-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập học kỳ 1 có đáp án môn Chủ nghĩa xâ hội và khoa học | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông: Khi xe chạy với tốcđộ càng cao thì càng cần nhiều thời gian hơn để dừng xe lại. Nói cách khác, quãng đường từ lúc phanh đến lúc xe dừng lại càng dài, tức là khoảng cách an toàn càng lớn. Ngược lại, khi xe chạy với tốc độ càng nhỏ thì càng cần ít thời gian để xe dừng lại tức là khoảng cách an toàn càng nhỏ..Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội và khoa học (HVNN) 52 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 805 tài liệu
Đề cương ôn tập học kỳ 1 có đáp án môn Chủ nghĩa xâ hội và khoa học | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông: Khi xe chạy với tốcđộ càng cao thì càng cần nhiều thời gian hơn để dừng xe lại. Nói cách khác, quãng đường từ lúc phanh đến lúc xe dừng lại càng dài, tức là khoảng cách an toàn càng lớn. Ngược lại, khi xe chạy với tốc độ càng nhỏ thì càng cần ít thời gian để xe dừng lại tức là khoảng cách an toàn càng nhỏ..Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội và khoa học (HVNN) 52 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 805 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47028186
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN KHTN 7 I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Nêu khái niệm và công thức tính tốc độ chuyển động, nêu rõ các đại lượng và đơn vị của
các đại lượng trong công thức?
Trả lời: Tốc độ là 1 đại lượng đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động, là độ lớn của vận
tốc, được tính bằng quãng đường đi được chia cho thời gian v = s : t Trong đó:
- v: tốc độ của vật (m/s hoặc km/h ... )
- s: quãng đường vật đi được (m hoặc km ... )
- t: thời gian chuyển động (s hoặc giờ ... )
Câu 2: Nêu cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện; hoạt động của thiết bị bắn
tốc độ? Nêu ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông?
* Nêu cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây:
- Dùng thước đo độ dài quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.
- Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian tính từ khi bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi vượt qua vạch đích.
- Thực hiện phép đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.
- Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.
- Nhận xét kết quả đo.
* Nêu cách đo tốc độ bằng cổng quang điện:
- Đo khoảng cách giữa 2 cổng quang điện (đọc trên thước đo gắn với giá đỡ). Khoảng cách này
chính là quãng đường s mà viên bi sắt chuyển động.
- Ngắt nam châm điện, viên bi bắt đầu chuyển động từ trên dốc xuống.
- Khi viên bi đi qua cổng quang điện thứ nhất thì đồng hồ bắt đầu đo.
- Khi viên bi đi qua cổng quang điện thứ hai thì đồng hồ ngừng đo.
- Đọc số chỉ thời gian viên bi đi từ cổng quang điện thứ nhất đến cổng quang điện thứ hai ở ô hiển
thị thời gian của đồng hồ đo thời gian hiện số. *Hoạt động của thiết bị bắn tốc độ:
- Camera ghi biển số của ô tô và thời gian chạy qua mốc 1 và 2.
- Máy tính tính tốc độ của ô tô, so sánh với tốc độ giới hạn. Nếu phát hiện xe vượt quá tốc độ giới
hạn, camera tự động chụp số liệu về tốc độ theo biển số và gửi về các trạm kiểm soát giao thông để xử lí.
* Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông: Khi xe chạy với tốc độ càng cao thì càng cần
nhiều thời gian hơn để dừng xe lại. Nói cách khác, quãng đường từ lúc phanh đến lúc xe dừng lại
càng dài, tức là khoảng cách an toàn càng lớn. Ngược lại, khi xe chạy với tốc độ càng nhỏ thì càng
cần ít thời gian để xe dừng lại tức là khoảng cách an toàn càng nhỏ. Quy tắc 3s: Khoảng cách an
toàn (m) = tốc độ (m/s) x 3 (s)
Câu 3: Nêu cách vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng?
- Bước 1: Vẽ hai tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là hai trục tọa độ lOMoAR cPSD| 47028186
+ Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được
theo một tỉ xích thích hợp.
+ Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp
- Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng. Nối các điểm
biểu diễn lại với nhau.
Chú ý: Khi đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian, vật không chuyển động
Câu 4: Nêu khái niệm về dao động, sóng, nguồn âm, sóng âm. Cho ví dụ. Giải thích về sự truyền
âm trong các môi trường: rắn, lỏng, khí, chân không?
- Dao động là chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng. Ví dụ: con lắc đồng hồ dao động. -
Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường. Ví dụ: Ném một hòn đá xuống mặt nước, thấy
trên mặt nước có sóng dao động.
- Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động. Ví dụ: mặt trống phát ra âm. - Sóng
âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường. Ví dụ: Sóng âm được sử dụng
trong công nghệ truyền thông như điện thoại, radio, …
* Giải thích về sự truyền âm trong các môi trường: rắn, lỏng, khí: sóng là sự lan truyền dao động
trong không gian, môi trường có nhiều phần tử vật chất hơn, khoảng cách giữa các phần tử gần
nhau hơn thì sẽ lan truyền dao động nhanh hơn. Môi trường không khí có các phần tử cách xa
nhau hơn so với môi trường chất lỏng, môi trường chất lỏng có các phân tử cách nhau xa hơn so
với các phân tử trong môi trường chất rắn.
Câu 5: Nêu khái niệm tần số của một dao động. Đơn vị của tần số?
- Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây.
- Đơn vị của tần số là Hz (Héc ).
Câu 6: Nêu mối quan hệ giữa độ to của âm với biên độ của sóng âm?
- Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng to (và ngược lại ).
Câu 7: Lấy ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. Nêu các biện pháp giảm tiếng ồn
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người?
- Vật phản xạ âm tốt là vật liệu cứng có bề mặt nhẵn. Ví dụ: tấm gỗ nhẵn.
- Vật phản xạ âm kém là vật liệu có bề mặt sần sùi, mềm, xốp. Ví dụ: xốp, vải,...
- Các biện pháp giảm tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người:
+ Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.
+ Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.
+ Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.
Câu 8: Phát biểu nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.
- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 9: Nêu tính chất ảnh của vật qua gương phẳng và cách dựng ảnh của một vật qua gương phẳng?
- Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng: ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo (không hứng
được trên màn chắn). Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật, khoảng cách từ một điểm của vật đến lOMoAR cPSD| 47028186
gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).
- Cách dựng ảnh của một vật qua gương :
+ Cách 1: Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.
+ Cách 2: Dựa vào tính chất của ảnh.
Câu 10: Nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo gồm những loại hạt nào? Chỉ rõ loại hạt nào mang
điện, hạt nào không mang điện.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương
và vỏ nguyên tử mang điện tích âm.
- Nguyên tử có cấu tạo gồm các loại hạt: Proton (mang điện tích dương), electron (mang điện tích
âm), neutron (không mang điện).
Câu 11: Nguyên tố hóa học là gì? Nêu tên và kí hiệu hóa học của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên
trong bảng tuần hoàn. Xác định % 4 nguyên tố chính có trong cơ thể người.
- Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton. lOMoAR cPSD| 47028186
- 4 nguyên tố chính trong cơ thể người: Oxygen (65%) , carbon (18,5%), hydrogen (9,5%),
nitrogen (3% ). Câu 12: Đơn chất, hợp chất là gì? Cho ví dụ. Xác định khối lượng phân tử của
một số chất (KCl, H2O, O2; CH4; PH3) ?
- Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học. Ví dụ: Na, Fe,...
- Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên. Ví dụ: NaCl, H2O, CuSO4,...
- Xác định khối lượng phân tử :
Khối lượng phân tử của KCl là: 39 + 35,5 = 74,5 (amu).
Khối lượng phân tử của H O là: 1.2 + 16 = 18 (amu). Khối 2
lượng phân tử của O2 là: 16.2 = 32 (amu).
Khối lượng phân tử của CH4 là: 12 + 1.4 = 16 (amu).
Khối lượng phân tử của PH3 là: 31 + 1.3 = 34 (amu). II. BÀI TẬP
Bài 1. Một người đi xe đạp, sau khi đi được 8 km với tốc độ 12 km/h thì dừng lại để sửa xe trong
30 phút, sau đó đi tiếp 18 km với tốc độ 9 km/h.
a. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp. lOMoAR cPSD| 47028186
b. Xác định tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường? Giải:
a) Thời gian xe đi 8 km là: t1 = 8 : 12 = 2/3 (h) = 40 min. Thời
gian xe đi 18 km là: t2 = 18 : 9 = 2 (h) = 120 min. Quãng đường (km) 8 8 26 Thời gian (min) 40 70 190 Đồ thị HS tự vẽ b) Đổi: 190 min = 19/6 (h)
Tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường là: v = 26 : 19/6 = 8,21 (km/h).
Bài 2. Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên
dốc hết 30 phút, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60 km/h trong 10 phút, xuống dốc cũng
trong 10 phút. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống
dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên? Giải:
Đổi: 10 phút = 1/6 giờ; 30 phút = ½ giờ
Độ dài đoạn đường bằng là: S1 = 60 . 1/6 = 10
(km). Tốc độ xe đi đoạn lên dốc là: 60 : 2 = 30
(km/h) Độ dài đoạn lên dốc là: S2 = 30 . ½ = 15 (km).
Tốc độ xe đi đoạn xuống dốc là: 60 . 1,5 = 90 (km/h).
Độ dài đoạn xuống dốc là: S3 = 90 . 1/6 = 15 (km).
Độ dài cung đường trên là: S = S1 + S2 + S3 = 10 + 15 + 15 = 40 (km).
Bài 3. Một người đứng trên mép hòn đảo cách vách núi phía trước 3000 m, giữa vách núi và hòn
đảo có một chiếc tàu thủy neo đậu (Hình 14.2). Khi tàu hú còi, người này nghe thấy hai tiếng còi
cách nhau 4 s. Xác định khoảng cách từ tàu tới đảo. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Giải: Người đứng trên đảo nghe thấy hai tiếng còi:
+ Một âm là do âm truyền thẳng từ tàu tới đảo.
+ Một âm là do âm truyền từ tàu tới vách núi rồi phản xạ lại tới đảo
Gọi khoảng cách từ tàu tới đảo là d (m)
⇒Khoảng cách từ tàu tới vách núi là 3000 – d
(m) Thời gian âm truyền thẳng từ tàu đến đảo là t1 = d : 340 (s)
Thời gian âm truyền từ tàu tới vách núi rồi phản xạ lại tới đảo
là t = [(3000 − d) : 340] + (3000 : 340 2 ) = (6000 – d) : 340 (s ) Mà t2 - t1 = 4 s
⇒[(6000 − d) : 340] – (d : 340) = 4 ⇒d = 2320m lOMoAR cPSD| 47028186
Bài 4. a, Tại sao âm không thể truyền qua môi trường chân không?
Trả lời: Âm không thể truyền qua môi trường chân không vì trong chân không không có các hạt
vật chất nhỏ, không thể dao động để truyền âm thanh nên âm không thể truyền qua chân không.
b, Ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện thấy nguy hiểm, chúng thường dậm
chân xuống đất để thông báo cho nhau. Em hãy giải thích hiện tượng này?
Trả lời: Khi voi đầu đàn dậm chân xuống đất, âm sẽ được truyền đi tốt hơn không khí và các con
voi trong đàn sẽ nhận biết được tín hiệu này.
Bài 5. Chiếu một tia sáng vào
gương phẳng đặt nằm ngang ta
được tia sáng phản xạ vuông góc
với tia sáng tới. Vẽ hình. Tính góc tới và góc phản xạ?
Vì tia sáng phản xạ IR vuông góc
với tia sáng tới SI => i + i’ = 900
Theo định luật phản xạ ánh
sáng: i = i’ => i = i’ = 450
III. MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM MINH HỌA
Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật?
A. Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn.
B. Đo tốc độ bơi của vận động viên.
C. Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm. lOMoAR cPSD| 47028186
D. Đo tốc độ bay hơi của nước.
Câu 2: Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.
(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.
Thứ tự đúng của các bước là A. (1), (2), (3).
B. (3), (1), (2). C. (1), (3), (2). D. (3), (2), (1).
Câu 3: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1
sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,25 s. Tốc độ của ô tô là A. 20 m/s. B. 0,05 m/s. C. 20 km/h. D. 0,05 km/h.
Câu 4: Âm thanh KHÔNG thể truyền trong
A. Chất lỏng. B. Chất rắn. C. Chất khí. D. Chân không.
Câu 5: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
A. Tay bác bảo vệ gõ trống. B. Dùi trống.
C. Mặt trống. D. Không khí xung quanh trống.
Câu 6: Biên độ dao động của vật càng lớn khi
A. Vật dao động càng nhanh.
B. Vật dao động với tần số càng lớn.
C. Vật dao động càng chậm. D. Vật dao động càng mạnh.
Câu 7: Một âm thoa dao động với tần số 25 Hz. Trong 1 phút âm thoa thực hiện được bao nhiêu dao động? A. 25 B. 1500 C. 750 D. 50
Câu 8: Biện pháp nào sau đây không chống được ô nhiễm tiếng ồn? A.
Trồng nhiều cây xanh dọc hai bên đường trong khu đô thị.
B. Cấm bóp còi to tại những khu vực cần yên tĩnh như bệnh viện, trường học.
C. Sử dụng các thiết bị bảo hộ như nút tai, mũ bảo hiểm, chụp tai...
D. Hạn chế sử dụng đèn quảng cáo, đèn chiếu sáng trên đường phố giờ cao điểm. Câu 9: Chỉ ra phát biểu sai.
A. Ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp mặt phân cách là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
B. Phản xạ ánh sáng chỉ xảy ra trên mặt gương.
C. Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.
D. Góc phản xạ là góc tạo bởi tia sáng phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới.
Câu 10: Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với
pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu? A. i’ = 300 B. i’ = 400 C. i’ = 600 D. i’ = 450
Câu 11: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:
A. Là ảnh ảo, bằng vật.
B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật
C. Là ảnh thật, bằng vật
D. Là ảnh ảo lớn hơn vật
Câu 12: Có mấy cách dựng ảnh của một vật qua gương phẳng? lOMoAR cPSD| 47028186 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là? A. Electron và neutron. B. Proton và neutron. C. Neutron và electron.
D. Electron, proton và neutron. Câu 14: Tên gọi theo
IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học N là? A. Natri
B. Nitrogen. C. Natrium. D. Sodium.
Câu 15: Khối lượng phân tử của khí carbon monoxide (CO) là bao nhiêu biết rằng khối
lượng nguyên tử tính bằng amu của C=12 ;O=16. A. 12 amu B. 32 amu C. 34 amu D. 28 amu