Đề cương ôn tập học phần Luật môi trường | Trường đại học Luật, đại học Huế
Đề cương ôn tập học phần Luật môi trường | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Soạn bởi Phan Anh Thư
Lưu hành nội bộ, nếu muốn chia sẻ ra ngoài phải xin phép trước! VBQPPL cần mang theo: 1. Luật BVMT 2020.
2. Tập Nghị định dày dày của các bạn.
MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Phân tích vai trò của pháp luật môi trường trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2. Phân tích các biện pháp (công cụ) bảo vệ môi trường.
3. Phân tích các nguyên tắc của luật môi trường.
4. Trình bày các phương thức quản lý chất thải hiện nay ở trên TG (cuối công đoạn
sản xuất, dọc theo đường ống sản xuất).
5. Trình bày các nguyên tắc của quy hoạch bảo vệ môi trường.
6. Trình bày vai trò của quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm.
7. Phân tích vai trò, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
8. Phân tích mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, vai trò của đánh giá tác động môi trường.
9. Vi phạm pháp luật môi trường là gì? Trình bày các yếu tố cấu thành của vi phạm
pháp luật môi trường. Lấy ví dụ và phân tích cấu thành của một vi phạm pháp luật.
10. Có nhận định cho rằng: “Tranh chấp môi trường là một tranh chấp đặc thù”. Hãy làm rõ nhận định trên.
11. Phân tích những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường.
12. Phân tích những yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường.
13. Cơ chế giải quyết tranh chấp là gì?
14. Phân tích những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường.
15. Trình bày ưu, nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường.
16. Nêu trình tự giải quyết tranh chấp môi trường
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM CÂU HỎI ĐÚNG SAI
- Xem kỹ tập Nghị định, đặc biệt là Nghị định 08/2022.
- Xem thêm các luật, nghị định liên quan đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nước, v.v.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP
Câu hỏi có thể được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, có hai dạng bài tập chủ yếu:
Dạng 1: Trách nhiệm của chủ dự án đối với một dự án.
1. Trách nhiệm trước khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường: Soạn bởi Phan Anh Thư
Lưu hành nội bộ, nếu muốn chia sẻ ra ngoài phải xin phép trước!
- Có đánh giá sơ bộ tác động môi trường không? Giải thích.
- Có đánh giá tác động môi trường không? Giải thích.
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. (Đ31 LBMT 2020)
- Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường. (Đ32 LBMT 2020)
- Thực hiện tham vấn. (Đ33 LBMT 2020)
2. Trách nhiệm sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường: Trình bày các trách nhiệm quy định tại Đ37 Luật BVMT 2020
- Điều chỉnh, bổ sung nội dung của dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi
trường cho phù hợp với nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu trong
quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường.
- Có văn bản thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ
quan đã phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước
khi đưa dự án vào vận hành chính thức đối với trường hợp dự án đầu tư
không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
- Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành,
trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm sau đây: a) Thực
hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một trong các thay
đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác
động xấu đến môi trường; b) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được
xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu
tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường trong trường hợp thay đổi công
nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào
nguồn nước nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này; bổ
sung ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
cụm công nghiệp; c) Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và
chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác không thuộc trường
hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này; tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp
giấy phép môi trường (nếu có).
- Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm
định theo quy định tại Điều 114 của Luật này, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà
nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Dạng 2: Xử phạt đối với các hành vi vi phạm tại NĐ 45/2022.
Đối với dạnh bài này các bạn lưu ý: Soạn bởi Phan Anh Thư
Lưu hành nội bộ, nếu muốn chia sẻ ra ngoài phải xin phép trước!
- Mức xử phạt tối đa đối với cá nhân là 1 tỉ đồng, đối với tổ chức là 2 tỉ đồng.
- Mức xử phạt quy định trong nghị định là đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm
phải nhân đôi số tiền phạt.
- Mức xử phạt trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ là mức trung
bình của khung hình phạt.
- Nếu hành vi vi phạm có bị xử phạt bổ sung hoặc thực hiện biện pháp khắc phục thì nên nêu lên ở trong bài.
- Thẩm quyền xử phạt các bạn phải nêu thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp trước.
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT!!!