
Trình tự các sự việc, kết quả.
Ý nghĩa của trải nghiệm.
Kết hợp kể và tả.
- Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu v câu chuyện sẽ được kể.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan.
Kể lại các sự việc trong câu chuyện.
+ Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và cảm xúc của người viết.
* Bước 3: Viết bài:
- Viết thành một i văn hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo các yêu cầu đối với kiểu bài Kể
lại một trải nghiệm của bản thân.
4
* Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm:
- Chỉnh sửa bài viết theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài:
+ Mở bài:
Dùng ngôi thứ nhất để kể.
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm.
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
+ Thân bài:
Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng.
Kết hợp kể và tả.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
- Rút kinh nghiệm để bài viết được viết tốt hơn.
ĐỀ THAM KHẢO:
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Đọc kĩ văn bản sau và tr li câu hỏi bên dưới:
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
5
(Yêu lắm quê hương Hoàng Thanh Tâm)
Câu 1 (0.5 đim). Văn bản trên được viết theo th thơ nào?
Câu 2 (0.5 đim). Ch ra cách ngt nhp của hai dòng thơ đầu trong văn bn trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Trong kh thơ sau, tác gi tp trung miêu t nhng v đẹp nào
ca quê hương?
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Câu 4 (1.0 điểm). m nêu tác dng ca bin pháp tu t ch yếu tác gi s
dụng trong văn bản trên?
Câu 5 (0.5 điểm). Nêu tình cm, cm xúc ca tác gi được th hin hai dòng thơ
cui của văn bản.
Câu 6 (0.5 đim). S la chn t “đong đưa” góp phn th hiện ý nghĩa trong
kh thơ sau?
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về.
II. PHẦN VẬN DỤNG
1. Chọn từ ngữ phù hợp cho câu sau:
a. Bác Hồ đã (hi sinh/chết/qua đời) trong sự nghiệp giải phóng đất nước.
b. Mẹ em là người (đàn bà/con gái/phụ nữ) đảm đang.
c. Bọn giặc đã (chết/ từ trần/ hi sinh) khi xâm lược nước ta.
d. (Năm học/ niên khóa) 2019 -2023 là lớp anh chị có nhiều thanh tích rất đáng trân
trọng và nêu gương.
e. Bạn ấy đã (trung thực/ trung trực) nhận lỗi sai của mình.
6
2. Dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính trong các câu sau và gạch chân
cụm từ vừa mở rộng.
a. Gió reo.
……………………………………………………………………………………………..
b. Chim hót.
……………………………………………………………………………………………..
c. Mây bay.
……………………………………………………………………………………………..
d. Mèo ngủ.
……………………………………………………………………………………………..
e. Sóng vỗ.
……………………………………………………………………………………………..
f. Bé hát.
……………………………………………………………………………………………..
g. Trời rét.
……………………………………………………………………………………………..
h. Xuân về.
……………………………………………………………………………………………..
3. Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân (đi du lịch; về quê; cắm trại;
trồng cây; một lần mắc lỗi; một lần làm việc tốt…)
BÀI VĂN MẪU 1:
Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng trước, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi lại cảm thấy
mọi thứ như vừa mới xảy ra. Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi có một trải nghiệm tuyệt vời như
vậy.
Nhân dịp mùng 8 tháng 3, bố, tôi và em Thu đã quyết định sẽ tặng cho mẹ một món
quà đặc biệt - đó là một bữa tiệc thịnh soạn do chính tay ba bố con tôi chuẩn bị. Tôi đã lên
7
kế hoạch để nhờ Hòa - đồng nghiệp của mẹ giúp đỡ. sẽ rủ mẹ đi mua sắm sau giờ
làm để bố con tôi có thời gian chuẩn bị mọi thứ.
Buổi chiều hôm đó, sau khi tan học, tôi cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin
công ty cho về sớm. Lúc về đến nhà, tôi thấy trên bàn đã một hoa rất đẹp. Một
hoa hồng nhung thật đẹp. Loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Tôi thầm nghĩ khi nhận được
bó hoa này chắc chắn mẹ sẽ rất hạnh phúc.
Sau khi dọn cất sách vở, tôi liền vào bếp giúp bố. Tôi phụ trách rửa rau, thái thịt và
nấu cơm. Còn việc chế biến món ăn sẽ do bố đảm nhận. Em Thu phụ trách dọn lau dọn bàn
ăn, chuẩn bị bát đũa. Hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, ba bố con tôi đã hoàn thành những
món ăn mẹ thích: sườn xào chua ngọt, đậu kho thịt, canh chua ngọt… Những món
ăn hấp dẫn, đẹp mắt đã được dọn lên bàn. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa hồng do chính tay
tôi tự cắm. Sau khi làm xong hết mọi công việc, ba bố con tôi đều đồng ý với nhau rằng
công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả.
Đến bảy giờ tối, tôi nhắn tin báo cho Hòa mọi việc chuẩn bđã xong. Khoảng
ời m phút sau thì mẹ đã về đến nhà. Em Thu được giao nhiệm vụ đón mẹ. Khi mẹ
bước vào bếp, bố đã cầm bó hoa hồng tặng mẹ. Lúc đó tôi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất
ngạc nhiên, kế tiếp nụ cười hạnh phúc. Cả gia đình ngồi vào bàn ăn. Mẹ đã rất ngạc
nhiên khi nghe tôi kể về quá trình nấu ăn của ba bố con. Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật
vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Buổi tối m đó, gia đình tôi ngập tràn tiếng
cười hạnh phúc.
Đó lần đầu tiên tôi được trải nghiệm công việc nấu ăn. Nhờ vậy i nhận ra
mẹ đã vất vả như thế nào để nấu cho chúng tôi những bữa cơm ngon. Bởi vậy mà tôi cảm
thấy thương và yêu mẹ nhiều hơn.
BÀI VĂN MẪU 2
Tôi một đứa trẻ ham chơi nên đã từng y ra nhiều lỗi lầm. Câu chuyện xảy ra
khi tôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.
Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game. Hôm đó là buổi tối thứ năm. Tôi đang ngồi
học bài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục
đã thua Hoàng - cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánh
thắng mình. Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù. Nghĩ vậy, tôi liền thu
dọn sách vở rồi xuống nhà. Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:
- Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được. Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạn
giải giúp nhé?
Mẹ đồng ý dặn tôi vsớm bố sắp đi m về. Tôi chỉ vâng dạ cho rồi nhảy
lên xe đạp đi luôn. Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường. Ngồi
vào bàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian. Bỗng có một bàn
tay đập vào vai tôi:
- Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!
Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một giờ ba ơi phút. Tôi
nhanh chóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về. Vừa đạp xe, i vừa nghĩ sẽ giải
thích cho bố mẹ như thế nào. Chắc chắn bố msẽ rất tức giận. Bỗng nhiên i nghe thấy
tiếng xe máy quen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:
- Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà?
8
Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:
- Bố… bố… đi tìm con ạ?
- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạn
thì không thấy con ở đó nên đã đi tìm.
- Con… con…
- Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!
Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi. Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫn
đang ngồi chờ phòng khách. Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mng của bố. Nhưng
không, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:
- Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?
Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc. Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi
chuyện. Bố liền nói với tôi:
- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải điều
sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ
không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập.
Bố mong con ý thức được điều đó.
Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi. Tôi đã nhận ra sai làm của mình.
Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Cũng
nhờ có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình.
| 1/8

Preview text:

UBND THÀNH PHỐ…..
ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS….. MÔN NGỮ VĂN 6 Năm Học 2023-2024 A. Phần Văn bản 1. Thơ lục bát
- Khái niệm: là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát
gồm 1 dòng 6 tiếng (dòng lục) và 1 dòng thơ 8 tiếng (dòng bát).
- Số câu:. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.
- Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát cũng không hề bị giới hạn nghiêm ngặt
như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát, tuy nhiên khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.
- Cách gieo vần: tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát; tiếng
thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
- Cách ngắt nhịp: thường ngắt nhịp chẵn như 2/2/2, 2/4/2, 4/4…
- Về thanh điệu của bài thơ Lục bát:
+ Tiếng 2,4,6 ở dòng lục theo luật: B – T – B
+ Tiếng 2,4,6,8 dòng bát theo luật: B – T – B – B.
+ Các tiếng còn lại tự do. -
Hình ảnh là yếu tốt quan trọng của thơ; giúp người đọc nhìn thấy, tưởng
tượng ra điều mà nhà thơ miêu tả, cảm nhận qua các giác quan: thính giác, khứu giác, vị
giác, thị giác, xúc giác. -
Tính biểu cảm: là khả năng văn bản gợi cho người đọc những cảm xúc vui, buồn, yêu, ghét, …
- Thường sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, …để
tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.
2. Truyện đồng thoại
Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi.
Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Vì
thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật, vừa thể hiện đặc điểm của con người. 1 Truyện cùng thể loại:
+ Cùng chủ điểm: Bài học đường đời đầu tiên, Giọt sương đêm, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
+ Mở rộng thể loại: Cô Gió mất tên.
B. Phần Thực hành Tiếng Việt
1. Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản
- Cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản: 
Xác định nội dung cần diễn đạt 
Huy động các từ đồng nghĩa, gần nghĩa rồi lựa chọn từ ngữ có khả năng diễn đạt
chính xác nhất nội dung muốn thể hiện. 
Chú ý khả năng kết hợp hài hòa giữa từ ngữ được chọn với những từ ngữ sử dụng
trước và sai nó trong câu (đoạn) văn.
- Tác dụng: giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.
2. Cụm từ, cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ (C) và vị ngữ (V).
- Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ (Ví dụ: Gà gáy, Hoa nở) nhưng cũng có
thể là một cụm từ (Ví dụ: Con gà nhà tôi gáy rất to, Những bông hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn).
- Cụm từ có hai từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ
(danh từ/động từ/tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý
nghĩa cho thành phần trung tâm.
- Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:
 Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính. Ví dụ: hai cái răng đen nhánh.
 Cụm động từ có động từ làm thành phần chính. Ví dụ: thường dẫn tôi ra vườn.
 Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính. Ví dụ: rất chăm chỉ.
- Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:
 Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh
từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ..
 Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có
những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.
 Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu. 2
=> Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.
C. Phần Tập làm văn
1. Kể lại một trải nghiệm của bản thân
* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:
- Xác định đề tài: Em có thể hồi tưởng về những kỉ niệm đáng nhớ, ví dụ:
 Một kỉ niệm sâu sắc với gia đình, bạn bè.
 Một lỗi lầm của bản thân.
 Khám phá một vùng đất hoặc quyển sách mới, ...
- Thu thập tư liệu: Em hãy tìm tư liệu cho bài viết bằng một số cách sau:
 Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho em kỉ niệm sâu sắc.
 Đọc lại câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ để học
lại cách các tác giả kể lại trải nghiệm của họ.
 Tìm những hình ảnh có liên quan đến câu chuyện.
* Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý: - Tìm ý:
 Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.
 Trình tự các sự việc, kết quả.
 Ý nghĩa của trải nghiệm.
 Kết hợp kể và tả. - Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sẽ được kể.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
 Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan.
 Kể lại các sự việc trong câu chuyện.
+ Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và cảm xúc của người viết. * Bước 3: Viết bài:
- Viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo các yêu cầu đối với kiểu bài Kể
lại một trải nghiệm của bản thân. 3
* Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm:
- Chỉnh sửa bài viết theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài: + Mở bài:
 Dùng ngôi thứ nhất để kể.
 Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm.
 Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. + Thân bài:
 Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
 Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
 Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng.
 Kết hợp kể và tả.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
- Rút kinh nghiệm để bài viết được viết tốt hơn. ĐỀ THAM KHẢO:
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Em yêu từng sợi nắng cong
Em yêu câu hát ơi à
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu chao liệng cánh cò
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Em yêu khói bếp vương vương
Đàn trâu thong thả đường đê
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Em yêu mơ ước đủ màu
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. 4
(Yêu lắm quê hương – Hoàng Thanh Tâm)
Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra cách ngắt nhịp của hai dòng thơ đầu trong văn bản trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Trong khổ thơ sau, tác giả tập trung miêu tả những vẻ đẹp nào của quê hương?
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Câu 4 (1.0 điểm). Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu mà tác giả sử
dụng trong văn bản trên?
Câu 5 (0.5 điểm). Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở hai dòng thơ cuối của văn bản.
Câu 6 (0.5 điểm). Sự lựa chọn từ “đong đưa” góp phần thể hiện ý nghĩa gì trong khổ thơ sau?
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về.
II. PHẦN VẬN DỤNG
1. Chọn từ ngữ phù hợp cho câu sau:
a. Bác Hồ đã (hi sinh/chết/qua đời) trong sự nghiệp giải phóng đất nước.
b. Mẹ em là người (đàn bà/con gái/phụ nữ) đảm đang.
c. Bọn giặc đã (chết/ từ trần/ hi sinh) khi xâm lược nước ta.
d. (Năm học/ niên khóa) 2019 -2023 là lớp anh chị có nhiều thanh tích rất đáng trân trọng và nêu gương.
e. Bạn ấy đã (trung thực/ trung trực) nhận lỗi sai của mình. 5
2. Dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính trong các câu sau và gạch chân
cụm từ vừa mở rộng. a. Gió reo.
…………………………………………………………………………………………….. b. Chim hót.
…………………………………………………………………………………………….. c. Mây bay.
…………………………………………………………………………………………….. d. Mèo ngủ.
…………………………………………………………………………………………….. e. Sóng vỗ.
…………………………………………………………………………………………….. f. Bé hát.
…………………………………………………………………………………………….. g. Trời rét.
…………………………………………………………………………………………….. h. Xuân về.
……………………………………………………………………………………………..
3. Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân (đi du lịch; về quê; cắm trại;
trồng cây; một lần mắc lỗi; một lần làm việc tốt…) BÀI VĂN MẪU 1:
Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng trước, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi lại cảm thấy
mọi thứ như vừa mới xảy ra. Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi có một trải nghiệm tuyệt vời như
vậy. Nhân dịp mùng 8 tháng 3, bố, tôi và em Thu đã quyết định sẽ tặng cho mẹ một món
quà đặc biệt - đó là một bữa tiệc thịnh soạn do chính tay ba bố con tôi chuẩn bị. Tôi đã lên 6
kế hoạch để nhờ cô Hòa - đồng nghiệp của mẹ giúp đỡ. Cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm sau giờ
làm để bố con tôi có thời gian chuẩn bị mọi thứ.
Buổi chiều hôm đó, sau khi tan học, tôi cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin
công ty cho về sớm. Lúc về đến nhà, tôi thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp. Một bó
hoa hồng nhung thật đẹp. Loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Tôi thầm nghĩ khi nhận được
bó hoa này chắc chắn mẹ sẽ rất hạnh phúc.
Sau khi dọn cất sách vở, tôi liền vào bếp giúp bố. Tôi phụ trách rửa rau, thái thịt và
nấu cơm. Còn việc chế biến món ăn sẽ do bố đảm nhận. Em Thu phụ trách dọn lau dọn bàn
ăn, chuẩn bị bát đũa. Hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, ba bố con tôi đã hoàn thành những
món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, đậu kho thịt, canh cá chua ngọt… Những món
ăn hấp dẫn, đẹp mắt đã được dọn lên bàn. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa hồng do chính tay
tôi tự cắm. Sau khi làm xong hết mọi công việc, ba bố con tôi đều đồng ý với nhau rằng
công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả.
Đến bảy giờ tối, tôi nhắn tin báo cho cô Hòa mọi việc chuẩn bị đã xong. Khoảng
mười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà. Em Thu được giao nhiệm vụ đón mẹ. Khi mẹ
bước vào bếp, bố đã cầm bó hoa hồng tặng mẹ. Lúc đó tôi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất
ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc. Cả gia đình ngồi vào bàn ăn. Mẹ đã rất ngạc
nhiên khi nghe tôi kể về quá trình nấu ăn của ba bố con. Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật
vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Buổi tối hôm đó, gia đình tôi ngập tràn tiếng cười hạnh phúc.
Đó là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm công việc nấu ăn. Nhờ vậy mà tôi nhận ra
mẹ đã vất vả như thế nào để nấu cho chúng tôi những bữa cơm ngon. Bởi vậy mà tôi cảm
thấy thương và yêu mẹ nhiều hơn. BÀI VĂN MẪU 2
Tôi là một đứa trẻ ham chơi nên đã từng gây ra nhiều lỗi lầm. Câu chuyện xảy ra
khi tôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.
Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game. Hôm đó là buổi tối thứ năm. Tôi đang ngồi
học bài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục
vì đã thua Hoàng - cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánh
thắng mình. Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù. Nghĩ vậy, tôi liền thu
dọn sách vở rồi xuống nhà. Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:
- Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được. Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạn giải giúp nhé?
Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm vì bố sắp đi làm về. Tôi chỉ vâng dạ cho có rồi nhảy
lên xe đạp đi luôn. Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường. Ngồi
vào bàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian. Bỗng có một bàn tay đập vào vai tôi:
- Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!
Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một giờ ba mươi phút. Tôi
nhanh chóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về. Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ sẽ giải
thích cho bố mẹ như thế nào. Chắc chắn bố mẹ sẽ rất tức giận. Bỗng nhiên tôi nghe thấy
tiếng xe máy quen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:
- Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà? 7
Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:
- Bố… bố… đi tìm con ạ?
- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạn
thì không thấy con ở đó nên đã đi tìm. - Con… con…
- Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!
Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi. Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫn
đang ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mắng của bố. Nhưng
không, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:
- Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?
Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc. Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi
chuyện. Bố liền nói với tôi:
- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì
sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ
không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập.
Bố mong con ý thức được điều đó.
Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi. Tôi đã nhận ra sai làm của mình.
Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Cũng
nhờ có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình. 8