-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử Địa lý lớp 6 năm 2024
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử Địa lý lớp 6 năm 2024 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ II
TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 A. LỊCH SỬ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Theo em, nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện ở
những điểm nào? Em hãy cho biết ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Gợi ý trả lời: a. Nét độc đáo:
- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.
- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc
thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.
- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân
địch: bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây
cối rậm rạp; sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch; khi thủy triều
bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh… b. Ý nghĩa:
- Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.
- Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu
dài của dân tộc Việt Nam.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa và nêu nhận xét. Gợi ý trả lời: - HS vẽ sơ đồ:
- Nhận xét: Hai tầng lớp trên là tăng lữ và quí tộc, chiếm số lượng ít hơn nhiều so
với dân tự do; dân tự do là tầng lớp đông đảo nhất, làm nhiều nghề khác nhau; nô lệ là
tầng lớp chiếm số lượng nhỏ, chủ yếu phục vụ trong gia đình quí tộc.
Câu 3: Vẽ sơ đồ về sự phân chia các tầng lớp trong xã hội Phù Nam. Chỉ ra
nét tương đồng giữa các thành phần xã hội của Phù Nam so với xã hội Chăm-pa: Gợi ý trả lời: - HS vẽ sơ đồ:
- Nét tương đồng giữa các thành phần xã hội của Phù Nam so với xã hội Chăm-
pa: xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp, trong đó các tầng lớp chính là: tăng lữ, quí
tộc, thương nhân, thợ thủ công, nông dân; đặc biệt là tầng lớp thương nhân (gắn với buôn bán đường biển).
Câu 4: Kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Chăm trong
hơn 8 thế kỉ đầu công nguyên và cho biết thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay. Gợi ý trả lời:
- HS dựa vào kiến thức SGK để trình bày một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Chăm.
- Một số thành tựu còn bảo tồn đến ngày nay: Thành địa Mỹ Sơn (Quảng Nam),
cụm Tháp Hòa Lai (Ninh Thuận), lễ hội Ka-tê, … B. PHẦN ĐỊA LÍ
Câu 1: Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới? Ở Việt Nam kiểu rừng nhiệt đới nào chiếm ưu thế? Gợi ý: Phân bố
Từ vùng xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Nhiệt độ TB
Nhiệt độ trung bình năm trên 21°C. Lượng mưa TB
Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm. Động vật
Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như
khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ… Thực vật
Rừng gồm nhiều tầng: trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây
leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây…
- Ở Việt Nam chiếm ưu thế là kiểu rừng nhiệt đới gió mùa. Câu 2:
a, Nước biển và đại dương có mấy dạng vận động? Đó là những dạng vận động nào?
b, Hãy nêu biểu hiện và nguyên nhân của hiện tượng thủy triều? Gợi ý:
a, Nước biển và đại dương có 3 dạng vận động. Đó là sóng biển, thủy triều và dòng biển.
b, Biểu hiện và nguyên nhân của hiện tượng thủy triều: * Biểu hiện:
- Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống trong một thời gian nhất định (trong ngày).
+ Mỗi tháng có 2 lần thủy triều lên, xuống lớn nhất (triều cường) là các ngày trăng tròn hoặc
không trăng. Đồng thời có 2 lần thủy triều lên, xuống nhỏ nhất (triều kém) là các ngày trăng khuyết.
* Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.
Câu 3: Độ muối trung bình ở vùng biển nhiệt đới là bao nhiêu?
Câu 4: Một hệ thống sông bao gồm những bộ phận nào?
Câu 5: Trên Thế giới có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào?
Câu 6: Ở Việt Nam phổ biến là nhóm đất nào? -Hết-