Đề cương ôn tập kết thúc học phần môn Sinh lý | Đại học Y khoa Vinh

Đề cương ôn tập kết thúc học phần môn Sinh lý | Đại học Y khoa Vinh. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 21 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ CƯƠNG KTHP SINH LÝ
Câu 1 : Trình bày về chức năng của hồng cầu . Giải thích những nguyên nhân sinh lý và bệnh lý là
thay đổi số lượng hồng cầu.
Chức năng của hồng cầu:
- Vận chuyển O2, chất dinh dưỡng, enzim và các hormon đến mô
- Vận chuyển CO2, sản phẩm đào thải ra khỏi mô
- Duy trì thân nhiệt
- Cân bằng dịch, chất điện giải, pH ổn định (7.35-7.45)
- Mang các kháng nguyên nhóm máu
- Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh
- Ngăn ngừa mất máu khi bị tổn thương
Chức năng quan trọng của tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác.
Nguyên nhân sinh lý và bệnh lý làm thay đổi số lượng hồng cầu:
Nguyên nhân sinh lý Nguyên nhân bệnh lý
Tăng
số
lượng hồng
cầu
- Càng lên cao nồng độ oxy càng thấp
cho nên phải cần nhiều Hb trong hồng
cầu để vận chuyển đủ lượng oxy cần
thiết cung cấp cho tb -> hồng cầu tăng.
- Lao động kéo dài cần nhiều oxy nên
Hb trong hồng cầu cần nhiều -> tăng HC
- Tình trạng số lượng các tế bào vận
chuyển oxy trong máu, tủy xương hoạt
động quá mạnh
- Một số loại thuốc kích thích khả năng
sinh sản tế bào hồng cầu
- Tăng nồng độ tế bào hồng cầu
- Tăng cô đặc máu (do mất nước)
- Đa hồng cầu thứ phát (các bệnh suy tim,
rối loạn tuần hoàn tim, phổi, bệnh đường hô
hấp mạn tính -> gây thiếu oxy ở các mô kích
thích thận, gan sản xuất ra erythropoietin
tăng qtr sinh hồng cầu ở tủy xương.
Nguyên nhân khác: mất nước, chất điện giải
do nôn mửa, tiêu chảy, bỏng và sốc,...
- Đa hồng cầu thứ phát: tủy xương sx ra quá
nhiều hồng cầu, mà bạch cầu và tiểu cầu
cũng tăng gây huyết khối, đông máu rải rác
trong lòng mạch, máu khó lưu thông.
Nguyên nhân có thể do bệnh của hệ thống
tạo máu ở tủy hoặc do thiếu oxy mãn tính
của tủy xương, ung thư, thừa yếu tố nội tại.
Giảm
số lượng
hồng cầu
- Ở tình trạng thiếu máu, hoặc thiếu
acid folic, vitamin B12
- Bất thường màng hồng cầu, huyết
sắc tố hoặc do thiếu men
- Uống nhiều nước làm lượng nước
tăng, hoặc sau kỳ sinh đẻ, hoặc cuối chu
kỳ hành kinh
- Bệnh lý: thiếu máu
+ Thiếu sắt: do mất máu kéo dài: trĩ,
loét, ung thư ống tiêu hóa,... gây giảm Hb
+ Thiếu máu do mất máu cấp: trĩ, băng
kinh, chảy máu dạ dày.
+ Thiếu máu do suy tủy: tủy xương
giảm hoặc không có khả năng tạo máu
+ Các dạng bất thường (Hc hình liềm,
hoặc bị nhiễm độc), bị vỡ
Câu 2 : Trình bày về hai nguyên tắc truyền máu . Phân tích các tai biến truyền nhầm nhóm máu.
o Hai nguyên tắc truyền máu:
- Truyền cùng nhóm máu:
+ Không thể cho kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong máu người nhận.
- Truyền khác nhóm máu:
+ Truyền có điều kiện: Không để cho kháng nguyên người cho bị ngưng kết bởi kháng thể
trong huyết tương người nhận
+ Truyền tốc độ chậm
+ Truyền không quá 250ml
o Phân tích các tai biến truyền nhầm nhóm máu:
+ Vỡ hồng cầu (vỡ ngay lập tức hoặc sau khi ngưng kết): sẽ vỡ và giải phóng ra Hb
Bilirubin theo máu về gan và bài tiết theo mật
nồng độ cao gây lên vàng da.
+ Kẹt thận cấp: nguyên nhân gây nên tử vong và nó chỉ kéo dài vài phút cho tới khi BN chết.
Do cơ chế của:
- Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể (làm hồng cầu vỡ và tạo chất trung gian gây co mạch
thận)
- Giảm số lượng hồng cầu lưu thông (do hồng cầu vỡ giải phóng một số chất gây sốc, giảm thể
tích tuần hoàn, huyết áp tụt, lưu thông lượng máu qua thận giảm, lượng nước tiểu giảm có khi bằng 0.
Nồng độ Hb tự do trong máu tăng cao sau khi được hấp thụ không hết sẽ lắng đọng trong ống thận và gây
tắc nghẽn. =>> chết trong vòng 1 -2 tuần nếu không được chạy thận kịp thời.
+ Tai biến tan máu
+Sốt do truyền máu không do tan máu
Câu 3 : Nêu các kháng nguyên , kháng thể của hệ thống nhóm máu Rh . Trình bày về tai biến do
không phù hợp nhóm máu Rh trong truyền máu và trong sản khoa . Cách phòng ngừa
Các kháng nguyên, kháng thể trong hệ thống nhóm máu Rh gồm:
- Khái niệm Rh: sự có mặt hay vắng mặt kháng nguyên này là do di truyền.
- Kí hiệu: C,D,E,c,d,e
- Kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là yếu tố Rh (Là kháng nguyên mạnh nhất).
Người có kháng nguyên trên hồng cầu: Rh
+
Người không có kháng nguyên: Rh-
- Kháng thể anti D là kháng thể miễn dịch, có bản chất TgG, đi qua được nhau thai bình thường
không có trong huyết tương cả người Rh + và Rh –
- Khi truyền máu Rh+ cho người Rh- thì người Rh- sẽ sinh ra kháng thể anti D, sự tạo thành kháng
thể này rất chậm, sau 2-4 tháng mới đạt được mức tối đa
- Các anti Rh bình thường không hề có trong huyết tương mà chỉ được sinh ra trong cơ thể người Rh-
khi có những hồng cầu Rh+ xâm nhập vào hệ tuần hoàn.
Tai biến do kh phù hợp nhóm máu Rh:
Trong truyền máu Trong sản khoa
Các tai biến - Khi truyền máu Rh+
cho người Rh-
—> thì người Rh- sẽ sx
ra kháng thể anti D, sự tạo
thành kháng thể này rất
chậm, sau 2-4 tháng nồng độ
mới đạt được mức tối đa.
+ Nếu lần sau người này
vẫn nhận máu Rh+
—> thì các anti D sẽ
làm ngưng kết hồng cầu Rh+
gây ra các tai biến giống hệt
như khi truyền nhầm nhóm
máu ở hệ thống nhóm ABO
Sự k hòa hợp giữa máu mẹ Rh- và máu thai nhi
Rh+:
+ Trong lần đầu mang thai: k có biến chứng về máu
nếu trước đó chưa nhận máu Rh+.
• Lúc sinh, hàng rào nhau thai bị phá hủy làm trộn
lẫn máu mẹ và máu con —> hồng cầu Rh+ của thai nhi
vào tuần hoàn máu mẹ, kích thích cơ thể mẹ sx anti D,
tồn tại vài năm trong cơ thể mẹ.
+ Lần mang thai tiếp theo nếu thai cũng thuộc nhóm
Rh+
—>thì kháng thể anti D của mẹ sẽ khuếch tán qua
nhau thai vào máu bào thai gây ngưng kết hồng cầu, gây
thiếu máu, tan máu ở thai nhi.
+ Tỷ lệ mắc bệnh ở những lần có thai sau sẽ nặng
hơn các lần có thai trước
=> Sảy thai, chết lưu, sinh ra bị thiếu máu, vàng da,
tan máu nặng, tăng hc non, nếu k truyền máu thay thế trẻ
sơ sinh sẽ chết do thiếu O2 và các biến chứng khác.
Cách phòng
ngừa
- Không truyền máu
Rh+ cho người Rh- nhưng có
thể truyền ngược lại.
- Người Rh- nhận máu
Rh+ lần đầu thì không được
nhận lần thứ 2.
- Trong vòng 72h sau khi sinh 1 đứa con Rh+
—> thì ngta thường tiêm một lượng kháng thể anti
D để chúng bất hoạt kháng nguyên Rh trên các hồng cầu
của con có trong máu mẹ nhờ phản ứng tạo phức hợp
KN-KT
=> lần mang thai Rh+ sau sẽ k còn nguy hiểm nữa
Câu 4: Trình bày chức năng của các loại bạch cầu.
Phân loại Chức năng
Bạch cầu đa nhân
trung tính
- Thực hiện chức năng thực bào (Khi cơ thể nhiễm khuẩn, bc đa nhân sẽ
xuyên qua mô để thực hiện)
- Giải phóng các chất hóa học có oxy hóa mạnh (H , O , OH ) vào dịch
2
O
2
2+ -
ngoại bào.
Bạch cầu ưa base - Chức năng giống với các dưỡng bào ở mô (mast cell)
- Giải phóng những hạt bào tương có một lượng lớn: histamin, serotonin,
bradykinin….gây ra phản ứng ở mạch và mô xuất hiện triệu chứng dị ứng.
- giải phóng heparin- chất chống đông máu
Bạch cầu ưa acid - Chống ký sinh trùng và chống dị ứng (gắn vào kst rồi giải phóng ra nhiều
chất để giết và tiêu diệt chúng)
- Tác dụng khử hoạt tính một số chất gây viêm hoặc thực bào các phức hợp
dị nguyên – kháng thể, do đó ngăn cản sự lan truyền của dị ứng
Bạch cầu lympho - Tế bào lympho B: Tạo ra các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch gắn
kết với nhiễm trùng
+ Miễn dịch dịch thể
-Tế bào lympho T: Nhận biết và loại bỏ tế bào bị nhiễm trùng
+ Miễn dịch qua trung gian tế bào.
- Tế bào giết tự nhiên: Tấn công, tiêu diệt các tế bào viruts, cũng như các tế
bào ung thư.
Bạch cầu mono - Chống lại nhiễm trùng mãn tính (nhắm mục tiêu và phá hủy các tế bào gây
nhiễm trùng)
- Có khả năng thực bào lớn hơn nhiều lần so với bc đa nhân tt (thực bào
một lượng lớn vi khuẩn, viuss,…)
- Ngoài tiêu hủy vật thể lạ n, còn có chức năng mang lại những sản phẩm
mang tính kháng nguyên cho cơ thể
Câu 5: Trình bày về các kháng nguyên, kháng thể của hệ thống nhóm máu ABO , R h.
Hệ ABO:
- Kháng nguyên: Trên màng hồng cầu có hai loại kháng nguyên A và B mà ban đầu chúng được
gọi là ngưng kết nguyên.
- Kháng thể: có hai loại kháng thể đặc hiệu mà trước đây gọi là ngưng kết tố là: anti A và anti B.
Hầu hết, chúng có bản chất là globulin loại IgM và IgG.
Hệ Rh
-Kháng nguyên: có rất nhiều loại kháng nguyên nhưng kháng nguyên D là kháng nguyên mạnh
nhất.
+Người có kháng nguyên D gọi là người Rh + và ngược lại là Rh-
- Kháng thể: Khác với hệ ABO, Rh là kháng thể miễn dịch, các anti Rh bình thường không hề có
trong huyết tương mà chỉ được sinh ra trong cơ thể người Rh- khi có những hồng cầu Rh+ xâm nhập vào
hệ tuần hoàn.
Câu 6 : Kể tên các đặc tính sinh lý của cơ tim. Trình bày tính hưng phấn và ý nghĩa của tính hưng
phấn.
Các đặc tính sinh lí của cơ tim:
o Tính hưng phấn
o Tính trơ có chu kì
o Tính nhịp điệu
o Tính dẫn truyền
Tính hưng phấn:
- Tính hưng phấn: là khả năng đáp ứng kích thích với cơ tim, thể hiện bằng cơ tim phát sinh điện
thế hoạt động, điện thế này làm cơ tim
+ Sự đáp ứng với kích thích của các sợi cơ tim tuân theo quy luật “ tất cả hoặc không “
+ Với những cường độ dưới ngưỡng, cơ tim không đáp ứng (không co). với những kích thích
bằng or trên cơ tim đáp ứng co cơ tối đa.
- Có hiện tượng này là do cơ tim cấu tạo như một lớp hợp bào, có ác cầu dẫn truyền hưng phấn
giữa các tế bào nên hoạt động của cơ tim như một tế bào độc nhất.
+Khi kích thích có cường độ tới ngưỡng hoặc trên ngưỡng thì toàn bộ các sợi cơ tim hưng phấn
=> tất cả các sợi tim co => co tối đa ngay.
Ý nghĩa:
+ Nhờ có tính hưng phấn mà cơ tim co bóp được
+Tất cả hoặc không Thể tích máu trong buồng tim luôn bị đẩy ra hết động mạch mà không
đọng lại.
Câu 7: Phân tích chu kỳ hoạt động của tim. Giải thích tại sao tim lại co bóp được suốt đời mà
không mệt mỏi.
Chu kỳ hoạt động của tim : gồm nhiều giai đoạn lặp đi lặp lại một cách đều đặn nhịp nhàng,
theo một trình tự nhất định, tạo nên chu kỳ hoạt động của tim, hay còn gọi là chu chuyển tim.
- Người bình thường có tần số tim là 75 lần/phút thì thời gian của một chu kỳ tim là 0.8 giây.
- Chu kỳ tim gồm ba giai đoạn chính là:
+ Nhĩ thu
+ Thất thu
+ Tâm trương toàn bộ
- Các gia đoạn của chu kỳ hoạt động tim
o Giai đoạn nhĩ thu
- Tâm nhĩ thu thể tích tâm nhĩ giảm áp suất máu tăng ( cao hơn tâm thất) van nhĩ
thất mở 35% lượng máu được đẩy xuống tâm thất.
+ Thời gian tâm nhĩ thu là 0,1s, sau đó tâm nhĩ giãn là 0,7s tâm nhĩ thu là kết quả của
sự lan truyền sóng điện thế từ hạch xoang ra toàn bộ hai tâm nhĩ trái và phải.
o Giai đoạn tâm thất thu
- Thời gian tâm thấ thu là 0.3 giây và được chia thành hai thời kỳ:
- Thời kỳ tăng áp ( kéo dài 0,5s): Cơ tâm thất co thể tích giảm áp suất máu tăng cao
hơn áp suất máu tâm nhĩ van nhĩ thất đóng lại áp suất tâm thất nhỏ hơn áp suất động mạch
van tổ chim chưa mở.
+ Do đó máu trong tâm thất không bị thay đổi về thể tích
giai đoạn co đẳng tích.
- Thời kỳ tống máu: Vào cuối thời kỳ tăng áp thì áp suất của tâm thất trở nên cao hơn áp
suất trong động mạch chủ và động mạch phổi làm vân động mạch chủ mở ra, máu ở tâm thất
phun vào động mạch.
+ Lúc này tâm thất vẫn đang tiếp tục co bóp, thời gian cùa thời kỳ tống máu là 0.25 giây.
+ Thời kỳ tống máu được chia thành hai giai đoạn là:
Thời kỳ tống máu nhanh (0,09s): 4/5 lượng máu của tâm thất được tống vào động
mạch.
Thời kỳ tống máu chậm (0,16s): 1/5 lượng máu còn lại được tống vào động mạch.
o Giai đoạn tâm trương toàn bộ
- Sau giai đoạn tâm thất thu, tâm thất bắt đầu giãn ra trong lúc đó tâm nhĩ vẫn đang giãn,
giai đoạn tâm trương toàn bộ.
- Tâm thất giãn ra thì áp suất trong tâm thất giảm xuống và thấp hơn áp suất trong động
mạch làm cho van động mạch đóng lại.
- Tâm thất tiếp tục giãn là thể tích tim không thay đổi vì lúc này van động mạch đã đóng và
van nhĩ thất chưa mở nên máu chưa thoát đi đâu được. Sau đó áp suất trong tâm thất giảm nhanh
và thấp hơn tâm nhĩ làm máu được hút từ tâm nhĩ xuống tâm thất theo hai thì:
+ Đầy thất nhanh: máu hút xuống tâm thất nhanh
+ Đầy thất chậm: sau khi đầy thất nhanh máu được hút xuống chậm dần
- Giai đoạn tâm trương toàn bộ dài 0.4 giây là thời gian cho máu khoảng 65% từ tâm nhĩ
xuống tâm thất trong chu kỳ tim. Và giai đoạn này tâm nhĩ vẫn đang giãn và áp suất cũng giảm
theo tâm thất.
Lời giải đáp cho câu hỏi “vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi” chính là
nằm ở trong cách thức hoạt động của tim:
o Cơ tim dẻo dai giúp tim hoạt động bền bỉ hơn.
o Tim hoạt động do hệ thần kinh thực vật điều khiển (Autonomic Nervous System).
o Chu kì co dãn cơ tim đồng đều: Chu kỳ tim hoạt động đều đặn, có thời gian cao, nghỉ
xen kẽ nhau.
o Chúng ta có thể thấy một chu kì co dãn của tim gồm 3 pha và kéo dài khoảng 0,8s:
+ Pha nhĩ co là: 0,1s (thời gian nghỉ là 0,7s)
+ Pha thất co: 0,3s (thời gian nghỉ là 0,5s)
+ Pha dãn chung: 0,4s (thời gian nghỉ là 0,4s).
Vì tim hoạt động với chu kỳ như trên, thời gian tim làm việc ít hơn thời gian tim nghỉ
ngơi. chu kỳ hoạt động đều đặn và xen kẽ hợp lý nên tim hoạt động suốt đời mà không
mỏi.
Câu 8: Các đặc tính sinh lý của cơ tim
Là tính hưng phấn của cơ tim, tính dẫn truyền của cơ, tính trơ có chu kỳ của tim, tính nhịp điệu
của cơ tim
Tính hưng phấn=là khả năng cơ tim tự phát sinh điện thế hoạt động, điện thế này làm co cơ tim.
- Đặc tính:
- + Với cường độ kích thích dưới ngưỡng cơ tim không đáp ứng
- + Với cường độ kích thích bằng hoặc trên ngưỡng tim đều đáp ứng co tối đa (tất hoặc
không).
- Ý nghĩa:
+ Nhờ có tính hưng phấn mà cơ tim co bóp được
+ Tất cả hoặc không thể tích máu chứa trong buồng tim luôn bị đẩy hết ra động mạch
không đọng lại.
Tính trơ có chu kỳ : là tính không đáp ứng với kích thích có chu kỳ của tim.
- Đặc tính:
+ kích thích vào giai đoạntim đang co (tâm thu), dù cường độ kích thích cao hơn ngưỡng
không co nữa →khi cơ tim đang co thì cơ tim không đáp ứng với kích thích (giai đoạn trơ).
+ kích thích vào giai đoạn tim đang giãn tim đáp ứng bằng một co bóp phụ gọi ngoại
tâm thu, sau ngoại tâm thu cơ tim giãn ra và nghỉ gọi là nghỉ bù.
+ Tim nghỉ bù là do xung động từ nút xoang tới tâm thất rơi vào giai đoạn trơ của co bóp phụ
- Thời gian trơ tâm thất 0,25-0,3 s, của tâm nhĩ ~ 0,15s.
- Ý nghĩa: tính trơ có chu kỳ → khi tim bị kích thích liên tiếp tim không bị co cứng.
Tính nhịp điệu
- Là khả năng tự phát các xung động cho tim hoạt động được thực hiện với hệ thống nút → tách rời
ra khỏi cơ thể, được nuôi dưỡng đầy đủ → co bóp nhịp nhàng.
- Khi tách rời hệ thống nút ta thấy :
+ Nút xoang phát xung động với tần số 70-80 xung/phút (tối đa 120 -150 ck/phút) tim đập
theo tần số phát xung của nút xoang, còn theo các xung khác gọi là lạc chỗ
+ Nút nhĩ thất phát xung động với tần số 40 -60 ck/phút
+ Bó His phát xung động với tần số 30 -40 ck/phút
+ Mạng purkinjer phát xung động với tần số15-40 ck/phút
- Ý nghĩa: cơ tim hoạt động nhịp nhàng theo xung động của nút xoang.
Tính dẫn truyền : là khả năng dẫn truyền xung động của sợi cơ tim và hệ thống nút
- Đặc tính: cơ tim và hệ thống nút dẫn truyền xung động với vận tốc khác nhau
- Tốc độ dẫn truyền trong khối cơ nhĩ là 0,3m/s
- Nút nhĩ thất dẫn truyền xung động với vận tốc 0,2m/s
- Cơ tâm thất : 0,4m/s
- Mạng Purkinje là 1,5 - 4m/s
- Ý nghĩa: tạo ra sự hoạt động thống nhất chu kỳ giữa các phần của tim gồm các giai đoạn
tâm nhĩ thu, tâm thất thu, tâm trương toàn bộ lặp đi lặp lại một cách nhịp nhàng theo một trình tự.
Ý nghĩa chung của các đặc tính cơ tim:
- Tính nhịp điệu, tính hưng phấn tính dẫn truyền tim trong thể hay tách khỏi thể
được nuôi dưỡng đầy đủ vẫn tự co bóp nhịp nhàng đều đặn.
- Tính trơ có chu kỳ: tim không bị co cứng khi bị kích thích liên tục
Câu 9 :Trình bày các loại huyết áp động mạch và ý nghĩa của các loại huyết áp động mạch
Huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa trị số huyết áp cao nhất trong chu kỳ tim, đo được thời kỳ
tâm thu, phụ thuộc vào lực tâm thu, thể tích tâm thu
- Giá trị: 90 ->140mmHg ( bình thường 11mmHg) (>140mmHg tăng HA, < 90 giảm HA)
- Huyết áp tâm thu tăng trong khi lao động do hở van động mạch chủ và giảm khi mắc các bệnh của
tim gây giảm lực co cơ tim.
Ý nghĩa: đánh giá hiệu lực tống máu của tim
-Huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu là trị số huyết áp thấp nhất trong chu kỳ tim, ứng với thời
kì tâm trương, phụ thuộc vào trương lực của mạch máu
- Giá trị: 60 ->90 mmHg( bình thường 70mmHg)
- Huyết áp tâm trương tăng khi giảm tính đàn hồi của thành động mạch ( vữa động mạch) khi co
mạch, giảm khi giãn mạch ( sốc phản vệ).
Ý nghĩa: khả năng đàn hồi của trùng mạch
-Huyết áp hiệu số là mức chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, bình thường có trị số
110-70=40mmHg
Giúp bạn hiết được bạn có đang ở trong nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặcÝ nghĩa:
những biển có về mạch vành.
-Huyết áp trung bình là trị số áp suất trung bình được tạo ra trong suốt một chu kỳ tim.
+ Huyết áp trung bình qua tích phân các trị số huyết áp biến động trong một chu kỳ tim.
Khi đo huyết áp bằng phương pháp nghe thì trị số huyết áp trung bình ứng với lúc nghe thấy tiếng
đập rõ nhất hoặc lúc kim đồng hồ dao động mạnh nhất.
Có thể tính huyết áp trung bình theo công thức HATB =HATT + 1/3 HAHS
Huyết áp trung bình thấp nhất lúc mới sinh và tăng cao ở tuổi già
Ý nghĩa: Đánh giá tình trạng lưu thông máu của các bộ phậnthể. Thể hiện hiệu lực làm việc thực
sự của tim và là lực đẩy của máu qua hệ thống tuần hoàn.
Câu 10: nêu và giải thích các nguyên nhân làm tăng và giảm huyết áp động mạch.
- Lưu lượng tim:
- Q=Qs * f lưu lượng tim phụ thuộc thể tích tâm thu và tần số tim.
+ Thể tích tâm thu tăng lực tâm thu của tim ( lực co của tim) → HA tăng lực co của tim. ( THA: tăng
huyết áp)
- Lực co cơ tim: tim co bóp mạnh → thể tích tâm thu tăng → tăng huyết áp và ngược lại.
+ Trong lao động thể lực, máu về tim nhiều hoặc hở chủ máu về tim rái nhiều làm cho lực tâm
thu tăng lên làm cho huyết áp tăng; khi cơ tim bị tổn thương (bệnh cơ tim, suy tim, viêm cơ tim, nhồi máu
cơ tim …) lực co cơ tim giảm dẫn đến thể tích tâm thu giảm làm giảm huyết áp.
- Tần số tim:
+ Tim đập nhanh → lưu lượng tim tăng → tăng huyết áp và ngược lại.
+ Nếu đập quá nhanh → thời gian tâm trương ngắn → máu k kịp về tim → thể tích tâm thu giảm
nhiều → giảm lưu lượng tim ( đỉnh tối ưu khoảng 140 nhịp/phút )
+ Trong cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc cơn nhịp nhanh thất do nhịp tim tăng quá cao
dẫn đến huyết áp giảm, lâm sàng xuất hiện các dấu hiêuj giảm tưới máu ngoại vi.
- Máu:
+ Độ quánh của máu tăng → sức cản tăng lên → HA tăng và ngược lại khi độ quánh của máu
giảm thì HA giảm:
+ Độ quánh của máu tăng lên trong mất nước như khi bị nôn nhiều, ỉa chảy mất nước .
+ Độ quánh của máu giảm gặp trong mất protein máu (xơ gan, hội chứng thận hư…) hay máu bị
pha loãng khi truyền nhiều huyết thanh.
+Thể tích máu tăng → lưu lượng tim tăng → huyết áp tăng, ngược lại thể tích máu giảm →
huyết áp giảm.
+ Trên lâm sàng hai yếu tố này thường đi kèm với nhau, ví dụ khi bị nôn hay ỉa chảy mất nước
làm cho độ quánh máu tăng nhưng thể tích máu lại giảm trên lâm sàng giai đoạn đầu huyết áp vẫn ổn định
do cơ thể bù trừ bằng co mạch, sau đó huyết áp sẽ giảm.
- Mạch máu:
+ Đường kính của mạch máu: khi co mạch đường kính của mạch máu nhỏ lại, sức cản của mạch
máu tăng → huyết áp tăng, ngược lại khi mạch bị giãn ra thì huyết áp giảm.
+ Độ đàn hồi của mạch máu: ở những mạch máu kém đàn hồi thì sức cản của mạch tăng → huyết
áp tăng. Ở người già mạch máu kém đàn hồi hay xơ vữa cũng làm cho huyết áp tăng.
- Những biến đổi sinh lý của huyết áp động mạch:
+ Tuổi: tuổi càng cao huyết áp càng cao theo mức độ xơ hóa của động mạch.
+ Hoạt động thể lực: khi vận động thể lực thì huyết áp sẽ tăng do tim tăng hoạt động cung cấp
máu.
+ Chế độ ăn: sau bữa ăn, huyết áp hơi tăng vì ăn mặn và nhiều protein.
+ Ảnh hưởng của cảm xúc lên huyết áp: các trạng thái tức giận, hồi hộp gây tăng huyết áp do kích
thích thần kinh giao cảm làm co mạch.
Câu 11: Trình bày cơ chế tạo áp suất âm và ý nghĩa của áp suất âm trong khoang màng phổi
- Áp suất trong khoang màng phổi khi nghỉ ngơi có giá trị khoảng 756mmHg thấp hơn áp suất khí
quyển (760 mmHg) nên gọi là áp suất âm.
- Cơ chế tạo áp suất âm:
- + Nhu mô phổi có tính đàn hồi lớn, luôn có xu hướng co nhỏ về phía rốn phổi
- + Lồng ngực: một hộp cứng kín, kém đàn hổi. thì hít vào phổi bị căng giãn sẽ xu hướng
co về phía rốn phổi, lồng ngực tăng kích thước. thành tạng xu hướng tách nhau làm thể tích
khoang màng phổi tăng lên, áp suất khoang ảo đã âm lại càng âm hơn.
Càng hít vào áp suất càng âm, khi hít vào hết sức thể xuống tới -30 mmHg,
khi thở ra hết sức còn khoảng -1 mmHg.
thì thở ra, phổi thu nhỏ lại thì lực đàn hồi giảm xuống áp suất bớt
âm hơn, giảm bớt lực tách giữa thành tạng, thể tích khoang ảo, áp suất âm dần trở về trạng thái
ban đầu, càng thở ra áp suất âm càng bớt âm.
cuối thì thở ra bình thường khoảng -4 mmHg.Ở cuối thì hít vào bình
thường khoảng -6 mmHg.
- +Sau khi sinh, kích thước lồng ngực thường tăng nhanh hơn phổi.
- +Dịch màng phổi được bơm liên tục vào các mạch bạch huyết.
- Ý nghĩa
- Với hô hấp:
- Chức năng thông khí: Làm phổi đi theo các cử động của lồng ngực và dễ dàng nở ra bám sát với
thành ngực, lá tạng luôn dính sát vào lá thành.
- Chức năng trao đổi khí: Lúc áp suất âm nhất, không khí vào phổi và máu về phổi nhiều nhất, hiệu
suất trao đổi khí đạt tối đa.
- Với tuần hoàn: - Làm máu về tim và lên phổi dễ dàng, làm nhẹ gánh cho tim phải
Câu 12: Trình bày các thể tích, dung tích hô hấp:
1, Các chỉ số về dung tích hô hấp:
- Dung tích sống (VC): Dung tích sống là thể tích tối đa có thể huy động được trong một lần hô
hấp. VC = IRV+ TV + ERV
- Chỉ số này cho thấy khả năng đáp ứng của cơ thể về mặt hô hấp đối với các hoạt động gắng sức
(lao động nặng, hoạt động thể thao mất nhiều thể lực).
- + Dung tích sống thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi và bệnh lí.
- VD :VC của nam ( 3,5-4 lít ) sẽ cao hơn nữ ( 2,5-3 lít), tăng lên nhờ tập luyện, thấp hơn ở người
lớn tuổi và người mắc các căn bệnh về phổi và ngực.
- Dung tích sống thở mạnh mẽ (FVC): là thể tích khi thu được khi thở ra nhanh, hết sức sau khi
hít vào thật sâu.
+ Ở người bình thường, chỉ số FVC thường thấp hơn so với chỉ số VC.
- Dung tích hít vào (IC): là số lít khí hít vào được tối đa kể từ vị trí cuối thì thở ra bình thường.
+ Là chỉ số cho thấy khả năng hô hấp thích ứng với nhu cầu tăng lượng oxy của cơ thể.
o IC = TV + IRV
+ Đối vói người bình thường, dung tích hít vào thường dao động từ 2000ml đến 2500ml.
- Dung tích cặn chức năng (FRC): là số lít khí có trong phổi cuối kỳ thở ra bình thường
o FRC = RV + ERV
+ Dung tích cặn chức năng bình thường sẽ rơi vào khoảng 2000-3000ml.
- Dung tích toàn phổi (TLC): là số lít khí tối đa có được trong phổi : TLC = VC + RV
+ Dung tích toàn phổi là chỉ số thể hiện khả năng chứa đựng của phổi. Dung tích toàn
phổi của người bình thường là khoảng 5 lít.
2, Các chỉ số về thể tích hô hấp:
- Thể tích khí lưu thông (TV): là lượng khí lưu thông trong một lần hít vào và thở ra bình thường.
+Thể tích khí lưu thông ở một người trưởng thành là khoảng 500ml. Thể tích lưu thông ở nam
cao hơn nữ, giảm ở người già.
- Thể tích dự trữ hít vào (IRV): là thể tích khí thu được khi hít vào gắng sức sau khi hít vào bình
thường.
+ Ở người bình thường, IRV chiếm khoảng 56% dung tích sống, tương ứng với 1500-2000ml.
- Thể tích dự trữ thở ra (ERV): là thể tích được thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường.
+ Đối với người bình thường, ERV chiếm khoảng 32% dung tích sống, tương ứng với
1100-1500ml.
- Thể tích cặn (RV): là số lít còn trong phổi sau khi đã thở ra tối đa, không thể nào đưa lượng khí
đó ra được, thể tích cặn là loại thể tích không thể nào huy động được.
+ Là thể tích được đo theo nguyên tắc pha loãng khí, thường là khí nito hoặc heli.
+ Thể tích cặn ở người bình thường sẽ giao động từ 1000-1200ml.
C âu 13. Mô tả cấu tạo của màng hô hấp và nêu ý nghĩa . Giải thích tại sao trẻ đẻ non dễ tử vong do
suy hô hấp
- Màng hô hấp: là đơn vị hô hấp của phế nang, nơi tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch và là nơi
trực tiếp xảy ra quá trình trao đổi khí.
- + Màng hô hấp có cấu tạo gồm 6 lớp , rất mỏng , bề dày trung bình của màng hô hấp chỉ vào
khoảng 0,6 m, có chỗ chỉ khoảng 0,2 m.
- Từ phế nang đến mao mạch có các lớp sau:
+ Lớp chất hoạt diện (lớp surfactant) là lớp dịch phủ trên lớp biểu mô phế nang có khả năng thay
đổi được sức căng bề mặt trong lòng phế nang.
Thành phần chính của lớp surfactant là các phospholipid và do tế bào phế nang lớn tiết ra.
+ Lớp biểu mô phế nang: có tế bào phế nang nhỏ (phế bào typ I) và tế bào phế nang lớn( phế
bào typ II).
+ Lớp màng đáy phế nang : là thành phế nang lót ở dưới lớp biểu mô phế nang tiếp giáp với lớp
liên kết hoặc trực tiếp với lớp màng đáy mao mạch, nó được cấu tạo bởi lớp chất tạo keo.
+ Lớp liên kết ( lớp khoảng kẽ ) là khoảng giữa màng đáy của biểu mô phế nang và màng đáy
của mao mạch phổi.
+ Lớp màng đáy mao mạch, nó là thành mao mạch, là lớp lót dưới nội mạc mao mạch và cũng
được cấu tạo bởi lớp chất tạo keo.
+ Lớp nội mạc mao mạch được cấu tạo bởi các tế bào nội mạc và nó có cấu tạo giống như các tế
bào phế nang nhỏ.
khi đi qua mao mạch hồng cầu phải tự kéo dài ra mới đi lọt, tạo điều kiện cho quá trình khuếch tán
khí được dễ dàng.
- Ý nghĩa của màng hô hấp:
+ Đàn hồi và linh hoạt: giúp tăng diện tích bề mặt phổi và thu gọn không gian phổi khi cần thiết.
+ Bảo vệ và ngăn ngừa nhiễm trùng: Lớp tế bào biểu mô đa tầng phẳng của màng hô hấp cung cấp một
lớp bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tác nhân gây viêm nhiễm, và các chất gây kích ứng từ
không khí.
+ Trung gian trong quá trình trao đổi khí: Mạng mao mạch màng nội cùng giúp tạo ra một giao diện
mỏng giữa không khí trong phổi và máu trong mạch máu
tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi oxy và carbon dioxide giữa hai hệ thống này.
- Trẻ sinh ra thiếu tháng thường bị bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh, phế nang bị thiếu hụt chất
surfactant, phổi bị xẹp và trẻ bị chết vì suy hô hấp.
+ Ngoài ra hệ thống cơ hô hấp của trẻ đẻ non chưa phát triển đầy đủ, gồm các cơ phổi, cơ cơ hoành và
cơ cung cấp hơi nước làm giảm khả năng trẻ thực hiện các chuyển động hô hấp cần thiết để đảm bảo lưu
thông không khí trong phổi,
bề mặt phổi ít phát triển với ít lông mao phổi (cilia) và số lượng bề mặt trao đổi khí giới
hạn, dẫn đến khả năng trao đổi khí kém.
Câu 14. Trình bày thành phần , tính chất tác dụng của nước bọt.
- Nước bọt : là sản phẩm bài tiết của tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến mang tai và cấc tuyến
lẻ nằm ở niêm mạc miệng.
+ Nước bọt tinh khiết là dịch lỏng, trong suốt, pH là 6,5 nó chứa một số thành phần quan
trọng và có nhiều tính chất và tác dụng quan trọng trong quá trình tiêu hóa và bảo vệ miệng.
- Thành phần của nước bọt bao gồm:
+ Nước là thành phần chính chiếm tỷ lệ lớn trong nước bọt. Nó giúp duy trì môi trường lỏng
trong miệng và cung cấp độ ẩm cho các quá trình tiêu hóa.
+ Nước bọt chứa một số enzyme như : amylase, lipase và protease.
Các enzyme này giúp khởi động quá trình tiêu hóa bằng cách phân giải các chất béo, protein
và tinh bột thành các phân tử nhỏ hơn dễ hấp thụ.
+ Muối và các chất khoáng: chứa các muối và chất khoáng như Na , K , Ca và HCO , Cl
+ + 2+
3
- -
Các chất này có vai trò quan trọng trong cân bằng điện giải và chức năng cơ bản của tế bào
trong cơ thể.
+ Mucin là glycoprotein kiềm hoà tan, làm cho nước bọt quánh giúp bôi trơn và bảo vệ niêm mạc
miệng, răng và họng khỏi sự cọ xát và tổn thương và làm trơn thức ăn dễ nuốt.
- Các chất khác: Nước bọt còn có những chất bài tiết theo như: Kháng nguyên của hồng cầu và một
số chất sát khuẩn thiocyanat, lysozyme, kháng thể.
- Tính chất và tác dụng của nước bọt bao gồm:
+ Làm ẩm: Nước bọt giữ cho miệng luôn ẩm ướt, giúp duy trì chức năng của các cơ quan miệng
như nói, nuốt và nhai thức ăn.
+ Tiêu hóa: Enzymes trong nước bọt giúp bắt đầu quá trình tiêu hóa bên trong miệng. Ví dụ,
enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường trước khi thức ăn được nuốt vào dạ dày.
- Bảo vệ: Chất nhầy trong nước bọt tạo ra một lớp bảo vệ trên niêm mạc miệng, răng và họng, giúp
bảo vệ chúng khỏi tổn thương và tác động xấu từ thức ăn, vi khuẩn và các tác nhân khác.
- Cân bằng điện giải: Muối và chất khoáng có trong nước bọt đóng vai trò quan trọng trong cân
bằng điện giải của cơ thể, giúp duy trì hoạt động cơ bản của tế bào và các quá trình sinh hóa.
Câu 15: Tr ình bày thành phần, tác dụng của dịch mật. Giải thích tại sao những bệnh nhân xơ gan
quá trình đông máu giảm.
- Mật là do gan bài tiết, là dịch lỏng trong suốt, có màu thay đổi từ xanh tới vàng, tuỳ mức độ cô
đặc, pH khoảng 7-7,7.
- Thành phần chủ yếu của dịch mật là:
+ Muối mật:vai trò tiêu hoá và hấp thụ lipit do làm nhũ tương hoá lipit của thức ăn, làm tăng
diện tích tiếp xúc.
Muối mật giúp tiêu hoá hấp thu các acid béo, monoglycerid, cholesterol các lipit
khác nhờ tạo thành các hạt mixen muối mật.
+ Sắc tố mật (Billirubin) là sản phẩm thoái hoá của Hb, có tác dụng nhuộm vàng phân.
- Giải thích :
+ Xơ gan cấp hoặc mạn tính đềunh hưởng tới quá trình đông máu chúng làm giảm khả năng
tổng hợp các yếu tố đôngu và ức chế, gây bất thường về số lượng chất lượng tiểu cầu (tăng sự kết
dính tiểu cầu), rối loạn cầm máu (tăng đông dễ hình thành cục máu đông), tiêu sợi huyết, giảm độ thanh
thải của các yếu tố kích hoạt.
Câu 16: Trình bày tác dụng của dịch vị. Giải thích tại sao bệnh nhân cắt dạ dày lại thiếu máu mạn
tính.
* Dịch vị là một hỗn hợp các chất do các tuyến vị ở dạ dày tiết ra. Dịch vị có nhiều tác dụng quan
trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, như:
- Giúp tiêu hóa thức ăn có protein thành các chuỗi polipeptide đơn giản hơn nhờ có enzyme pepsin.
- Giúp tiêu hóa một phần chất béo nhờ có lipase dạ dày.
- Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị ăn mòn bởi acid clohydric (HCl) nhờ có chất nhầy.
- Giúp kích thích ruột non và tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phá vỡ chất béo, protein, ….
- Giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày, tránh gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu
hóa.
- Giúp điều hòa sự đóng - mở các van tâm vị và môn vị.
* Một số bệnh nhân bị ung thư dạ dày sẽ được chỉ định cắt 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày để điều trị
triệt để khối u. Sau khi dạ dày được cắt bỏ, những phần còn lại của ống tiêu hóa sẽ được nối lại để đảm
bảo lưu thông tiêu hóa.
- Dạ dày có vai trò là sản sinh ra yếu tố nội tại – một loại protein hỗ trợ cho việc hấp thu vitamin
B12 ở ruột non.
Do đó, khi cắt bỏ dạ dày, cơ thể sẽ không có yếu tố nội tại và không hấp thu được vitamin B12
thiếu hụt vitamin này.
Vitamin B12 tham gia vào việc tạo hồng cầu, nên khi thiếu vitamin này, bệnh nhân sẽ bị thiếu
máu, cụ thể là thiếu máu hồng cầu khổng lồ – chúng ta sẽ trao đổi kĩ hơn ở một bài viết khác.
Vì không còn dạ dày sản sinh yếu tố nội nên bệnh nhân không thể hấp thu vitamin B12 từ thức ăn
hay thuốc uống, do đó họ sẽ được tiêm trực
Câu 17: Tnh bày enzym tiêu hóa ca dch tụy. Giải thích ti sao các enzym này
không tiêu
hóa được tuyến tụy
- Các enzym tiêu hóa của dịch tụy y được bài tiết dưới dạng tiền enzym kng hot động
được bọc trong các hạt zymogen.
- Enzym tiêu hóa protid:
+ Trypsin : được bài tiết dưới dạng Trypsin ct đứt liên kết peptid mà phn -CO- thuộc a.a
kiềm phân giải protein của thức ăn thành chuỗi polypeptid Hoạt a chymotrypsinogen thành
chymotrypsin procarboxy - polypeptidase, cacboxypolypeptidase.
+ Chymotrypsin: pH tối thuận bằng 8, nó cắt đứt ln kết peptid phần CO- thuc về a.a
nhân thơm, phân giải protein tnh polypeptid.
+ Carboxypolypeptidase: ct rời a.a tận cùng carboxyl, biến polypeptid thành a.a.
- Enzym tiêu hóa lipid:
+ Lipase pH tối thuận 6.8 pn giải triglycerid thành monoglycerid, glycerol, acid béo.
+ Photspholipase A2 có tác dụng thủy pn lecithin thành lysolecithin.
+ Cholesterol – esterase: phân giải cholesterol este và các steroid khác của thức ăn thành acid
béo và sterol.
+ Enzym a-amylase: có pH tối thuận là 7.1 cắt đứt liên kết - 1,4-glucosid của cả tỉnh bột
chín và sống thành đường maltose.
+ Maltose:pH tối thuận là 5,86.2 phân giải đường maltose thành glucose.
Enzym không tiêu hóa được tuyến tụy vì :
Tụy là do cơ chế tự bảo vệ như sau:
+ Cơ chế
+ Các enzym tổng hợp và bài tiết ới dạng không hoạt động (zymogen) chỉ được hoạt động ở ruột
non.
+Các enzym này được chứa trong các túi ( các hạt zymogen) các tếo nang.
+ Trypsin hoạt a các enzym tiêu hóa protid của tụy và photspholipase trypsinogen được gói cùng
chất ức chế trypsin ( chống lại sự hoạt hóa sớm của trypsinogen) vậy màng ngăn cản sự hoạt hóa
của enzyme trên.
Câu 18: Trình bày các enzym tiêu hóa ở dịch ruột
- Enzym tiêu hóa protein
+ Aminopeptidase: phân giải các peptid do cắt rời các a.a đứng đầu N của chuỗi
+ Iminopeptidase: phân giải các peptid do cắt rờic a.a khỏi chuỗi
+ Tripeptidase và dipeptidase: phân giải tripeptid và dipeptid thành các a.a
- Enzym tiêu hóa lipid:
+ Lipase có pH tối thuận 6.8 phân giải triglycerid thành monoglycerid, glycerol, acido.
+ Photspholipase A2 cóc dụng thủy phân lecithin thành lysolecithin.
+ Cholesterol esterase: phân giải cholesterol este và các steroid khác của thức ăn thành acid
béo và sterol.
- Enzym tiêu hóa carbohydrat:
+ Enzym a-amylase: cắt đứt liên kết a-1,4-glucosid của cả tinh bột cn và sống thành đường
maltose.
+ Maltose: có pH tối thuận là 5.7 phân giải đường maltose thành glucose và fructose.
+Lactose: pH tối thuận 5,4 - 6 phân giải đường lactose thành glucose và fructose.
+ Isomaltase: thủy phân oligoscucharid -> glucose
+ Surcase thủy phân surase -> glucose và fructose.
- Photsphatase: pH tối thuận =8.6 phân giải cả photsphat vô cơ và hữu cơ
- Enterrokinase: Hoạt hóa trypsinogen của dịch tụy thành trypsin.
Câu 19. Trình bày chức năng của gan . các chất độc hại trong cơ thể được gan xử lý theo những cơ
chế nào.
- Chức năng của gan
+ Đào thải độc tố: Những độc tố tan trong mỡ sẽ được tế bào gan phân giải thành những chất kém
nguy hiểm hơn hoặc dễ tan trong nước hơn chức năng chính yếu nhất của cơ quan này.
+ Sản xuất mật: Tế bào gan là nơi sản sinh dịch mật và dự trữ chúng trong các túi mật. Dịch
mật theo đường ống mật đi xuống tá tràng để hòa trộn vào thức ăn
Thực hiện nhiệm vụ nhũ hóa chất béo, cholesterol, một số loại vitamin để ruột non dễ hấp
thụ.
Gan là “ngôi nhà” dự trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A – D – E – K –
B12, thời gian các vitamin tồn tại “dự phòng” trong gan có thể đến vài năm.
+ Chuyển hóa: Gan lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen chuyển hóa chúng thành glucose
khi cơ thể cần để hấp thu vào máu, cân bằng lượng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động.
Ngoài ra, gan còn có chức năng chuyển hóa protein, lipid...
- Tổng hợp: Gan tổng hợp , tổng hợp hormone angiotensinogen, albumin...các yếu tố đông máu
- Tạo và phá hủy hồng cầu:
- Chức năng đông máu: Phần lớn các yếu tố đông máu được tổng hợp từ gan . Rối loạn chức năng
gan dẫn đến rối loạn đông máu.
Các chất độc hại trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu sau:
- Để bảo vệ thể, gan đóng vai trò như hàng rào ngăn chặn các yếu tố độc hại xâm nhập
qua đường tiêu hóa. Gan làm giảm độc tính và thải trừ một số chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa
của cơ thể.
+ Gan chống độc bằng 2 cơ chế:
Giữ lại kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân … sau đó sẽ thải ra ngoài
Biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn bằng các phản ứng hóa học sau
đó thải ra ngoài qua đường mật hoặc đường thận.
Rất nhiều chất như bilirubin, alkaloid, phenol, hormone steroid, các loại thuốc (kháng
sinh, aspirin, barbiturate…) sẽ được kết hợp với acid glucuronic sau đó thải ra trong nước tiểu hoặc dịch
mật.
Câu 20. trình bày về cấu tạo của màng lọc cầu thận. Giải thích cơ chế xuất hiện các thành phần bất
thường trong nước tiểu.
- Cấu tạo của màng lọc cầu thận : gồm 3 lớp:
+ Lớp tế bào nội của mao mạch : hàng ngàn lỗ nhỏ ( cửa sổ) đường kính khoảng 160
Angtron
+ Màng đáy: mạng lưới collagen và proteoglycan, đan chéo tạo khe nhỏ đường kính 110 Angtron
+ Lớp tế bào biểu mô phủ trên mặt ngoài của mao mạch
Tế bào biểu mô thành bao Bowman: tế bào biểu mô to, hình thể không đều, có nhiều tua
nho ra tạo ra những khe hở để dịch lọc đi qua, đường kính khoảng 70 Angtron.
Câu 21. Trình bày cơ chế lọc ở cầu thận và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc.
- Là cơ chế thụ động, chỉ có tính chọn lọc tương đối, phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các áp suất
bên trong mao mạch cầu thận và bao Bowman.
- Các áp suất đó gồm:
+ Áp suất thuỷ tĩnh của mao mạch thận: 55 – 60 mmH : có tác dụng đẩy nước và các chất hoà tan
từ mao mạch cầu thận vào bao Bowman.
+ Áp suất keo trong mao mạch cầu thận: 30 mmHg, do protein trong mao mạch tạo nên.
+ Áp suất thuỷ tĩnh trong bao Bowman: 15mmHg, ngăn cản sự lọc, ít ảnh hưởng đến tốc độ lọc
cầu thận do dịch lọc vào bao Bowman được chuyển ngay sang ống thận.
+ Áp suất keo trong bao Bowman: 0mmHg
+Áp suất lọc hữu hiệu : 55 (60) – (30 + 15 +10 – 15 mmHg.
+ Á p suất thuỷ tĩnh mao mạch cầu thận giữ ổn định do thận có khả năng tự điều hoà
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lọc :
- Trong bệnh như trong viêm cầu thận cấp, tổn thương xảy ra lớp màng đáy. Nên rất
nhiều chất có trọng lượng phân tử lớn đi qua màng lọc như hồng cầu, protein,…
- khi bị tổn thương màng lọc cầu thận bị thay đổi kích thước nên các thành phần hữu hình và các
hạt albumin dễ lọt qua hơn.
- Hc thân hư. Trụ hồng cầu trụ bạch cầu, protein niệu
Câu 22. Trình bày quá trình tái hấp thu các chất ở ống lượn gần . Vẽ sơ đồ bài tiết NH3 ở ống lượn
xa
Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần
Tái hấp thu ion natri, chiếm 70- 80 % Theo hai cơ chế:
+ Ở đỉnh tế bào: natri được vận chuyển theo cơ chế đồng vận chuyển (khuếch tán được thuận
hoá) cùng với glucose hoặc acid amin vào trong tế bào ống lượn gần natri được vận chuyển qua màng
đáy vào khoảng kẽ nhờ bơm Na+ - K+ - ATPase (vận chuyển tích cực).
+ Một phần natri còn lại được tái hấp thu thụ động qua khoảng kẽ giữa các tế bào ống lượn gần
và vào khoảng kẽ do khuếch tán theo bậc thang điện hoá và đi theo nước.
Tái hấp thu glucose:
+ Khi nồng độ glucose máu thấp hơn ngưỡng glucose của thận (1,8 gam/lít) thì 100% glucose
được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát cùng chất mang với natri.
+ Khi nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose của thận thì glucose không được tái hấp thu
hết sẽ bị đào thải qua nước tiểu.
Tái hấp thu protein và acid amin:
+ Protein được chuyển vào trong tế bào ống thận theo cơ chế "ẩm bào". Các protein trong "túi"
bị các enzym thuỷ phân thành acid amin Các acid amin này được vận chuyển qua màng đáy vào dịch
gian bào theo cơ chế khuếch tán có chất mang Các acid amin tự do trong lòng ống lượn được vận
chuyển tích cực nhờ protein mang đặc hiệu qua màng.
+ Mỗi ngày, thận tái hấp thu tới 30 g protein.
- Tái hấp thu ion bicarbonat (hình - Sự tái hấp thu ion bicarbonat HCO3-)
+ Cơ chế khuếch tán thụ động ( một phần ) .
Trong lòng ống lượn gần xảy ra phản ứng: CO2 + H O = H2CO3
2
H2CO3 = (H+) + (HCO3-). Ion hydro được vận chuyển tích cực vào lòng ống lượn còn
ion bicarbonat được chuyển vào dịch gian bào cùng với natri
- Tái hấp thu kali, clo và một số ion khác :
theo cơ chế vận chuyển tích cực ( ion K , ion khác ).
Ion clo được tái hấp thu theo bậc thang điện tích.
- Tái hấp thu urê: Nước được tái hấp thu làm cho nồng độ urê trong ống lượn gần trở nên cao hơn
nồng độ urê trong dịch gian bào.
- Tái hấp thu nước: là kết quả của tái hấp thu các chất có lực thẩm thấu cao Sự tái hấp thu nước
ở ống lượn gần không làm thay đổi áp suất thẩm thấu.
Sơ đồ bài tiết NH3 ở ống lượn xa
Câu 23. Trình bày quá trình tái hấp thu các chất ở ống lượn gần . Khi nồng độ ADH giảm thì lượng
nước tiểu thay đổi như thế nào,tại sao?
Quá trình tái hấp thu ở ống lượn gần :
Tái hấp thu ion natri, chiếm 70- 80 % Theo hai cơ chế:
+ Ở đỉnh tế bào: natri được vận chuyển theo cơ chế đồng vận chuyển (khuếch tán được thuận
hoá) cùng với glucose hoặc acid amin vào trong tế bào ống lượn gần natri được vận chuyển qua màng
đáy vào khoảng kẽ nhờ bơm Na+ - K+ - ATPase (vận chuyển tích cực).
+ Một phần natri còn lại được tái hấp thu thụ động qua khoảng kẽ giữa các tế bào ống lượn gần
và vào khoảng kẽ do khuếch tán theo bậc thang điện hoá và đi theo nước.
Tái hấp thu glucose:
+ Khi nồng độ glucose máu thấp hơn ngưỡng glucose của thận (1,8 gam/lít) thì 100% glucose
được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát cùng chất mang với natri.
+ Khi nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose của thận thì glucose không được tái hấp thu
hết sẽ bị đào thải qua nước tiểu.
Tái hấp thu protein và acid amin:
+ Protein được chuyển vào trong tế bào ống thận theo cơ chế "ẩm bào". Các protein trong "túi"
bị các enzym thuỷ phân thành acid amin Các acid amin này được vận chuyển qua màng đáy vào dịch
gian bào theo cơ chế khuếch tán có chất mang Các acid amin tự do trong lòng ống lượn được vận
chuyển tích cực nhờ protein mang đặc hiệu qua màng.
+ Mỗi ngày, thận tái hấp thu tới 30 g protein.
- Tái hấp thu ion bicarbonat (hình - Sự tái hấp thu ion bicarbonat HCO3-)
+ Cơ chế khuếch tán thụ động ( một phần ) .
Trong lòng ống lượn gần xảy ra phản ứng: CO2 + H O = H2CO3
2
H2CO3 = (H+) + (HCO3-). Ion hydro được vận chuyển tích cực vào lòng ống lượn còn
ion bicarbonat được chuyển vào dịch gian bào cùng với natri
- Tái hấp thu kali, clo và một số ion khác :
theo cơ chế vận chuyển tích cực ( ion K , ion khác ).
Ion clo được tái hấp thu theo bậc thang điện tích.
- Tái hấp thu urê: Nước được tái hấp thu làm cho nồng độ urê trong ống lượn gần trở nên cao hơn
nồng độ urê trong dịch gian bào.
- Tái hấp thu nước: là kết quả của tái hấp thu các chất có lực thẩm thấu cao Sự tái hấp thu nước
ở ống lượn gần không làm thay đổi áp suất thẩm thấu.
Khi nồng độ ADH giảm thì lượng nước tiểu sẽ thay đổi
- Khi hormone ADH giảm, cơ thể sẽ thải nước ra, gây ra cô đặc máu và làm loãng nước tiểu. Càng
nhiều hormon ADH được giải phóng , nước tái hấp thụ ở thận càng nhiều vào dòng máu và khiến nước
tiểu đặc lại . có thể gây khát quá nhiều , đi tiểu nhiều lần ….
Câu 24. Trình bày cơ chế tác dụng của hormon thông qua chất truyền tin thứ 2 là AMP vòng . Cho
ví dụ và phân tích.
Cơ chế tác dụng của hocmon thông qua chất truyền tin thứ hai là AMP vòng:
- Sau khi gắn với receptor trên màng tế bào, phức hợp hormon- receptor sẽ hoạt hóa một enzym
nằm trên màng tế bào là adenylcyclase.
Enzym xúc tác phản ứng tạo ra các phân tử cyclic3’ – 5’ adenosin monophosphat (AMP
vòng) từ các phân tử ATP.Phản ứng này xảy ra ở bào tương.
- Sau khi được tạo thành, ngay lập tức AMP vòng hoạt hóa một chuỗi các enzym khác theo
dâychuyền.
Ví dụ: Enzym thứ nhất sau khi được hoạt hóa sẽ hoạt hóa tiếp enzym thứ hai, rồi enzym thứ hai lại hoạt
hóa tiếp enzym thứ ba, cứ thế tiếp tục enzym thứ tư, thứ năm...
- Với kiểu tác dụng như vậy chỉ cần một lượng rất nhỏ hocmon tác động trên bề mặt tế bào đích
cũng đủ gây ra một động lực hoạt hóa mạnh cho toàn tế bào Hệ thống enzym đáp ứng với AMP vòng
ở tế bào đích có thể khác nhau giữa tế bào này với tế bào khác nhưng chúng có cùng một họ chung là
proteinkinase.
- Các tác dụng mà hormon gây ra ở tế bào đích : tăng tính thấm của màng tế bào , tăng tổng hợp
protein, tăng bài tiết, co hoặc giãn cơ
- Cơ chế tác dụng của hocmon thông qua chất truyền tin thứ hai là ion calci và calmodulin:
+ Một số hormon hoặc chất truyền đạt thần kinh gắn với recepter (protein kênh) trên màng tế bào
đích nó sẽ làm mở kênh ion calci và calci được vận chuyển trong màng tế bào.
Tại bàotương, calci gắn với một loại protein là calmodulin, phân tử calmodulin được hoạt
hóa sẽ gây ra một loạt tác dụng trong tế bào theo cách như của AMP vòng.
Câu 25: Trình bày cơ chế tác dụng của hormon qua hệ tiêu hóa gen. Cho ví dụ
Cơ chế :
+ Các hormon steroid khuếch tán qua màng vào trong vào trong bào tương của TB đích -> gần với
receptor ( trong bào tương) tạo thành phức hợp hormon receptor -> phức hợp được vận chuyển vào
nhân
+ Tại nhân, phức hợp sẽ gắn vào các vị trí đặc hiệu trên phân tử AND của NST và hoạt hóa sự sao
chép của gen đặc hiệu để tạo thành ARN thông tin.
+ Sau đó, ARN thông tin khuếch tán ra bào tương thúc đẩy quá trình dịch mã tại Ribosom để tổng
hợp cho protein mới -> cho tác dụng sinh lí lên cơ quan.
VD: Aldosteron là hormon của tuyến vỏ thượng thận được máu dưa đến TB ống thận.
Tại dây Aldosteron khuếch tán vào bào tương -> gắn với receptor -> phức hợp
Aldosteron receptor được vận chuyển vào nhân -> nó gần vào vị trí đặc hiệu trên phân tử AND của NST
và hoạt hóa sự sao chép của gen đặc hiệu để tạo thành ARN thông tin
Sau đó, ARN thông tin khuếch tán ra bào tương thúc đẩy quá trình dịch mà tại Ribosom
để tổng hợp cho protein vận tải -> protein vận tải xuất hiện ở ống thận làm tăng tái hấp thu Na+, tăng bài
xuất K+.
+ Tác dụng của hormon steroid ở trên thường xuất hiện chậm sau vài chục phút đến vài giờ thậm chí
vài ngày
Câu 26 Giải thích các biểu hiện của bệnh suy tuyến cận giáp và tại sao lại gọi tuyến cận giáp là
tuyển sinh mạng
Các triệu chứng của căn bệnh này đều do tình trạng nồng độ canxi thấp gây rabao gồm:
+ Đau nhức cơ hoặc chuột rút
+ Ngứa ran, nóng hoặc tê ở đầu ngón tay, ngón chân và môi
+ Co thắt các cơ, nhất là ở xung quanh miệng
+ Tóc rụng theo từng máng
+ Da khô
+ Móng tay dễ gây
+ Mệt mỏi , cảm thấy lo âu hoặc buồn phiền
+ Đau bụng kinh
+ Co giật, động kinh
+ Trẻ em bị suy tuyến cận giáp cũng có thể bị đau đầu, nôn hoặc có các vấn đề về răng như men
răng yếu, răng phát triển kém
+ Khi tuyến cận giáp bài tiết không đủ lượng PTH do giảm hoạt động chức năng của tuyến hoặc
do thiếu tuyến cận giáp thì sẽ dẫn tới rối loạn hoạt động chức năng do giảm nồng độ ion calci trong máu.
Tuyến cận giáp là tuyến sinh mạng vì :
Khi nồng độ ion calci trong máu giảm, ngưỡng kích thích của sợi thần kinh giảm xuống hay sợi
thần kinh dễ bị hưng phấn hơn.
Chức năng không bình thường của hệ thần kinh xảy ra đồng thời với cả sợi thần kinh cảm giác và
vận động và do đó làm tăng các đáp ứng thần kinh - cơ.
-Thể nhẹ: Người ta thường dùng nghiệm pháp Chvosteck và Trousseau để phát hiện dấu hiệu co cơ.
- Thể nặng: Xuất hiện các cơn co cứng cơ (cơn tetani). Hiện tượng co cơ thường xảy ra ở đầu chi, mặt.
Bàn tay, cẳng tay, bàn chân co quắp. nguy hiểm nhất là cơ thanh quản co thắt gây ngừng thở và nếu
không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ chết.
Chính vì vậy người ta gọi tuyến cận giáp là tuyến sinh mạng.
Câu 27 : Nêu nguyên nhân và giải thích các biểu hiện bệnh Basedow
Nguyên nhân bệnh Basedow
- Basedow là bệnh tự miễn, cơ thể sản sinh kháng thể chống lại kháng nguyên tuyến giáp, kháng
thể gắn vào receptor tiếp nhận TSH kích thích sự bài tiết hormon giáp(T3,T4) tăng cao, kháng thể này
được gọi là TSI (Thyroid Stimulating Immunoglobulin).
- Các biểu hiện bệnh:
+ Bướu cổ vì tuyến giáp tăng kích thước lan toả, tế bào giáp tăng bài tiết hormon tuyến giáp gấp
nhiều lần.
+ Lồi mắt do sự phù nề ở mô sau hốc mắt và giảm sản cơ ở ngoài ổ mắt.
+ Run tay do các synap trung tâm điều hoà trương lực cơ tuỷ sống được hoạt hoá quá mức, lượng
hormon tuyến giáp bài tiết quá nhiều thì cơ trở nên yếu vì tăng thoái hoá protein của cơ.
+ Hồi hộp, lo lắng, khó ngủ vì lượng hormon tuyến giáp cao ảnh hưởng lên nhoạt động của não vì
thế gây trạng thái căng thẳng và khuynh hướng rối loạn tâm thần.
+ Tăng chuyển hoá cơ sở vì tăng hormon tuyến giáp tăng làm cho enzym ATPase của bom Na -
K-ATPase được hoạt hoá làm tăng vận chuyển Na và K qua màng tế bào của một số mô.
Quá trình này cần sử dụng nhiều năng lượng và tăng sinh nhiệt. hormon tuyến giáp tăng
làm tăng hoạt động chuyển hoá hầu hết các mô trong cơ thể, tăng tốc độ các phản ứng hoá học, tăng tiêu
thụ và thoái hoá thức ăn để cùng cấp năng lượng.
+ Nhịm tìm nhanh do bệnh nhân tăng hormon tuyến giáp gây tăng nhịp tim và tăng sức co bóp
của tim,
+ Sút cân, tăng tập trung 11, thời gian phản xạ gân gót giảm do hormon tuyến giáp tăng cao
+ C ơ thể, tăng tốc độ các phản ứng hoá học, tăng tiêu thụ và thoái hoá thức ăn để cùng cấp năng
lượng.
+ Nhịm tìm nhanh do bệnh nhân tăng hormon tuyến giáp gây tăng nhịp tim và tăng sức co bóp
của tim
Câu 28: Trình bày nguồn gốc, bản chất hóa học, tác dụng của testosterol
Nguồn gốc: do tế bào Leydig ở khoảng kể tinh hoàn bài tiết, một phần nhỏ do lớp bó và lớp lưới
tuyển vở thượng thận bài tiết,
Bản chất: hợp chất steroid 19 C được tổng hợp từ cholesteron hoặc Acetyl CoA
Tác dụng lên xương
- Tăng tổng hợp khung protein của xương.
- Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh của xương
- Phát triển và cốt hóa sụn liên hợp đầu xương dài . Làm dày xương
- Đối với xương chậu : làm hẹp đường kính, tăng chiều dài khung chậu => khung chậu nam có
hình ống khác với khung chậu mở rộng của nữ, làm tăng sức mạnh khung chậu
- Do tác dụng tăng kích thước và sức mạnh của xương nên testosteron được dùng điều trị loãng
xương ở người đàn ông lớn tuổi
- Điều hòa bài tiết
+ Thời kì thai : testosteron được bài tiết dưới tác dụng kích thích của hCG của rau thai
+ Thời trưởng thành: testosteron được bài tiết dưới tác dụng của LH của tuyến yên Tác dụng
lên chuyển hóa protein và cơ 1 đặc tính nam quan trọng là khối cơ phát triển mạnh sau dậy thì,
Dưới tác dụng của testosteron, khối cơ có thể tăng hơn 50% so với nữ giới . Ngoài cơ, vị
trí khác của cơ thể cũng có hiện tượng tăng lượng protein làm dày da, phì đại niêm mạc thanh quản, phì
đại dây thanh âm làm giọng trầm hơn.
- Tất cả những hiện tượng này đều liên quan đến tác dụng đồng hóa protein của testosteron 1 số
VĐV sử dụng trong thể thao (doping), sử dụng cho người già (cải lão hoàn đồng) để làm tăng sức mạnh
cho cơ
- Tác dụng lên chuyển hóa cơ sở
- Với lượng testosteron bài tiết hàng ngày ở tuổi thanh thiếu niên => chuyển hóa cơ sở tăng 5-10%
so với ko có tác dụng của testosteron
Câu 29: Trình bày nguồn gốc, bản chất hóa học, tác dụng của estrogen
Nguồn gốc :
- Khi ko có thai chủ yếu bài tiết ở buồng trứng và 1 lượng nhỏ do tuyến vỏ thượng thận.
- Khi có thai, rau thai bài tiết 1 lượng lớn estrogen
- Ở buồng trứng, nửa đầu do tế bào hạt của lớp áo trong bài tiết, nửa sau hoàng thể bài tiết
Bản chất: là hợp chất steroid 19 C tổng hợp từ cholesterol hoặc Acetyl – CoA
- Có 3 loại estrogen : B- estradiol, estron, estriol trong đó chủ yếu là - estradiol
nó tác dụng mạnh gấp 12 lần estron và 80 lần estriol.
Tác dụng :
- Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát kể từ dậy thì gồm:phát triển các cơ quan
sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng trong . dáng mềm, vai hẹp, hông nở
- Tác dụng lên tử cung:
+ Tăng kích thước tử cung lúc dậy thì và khi có thai
+ Kích thích phân chia lớp nền-lớp tái tạo => tạo ra lớp chức năng trong nửa đầu chu kỳ kinh
nguyệt.
+ Tăng tạo mạch máu mới ở lớp chức năng và làm các mạch máu này trở thành các động mạch
xoắn cấp máu để cấp máu và tăng lưu lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng
+ Kích thích phát triển tuyến niêm mạc, tăng tạo glycogen trong tuyến nhưng ko bài tiết -Tăng
khối lượng tử cung, tăng lượng actin và myosin trong cơ, đặc biệt trong thai kỳ
+ Tăng co bóp tử cung, tăng tính nhậy cảm của cơ tử cung với oxytocin
- Tác dụng lên cổ tử cung:
+ Làm các tế bào biểu mô niêm mạc cổ tử cung tiết 1 lớp dịch nhầy, loãng mỏng, có thể kéo
thành sợi dài khi đặt vào lam kính và soi có hình ảnh “ dương xỉ do sự tinh thể hóa
- Tác dụng lên vòi tử cung:
+ Tăng sinh mô tuyến của niêm mạc vòi tử cung, tăng sinh các tế bào biểu mô lông rung, tăng
hoạt động của các tế bào biểu mô lông rung theo 1 chiều hướng về tử cung => nhằm giúp trứng đã thụ
tinh di chuyển về tử cung
- Tác dụng lên âm đạo :
+ Làm biểu mô âm đạo từ dạng khối => dạng tầng - cấu trúc vững chắc hơn nên tăng khả năng
chống đỡ với chấn thương, nhiễm khuẩn
+ Kích thích tuyến của âm đạo bài tiết dịch có pH acid
Câu 30 :Trình bày nguồn gốc, bản chất hoá học, tác dụng của progesteron. Sự tăng và giảm nồng
độ progesteron có t/d như thế nào đối với niêm mạc tử cung
Nguồn gốc:
- Phụ nữ không có thai thì progesteron bài tiết chủ yếu ở hoàng thể trong nửa sau chu kỳ kinh
nguyệt.
+ Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt nang noãn và vỏ thượng thận bài tiết 1 lượng ít.
- Khi có thai rau thai bài tiết một lượng lớn progesteron
Bản chất : hợp chất steroid và được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol hoặc cũng có thể từ
acetyl – CoA.
Tác dụng:
o TÁC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON TRÊN TỬ CUNG :
- Kích thích niêm mạc tử cung phát triển trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt. Lớp niêm mạc chức
năng được biến đổi trở thành cấu trúc có khả năng bài tiết.
- Kích thích các tuyến của niêm mạc tử cung dài ra, cuộn lại, cong queo, bài tiết niêm dịch và
glycogen.
- Kích thích các mạch máu trên niêm mạc phát triển.
- Những tác dụng của hormon Progesteron này nhằm chuẩn bị cho niêm mạc tử cung đủ điều kiện
để tiếp nhận trúng đã thụ tinh đến đó có thể vùi vào niêm mạc tử cung (làm tổ).
o TÁC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON LÊN CỔ TỬ CUNG
- Hormon Progesteron kích thích các tế bào tuyến niêm mạc tử cung bài tiết một lớp dịch nhầy,
quánh. Tính chất quánh đặc của dịch tử cung cùng với sự vắng mặt của hình ảnh « dương xỉ » là những
bằng chứng cho biết hiện tượng phóng noãn và giai đoạn hoàng thể đã xảy ra.
o TÁC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON LÊN ÔNG DẪN TRỨNG
- Tăng tiết dịch ở niêm mạc ống dẫn trứng để cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng đã thụ tinh thực
hiện quá trình phân chia khi đang di chuyển vào buồng tử cung.
o TÁC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON LÊN TUYẾN VÚ
- Làm phát triển thùy và các nang tuyến. Kích thích các tế bào tuyến vú tăng sinh, to lên và có
khả năng bài tiết.
o TÁC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON TRÊN CHUYỂN HÓA
- Tăng thoái hóa protein. Tác dụng này không rõ ràng ở trường hợp bình thường. Nhưng
rất quan trọng ở những phụ nữ có thai để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
- Nồng độ hormon Progesteron cao gây tăng tái hấp thu Natri ở ống lượn xa.
o TAC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON TRÊN THÂN NHIỆT
- Hormon Progesteron làm tăng thân nhiệt của cơ thể. Do vậy, ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, thân
nhiệt thường cao hơn nửa đầu chu kỳ khoảng 0,3-0,5°C.
- Progesteron trong máu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ vì ở phụ nữ không có thai thì
progesteron được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
+ Còn nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt nang noãn và vỏ thượng thận chỉ bài tiết một lượng ít
progesteron. Vì thế progesteron trong máu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
- Progesteron tăng thì làm dày niêm mạc tử cung.
- Progesteron giảm làm mỏng niêm mạc tử cung.
| 1/21

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG KTHP SINH LÝ
Câu 1 : Trình bày về chức năng của hồng cầu . Giải thích những nguyên nhân sinh lý và bệnh lý là
thay đổi số lượng hồng cầu.

Chức năng của hồng cầu:
- Vận chuyển O2, chất dinh dưỡng, enzim và các hormon đến mô
- Vận chuyển CO2, sản phẩm đào thải ra khỏi mô - Duy trì thân nhiệt
- Cân bằng dịch, chất điện giải, pH ổn định (7.35-7.45)
- Mang các kháng nguyên nhóm máu
- Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh
- Ngăn ngừa mất máu khi bị tổn thương
⇒ Chức năng quan trọng của tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác.
Nguyên nhân sinh lý và bệnh lý làm thay đổi số lượng hồng cầu: Nguyên nhân sinh lý Nguyên nhân bệnh lý
- Càng lên cao nồng độ oxy càng thấp
- Đa hồng cầu thứ phát (các bệnh suy tim,
cho nên phải cần nhiều Hb trong hồng
rối loạn tuần hoàn tim, phổi, bệnh đường hô
cầu để vận chuyển đủ lượng oxy cần
hấp mạn tính -> gây thiếu oxy ở các mô kích
thiết cung cấp cho tb -> hồng cầu tăng.
thích thận, gan sản xuất ra erythropoietin
- Lao động kéo dài cần nhiều oxy nên
tăng qtr sinh hồng cầu ở tủy xương. Tăng
Hb trong hồng cầu cần nhiều -> tăng HC Nguyên nhân khác: mất nước, chất điện giải số
- Tình trạng số lượng các tế bào vận
do nôn mửa, tiêu chảy, bỏng và sốc,...
lượng hồng chuyển oxy trong máu, tủy xương hoạt
- Đa hồng cầu thứ phát: tủy xương sx ra quá cầu động quá mạnh
nhiều hồng cầu, mà bạch cầu và tiểu cầu
- Một số loại thuốc kích thích khả năng
cũng tăng gây huyết khối, đông máu rải rác
sinh sản tế bào hồng cầu
trong lòng mạch, máu khó lưu thông.
- Tăng nồng độ tế bào hồng cầu
Nguyên nhân có thể do bệnh của hệ thống
- Tăng cô đặc máu (do mất nước)
tạo máu ở tủy hoặc do thiếu oxy mãn tính
của tủy xương, ung thư, thừa yếu tố nội tại.
- Ở tình trạng thiếu máu, hoặc thiếu - Bệnh lý: thiếu máu acid folic, vitamin B12
+ Thiếu sắt: do mất máu kéo dài: trĩ,
- Bất thường màng hồng cầu, huyết loét, ung thư ống tiêu hóa,... gây giảm Hb Giảm
sắc tố hoặc do thiếu men
+ Thiếu máu do mất máu cấp: trĩ, băng số lượng
- Uống nhiều nước làm lượng nước kinh, chảy máu dạ dày. hồng cầu
tăng, hoặc sau kỳ sinh đẻ, hoặc cuối chu
+ Thiếu máu do suy tủy: tủy xương kỳ hành kinh
giảm hoặc không có khả năng tạo máu
+ Các dạng bất thường (Hc hình liềm,
hoặc bị nhiễm độc), bị vỡ
Câu 2 : Trình bày về hai nguyên tắc truyền máu . Phân tích các tai biến truyền nhầm nhóm máu. o
Hai nguyên tắc truyền máu: - Truyền cùng nhóm máu:
+ Không thể cho kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong máu người nhận. - Truyền khác nhóm máu:
+ Truyền có điều kiện: Không để cho kháng nguyên người cho bị ngưng kết bởi kháng thể
trong huyết tương người nhận + Truyền tốc độ chậm + Truyền không quá 250ml o
Phân tích các tai biến truyền nhầm nhóm máu:
+ Vỡ hồng cầu (vỡ ngay lập tức hoặc sau khi ngưng kết): sẽ vỡ và giải phóng ra Hb
 Bilirubin theo máu về gan và bài tiết theo mật
 nồng độ cao gây lên vàng da.
+ Kẹt thận cấp: nguyên nhân gây nên tử vong và nó chỉ kéo dài vài phút cho tới khi BN chết.  Do cơ chế của:
- Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể (làm hồng cầu vỡ và tạo chất trung gian gây co mạch thận)
- Giảm số lượng hồng cầu lưu thông (do hồng cầu vỡ giải phóng một số chất gây sốc, giảm thể
tích tuần hoàn, huyết áp tụt, lưu thông lượng máu qua thận giảm, lượng nước tiểu giảm có khi bằng 0.
Nồng độ Hb tự do trong máu tăng cao sau khi được hấp thụ không hết sẽ lắng đọng trong ống thận và gây
tắc nghẽn. =>> chết trong vòng 1 -2 tuần nếu không được chạy thận kịp thời. + Tai biến tan máu
+Sốt do truyền máu không do tan máu
Câu 3 : Nêu các kháng nguyên , kháng thể của hệ thống nhóm máu Rh . Trình bày về tai biến do
không phù hợp nhóm máu Rh trong truyền máu và trong sản khoa . Cách phòng ngừa

Các kháng nguyên, kháng thể trong hệ thống nhóm máu Rh gồm:
- Khái niệm Rh: sự có mặt hay vắng mặt kháng nguyên này là do di truyền. - Kí hiệu: C,D,E,c,d,e
- Kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là yếu tố Rh (Là kháng nguyên mạnh nhất). 
Người có kháng nguyên trên hồng cầu: Rh+ 
Người không có kháng nguyên: Rh-
- Kháng thể anti D là kháng thể miễn dịch, có bản chất TgG, đi qua được nhau thai bình thường
không có trong huyết tương cả người Rh + và Rh –
- Khi truyền máu Rh+ cho người Rh- thì người Rh- sẽ sinh ra kháng thể anti D, sự tạo thành kháng
thể này rất chậm, sau 2-4 tháng mới đạt được mức tối đa
- Các anti Rh bình thường không hề có trong huyết tương mà chỉ được sinh ra trong cơ thể người Rh-
khi có những hồng cầu Rh+ xâm nhập vào hệ tuần hoàn. 
Tai biến do kh phù hợp nhóm máu Rh: Trong truyền máu Trong sản khoa Các tai biến - Khi truyền máu Rh+ 
Sự k hòa hợp giữa máu mẹ Rh- và máu thai nhi cho người Rh- Rh+:
—> thì người Rh- sẽ sx
+ Trong lần đầu mang thai: k có biến chứng về máu
ra kháng thể anti D, sự tạo
nếu trước đó chưa nhận máu Rh+.
thành kháng thể này rất
• Lúc sinh, hàng rào nhau thai bị phá hủy làm trộn
chậm, sau 2-4 tháng nồng độ
lẫn máu mẹ và máu con —> hồng cầu Rh+ của thai nhi
mới đạt được mức tối đa.
vào tuần hoàn máu mẹ, kích thích cơ thể mẹ sx anti D,
+ Nếu lần sau người này
tồn tại vài năm trong cơ thể mẹ. vẫn nhận máu Rh+
+ Lần mang thai tiếp theo nếu thai cũng thuộc nhóm —> thì các anti D sẽ Rh+
làm ngưng kết hồng cầu Rh+
—>thì kháng thể anti D của mẹ sẽ khuếch tán qua
gây ra các tai biến giống hệt
nhau thai vào máu bào thai gây ngưng kết hồng cầu, gây
như khi truyền nhầm nhóm
thiếu máu, tan máu ở thai nhi.
máu ở hệ thống nhóm ABO
+ Tỷ lệ mắc bệnh ở những lần có thai sau sẽ nặng
hơn các lần có thai trước
=> Sảy thai, chết lưu, sinh ra bị thiếu máu, vàng da,
tan máu nặng, tăng hc non, nếu k truyền máu thay thế trẻ
sơ sinh sẽ chết do thiếu O2 và các biến chứng khác. Cách phòng - Không truyền máu
- Trong vòng 72h sau khi sinh 1 đứa con Rh+ ngừa
Rh+ cho người Rh- nhưng có
—> thì ngta thường tiêm một lượng kháng thể anti thể truyền ngược lại.
D để chúng bất hoạt kháng nguyên Rh trên các hồng cầu - Người Rh- nhận máu
của con có trong máu mẹ nhờ phản ứng tạo phức hợp
Rh+ lần đầu thì không được KN-KT nhận lần thứ 2.
=> lần mang thai Rh+ sau sẽ k còn nguy hiểm nữa Câu 4:
Trình bày chức năng của các loại bạch cầu. Phân loại Chức năng Bạch cầu đa nhân
- Thực hiện chức năng thực bào (Khi cơ thể nhiễm khuẩn, bc đa nhân sẽ trung tính
xuyên qua mô để thực hiện)
- Giải phóng các chất hóa học có oxy hóa mạnh (H 2+ - 2O2, O , OH ) vào dịch ngoại bào. Bạch cầu ưa base
- Chức năng giống với các dưỡng bào ở mô (mast cell)
- Giải phóng những hạt bào tương có một lượng lớn: histamin, serotonin,
bradykinin….gây ra phản ứng ở mạch và mô xuất hiện triệu chứng dị ứng.
- giải phóng heparin- chất chống đông máu Bạch cầu ưa acid
- Chống ký sinh trùng và chống dị ứng (gắn vào kst rồi giải phóng ra nhiều
chất để giết và tiêu diệt chúng)
- Tác dụng khử hoạt tính một số chất gây viêm hoặc thực bào các phức hợp
dị nguyên – kháng thể, do đó ngăn cản sự lan truyền của dị ứng Bạch cầu lympho
- Tế bào lympho B: Tạo ra các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch gắn kết với nhiễm trùng + Miễn dịch dịch thể
-Tế bào lympho T: Nhận biết và loại bỏ tế bào bị nhiễm trùng
+ Miễn dịch qua trung gian tế bào.
- Tế bào giết tự nhiên: Tấn công, tiêu diệt các tế bào viruts, cũng như các tế bào ung thư. Bạch cầu mono
- Chống lại nhiễm trùng mãn tính (nhắm mục tiêu và phá hủy các tế bào gây nhiễm trùng)
- Có khả năng thực bào lớn hơn nhiều lần so với bc đa nhân tt (thực bào
một lượng lớn vi khuẩn, viuss,…)
- Ngoài tiêu hủy vật thể lạ n, còn có chức năng mang lại những sản phẩm
mang tính kháng nguyên cho cơ thể
Câu 5: Trình bày về các kháng nguyên, kháng thể của hệ thống nhóm máu ABO , R h. Hệ ABO: -
Kháng nguyên: Trên màng hồng cầu có hai loại kháng nguyên A và B mà ban đầu chúng được
gọi là ngưng kết nguyên. -
Kháng thể: có hai loại kháng thể đặc hiệu mà trước đây gọi là ngưng kết tố là: anti A và anti B.
Hầu hết, chúng có bản chất là globulin loại IgM và IgG.  Hệ Rh
-Kháng nguyên: có rất nhiều loại kháng nguyên nhưng kháng nguyên D là kháng nguyên mạnh nhất.
+Người có kháng nguyên D gọi là người Rh + và ngược lại là Rh- -
Kháng thể: Khác với hệ ABO, Rh là kháng thể miễn dịch, các anti Rh bình thường không hề có
trong huyết tương mà chỉ được sinh ra trong cơ thể người Rh- khi có những hồng cầu Rh+ xâm nhập vào hệ tuần hoàn.
Câu 6 : Kể tên các đặc tính sinh lý của cơ tim. Trình bày tính hưng phấn và ý nghĩa của tính hưng phấn.
Các đặc tính sinh lí của cơ tim: o Tính hưng phấn o Tính trơ có chu kì o Tính nhịp điệu o Tính dẫn truyền  Tính hưng phấn: -
Tính hưng phấn: là khả năng đáp ứng kích thích với cơ tim, thể hiện bằng cơ tim phát sinh điện
thế hoạt động, điện thế này làm cơ tim
+ Sự đáp ứng với kích thích của các sợi cơ tim tuân theo quy luật “ tất cả hoặc không “
+ Với những cường độ dưới ngưỡng, cơ tim không đáp ứng (không co). với những kích thích
bằng or trên cơ tim đáp ứng co cơ tối đa. -
Có hiện tượng này là do cơ tim cấu tạo như một lớp hợp bào, có ác cầu dẫn truyền hưng phấn
giữa các tế bào nên hoạt động của cơ tim như một tế bào độc nhất.
+Khi kích thích có cường độ tới ngưỡng hoặc trên ngưỡng thì toàn bộ các sợi cơ tim hưng phấn
=> tất cả các sợi tim co => co tối đa ngay.  Ý nghĩa:
+ Nhờ có tính hưng phấn mà cơ tim co bóp được
+Tất cả hoặc không  Thể tích máu trong buồng tim luôn bị đẩy ra hết động mạch mà không đọng lại. Câu
7: Phân tích chu kỳ hoạt động của tim. Giải thích tại sao tim lại co bóp được suốt đời mà không mệt mỏi.
Chu kỳ hoạt động của tim : gồm nhiều giai đoạn lặp đi lặp lại một cách đều đặn nhịp nhàng,
theo một trình tự nhất định, tạo nên chu kỳ hoạt động của tim, hay còn gọi là chu chuyển tim.
- Người bình thường có tần số tim là 75 lần/phút thì thời gian của một chu kỳ tim là 0.8 giây.
- Chu kỳ tim gồm ba giai đoạn chính là: + Nhĩ thu + Thất thu + Tâm trương toàn bộ
- Các gia đoạn của chu kỳ hoạt động tim o Giai đoạn nhĩ thu -
Tâm nhĩ thu thể tích tâm nhĩ giảm  áp suất máu tăng ( cao  hơn tâm thất) van nhĩ 
thất mở 35% lượng máu được đẩy xuống tâm thất. 
+ Thời gian tâm nhĩ thu là 0,1s, sau đó tâm nhĩ giãn là 0,7s tâm nhĩ thu là kết  quả của
sự lan truyền sóng điện thế từ hạch xoang ra toàn bộ hai tâm nhĩ trái và phải. o
Giai đoạn tâm thất thu -
Thời gian tâm thấ thu là 0.3 giây và được chia thành hai thời kỳ: -
Thời kỳ tăng áp ( kéo dài 0,5s): Cơ tâm thất co thể tích giảm  áp suất máu tăng cao 
hơn áp suất máu tâm nhĩ  van nhĩ thất đóng lại áp s 
uất tâm thất nhỏ hơn áp suất động mạch  van tổ chim chưa mở.
+ Do đó máu trong tâm thất không bị thay đổi về thể tích ❑ giai đoạn co đẳng tích. -
Thời kỳ tống máu: Vào cuối thời kỳ tăng áp thì áp suất của tâm thất trở nên cao hơn áp
suất trong động mạch chủ và động mạch phổi làm vân động mạch chủ mở ra, máu ở tâm thất phun vào động mạch.
+ Lúc này tâm thất vẫn đang tiếp tục co bóp, thời gian cùa thời kỳ tống máu là 0.25 giây.
+ Thời kỳ tống máu được chia thành hai giai đoạn là:
 Thời kỳ tống máu nhanh (0,09s): 4/5 lượng máu của tâm thất được tống vào động mạch.
 Thời kỳ tống máu chậm (0,16s): 1/5 lượng máu còn lại được tống vào động mạch. o
Giai đoạn tâm trương toàn bộ -
Sau giai đoạn tâm thất thu, tâm thất bắt đầu giãn ra trong lúc đó tâm nhĩ vẫn đang giãn,
 giai đoạn tâm trương toàn bộ. -
Tâm thất giãn ra thì áp suất trong tâm thất giảm xuống và thấp hơn áp suất trong động
mạch làm cho van động mạch đóng lại. -
Tâm thất tiếp tục giãn là thể tích tim không thay đổi vì lúc này van động mạch đã đóng và
van nhĩ thất chưa mở nên máu chưa thoát đi đâu được. Sau đó áp suất trong tâm thất giảm nhanh
và thấp hơn tâm nhĩ làm máu được hút từ tâm nhĩ xuống tâm thất theo hai thì:
+ Đầy thất nhanh: máu hút xuống tâm thất nhanh
+ Đầy thất chậm: sau khi đầy thất nhanh máu được hút xuống chậm dần -
Giai đoạn tâm trương toàn bộ dài 0.4 giây là thời gian cho máu khoảng 65% từ tâm nhĩ 
xuống tâm thất trong chu kỳ tim. Và giai đoạn này tâm nhĩ vẫn đang giãn và áp suất cũng giảm theo tâm thất.
Lời giải đáp cho câu hỏi “vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi” chính là
nằm ở trong cách thức hoạt động của tim:
o Cơ tim dẻo dai giúp tim hoạt động bền bỉ hơn.
o Tim hoạt động do hệ thần kinh thực vật điều khiển (Autonomic Nervous System).
o Chu kì co dãn cơ tim đồng đều: Chu kỳ tim hoạt động đều đặn, có thời gian cao, nghỉ xen kẽ nhau.
o Chúng ta có thể thấy một chu kì co dãn của tim gồm 3 pha và kéo dài khoảng 0,8s:
+ Pha nhĩ co là: 0,1s (thời gian nghỉ là 0,7s)
+ Pha thất co: 0,3s (thời gian nghỉ là 0,5s)
+ Pha dãn chung: 0,4s (thời gian nghỉ là 0,4s).
Vì tim hoạt động với chu kỳ như trên, thời gian tim làm việc ít hơn thời gian tim nghỉ
ngơi. chu kỳ hoạt động đều đặn và xen kẽ hợp lý nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi.
Câu 8: Các đặc tính sinh lý của cơ tim
 Là tính hưng phấn của cơ tim, tính dẫn truyền của cơ, tính trơ có chu kỳ của tim, tính nhịp điệu của cơ tim
Tính hưng phấn=là khả năng cơ tim tự phát sinh điện thế hoạt động, điện thế này làm co cơ tim. - Đặc tính: -
+ Với cường độ kích thích dưới ngưỡng cơ tim không đáp ứng -
+ Với cường độ kích thích bằng hoặc trên ngưỡng cơ tim đều đáp ứng co cơ tối đa (tất hoặc không). - Ý nghĩa:
+ Nhờ có tính hưng phấn mà cơ tim co bóp được
+ Tất cả hoặc không → thể tích máu chứa trong buồng tim luôn bị đẩy hết ra động mạch mà không đọng lại.
Tính trơ có chu kỳ : là tính không đáp ứng với kích thích có chu kỳ của tim. - Đặc tính:
+ kích thích vào giai đoạn cơ tim đang co (tâm thu), dù cường độ kích thích cao hơn ngưỡng →
không co nữa →khi cơ tim đang co thì cơ tim không đáp ứng với kích thích (giai đoạn trơ).
+ kích thích vào giai đoạn cơ tim đang giãn → tim đáp ứng bằng một co bóp phụ gọi là ngoại
tâm thu, sau ngoại tâm thu cơ tim giãn ra và nghỉ gọi là nghỉ bù.
+ Tim nghỉ bù là do xung động từ nút xoang tới tâm thất rơi vào giai đoạn trơ của co bóp phụ -
Thời gian trơ tâm thất 0,25-0,3 s, của tâm nhĩ ~ 0,15s. -
Ý nghĩa: tính trơ có chu kỳ → khi tim bị kích thích liên tiếp tim không bị co cứng.
Tính nhịp điệu -
Là khả năng tự phát các xung động cho tim hoạt động được thực hiện với hệ thống nút → tách rời
ra khỏi cơ thể, được nuôi dưỡng đầy đủ → co bóp nhịp nhàng. -
Khi tách rời hệ thống nút ta thấy :
+ Nút xoang phát xung động với tần số 70-80 xung/phút (tối đa 120 -150 ck/phút) → tim đập
theo tần số phát xung của nút xoang, còn theo các xung khác gọi là lạc chỗ
+ Nút nhĩ thất phát xung động với tần số 40 -60 ck/phút
+ Bó His phát xung động với tần số 30 -40 ck/phút
+ Mạng purkinjer phát xung động với tần số15-40 ck/phút -
Ý nghĩa: cơ tim hoạt động nhịp nhàng theo xung động của nút xoang.
Tính dẫn truyền : là khả năng dẫn truyền xung động của sợi cơ tim và hệ thống nút -
Đặc tính: cơ tim và hệ thống nút dẫn truyền xung động với vận tốc khác nhau -
Tốc độ dẫn truyền trong khối cơ nhĩ là 0,3m/s -
Nút nhĩ thất dẫn truyền xung động với vận tốc 0,2m/s - Cơ tâm thất : 0,4m/s - Mạng Purkinje là 1,5 - 4m/s -
Ý nghĩa: tạo ra sự hoạt động thống nhất và có chu kỳ giữa các phần của tim gồm các giai đoạn
tâm nhĩ thu, tâm thất thu, tâm trương toàn bộ lặp đi lặp lại một cách nhịp nhàng theo một trình tự.
Ý nghĩa chung của các đặc tính cơ tim: -
Tính nhịp điệu, tính hưng phấn và tính dẫn truyền mà tim ở trong cơ thể hay tách khỏi cơ thể
được nuôi dưỡng đầy đủ vẫn tự co bóp nhịp nhàng đều đặn. -
Tính trơ có chu kỳ: tim không bị co cứng khi bị kích thích liên tục
Câu 9 :Trình bày các loại huyết áp động mạch và ý nghĩa của các loại huyết áp động mạch
Huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa là trị số huyết áp cao nhất trong chu kỳ tim, đo được ở thời kỳ
tâm thu, phụ thuộc vào lực tâm thu, thể tích tâm thu
- Giá trị: 90 ->140mmHg ( bình thường 11mmHg) (>140mmHg tăng HA, < 90 giảm HA)
- Huyết áp tâm thu tăng trong khi lao động do hở van động mạch chủ và giảm khi mắc các bệnh của cơ
tim gây giảm lực co cơ tim.
Ý nghĩa: đánh giá hiệu lực tống máu của tim
-Huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu là trị số huyết áp thấp nhất trong chu kỳ tim, ứng với thời
kì tâm trương, phụ thuộc vào trương lực của mạch máu
- Giá trị: 60 ->90 mmHg( bình thường 70mmHg)
- Huyết áp tâm trương tăng khi giảm tính đàn hồi của thành động mạch ( xơ vữa động mạch) khi co
mạch, giảm khi giãn mạch ( sốc phản vệ).
Ý nghĩa: khả năng đàn hồi của trùng mạch
-Huyết áp hiệu số là mức chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, bình thường có trị số 110-70=40mmHg
Ý nghĩa: Giúp bạn hiết được bạn có đang ở trong nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc
những biển có về mạch vành.
-Huyết áp trung bình là trị số áp suất trung bình được tạo ra trong suốt một chu kỳ tim.
+ Huyết áp trung bình qua tích phân các trị số huyết áp biến động trong một chu kỳ tim. 
Khi đo huyết áp bằng phương pháp nghe thì trị số huyết áp trung bình ứng với lúc nghe thấy tiếng
đập rõ nhất hoặc lúc kim đồng hồ dao động mạnh nhất. 
Có thể tính huyết áp trung bình theo công thức HATB =HATT + 1/3 HAHS 
Huyết áp trung bình thấp nhất lúc mới sinh và tăng cao ở tuổi già
Ý nghĩa: Đánh giá tình trạng lưu thông máu của các bộ phận cơ thể. Thể hiện hiệu lực làm việc thực
sự của tim và là lực đẩy của máu qua hệ thống tuần hoàn.
Câu 10: nêu và giải thích các nguyên nhân làm tăng và giảm huyết áp động mạch. - Lưu lượng tim: -
Q=Qs * f lưu lượng tim phụ thuộc thể tích tâm thu và tần số tim. 
+ Thể tích tâm thu tăng lực tâm thu của tim ( lực co của tim) → HA tăng lực co của tim. ( THA: tăng huyết áp) -
Lực co cơ tim: tim co bóp mạnh → thể tích tâm thu tăng → tăng huyết áp và ngược lại.
+ Trong lao động thể lực, máu về tim nhiều hoặc hở chủ máu về tim rái nhiều làm cho lực tâm
thu tăng lên làm cho huyết áp tăng; khi cơ tim bị tổn thương (bệnh cơ tim, suy tim, viêm cơ tim, nhồi máu
cơ tim …) lực co cơ tim giảm dẫn đến thể tích tâm thu giảm làm giảm huyết áp. - Tần số tim:
+ Tim đập nhanh → lưu lượng tim tăng → tăng huyết áp và ngược lại.
+ Nếu đập quá nhanh → thời gian tâm trương ngắn → máu k kịp về tim → thể tích tâm thu giảm
nhiều → giảm lưu lượng tim ( đỉnh tối ưu khoảng 140 nhịp/phút )
+ Trong cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc cơn nhịp nhanh thất do nhịp tim tăng quá cao
dẫn đến huyết áp giảm, lâm sàng xuất hiện các dấu hiêuj giảm tưới máu ngoại vi. - Máu:
+ Độ quánh của máu tăng → sức cản tăng lên → HA tăng và ngược lại khi độ quánh của máu giảm thì HA giảm:
+ Độ quánh của máu tăng lên trong mất nước như khi bị nôn nhiều, ỉa chảy mất nước .
+ Độ quánh của máu giảm gặp trong mất protein máu (xơ gan, hội chứng thận hư…) hay máu bị
pha loãng khi truyền nhiều huyết thanh.
+Thể tích máu tăng → lưu lượng tim tăng → huyết áp tăng, ngược lại thể tích máu giảm → huyết áp giảm.
+ Trên lâm sàng hai yếu tố này thường đi kèm với nhau, ví dụ khi bị nôn hay ỉa chảy mất nước
làm cho độ quánh máu tăng nhưng thể tích máu lại giảm trên lâm sàng giai đoạn đầu huyết áp vẫn ổn định
do cơ thể bù trừ bằng co mạch, sau đó huyết áp sẽ giảm. - Mạch máu:
+ Đường kính của mạch máu: khi co mạch đường kính của mạch máu nhỏ lại, sức cản của mạch
máu tăng → huyết áp tăng, ngược lại khi mạch bị giãn ra thì huyết áp giảm.
+ Độ đàn hồi của mạch máu: ở những mạch máu kém đàn hồi thì sức cản của mạch tăng → huyết
áp tăng. Ở người già mạch máu kém đàn hồi hay xơ vữa cũng làm cho huyết áp tăng. -
Những biến đổi sinh lý của huyết áp động mạch:
+ Tuổi: tuổi càng cao huyết áp càng cao theo mức độ xơ hóa của động mạch.
+ Hoạt động thể lực: khi vận động thể lực thì huyết áp sẽ tăng do tim tăng hoạt động cung cấp máu.
+ Chế độ ăn: sau bữa ăn, huyết áp hơi tăng vì ăn mặn và nhiều protein.
+ Ảnh hưởng của cảm xúc lên huyết áp: các trạng thái tức giận, hồi hộp gây tăng huyết áp do kích
thích thần kinh giao cảm làm co mạch.
Câu 11: Trình bày cơ chế tạo áp suất âm và ý nghĩa của áp suất âm trong khoang màng phổi -
Áp suất trong khoang màng phổi khi nghỉ ngơi có giá trị khoảng 756mmHg thấp hơn áp suất khí
quyển (760 mmHg) nên gọi là áp suất âm. -
Cơ chế tạo áp suất âm: -
+ Nhu mô phổi có tính đàn hồi lớn, luôn có xu hướng co nhỏ về phía rốn phổi -
+ Lồng ngực: là một hộp cứng kín, kém đàn hổi. Ở thì hít vào phổi bị căng giãn sẽ có xu hướng
co về phía rốn phổi, lồng ngực tăng kích thước. Lá thành và lá tạng có xu hướng tách nhau làm thể tích
khoang màng phổi tăng lên, áp suất khoang ảo đã âm lại càng âm hơn. 
Càng hít vào áp suất càng âm, khi hít vào hết sức có thể xuống tới -30 mmHg,
khi thở ra hết sức còn khoảng -1 mmHg.
 Ở thì thở ra, phổi thu nhỏ lại thì lực đàn hồi giảm xuống và áp suất bớt
âm hơn, giảm bớt lực tách giữa lá thành và lá tạng, thể tích khoang ảo, áp suất âm dần trở về trạng thái
ban đầu, càng thở ra áp suất âm càng bớt âm.
 Ở cuối thì thở ra bình thường khoảng -4 mmHg.Ở cuối thì hít vào bình thường khoảng -6 mmHg. -
+Sau khi sinh, kích thước lồng ngực thường tăng nhanh hơn phổi. -
+Dịch màng phổi được bơm liên tục vào các mạch bạch huyết. - Ý nghĩa - Với hô hấp: -
Chức năng thông khí: Làm phổi đi theo các cử động của lồng ngực và dễ dàng nở ra bám sát với
thành ngực, lá tạng luôn dính sát vào lá thành. -
Chức năng trao đổi khí: Lúc áp suất âm nhất, không khí vào phổi và máu về phổi nhiều nhất, hiệu
suất trao đổi khí đạt tối đa. -
Với tuần hoàn: - Làm máu về tim và lên phổi dễ dàng, làm nhẹ gánh cho tim phải
Câu 12: Trình bày các thể tích, dung tích hô hấp:
1, Các chỉ số về dung tích hô hấp: -
Dung tích sống (VC): Dung tích sống là thể tích tối đa có thể huy động được trong một lần hô hấp. VC = IRV+ TV + ERV -
Chỉ số này cho thấy khả năng đáp ứng của cơ thể về mặt hô hấp đối với các hoạt động gắng sức
(lao động nặng, hoạt động thể thao mất nhiều thể lực). -
+ Dung tích sống thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi và bệnh lí. -
VD :VC của nam ( 3,5-4 lít ) sẽ cao hơn nữ ( 2,5-3 lít), tăng lên nhờ tập luyện, thấp hơn ở người
lớn tuổi và người mắc các căn bệnh về phổi và ngực. -
Dung tích sống thở mạnh mẽ (FVC): là thể tích khi thu được khi thở ra nhanh, hết sức sau khi hít vào thật sâu.
+ Ở người bình thường, chỉ số FVC thường thấp hơn so với chỉ số VC. -
Dung tích hít vào (IC): là số lít khí hít vào được tối đa kể từ vị trí cuối thì thở ra bình thường.
+ Là chỉ số cho thấy khả năng hô hấp thích ứng với nhu cầu tăng lượng oxy của cơ thể. o IC = TV + IRV
+ Đối vói người bình thường, dung tích hít vào thường dao động từ 2000ml đến 2500ml. -
Dung tích cặn chức năng (FRC): là số lít khí có trong phổi cuối kỳ thở ra bình thường o FRC = RV + ERV
+ Dung tích cặn chức năng bình thường sẽ rơi vào khoảng 2000-3000ml. -
Dung tích toàn phổi (TLC): là số lít khí tối đa có được trong phổi : TLC = VC + RV
+ Dung tích toàn phổi là chỉ số thể hiện khả năng chứa đựng của phổi. Dung tích toàn
phổi của người bình thường là khoảng 5 lít.
2, Các chỉ số về thể tích hô hấp: -
Thể tích khí lưu thông (TV): là lượng khí lưu thông trong một lần hít vào và thở ra bình thường.
+Thể tích khí lưu thông ở một người trưởng thành là khoảng 500ml. Thể tích lưu thông ở nam
cao hơn nữ, giảm ở người già. -
Thể tích dự trữ hít vào (IRV): là thể tích khí thu được khi hít vào gắng sức sau khi hít vào bình thường.
+ Ở người bình thường, IRV chiếm khoảng 56% dung tích sống, tương ứng với 1500-2000ml. -
Thể tích dự trữ thở ra (ERV): là thể tích được thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường.
+ Đối với người bình thường, ERV chiếm khoảng 32% dung tích sống, tương ứng với 1100-1500ml. -
Thể tích cặn (RV): là số lít còn trong phổi sau khi đã thở ra tối đa, không thể nào đưa lượng khí
đó ra được, thể tích cặn là loại thể tích không thể nào huy động được.
+ Là thể tích được đo theo nguyên tắc pha loãng khí, thường là khí nito hoặc heli.
+ Thể tích cặn ở người bình thường sẽ giao động từ 1000-1200ml. C âu
13. Mô tả cấu tạo của màng hô hấp và nêu ý nghĩa . Giải thích tại sao trẻ đẻ non dễ tử vong do suy hô hấp -
Màng hô hấp: là đơn vị hô hấp của phế nang, nơi tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch và là nơi
trực tiếp xảy ra quá trình trao đổi khí. -
+ Màng hô hấp có cấu tạo gồm 6 lớp , rất mỏng , bề dày trung bình của màng hô hấp chỉ vào
khoảng 0,6 m, có chỗ chỉ khoảng 0,2 m. -
Từ phế nang đến mao mạch có các lớp sau:
+ Lớp chất hoạt diện (lớp surfactant) là lớp dịch phủ trên lớp biểu mô phế nang có khả năng thay
đổi được sức căng bề mặt trong lòng phế nang. 
Thành phần chính của lớp surfactant là các phospholipid và do tế bào phế nang lớn tiết ra.
+ Lớp biểu mô phế nang: có tế bào phế nang nhỏ (phế bào typ I) và tế bào phế nang lớn( phế bào typ II).
+ Lớp màng đáy phế nang : là thành phế nang lót ở dưới lớp biểu mô phế nang tiếp giáp với lớp
liên kết hoặc trực tiếp với lớp màng đáy mao mạch, nó được cấu tạo bởi lớp chất tạo keo.
+ Lớp liên kết ( lớp khoảng kẽ ) là khoảng giữa màng đáy của biểu mô phế nang và màng đáy của mao mạch phổi.
+ Lớp màng đáy mao mạch, nó là thành mao mạch, là lớp lót dưới nội mạc mao mạch và cũng
được cấu tạo bởi lớp chất tạo keo.
+ Lớp nội mạc mao mạch được cấu tạo bởi các tế bào nội mạc và nó có cấu tạo giống như các tế bào phế nang nhỏ.
 khi đi qua mao mạch hồng cầu phải tự kéo dài ra mới đi lọt, tạo điều kiện cho quá trình khuếch tán khí được dễ dàng. -
Ý nghĩa của màng hô hấp:
+ Đàn hồi và linh hoạt: giúp tăng diện tích bề mặt phổi và thu gọn không gian phổi khi cần thiết.
+ Bảo vệ và ngăn ngừa nhiễm trùng: Lớp tế bào biểu mô đa tầng phẳng của màng hô hấp cung cấp một
lớp bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tác nhân gây viêm nhiễm, và các chất gây kích ứng từ không khí.
+ Trung gian trong quá trình trao đổi khí: Mạng mao mạch màng nội cùng giúp tạo ra một giao diện
mỏng giữa không khí trong phổi và máu trong mạch máu
 tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi oxy và carbon dioxide giữa hai hệ thống này. -
Trẻ sinh ra thiếu tháng thường bị bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh, phế nang bị thiếu hụt chất
surfactant, phổi bị xẹp và trẻ bị chết vì suy hô hấp.
+ Ngoài ra hệ thống cơ hô hấp của trẻ đẻ non chưa phát triển đầy đủ, gồm các cơ phổi, cơ cơ hoành và
cơ cung cấp hơi nước làm giảm khả năng trẻ thực hiện các chuyển động hô hấp cần thiết để đảm bảo lưu
thông không khí trong phổi, 
bề mặt phổi ít phát triển với ít lông mao phổi (cilia) và số lượng bề mặt trao đổi khí giới
hạn, dẫn đến khả năng trao đổi khí kém. Câu 14
. Trình bày thành phần , tính chất tác dụng của nước bọt. -
Nước bọt : là sản phẩm bài tiết của tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến mang tai và cấc tuyến
lẻ nằm ở niêm mạc miệng.
+ Nước bọt tinh khiết là dịch lỏng, trong suốt, pH là 6,5 nó chứa một số thành phần quan
trọng và có nhiều tính chất và tác dụng quan trọng trong quá trình tiêu hóa và bảo vệ miệng. -
Thành phần của nước bọt bao gồm:
+ Nước là thành phần chính chiếm tỷ lệ lớn trong nước bọt. Nó giúp duy trì môi trường lỏng
trong miệng và cung cấp độ ẩm cho các quá trình tiêu hóa.
+ Nước bọt chứa một số enzyme như : amylase, lipase và protease.
 Các enzyme này giúp khởi động quá trình tiêu hóa bằng cách phân giải các chất béo, protein
và tinh bột thành các phân tử nhỏ hơn dễ hấp thụ.
+ Muối và các chất khoáng: chứa các muối và chất khoáng như Na+, K+, Ca2+ và HCO - - 3 , Cl
 Các chất này có vai trò quan trọng trong cân bằng điện giải và chức năng cơ bản của tế bào trong cơ thể.
+ Mucin là glycoprotein kiềm hoà tan, làm cho nước bọt quánh giúp bôi trơn và bảo vệ niêm mạc
miệng, răng và họng khỏi sự cọ xát và tổn thương và làm trơn thức ăn dễ nuốt. -
Các chất khác: Nước bọt còn có những chất bài tiết theo như: Kháng nguyên của hồng cầu và một
số chất sát khuẩn thiocyanat, lysozyme, kháng thể. -
Tính chất và tác dụng của nước bọt bao gồm:
+ Làm ẩm: Nước bọt giữ cho miệng luôn ẩm ướt, giúp duy trì chức năng của các cơ quan miệng
như nói, nuốt và nhai thức ăn.
+ Tiêu hóa: Enzymes trong nước bọt giúp bắt đầu quá trình tiêu hóa bên trong miệng. Ví dụ,
enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường trước khi thức ăn được nuốt vào dạ dày. -
Bảo vệ: Chất nhầy trong nước bọt tạo ra một lớp bảo vệ trên niêm mạc miệng, răng và họng, giúp
bảo vệ chúng khỏi tổn thương và tác động xấu từ thức ăn, vi khuẩn và các tác nhân khác. -
Cân bằng điện giải: Muối và chất khoáng có trong nước bọt đóng vai trò quan trọng trong cân
bằng điện giải của cơ thể, giúp duy trì hoạt động cơ bản của tế bào và các quá trình sinh hóa. Câu 15: Tr
ình bày thành phần, tác dụng của dịch mật. Giải thích tại sao những bệnh nhân xơ gan
quá trình đông máu giảm. -
Mật là do gan bài tiết, là dịch lỏng trong suốt, có màu thay đổi từ xanh tới vàng, tuỳ mức độ cô đặc, pH khoảng 7-7,7. -
Thành phần chủ yếu của dịch mật là:
+ Muối mật: có vai trò tiêu hoá và hấp thụ lipit do làm nhũ tương hoá lipit của thức ăn, làm tăng diện tích tiếp xúc. 
Muối mật giúp tiêu hoá và hấp thu các acid béo, monoglycerid, cholesterol và các lipit
khác nhờ tạo thành các hạt mixen muối mật.
+ Sắc tố mật (Billirubin) là sản phẩm thoái hoá của Hb, có tác dụng nhuộm vàng phân. - Giải thích :
+ Xơ gan cấp hoặc mạn tính đều ảnh hưởng tới quá trình đông máu vì chúng làm giảm khả năng
tổng hợp các yếu tố đông máu và ức chế, gây bất thường về số lượng và chất lượng tiểu cầu (tăng sự kết
dính tiểu cầu), rối loạn cầm máu (tăng đông dễ hình thành cục máu đông), tiêu sợi huyết, giảm độ thanh
thải của các yếu tố kích hoạt. Câu 16: Trình bày
tác dụng của dịch vị. Giải thích tại sao bệnh nhân cắt dạ dày lại thiếu máu mạn tính.
* Dịch vị là một hỗn hợp các chất do các tuyến vị ở dạ dày tiết ra. Dịch vị có nhiều tác dụng quan
trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, như: -
Giúp tiêu hóa thức ăn có protein thành các chuỗi polipeptide đơn giản hơn nhờ có enzyme pepsin. -
Giúp tiêu hóa một phần chất béo nhờ có lipase dạ dày. -
Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị ăn mòn bởi acid clohydric (HCl) nhờ có chất nhầy. -
Giúp kích thích ruột non và tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phá vỡ chất béo, protein, …. -
Giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày, tránh gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. -
Giúp điều hòa sự đóng - mở các van tâm vị và môn vị.
* Một số bệnh nhân bị ung thư dạ dày sẽ được chỉ định cắt 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày để điều trị
triệt để khối u. Sau khi dạ dày được cắt bỏ, những phần còn lại của ống tiêu hóa sẽ được nối lại để đảm bảo lưu thông tiêu hóa.
- Dạ dày có vai trò là sản sinh ra yếu tố nội tại – một loại protein hỗ trợ cho việc hấp thu vitamin B12 ở ruột non.
 Do đó, khi cắt bỏ dạ dày, cơ thể sẽ không có yếu tố nội tại và không hấp thu được vitamin B12 thiếu hụt vitamin này.
Vitamin B12 tham gia vào việc tạo hồng cầu, nên khi thiếu vitamin này, bệnh nhân sẽ bị thiếu
máu, cụ thể là thiếu máu hồng cầu khổng lồ – chúng ta sẽ trao đổi kĩ hơn ở một bài viết khác.
Vì không còn dạ dày sản sinh yếu tố nội nên bệnh nhân không thể hấp thu vitamin B12 từ thức ăn
hay thuốc uống, do đó họ sẽ được tiêm trực
u 17: Trình bày enzym tiêu hóa của dịch tụy. Giải thích tại sao các enzym này không tiêu
hóa được tuyến tụy
-
Các enzym tiêu hóa của dịch tụy này được bài tiết dưới dạng tiền enzym không hoạt động và
được bọc trong các hạt zymogen. - Enzym tiêu hóa protid:
+ Trypsin : được bài tiết dưới dạng Trypsin cắt đứt liên kết peptid mà phần -CO- thuộc a.a
kiềm  phân giải protein của thức ăn thành chuỗi polypeptid  Hoạt hóa chymotrypsinogen thành
chymotrypsin và procarboxy - polypeptidase, cacboxypolypeptidase.
+ Chymotrypsin: pH tối thuận bằng 8, nó cắt đứt liên kết peptid mà phần CO- thuộc về a.a
nhân thơm, phân giải protein thành polypeptid.
+ Carboxypolypeptidase: cắt rời a.a tận cùng carboxyl, biến polypeptid thành a.a. - Enzym tiêu hóa lipid:
+ Lipase có pH tối thuận 6.8 phân giải triglycerid thành monoglycerid, glycerol, acid béo.
+ Photspholipase A2 có tác dụng thủy phân lecithin thành lysolecithin.
+ Cholesterol – esterase: phân giải cholesterol este và các steroid khác của thức ăn thành acid béo và sterol.
+ Enzym a-amylase: có pH tối thuận là 7.1 cắt đứt liên kết - 1,4-glucosid của cả tỉnh bột
chín và sống thành đường maltose.
+ Maltose: có pH tối thuận là 5,8 – 6.2 phân giải đường maltose thành glucose. 
Enzym không tiêu hóa được tuyến tụy vì :
Tụy là do cơ chế tự bảo vệ như sau: + Cơ chế
+ Các enzym tổng hợp và bài tiết dưới dạng không hoạt động (zymogen) chỉ được hoạt động ở ruột non.
+Các enzym này được chứa trong các túi ( các hạt zymogen) các tế bào nang.
+ Trypsin hoạt hóa các enzym tiêu hóa protid của tụy và photspholipase mà trypsinogen được gói cùng
chất ức chế trypsin ( chống lại sự hoạt hóa sớm của trypsinogen) vì vậy mà cũng ngăn cản sự hoạt hóa của enzyme trên. Câu
18: Trình bày các enzym tiêu hóa ở dịch ruột - Enzym tiêu hóa protein
+ Aminopeptidase: phân giải các peptid do cắt rời các a.a đứng đầu N của chuỗi
+ Iminopeptidase: phân giải các peptid do cắt rời các a.a khỏi chuỗi
+ Tripeptidase và dipeptidase: phân giải tripeptid và dipeptid thành các a.a - Enzym tiêu hóa lipid:
+ Lipase có pH tối thuận 6.8 phân giải triglycerid thành monoglycerid, glycerol, acid béo.
+ Photspholipase A2 có tác dụng thủy phân lecithin thành lysolecithin.
+ Cholesterol – esterase: phân giải cholesterol este và các steroid khác của thức ăn thành acid béo và sterol.
- Enzym tiêu hóa carbohydrat:
+ Enzym a-amylase: cắt đứt liên kết a-1,4-glucosid của cả tinh bột chín và sống thành đường maltose.
+ Maltose: có pH tối thuận là 5.7 phân giải đường maltose thành glucose và fructose.
+Lactose: pH tối thuận 5,4 - 6 phân giải đường lactose thành glucose và fructose.
+ Isomaltase: thủy phân oligoscucharid -> glucose
+ Surcase thủy phân surase -> glucose và fructose.
- Photsphatase: pH tối thuận =8.6 phân giải cả photsphat vô cơ và hữu cơ
- Enterrokinase: Hoạt hóa trypsinogen của dịch tụy thành trypsin. Câu
19. Trình bày chức năng của gan . các chất độc hại trong cơ thể được gan xử lý theo những cơ chế nào. - Chức năng của gan
+ Đào thải độc tố: Những độc tố tan trong mỡ sẽ được tế bào gan phân giải thành những chất kém
nguy hiểm hơn hoặc dễ tan trong nước hơn chức năng chính yếu nhất của cơ quan này. 
+ Sản xuất mật: Tế bào gan là nơi sản sinh dịch mật và dự trữ chúng trong các túi mật. Dịch
mật theo đường ống mật đi xuống tá tràng để hòa trộn vào thức ăn 
Thực hiện nhiệm vụ nhũ hóa chất béo, cholesterol, một số loại vitamin để ruột non dễ hấp thụ. 
Gan là “ngôi nhà” dự trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A – D – E – K –
B12, thời gian các vitamin tồn tại “dự phòng” trong gan có thể đến vài năm.
+ Chuyển hóa: Gan lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen chuyển hóa chúng thành glucose 
khi cơ thể cần để hấp thu vào máu, cân bằng lượng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. 
Ngoài ra, gan còn có chức năng chuyển hóa protein, lipid... -
Tổng hợp: Gan tổng hợp các yếu tố đông máu, tổng hợp hormone angiotensinogen, albumin... -
Tạo và phá hủy hồng cầu: -
Chức năng đông máu: Phần lớn các yếu tố đông máu được tổng hợp từ gan . Rối loạn chức năng
gan dẫn đến rối loạn đông máu.
Các chất độc hại trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu sau: -
Để bảo vệ cơ thể, gan đóng vai trò như hàng rào ngăn chặn các yếu tố độc hại xâm nhập
qua đường tiêu hóa. Gan làm giảm độc tính và thải trừ một số chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.
+ Gan chống độc bằng 2 cơ chế: 
Giữ lại kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân … sau đó sẽ thải ra ngoài 
Biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn bằng các phản ứng hóa học sau
đó thải ra ngoài qua đường mật hoặc đường thận. 
Rất nhiều chất như bilirubin, alkaloid, phenol, hormone steroid, các loại thuốc (kháng
sinh, aspirin, barbiturate…) sẽ được kết hợp với acid glucuronic sau đó thải ra trong nước tiểu hoặc dịch mật. Câu
20. trình bày về cấu tạo của màng lọc cầu thận. Giải thích cơ chế xuất hiện các thành phần bất
thường trong nước tiểu. -
Cấu tạo của màng lọc cầu thận : gồm 3 lớp:
+ Lớp tế bào nội mô của mao mạch : có hàng ngàn lỗ nhỏ ( cửa sổ) đường kính khoảng 160 Angtron
+ Màng đáy: mạng lưới collagen và proteoglycan, đan chéo tạo khe nhỏ đường kính 110 Angtron
+ Lớp tế bào biểu mô phủ trên mặt ngoài của mao mạch 
Tế bào biểu mô thành bao Bowman: tế bào biểu mô to, hình thể không đều, có nhiều tua
nho ra tạo ra những khe hở để dịch lọc đi qua, đường kính khoảng 70 Angtron. Câu
21. Trình bày cơ chế lọc ở cầu thận và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc. -
Là cơ chế thụ động, chỉ có tính chọn lọc tương đối, phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các áp suất
bên trong mao mạch cầu thận và bao Bowman. - Các áp suất đó gồm:
+ Áp suất thuỷ tĩnh của mao mạch thận: 55 – 60 mmH : có tác dụng đẩy nước và các chất hoà tan
từ mao mạch cầu thận vào bao Bowman.
+ Áp suất keo trong mao mạch cầu thận: 30 mmHg, do protein trong mao mạch tạo nên.
+ Áp suất thuỷ tĩnh trong bao Bowman: 15mmHg, ngăn cản sự lọc, ít ảnh hưởng đến tốc độ lọc
cầu thận do dịch lọc vào bao Bowman được chuyển ngay sang ống thận.
+ Áp suất keo trong bao Bowman: 0mmHg
+Áp suất lọc hữu hiệu : 55 (60) – (30 + 15 +10 – 15 mmHg.
+ Á p suất thuỷ tĩnh mao mạch cầu thận giữ ổn định do thận có khả năng tự điều hoà
 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lọc :
- Trong bệnh lý như trong viêm cầu thận cấp, tổn thương xảy ra ở lớp màng đáy. Nên có rất
nhiều chất có trọng lượng phân tử lớn đi qua màng lọc như hồng cầu, protein,…
- khi bị tổn thương màng lọc cầu thận bị thay đổi kích thước nên các thành phần hữu hình và các
hạt albumin dễ lọt qua hơn.
- Hc thân hư. Trụ hồng cầu trụ bạch cầu, protein niệu Câu
22. Trình bày quá trình tái hấp thu các chất ở ống lượn gần . Vẽ sơ đồ bài tiết NH3 ở ống lượn xa
Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần
 Tái hấp thu ion natri, chiếm 70- 80 % Theo hai cơ chế:
+ Ở đỉnh tế bào: natri được vận chuyển theo cơ chế đồng vận chuyển (khuếch tán được thuận
hoá) cùng với glucose hoặc acid amin vào trong tế bào ống lượn gần natri được vận chuyển qua màng 
đáy vào khoảng kẽ nhờ bơm Na+ - K+ - ATPase (vận chuyển tích cực).
+ Một phần natri còn lại được tái hấp thu thụ động qua khoảng kẽ giữa các tế bào ống lượn gần
và vào khoảng kẽ do khuếch tán theo bậc thang điện hoá và đi theo nước.  Tái hấp thu glucose:
+ Khi nồng độ glucose máu thấp hơn ngưỡng glucose của thận (1,8 gam/lít) thì 100% glucose
được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát cùng chất mang với natri.
+ Khi nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose của thận thì glucose không được tái hấp thu
hết sẽ bị đào thải qua nước tiểu.
 Tái hấp thu protein và acid amin:
+ Protein được chuyển vào trong tế bào ống thận theo cơ chế "ẩm bào". Các protein trong "túi"
bị các enzym thuỷ phân thành acid amin Các acid amin này được vận chuyển qua màng đáy vào dịch 
gian bào theo cơ chế khuếch tán có chất mang Các acid amin tự do trong lòng ống lượn được vận 
chuyển tích cực nhờ protein mang đặc hiệu qua màng.
+ Mỗi ngày, thận tái hấp thu tới 30 g protein.
- Tái hấp thu ion bicarbonat (hình - Sự tái hấp thu ion bicarbonat HCO3-)
+ Cơ chế khuếch tán thụ động ( một phần ) . 
Trong lòng ống lượn gần xảy ra phản ứng: CO2 + H2O = H2CO3 
H2CO3 = (H+) + (HCO3-). Ion hydro được vận chuyển tích cực vào lòng ống lượn còn
ion bicarbonat được chuyển vào dịch gian bào cùng với natri -
Tái hấp thu kali, clo và một số ion khác : 
theo cơ chế vận chuyển tích cực ( ion K , ion khác ). 
Ion clo được tái hấp thu theo bậc thang điện tích. -
Tái hấp thu urê: Nước được tái hấp thu làm cho nồng độ urê trong ống lượn gần trở nên cao hơn
nồng độ urê trong dịch gian bào. -
Tái hấp thu nước: là kết quả của tái hấp thu các chất có lực thẩm thấu cao Sự tái hấp thu nước 
ở ống lượn gần không làm thay đổi áp suất thẩm thấu.
Sơ đồ bài tiết NH3 ở ống lượn xa Câu
23. Trình bày quá trình tái hấp thu các chất ở ống lượn gần . Khi nồng độ ADH giảm thì lượng
nước tiểu thay đổi như thế nào,tại sao?
Quá trình tái hấp thu ở ống lượn gần :
 Tái hấp thu ion natri, chiếm 70- 80 % Theo hai cơ chế:
+ Ở đỉnh tế bào: natri được vận chuyển theo cơ chế đồng vận chuyển (khuếch tán được thuận
hoá) cùng với glucose hoặc acid amin vào trong tế bào ống lượn gần natri được vận chuyển qua màng 
đáy vào khoảng kẽ nhờ bơm Na+ - K+ - ATPase (vận chuyển tích cực).
+ Một phần natri còn lại được tái hấp thu thụ động qua khoảng kẽ giữa các tế bào ống lượn gần
và vào khoảng kẽ do khuếch tán theo bậc thang điện hoá và đi theo nước.  Tái hấp thu glucose:
+ Khi nồng độ glucose máu thấp hơn ngưỡng glucose của thận (1,8 gam/lít) thì 100% glucose
được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát cùng chất mang với natri.
+ Khi nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose của thận thì glucose không được tái hấp thu
hết sẽ bị đào thải qua nước tiểu.
 Tái hấp thu protein và acid amin:
+ Protein được chuyển vào trong tế bào ống thận theo cơ chế "ẩm bào". Các protein trong "túi"
bị các enzym thuỷ phân thành acid amin Các acid amin này được vận chuyển qua màng đáy vào dịch 
gian bào theo cơ chế khuếch tán có chất mang Các acid amin tự do trong lòng ống lượn được vận 
chuyển tích cực nhờ protein mang đặc hiệu qua màng.
+ Mỗi ngày, thận tái hấp thu tới 30 g protein.
- Tái hấp thu ion bicarbonat (hình - Sự tái hấp thu ion bicarbonat HCO3-)
+ Cơ chế khuếch tán thụ động ( một phần ) . 
Trong lòng ống lượn gần xảy ra phản ứng: CO2 + H2O = H2CO3 
H2CO3 = (H+) + (HCO3-). Ion hydro được vận chuyển tích cực vào lòng ống lượn còn
ion bicarbonat được chuyển vào dịch gian bào cùng với natri -
Tái hấp thu kali, clo và một số ion khác : 
theo cơ chế vận chuyển tích cực ( ion K , ion khác ). 
Ion clo được tái hấp thu theo bậc thang điện tích. -
Tái hấp thu urê: Nước được tái hấp thu làm cho nồng độ urê trong ống lượn gần trở nên cao hơn
nồng độ urê trong dịch gian bào. -
Tái hấp thu nước: là kết quả của tái hấp thu các chất có lực thẩm thấu cao Sự tái hấp thu nước 
ở ống lượn gần không làm thay đổi áp suất thẩm thấu.
Khi nồng độ ADH giảm thì lượng nước tiểu sẽ thay đổi -
Khi hormone ADH giảm, cơ thể sẽ thải nước ra, gây ra cô đặc máu và làm loãng nước tiểu. Càng
nhiều hormon ADH được giải phóng , nước tái hấp thụ ở thận càng nhiều vào dòng máu và khiến nước
tiểu đặc lại . có thể gây khát quá nhiều , đi tiểu nhiều lần ….  Câu
24. Trình bày cơ chế tác dụng của hormon thông qua chất truyền tin thứ 2 là AMP vòng . Cho
ví dụ và phân tích.
 Cơ chế tác dụng của hocmon thông qua chất truyền tin thứ hai là AMP vòng: -
Sau khi gắn với receptor trên màng tế bào, phức hợp hormon- receptor sẽ hoạt hóa một enzym
nằm trên màng tế bào là adenylcyclase. 
Enzym xúc tác phản ứng tạo ra các phân tử cyclic3’ – 5’ adenosin monophosphat (AMP
vòng) từ các phân tử ATP.Phản ứng này xảy ra ở bào tương. -
Sau khi được tạo thành, ngay lập tức AMP vòng hoạt hóa một chuỗi các enzym khác theo dâychuyền.
Ví dụ: Enzym thứ nhất sau khi được hoạt hóa sẽ hoạt hóa tiếp enzym thứ hai, rồi enzym thứ hai lại hoạt
hóa tiếp enzym thứ ba, cứ thế tiếp tục enzym thứ tư, thứ năm... -
Với kiểu tác dụng như vậy chỉ cần một lượng rất nhỏ hocmon tác động trên bề mặt tế bào đích
cũng đủ gây ra một động lực hoạt hóa mạnh cho toàn tế bào Hệ thống enzym đáp ứng với AMP vòng 
ở tế bào đích có thể khác nhau giữa tế bào này với tế bào khác nhưng chúng có cùng một họ chung là proteinkinase. -
Các tác dụng mà hormon gây ra ở tế bào đích : tăng tính thấm của màng tế bào , tăng tổng hợp
protein, tăng bài tiết, co hoặc giãn cơ -
Cơ chế tác dụng của hocmon thông qua chất truyền tin thứ hai là ion calci và calmodulin:
+ Một số hormon hoặc chất truyền đạt thần kinh gắn với recepter (protein kênh) trên màng tế bào
đích nó sẽ làm mở kênh ion calci và calci được vận chuyển trong màng tế bào. 
Tại bàotương, calci gắn với một loại protein là calmodulin, phân tử calmodulin được hoạt
hóa sẽ gây ra một loạt tác dụng trong tế bào theo cách như của AMP vòng.
Câu 25: Trình bày cơ chế tác dụng của hormon qua hệ tiêu hóa gen. Cho ví dụ  Cơ chế :
+ Các hormon steroid khuếch tán qua màng vào trong vào trong bào tương của TB đích -> gần với
receptor ( trong bào tương) tạo thành phức hợp hormon receptor -> phức hợp được vận chuyển vào nhân
+ Tại nhân, phức hợp sẽ gắn vào các vị trí đặc hiệu trên phân tử AND của NST và hoạt hóa sự sao
chép của gen đặc hiệu để tạo thành ARN thông tin.
+ Sau đó, ARN thông tin khuếch tán ra bào tương thúc đẩy quá trình dịch mã tại Ribosom để tổng
hợp cho protein mới -> cho tác dụng sinh lí lên cơ quan.
 VD: Aldosteron là hormon của tuyến vỏ thượng thận được máu dưa đến TB ống thận. 
Tại dây Aldosteron khuếch tán vào bào tương -> gắn với receptor -> phức hợp
Aldosteron receptor được vận chuyển vào nhân -> nó gần vào vị trí đặc hiệu trên phân tử AND của NST
và hoạt hóa sự sao chép của gen đặc hiệu để tạo thành ARN thông tin 
Sau đó, ARN thông tin khuếch tán ra bào tương thúc đẩy quá trình dịch mà tại Ribosom
để tổng hợp cho protein vận tải -> protein vận tải xuất hiện ở ống thận làm tăng tái hấp thu Na+, tăng bài xuất K+.
+ Tác dụng của hormon steroid ở trên thường xuất hiện chậm sau vài chục phút đến vài giờ thậm chí vài ngày
Câu 26 Giải thích các biểu hiện của bệnh suy tuyến cận giáp và tại sao lại gọi tuyến cận giáp là tuyển sinh mạng
 Các triệu chứng của căn bệnh này đều do tình trạng nồng độ canxi thấp gây rabao gồm:
+ Đau nhức cơ hoặc chuột rút
+ Ngứa ran, nóng hoặc tê ở đầu ngón tay, ngón chân và môi
+ Co thắt các cơ, nhất là ở xung quanh miệng
+ Tóc rụng theo từng máng + Da khô + Móng tay dễ gây
+ Mệt mỏi , cảm thấy lo âu hoặc buồn phiền + Đau bụng kinh + Co giật, động kinh
+ Trẻ em bị suy tuyến cận giáp cũng có thể bị đau đầu, nôn hoặc có các vấn đề về răng như men
răng yếu, răng phát triển kém
+ Khi tuyến cận giáp bài tiết không đủ lượng PTH do giảm hoạt động chức năng của tuyến hoặc
do thiếu tuyến cận giáp thì sẽ dẫn tới rối loạn hoạt động chức năng do giảm nồng độ ion calci trong máu.
 Tuyến cận giáp là tuyến sinh mạng vì :
 Khi nồng độ ion calci trong máu giảm, ngưỡng kích thích của sợi thần kinh giảm xuống hay sợi
thần kinh dễ bị hưng phấn hơn.
 Chức năng không bình thường của hệ thần kinh xảy ra đồng thời với cả sợi thần kinh cảm giác và
vận động và do đó làm tăng các đáp ứng thần kinh - cơ.
-Thể nhẹ: Người ta thường dùng nghiệm pháp Chvosteck và Trousseau để phát hiện dấu hiệu co cơ.
- Thể nặng: Xuất hiện các cơn co cứng cơ (cơn tetani). Hiện tượng co cơ thường xảy ra ở đầu chi, mặt.
Bàn tay, cẳng tay, bàn chân co quắp.  nguy hiểm nhất là cơ thanh quản co thắt gây ngừng thở và nếu
không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ chết.
 Chính vì vậy người ta gọi tuyến cận giáp là tuyến sinh mạng.
Câu 27 : Nêu nguyên nhân và giải thích các biểu hiện bệnh Basedow
 Nguyên nhân bệnh Basedow -
Basedow là bệnh tự miễn, cơ thể sản sinh kháng thể chống lại kháng nguyên tuyến giáp, kháng
thể gắn vào receptor tiếp nhận TSH kích thích sự bài tiết hormon giáp(T3,T4) tăng cao, kháng thể này
được gọi là TSI (Thyroid Stimulating Immunoglobulin). - Các biểu hiện bệnh:
+ Bướu cổ vì tuyến giáp tăng kích thước lan toả, tế bào giáp tăng bài tiết hormon tuyến giáp gấp nhiều lần.
+ Lồi mắt do sự phù nề ở mô sau hốc mắt và giảm sản cơ ở ngoài ổ mắt.
+ Run tay do các synap trung tâm điều hoà trương lực cơ tuỷ sống được hoạt hoá quá mức, lượng
hormon tuyến giáp bài tiết quá nhiều thì cơ trở nên yếu vì tăng thoái hoá protein của cơ.
+ Hồi hộp, lo lắng, khó ngủ vì lượng hormon tuyến giáp cao ảnh hưởng lên nhoạt động của não vì
thế gây trạng thái căng thẳng và khuynh hướng rối loạn tâm thần.
+ Tăng chuyển hoá cơ sở vì tăng hormon tuyến giáp tăng làm cho enzym ATPase của bom Na -
K-ATPase được hoạt hoá  làm tăng vận chuyển Na và K qua màng tế bào của một số mô. 
Quá trình này cần sử dụng nhiều năng lượng và tăng sinh nhiệt. hormon tuyến giáp tăng
làm tăng hoạt động chuyển hoá hầu hết các mô trong cơ thể, tăng tốc độ các phản ứng hoá học, tăng tiêu
thụ và thoái hoá thức ăn để cùng cấp năng lượng.
+ Nhịm tìm nhanh do bệnh nhân tăng hormon tuyến giáp gây tăng nhịp tim và tăng sức co bóp của tim,
+ Sút cân, tăng tập trung 11, thời gian phản xạ gân gót giảm do hormon tuyến giáp tăng cao
+ C ơ thể, tăng tốc độ các phản ứng hoá học, tăng tiêu thụ và thoái hoá thức ăn để cùng cấp năng lượng.
+ Nhịm tìm nhanh do bệnh nhân tăng hormon tuyến giáp gây tăng nhịp tim và tăng sức co bóp của tim
Câu 28: Trình bày nguồn gốc, bản chất hóa học, tác dụng của testosterol
 Nguồn gốc: do tế bào Leydig ở khoảng kể tinh hoàn bài tiết, một phần nhỏ do lớp bó và lớp lưới
tuyển vở thượng thận bài tiết,
 Bản chất: hợp chất steroid 19 C được tổng hợp từ cholesteron hoặc Acetyl CoA  Tác dụng lên xương -
Tăng tổng hợp khung protein của xương. -
Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh của xương -
Phát triển và cốt hóa sụn liên hợp đầu xương dài . Làm dày xương -
Đối với xương chậu : làm hẹp đường kính, tăng chiều dài khung chậu => khung chậu nam có
hình ống khác với khung chậu mở rộng của nữ, làm tăng sức mạnh khung chậu -
Do tác dụng tăng kích thước và sức mạnh của xương nên testosteron được dùng điều trị loãng
xương ở người đàn ông lớn tuổi - Điều hòa bài tiết
+ Thời kì thai : testosteron được bài tiết dưới tác dụng kích thích của hCG của rau thai
+ Thời trưởng thành: testosteron được bài tiết dưới tác dụng của LH của tuyến yên Tác dụng 
lên chuyển hóa protein và cơ 1 đặc tính nam quan trọng là khối cơ phát triển mạnh sau dậy thì, 
Dưới tác dụng của testosteron, khối cơ có thể tăng hơn 50% so với nữ giới . Ngoài cơ, vị
trí khác của cơ thể cũng có hiện tượng tăng lượng protein làm dày da, phì đại niêm mạc thanh quản, phì
đại dây thanh âm làm giọng trầm hơn. -
Tất cả những hiện tượng này đều liên quan đến tác dụng đồng hóa protein của testosteron 1 số
VĐV sử dụng trong thể thao (doping), sử dụng cho người già (cải lão hoàn đồng) để làm tăng sức mạnh cho cơ -
Tác dụng lên chuyển hóa cơ sở -
Với lượng testosteron bài tiết hàng ngày ở tuổi thanh thiếu niên => chuyển hóa cơ sở tăng 5-10%
so với ko có tác dụng của testosteron
Câu 29: Trình bày nguồn gốc, bản chất hóa học, tác dụng của estrogen  Nguồn gốc : -
Khi ko có thai chủ yếu bài tiết ở buồng trứng và 1 lượng nhỏ do tuyến vỏ thượng thận. -
Khi có thai, rau thai bài tiết 1 lượng lớn estrogen -
Ở buồng trứng, nửa đầu do tế bào hạt của lớp áo trong bài tiết, nửa sau hoàng thể bài tiết
 Bản chất: là hợp chất steroid 19 C tổng hợp từ cholesterol hoặc Acetyl – CoA -
Có 3 loại estrogen : B- estradiol, estron, estriol trong đó chủ yếu là - estradiol ẞ
 nó tác dụng mạnh gấp 12 lần estron và 80 lần estriol.  Tác dụng :
- Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát kể từ dậy thì gồm:phát triển các cơ quan
sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng trong . dáng mềm, vai hẹp, hông nở - Tác dụng lên tử cung:
+ Tăng kích thước tử cung lúc dậy thì và khi có thai
+ Kích thích phân chia lớp nền-lớp tái tạo => tạo ra lớp chức năng trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt.
+ Tăng tạo mạch máu mới ở lớp chức năng và làm các mạch máu này trở thành các động mạch
xoắn cấp máu để cấp máu và tăng lưu lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng
+ Kích thích phát triển tuyến niêm mạc, tăng tạo glycogen trong tuyến nhưng ko bài tiết -Tăng
khối lượng tử cung, tăng lượng actin và myosin trong cơ, đặc biệt trong thai kỳ
+ Tăng co bóp tử cung, tăng tính nhậy cảm của cơ tử cung với oxytocin -
Tác dụng lên cổ tử cung:
+ Làm các tế bào biểu mô niêm mạc cổ tử cung tiết 1 lớp dịch nhầy, loãng mỏng, có thể kéo
thành sợi dài khi đặt vào lam kính và soi có hình ảnh “ dương xỉ do sự tinh thể hóa -
Tác dụng lên vòi tử cung:
+ Tăng sinh mô tuyến của niêm mạc vòi tử cung, tăng sinh các tế bào biểu mô lông rung, tăng
hoạt động của các tế bào biểu mô lông rung theo 1 chiều hướng về tử cung => nhằm giúp trứng đã thụ
tinh di chuyển về tử cung - Tác dụng lên âm đạo :
+ Làm biểu mô âm đạo từ dạng khối => dạng tầng - cấu trúc vững chắc hơn nên tăng khả năng
chống đỡ với chấn thương, nhiễm khuẩn
+ Kích thích tuyến của âm đạo bài tiết dịch có pH acid
Câu 30 :Trình bày nguồn gốc, bản chất hoá học, tác dụng của progesteron. Sự tăng và giảm nồng
độ progesteron có t/d như thế nào đối với niêm mạc tử cung
 Nguồn gốc:
- Phụ nữ không có thai thì progesteron bài tiết chủ yếu ở hoàng thể trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.
+ Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt nang noãn và vỏ thượng thận bài tiết 1 lượng ít.
- Khi có thai rau thai bài tiết một lượng lớn progesteron
 Bản chất : hợp chất steroid và được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol hoặc cũng có thể từ acetyl – CoA.  Tác dụng: o
TÁC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON TRÊN TỬ CUNG : -
Kích thích niêm mạc tử cung phát triển trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt. Lớp niêm mạc chức
năng được biến đổi trở thành cấu trúc có khả năng bài tiết. -
Kích thích các tuyến của niêm mạc tử cung dài ra, cuộn lại, cong queo, bài tiết niêm dịch và glycogen. -
Kích thích các mạch máu trên niêm mạc phát triển. -
Những tác dụng của hormon Progesteron này nhằm chuẩn bị cho niêm mạc tử cung đủ điều kiện
để tiếp nhận trúng đã thụ tinh đến đó có thể vùi vào niêm mạc tử cung (làm tổ). o
TÁC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON LÊN CỔ TỬ CUNG -
Hormon Progesteron kích thích các tế bào tuyến niêm mạc tử cung bài tiết một lớp dịch nhầy,
quánh. Tính chất quánh đặc của dịch tử cung cùng với sự vắng mặt của hình ảnh « dương xỉ » là những
bằng chứng cho biết hiện tượng phóng noãn và giai đoạn hoàng thể đã xảy ra. o
TÁC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON LÊN ÔNG DẪN TRỨNG -
Tăng tiết dịch ở niêm mạc ống dẫn trứng để cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng đã thụ tinh thực
hiện quá trình phân chia khi đang di chuyển vào buồng tử cung. o
TÁC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON LÊN TUYẾN VÚ
- Làm phát triển thùy và các nang tuyến. Kích thích các tế bào tuyến vú tăng sinh, to lên và có khả năng bài tiết. o
TÁC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON TRÊN CHUYỂN HÓA -
Tăng thoái hóa protein. Tác dụng này không rõ ràng ở trường hợp bình thường. Nhưng
rất quan trọng ở những phụ nữ có thai để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. -
Nồng độ hormon Progesteron cao gây tăng tái hấp thu Natri ở ống lượn xa. o
TAC DỤNG CỦA HORMON PROGESTERON TRÊN THÂN NHIỆT -
Hormon Progesteron làm tăng thân nhiệt của cơ thể. Do vậy, ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, thân
nhiệt thường cao hơn nửa đầu chu kỳ khoảng 0,3-0,5°C. -
Progesteron trong máu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ vì ở phụ nữ không có thai thì
progesteron được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
+ Còn nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt nang noãn và vỏ thượng thận chỉ bài tiết một lượng ít
progesteron. Vì thế progesteron trong máu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. -
Progesteron tăng thì làm dày niêm mạc tử cung. -
Progesteron giảm làm mỏng niêm mạc tử cung.