Đề cương ôn tập - Lý Luận Nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương ôn tập - Lý Luận Nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU HỎI ÔN THI HỌC PHẦN
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Áp dụng với hệ luật học chuẩn, 4 tín chỉ, hình thức thi viết, năm 2022
Câu 1. Mô hình tổ chức chính quyền thời Lê – Trịnh ở Đàng ngoài.
Câu 2. Mô hình tổ chức chính quyền thời Nguyễn.
Câu 3. Những đặc điểm cơ bản của Bộ Hoàng Việt Luật Lệ (Luật Gia
Long): tính chất, phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật pháp lý, đặc điểm về các chế
định dân sự, hôn nhân và gia đình, tội phạm, hình phạt.
Câu 4. Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ Pháp thuộc.
Câu 5. Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp đến pháp luật Việt nam thời kỳ Pháp thuộc.
Câu 6. Hiến pháp năm 1946: tính chất, phạm vi điều chỉnh, giá trị kế thừa
Câu 7. Tổ chức quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 TRẢ LỜI Câu 23:
Tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài thời vua Lê, chúa Trịnh là một bộ máy
đặc biệt chưa từng có trong lịch sử phong kiến: vừa có triều đình vừa có phủ
chúa, vua Lê chỉ đứng đầu trên danh nghĩa chứ không có thực quyền mà trên
thực tế quyền hành thuộc về phủ chúa. Mô hình này còn được gọi là “mô
hình chính quyền lưỡng đầu”, vì có 2 ngườ cùng đứng đầu nhà nước mà bản
chất thực quyền là nằm trong tay một người là chúa Trịnh. * Chính quyền trung ương:
1. Về địa vị pháp lí của vua và chúa:
Bắt đầu từ năm 1600 trở đi, vua phong vương cho chúa. Vương ở đây không
phải là vua, nó chỉ là một tước vị cao nhất vì trên danh nghĩa, chỉ có Hoàng
đế mới được coi là vị vua độc tôn duy nhất và có niên hiệu, trong khi đó
vương chỉ là bề tôi của nhà vua. Về hình thức cũng có sự phân biệt: vật
tượng trưng cho uy quyền của vua là bảo ấn, bảo kiếm còn vật tượng trưng
cho quyền hành của chúa Trịnh là chén ngọc và búa vàng được vua ban, về y
phục thì y phục của vua màu vàng, của chúa là màu tía.
Sau này trong tất cả các bài chiếu lên ngôi của vua Lê đều có một kết luận:
nhà vua kế thừa sự nghiệp của tổ tông, lên ngôi báu để gìn giữ tông miếu xã
tắc, phát huy đức độ, thừa hưởng và bảo tồn uy phúc của tổ tiên. Còn việc trị
quốc an dân, nhà vua hoàn toàn nhờ cậy Trịnh Vương. 2. Về lập pháp
Không chỉ có vua Lê mà cả chúa Trịnh cũng có quyền lập pháp. Nhà vua chỉ
ban hành những văn bản có tính chất định khung, qui định những nguyên tắc
chung, dưới hình thức dụ hay sắc dụ (nếu về vấn đề quan trọng) hoặc chỉ,
chiếu. Chúa được ban hành Lệnh, lệ, dụ (nếu có tính chất ngăn cấm, khuyên
bảo), chỉ hoặc chỉ truyền (về thể lệ, qui tắc hoạt động của các cơ quan nhà
nước). Như vậy xét về tính chất văn bản pháp luật thời kì này cho ta thấy
giữa chúng không có sự xung đột hay chồng chéo, sự phân định thẩm quyền
đã tương đối rõ ràng, sự qui định như vậy cũng cho thấy rất rõ tính chất đế
quyền của nhà vua, và tính chất thực quyền của chúa, hay nói cách khác nhà
Lê trị vì và Chúa Nguyễn cai trị. 3. Về hành pháp
Ở trung ương, cơ quan hành chính cao nhất là Ngũ phủ (do các chức thự phủ
và thự phủ sự họp lại) và phủ liêu gọi tắt là phủ chúa. chia làm ba Phủ chúa
phiên, trông coi mọi việc quân sự, thu thuế trong kinh và ở các trấn; về sau
lại đổi thành 6 phiên, nắm quyền chi phối mọi mặt hoạt động của nhà nước quân chủ.
Trong khi đó, triều đình vua Lê vẫn giữ nguyên hệ thống quan lại cũ, với các
chức tam thái, tam thiếu và các thượng thư của 6 Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh,
Hình, Công). Bên cạnh các Bộ, có ngự sử đài do các ngự sử phụ trách. Ngự
sử đài có nhiệm vụ giám sát và thanh tra quan lại các cấp để tâu phủ chúa,
quyết định việc thăng thưởng, đề bạt, kỷ luật, đồng thời ngự sử đài là cơ
quan cao nhất xét xử các án kiện về tư pháp. Vào năm 1718, khi Trịnh
Cương thiết lập ở phủ chúa các cơ quan tối cao tồn tại song song với các bộ
gọi là phiên (6 phiên là: Lại, Bộ, Lễ, Binh, Hình, Công), các phiên nắm toàn
bộ quyền hành, lục bộ chỉ là hư danh. Mỗi phiên có một tri phiên và một phó
tri phiên. Về quan võ, có các chức quan đứng đầu 5 phủ, tức 5 cơ quan cai
quản ở kinh thành (các quân trung, Đông, Tây, Nam, Bắc) gồm có Chưởng
phủ sự, Quyền phủ sự, Thự phủ sự. Các chức này cùng với tham tụng, bồi
tụng (còn gọi là quan phủ liêu) hợp thành ngũ phủ, ngũ liêu có quyền hành
cao nhất do chúa Trịnh điều khiển. 4. Về tư pháp
Ngự sử đài là cơ quan xét xử phúc thẩm. Nếu đương sự vẫn còn chống án,
thấy oan ức thì có quyền đề nghị Phủ chúa xét xử lại. Như vậy ngay cả lĩnh
vực tư pháp cũng cho thấy tính chất thực quyền ở Phủ chúa, Phủ chúa sẽ là
cơ quan có quyền xét xử cao nhất, giá trị xét xử Phủ chúa là giá trị chung thẩm.
Về quân sự, Chúa Trịnh thực sự là người tổng chỉ huy quân đội nắm toàn
quyền về điều động tướng lĩnh, ấn định chính sách quốc phòng. Vua Lê chỉ
đóng vai trò chủ toạ nghi lễ cho thêm phần trang trọng để động viên tinh
thần quân sĩ, chứ thực sự quyền hành chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Chúa
Trịnh là người đứng đầu quân đội trong cả nước, có quyền tuyển dụng, bổ
nhiệm các tướng lĩnh, điều động quân đội, giữ gìn an ninh trật tự trong nước.
Về tôn giáo, trong lĩnh vực này nhà vua vẫn là người đứng đầu bách thần
trong cả nước, có toàn quyền phong sắc cho thần thánh, có quyền làm chủ lễ
tế Nam Giao. Nhưng sau khi một vị thần được phong sắc và cho phép một
xã nào đó được thờ phụng thì Phủ Chúa có quyền ban lệnh dụ cấp phát tiền
cho xã đó và ra lệnh cho các quan địa phương kiểm soát việc thờ phụng theo
đúng qui tắc của triều đình. Xét dưới góc độ tâm linh, có thể thấy đây vẫn là
một lĩnh vực rất nhạy cảm, trong xã hội bấy giờ uy thế của nhà Lê trước
nhân dân còn rất lớn, do vậy Chúa Trịnh đã không can thiệp nhiều vào vai
trò của nhà vua trong lĩnh vực này.
5. Về tài chính , thuế khoá, ngoại giao
Trong cơ cấu của Lục phiên có Hộ Phiên là cơ quan được ra đời để trông
coi việc thu thuế trong cả nước và việc chi tiêu của Phủ Liêu. Từ năm 1718,
lúc này Phủ Liêu mới có được quyền ấn định mọi chi tiêu và chính sách tài
chính quốc gia, trước đó tiền thu thuế phải nộp về cho Bộ Hộ và chịu sự
kiểm soát của triều đình. Như vậy cho thấy, Chúa Trịnh từ năm 1718 đã nắm
trọn quyền về tài chính, thuế khoá.
Như vậy, song song tồn tại bên cạnh triều đình của Vua lê là phủ chúa Trịnh.
Nhà vua chỉ được hưởng các nghi thức đế vương khi thiết triều, ngoài ra
không có quyền hành gì khác.
Đất nước được điều hành bởi bộ máy quân sự, mệnh lệnh của vua chỉ là hình
thức, vua không có của cải…Hạn chế lớn nhất của mô hình này là phải dựa
vào quân đội, vì vậy sụp đổ vì không có cơ sở kinh tế, xã hội để duy trì. 6. Liên hệ, so sánh
Tổ chức chính quyền thời Vua Lê – Chúa Trịnh có nhiều yếu tố tương đồng
với Chính quyền Mạc Phủ ở Nhật Bản (Thế kỉ XII đến thế kỉ XIX). Sở dĩ gọi
là chính quyền Mạc Phủ vì Mạc Phủ là Tổng hành dinh của Tướng quân, ban
đầu được dùng để chỉ bộ máy chính quyền của Tướng quân. Dòng họ
Minamôtô đã thành lập chính quyền riêng ở miền Đông Nhật Bản sau này
năm 1192, Yôrimôtô người đứng đầu chính quyền này được Thiên Hoàng
phong danh hiệu Tướng quân. Thực quyền nhà nước thời kỳ này nằm trong tay Tướng quân.
Tuy nhiên nói đến nhà nước Nhật Bản thì bên cạnh những điểm tương đồng
với các nhà nước Phương Đông lại có cả những yếu tố giống các nước
Phương Tây mà các nhà nước Phương Đông khác không có đó là có sự tồn
tại của các lãnh chúa và tình trạng phân quyền cát cứ. Tình trạng này tồn tại
khi quyền lực của Thiên Hoàng bị một số dòng họ lớn thâu tóm, dần hình
thành trạng thái phân quyền cát cứ của các lãnh chúa địa phương, tồn tại
song song với chính quyền trung ương.
1. Cơ chế hai chính quyền cùng song song tồn tại ở Việt Nam và Nhật Bản
tuy cùng xuất hiện trong thời kì chế độ phong kiến nhưng chúng hoàn toàn
khác biệt nhau về mặt thời gian và quá trình tồn tại. Điều kiện kinh tế, xã hội
dẫn đến sự thiết lập của hai thiết chế đó cũng không tương tự như nhau giữa
một bên là sản phẩm của một thời kì lịch sử tao loạn với một bên là đại diện
cho một đẳng cấp mới, một thế lực phong kiến mới đang lên, tiêu biểu cho
sự phát triển của xã hội.
2. Trên thực tế, thể chế vua Lê – chúa Trịnh và Thiên hoàng – Mạc phủ là
một chế độ cộng trị hay đồng trị. Cả hai phía có quyền lực và quyền lợi đan
xen nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, sự can thiệp của hoàng triều vào
những vấn đề chính trị của đất nước ở Việt Nam tỏ ra thường xuyên và
mạnh mẽ hơn so với Nhật Bản. Nhưng cũng vì thế mà quyền lực của thiết
chế Lê – Trịnh cũng như những chính sách mà chúng ban hành có nhiều
biểu hiện bị chồng chéo, dễ dẫn đến mâu thuẫn và mâu thuẫn kéo dài. Sự
tăng trưởng về hình thức các tổ chức quản lí trong cùng một thể chế thường
là sự biểu hiện tính phát triển hoàn chỉnh của cơ chế chính trị đó nhưng cũng
có thể chỉ là bằng chứng về tình trạng suy thoái, bất lực của thể chế đó mà thôi.
3. Xét về mối quan hệ giữa hai thế lực phong kiến thì cả ở Việt Nam và Nhật
Bản đó là hai cực trong một thực thể xã hội thống nhất. Hai cực đó không
trở nên quá đối lập để phát triển thành một dạng thức kiểu như chế độ phong
kiến phân quyền. Nhưng trong quá trình phát triển, bản chất của mối quan hệ
đó cũng từng bước bị biến đổi do tác động của những nguyên nhân nội sinh
và ngoại sinh. Ở Việt Nam, thể chế đó đã bị phủ nhận bằng một thiết chế
phong kiến tập quyền cao hơn, còn đối với Nhật Bản chính là sự thay thế căn
bản của một hình thái kinh tế – xã hội mới. Câu 24:
* Tổ chức chính quyền trung ương
Đứng đầu là vua (Hoàng đế) nắm mọi quyền hành trong tay, dưới vua là Lục
bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) do Thượng thư đứng đầu, có các Tham tri, thị lang giúp việc.
Dưới các Bộ có Lục Khoa (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) do Cấp sự trung
đứng đầu và Lục Tự (Thái thường, Đại lý, Quang lộc, Hồng lô, Thái bộc,
Thượng bảo) do Tự khanh đứng đầu chuyên trách từng việc, chịu trách
nhiệm trước vua. Khoa có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm soát công việc của
các Bộ và các cơ quan nhà nước khác ở trung ương. Ngoài các Bộ, Khoa, Tự
còn có các cơ quan chuyên môn gọi là Viện, Giám, Ty, Phủ. (Gồm có: Hàn
lâm viện coi việc biên soạn, thảo văn từ, sắc, mệnh của vua, thảo luận kinh
điển. Quốc tử giám: coi việc dạy kinh sách, đào tạo nhân tài… Khâm thiên
giám trông coi việc quan sát tinh tú, khí tượng, làm lịch. Thái y viện nghiên
cứu việc trị bệnh tật, thuốc thang chủ yếu để phục vụ nhà vua và hoàng
tộc…). Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên trách như Viện cơ mật, Tôn
nhân phủ, Quốc sử quán, Thái sư viện.
Vua Nguyễn có quyền quyết định tối hậu về mọi việc đối nội, đối ngoại.
Nhằm tập trung quyền hành, nhà vua không đặt Tể tướng để dễ thoán đoạt
ngôi vua, hoặc lạm quyền.
Đối với những việc thuộc thẩm quyền, các Bộ được tùy lệ chiếu biện. Khi
gặp những việc trọng đại tâu Vua để xin chỉ thị hoặc soạn thảo trước lời dụ
trình lên Vua để xin ban hành.
Các cơ quan khác như TỰ, VIỆN, PHỦ, GIÁM, TY là những cơ quan thuần
túy có tính chất chấp hành.
Hoạt động của Triều đình gồm có Phiên triều và Hội đồng đình thần.
Phiên triều thì gồm có Phiên đại triều và Phiên thường triều. Phiên đại triều
họp trong những trường hợp long trọng đặc biệt.
Hội đồng Đình thần gồm có hai định chế là Công đồng và Đình Nghị. Thời
vua Gia Long là hình thức Công Đồng. Thời Minh Mạng gọi là Đình Nghị.
+ Công đồng: Thực chất đây là cơ quan hành pháp đồng thời là cơ quan tư
pháp cao nhất nước ta thời bấy giờ. Đây là cơ quan nắm quyền giải quyết
hầu hết mọi việc trong nước, có quyền phúc thẩm tất cả các bản án do các
nha môn địa phương tuyên xử. Sở dĩ đây là cơ quan hành pháp và tư pháp
cao nhất thời kỳ đó vì đây là cơ quan duy nhất được nhà Vua trao cho quyền
nhân danh Hoàng đế để tự hành sự, sau khi Hội đồng đã quyết định vấn đề
gì ĐƯỢC PHÉP ĐEM QUYẾT ĐỊNH ĐÓ THI HÀNH NGAY KHÔNG
CẦN TRÌNH HOÀNG ĐẾ DUYỆT Y.
+ Đình nghị: Những việc nước quan trọng đều được giao cho Hội đồng đình
thần thảo luận và quyết nghị, nhưng quyền quyết định tối hậu vẫn thuộc về
Hoàng Đế. Lúc họp nếu ai có ý kiến giống nhau đều kí tên vào bên nghị
sách, ai có ý kiến phản đối phải nêu rõ lý do đó trong một nghị án riêng.
3. Đặc trưng tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn:
Thứ nhất, nhà vua không chia sẻ quyền lực với bất cứ thế lực nào: nhà vua
lập ra tứ bất (không lập Tể tướng; không lập Hoàng hậu; không lấy Trạng
nguyên; không phong vương trừ những người trong hoàng tộc).
Thứ hai, đây là thời kỳ lãnh thổ rất rộng lớn, nhà Nguyễn đã chọn Huế là
kinh sư (trung tâm), xây dựng mô hình quản lý theo hướng tản quyền; đề cao
Nho giáo, coi đó là hệ tư tưởng hữu hiệu nhất; đặt ra nhiều định chế điều tiết
quyền lực tiến bộ như: định chế cộng đồng: (một tháng có 4 ngày cho họp
các quan từ tứ phẩm trở lên để góp ý về ý kiến của vua mà không bị trừng
phạt) và chế độ đình nghị (các quan từ lục phẩm trở lên góp ý trực tiếp).
Thứ ba, pháp luật thời kỳ này được xây dựng và thi hành nhằm tập trung
quyền lực vào tay Hoàng đế. Bộ luật Gia Long (hay còn gọi là Bộ hoàng việt
luật lệ) là một Bộ luật bảo vệ tối đa việc tập trung quyền lực của nhà
Nguyễn. Bộ luật Gia Long mặc dù ra đời sau nhiều bộ luật thành văn khác
trong lịch sử nhưng thực chất lại là bộ luật mô phỏng luật nhà Thanh (phản
ánh ý nguyện chủ quan). Rất nhiều những quy định tiến bộ của Bộ luật Hồng
Đức phản ánh đặc trưng văn hoá dân tộc đã không được kế thừa và phát huy
trong Bộ luật này. Chính vì là một Bộ luật phần lớn phải sao chép từ luật nhà
Thanh, do vậy, nó không phải là Bộ luật được nhiều nhà sử học hay luật học đánh giá cao.
4. Liên hệ tình hình thế giới:
Thời kỳ này ở Tây Âu đã có những cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật vĩ
đại. Từ những thế kỷ trước nhiều quốc gia đã tiến hành thành công cuộc
cách mạng tư sản, thực chất phương thức sản xuất của các quốc gia này đã
vượt xa những quốc gia phương Đông nói chung, trong đó có Việt Nam.
Ở châu Á, duy nhất có Nhật Bản kịp tiến hành các cuộc cải cách, học hỏi mô
hình của các nước phương Tây để canh tân đất nước nên đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Sự kháng cụ yếu ớt của nhà Nguyễn một mặt là do cách
quản lý không được lòng dân, mặt khác nó cũng phản ánh sự thất bại của
một phương thức sản xuất phong kiến và lối tư duy quản lý đã quá lạc hậu so
với các nước Tây Âu thời bấy giờ. Câu 25: - Tính chất:
- Phạm vi điều chỉnh: Mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội - Kỹ thuật pháp lý:
- Đặc điểm về các chế định dân sự:
Trong Bộ luật Hồng Đức thì các quan hệ về dân sự được Bộ luật này đề cập
đến nhiều nhất là các lĩnh vực về quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và vấn
đề về thừa kế ruộng đất.
- Đối với quan hệ sở hữu và hợp đồng: Bộ luật Hồng Đức quy định về hai
chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: Sở hữu nhà nước
(ruộng công) và sở hữu tư nhân (ruộng tư). Trong Bộ luật Hồng Đức, do
trong thời kỳ này đã có chế độ lộc điền - công điền tương đối toàn diện về
vấn đề ruộng đất công nên trong Bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về
ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi
phạm chế độ sử dụng đất công, ví dụ như:
+ Không được bán ruộng đất công (Điều 342);
+ Không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (Điều 343);
+ Không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (Điều 344);
+ Không được bỏ hoang ruộng đất công (Điều 350);
+ Cấm biến ruộng đất công thành ruộng đất tư (Điều 353); +.......
- Đối với các quan hệ thừa kế: Trong lĩnh vực thừa kế Bộ luật Hồng Đức có
các quy định khá gần gũi với các quy định của pháp luật về thừa kế hiện đại.
Cụ thể khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm
bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình và dòng họ. Ngoài ra Bộ luật
Hồng Đức cũng có các quy định về quan hệ thừa kế theo di chúc và thừa kế
không có di chúc. Điều đáng chú ý là Bộ luật Hồng Đức đã có các quy định
cho phép người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai là
một điểm tiến bộ so với các quy định của các bộ luật khác trong thời kỳ
phong kiến khác. Đây cũng được gọi là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.
- Về hôn nhân và gia đình: - Về tội phạm:
+ Khái niệm tội phạm: Trong BLHĐ không có điều luật quy định khái niệm
tội phạm nhưng qua các điều luật cụ thể có thể khái quát quan niệm của các
nhà làm luật phong kiến thiên về dấu hiệu hình thức. Một trong những dấu
hiệu hình thức đó là “được quy định trong luật”. Việc thừa nhận dấu hiệu
này khẳng định sự hiện diện của nguyên tắc “không có luật thì không có tội”
– biểu hiện của nguyên tắc pháp chế trong BLHĐ.
+ BLHĐ phân loại tội phạm theo ba cách dựa vào ba tiêu chí các loại hình
phạt, tính chất nghiêm trọng của tội phạm và lỗi của chủ thể. Tuy nhiên,
cách phân loại tội phạm dựa theo tiêu chí các loại hình phạt là cách phân loại
chủ yếu. Theo đó, tội phạm trong BLHĐ được chia thành năm loại tội tương
ứng với năm loại hình phạt là xuy, trượng, đồ, lưu và tử. - Về hình phạt: Câu 26: Câu 27:
- Ảnh hưởng về tư tưởng pháp luật: Nhiều tư tưởng mới thời khai sáng Pháp
du nhập vào Việt Nam, nhiều định chế dân chủ tư sản, nhiều lĩnh vực luật
mới du nhập vào Việt Nam
- Ảnh hưởng về tổ chức quyền lực: Lần đầu tiên có sự tách bạch giữa Tư
pháp và Hành chính. Thiết chế Toà án độc lập ra đời
- Ảnh hưởng về đào tạo pháp luật: 16/05/1906, thành lập Đại học Đông
Dương, có đào tạo về luật. Nhiều luật sư, luật gia giỏi được đào tạo từ Pháp. Câu 28: - Tính chất: - Phạm vi điều chỉnh:
- Giá trị kế thừa: nguyên tắc chủ quyền lập hiến thuộc về nhân dân; phân
công quyền lực mạch lạc giữa ba cơ quan Nghị viện nhân dân, Chính phủ,
và Tòa án; những hình thức kiểm soát quyền lực như chế độ bất tín nhiệm
Nội các, chế độ phủ quyết tương đối các luật của ngành lập pháp; chế độ tư
pháp độc lập; các dân quyền cơ bản. Câu 29:
Các cơ quan đại diện, gồm có: Nghị viện nhân dân và Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh và cấp xã. Trong đó, Nghị viện nhân dân (nay được gọi là Quốc hội)
do nhân dân cả nước bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Hội
đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân
địa phương bầu ra. Nghị viện nhân dân có nhiệm kỳ 3 năm, được bầu trên cơ
sở 5 vạn dân thì bầu một nghị viên.
Các cơ quan chấp hành gồm có Chính phủ và Uỷ ban hành chính ở các cấp.
Trong đó, Chính phủ do Nghị viện nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nghị viện nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta.
Chính phủ gồm có Chủ tịch nước đứng đầu Chính phủ, phó chủ tịch nước và
nội các. Uỷ ban hành chính ở địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp
bầu ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân cùng cấp và uỷ ban hành
chính cấp trên. Ngoài ra, còn có Uỷ ban hành chính bộ, do Hội đồng nhân
dân các tỉnh trong bộ bầu ra, Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng nhân
dân các xã trong huyện bầu ra.
Các cơ quan tư pháp là các cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, gồm có Toà án tối cao, các toà án phúc thẩm, các toà đệ nhị cấp và toà sơ cấp.
Hiến pháp 1946 có những đặc điểm của chính thể cộng hòa lưỡng tính. Chủ
tịch nước không những là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước,
mà còn là trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính
phủ (Thủ tướng) phải do Nghị viện nhân dân (Quốc hội) thành lập và phải
chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Trong khi đó, nguyên thủ quốc gia, mặc
dù cũng do Nghị viện bầu ra, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm trước
Nghị viện. Ngoài việc thể hiện mối quan hệ tương đối độc lập giữa lập pháp
và hành pháp, Hiến pháp năm 1946 còn những đặc điểm khác rất đặc biệt
với các hiến pháp Việt Nam sau này (các cơ quan tư pháp chỉ gồm hệ thống
tòa án được tổ chức theo các cấp xét xử, mà không phải theo cấp đơn vị
hành chính như quy định về sau này; việc tổ chức chính quyền địa phương
có xu hướng phân biệt giữa thành phố, đô thị với các vùng nông thôn...).