-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập - Lý Luận Nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương ôn tập - Lý Luận Nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận NN và Pháp luật 23 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Đề cương ôn tập - Lý Luận Nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương ôn tập - Lý Luận Nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận NN và Pháp luật 23 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG LSNN&PL VIỆT NAM
Câu 12. Những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước, pháp luật của các
triều Ngô - Đinh - Tiền Lê, Lý - Trần - Hồ? Trả lời:
1. Các đặc trung cơ bản về tổ chức nhà nước: a) Triều đình nhà Ngô
Về triều đình Nhà Ngô, Đại Việt sử kí toàn thư chỉ viết: “ Mùa xuân vua
bắt đầu xưng vương, lập Dương Thi làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế
định triều nghi phẩm phục”. Trong Lịch triều hiến chương loại chí (Quan
chức chí), Phan Huy Chú viết: “ Tiền Ngô Vương dựng nước cũng đặt
quan chức nhưng đời cách xa, sách vở thiếu sót, không thể biết được” b. Triều đình Nhà Đinh
Đại Việt sử kí toàn thư ghi: Năm 968, “ Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là
Đại Cồ Việt, dời kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đo mới, đắp
thành, đào hào, xây dựng cung điện, đặt triều nghi”. Năm 971, “ bắt đầu
quy định cấp bậc văn võ tăng đạo, cho Nguyễn Bặc làm Định Quốc Công,
Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sỹ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Tăng
thống Ngô Châu Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma
Ni làm Tăng lục, đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng Chân
uy nghi”. Năm 975, “ mùa xuân, quy định áo mũ của các quan văn võ”.
Lịch triều hiến chương loại chí ghi: Đinh Tiên Hoàng, năm Thái Bình thứ
hai (971) bắt đầu định giai phẩm các quan văn võ, có các chức Đô hộ phủ
sỹ sư, Tướng quân, Nha hiệu, như Lưu Cơ làm Đô hội phủ sỹ sư, Lê
Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Giang Cự Vong làm Nha hiệu. Lại định
giai phẩm các tăng và các đạo sĩ, có các danh hiệu đại sư, tăng lục, đạo sĩ,
sùng chân uy nghi, như tăng thống Ngô Chân Lưu thì cho hiệu là Khuông
Việt đại sư, Trương Ma Ni làm tăng lục, đạo sĩ Đặng Huyền Quang thì
cho chức sùng chân uy nghi”. Theo chú giải của sử sách cổ, chức năng
của từng chức quan như sau:
+ Định quốc công: Viên quan đầu triều, tương đương như tể tướng sau này
+ Đô hộ phủ sỹ sư: Trông coi việc hình án (xét xử) ở phủ đô hộ, tức là
trong cả nước (Nhà Đinh dùng địa danh đô hộ phủ thời thuộc Đường)
+ Thập đạo tướng quân: Tướng chỉ huy mười đạo quân (quân đội cả
nước, tức tổng tư lệnh quân đội)
+ Nha hiệu: Cũng là một chức quan to ở trong triều nhưng không rõ phụ trách công việc gì.
+ Tăng thống: Chức quan phong cho vị sư được triều đình coi là người
đứng đầu phật giáo trong cả nước.
+ Tăng lục: Cũng là một chức quan trông coi phật giáo nhưng dưới chức
Tăng thống và cũng do cao tăng đảm nhận.
Ngoài ra lác đác trong sổ sách còn thấy nói đến một số chức quan khác
như: Chi hậu nội nhân (trông coi việc ở trong cung, tuần phòng nội phủ),
Đô úy (võ quan nhưng không rõ có chức năng gì),….
=> Tuy tổ chức bộ máy ở triều đình nhà Đinh chỉ được phản ánh sơ lược,
nhưng qua đó cũng cho thấy có hai ngạch quan văn và võ, đã có sự phân
công rõ ràng ở các lĩnh vực chính trị, quân sự, luật pháp, tôn giáo…được
hoàn thiện, phát triển hơn triều Ngô.
Sơ đồ chính quyền trung ương triều Đinh Vua
Hệ thống quan văn võ Hệ thống Tăng quan – Đạo quan
Đứng đầu triều…………+ Định quốc công + Tăng thống…………..Đứng đầu tăng lữ Phật giáo
Thống lĩnh quân đội…+ Thập đạo tướng quân + Sùng chân uy nghi…
Đứng đầu đạo sĩ Đạo giáo
Quản lý hình án……….+ Đô hộ phủ sỹ sư + Đại sư………………….Tăng
Võ quan………………..+ Đô úy + Tăng lục………………..Tăng
Coi việc trong cung…. + Chi hậu nội nhân + Đạo
sĩ…………………..Đạo
Võ quan………………..+ Nha hiệu c. Triều đình Tiền Lê
Đại Việt sử kí toàn thư cho biết năm 985, Đinh Tiên Hoàng lấy Từ Mục
làm tổng quản trị quân dân sự, ban cho tước hầu, Phạm Cự Lượng làm
thái úy”. Ngoài ra còn có một số chức quan khác. Năm 1006, vua Lê
Long Đĩnh “ đổi lại quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng
đạo theo đúng như nhà Tống”
Lịch triều hiến chương loại chí cũng viết: “ Lê Đại Hành, năm đầu, đặt
quan có các chức Thái sư, Thái úy, Tổng quản, Đô chỉ huy sứ, như Hồng
Kính người Trung Quốc làm Thái sư, Phạm Cự Lượng làm Thái úy, Từ
Mục làm Đại tổng quản trị quân dân, Đinh Thừa Chính làm Nha nội đô
chỉ huy sứ”. Đến năm thứ 13 (1006), Khai Minh Vương (Long Đĩnh)
cướp ngôi, “ sửa đổi quan chế văn võ, tăng đạo đều theo như nhà Tống cả”
Chức năng của từng chức quan cụ thể như sau:
+ Đại tổng quản trị quân dân sự: Tổng quản là tên chức quan nhà Đường,
chuyên trách về quân sự. Lê Đại Hành phỏng theo nhà Đường, đặt chức
quan này và cho kiêm giữ cả dân sự. Đại tổng quản trị quân dân sự là
viên quan đầu triều, tương đương với tể tướng sau này.
+ Thái sư: Tên chức quan đã có từ lâu ở Trung Quốc. Thái sư là quan
văn, thuộc loại quan đại thần trong triều, có chức năng cố vấn cao cấp cho vua.
+ Thái úy: Cũng là tên chức quan có ở Trung Quốc. Thái úy là quan võ, dưới chức Tổng quản.
+ Nha nội đô chỉ huy sứ: Cũng là võ quan nhưng không rõ chức năng cụ thể.
=> Như vậy, so với triều Đinh, triều Tiền Lê có thêm nhiều chức quan
mới và mô phỏng rõ nét hơn quan chế nhà Tống.
Sơ đồ chính quyền trung ương thời Tiền Lê
(Giống nhà Đinh) + Đại tổng quản + Thái sư + Thái úy
+ Nha nội đô chỉ huy sứ
* Trong triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, đồng thời với việc đặt quan chức, các
vị vua bắt đầu việc phong tước, mà trước hết là cho một số người trong
hoàng tộc (phổ biến là tước vương). Đinh Tiên Hoàng phong cho các con:
Đinh Liễn làm Nam Việt Vương, Đinh Toàn là Vệ Vương. 12 người con
của Lê Đại Hành đều được phong tước vương, như Long Thâu được
phong là Kinh thiên đại vương, Long Việt là Nam Phong vương, Long
Đĩnh là Khai minh vương….
* Ngoài hai yếu tố quan đặt chức, phong tước, yếu tố thứ ba của một triều
đình đế vương là trật tự lễ nghi, cũng bước đầu được định hình. Theo
những sử sách đã dẫn ở trên, các vị vua ngay khi mới lên ngôi, từ Ngô
Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, đều chế định triều nghi, phẩm phục, tuy
rằng sử sách không nghi cụ thể những lễ nghi đó.
=>> Triều đình Ngô, Đinh, Tiền Lê, tuy thiết chế còn đơn sơ và có mặt
mô phỏng quan chế của phương Bắc, nhưng sử thần Ngô Sĩ Liên đã nói: “
có thể thấy quy mô của bậc đế vương”.
2. Chính quyền địa phương a. Triều Ngô
Sử sách không ghi chép gì về việc phân chia đơn vị hành chính. Có lẽ do
Ngô Quyền ở ngôi quá ngắn (6 năm), và ngay khi ông mất thì hình thành
loạn 12 sứ quân, nên nhà Ngô chưa thể và chưa định đơn vị hành chính
trong nước, mà vẫn phải để nguyên các đơn vị hành chính có từ thời
Khúc Hạo: Lộ - phủ - châu – giáp – xã b. Triều Đinh
Theo Việt sử thông giám cương mục: năm 974, Đinh Tiên Hoàng “ chia
trong nước thành 10 đạo”. Các tư liệu khác không thấy nghi tới việc này.
Không có tư liệu nào cho biết tên các đạo và tổ chức chính quyền ở cấp
này, dưới cấp đạo là những cấp gì?
Nói về cấp đạo, Đại Việt sử kí toàn thư tuy không nói gì về cấp đạo ở
thời Đinh, nhưng lại có chép việc nhà Tiền Lê đổi 10 đạo làm lộ, phủ,
châu vào năm 1002. Như vậy là đã gián tiếp thừa nhận hiện tượng triều
Đinh chia nước làm 10 đạo. Tuy nhiên sử sách về thời kì này không hề
ghi một đạo nào, trong khi đó cấp châu vẫn được nhắc tới. Như vào cuối
thời Đinh, vụ chống đối của Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp được
chép gắn liền với châu Ái, hoặc việc viên quan ở châu Lạng tâu về triều
đình âm mưu xâm lược của nhà Tống. Thậm chí sang thời Tiền Lê sử
sách sau này vẫn ghi hiện tượng Tiến Lộc đi thu thuế ở hai châu: châu
Hoan và châu Ái năm 989, hiện tượng Ngô Nam Vương Long Đĩnh thụ phong đất châu phong…
Có thể giải thích hiện tượng trên như sau:
+ Hoặc là nhà Đinh đã dựa trên các châu cũ (có sự thêm, bớt, xé, nhập)
để đổi thành cấp đạo. Đơn vị đạo tồn tại có 28 năm, từ 974 đến 1002 đã
bị xóa bỏ nên các sử gia sau này chép việc vẫn quen dùng đơn vị châu
theo nếp cũ. Có 10 đạo mới có hiện tượng đổi đạo thành châu. Hơn nữa
gắn liền với 10 đạo hành chính còn có 10 đạo quân với chức Thập đạo
tướng quân của Lê Hoàn (thời Đinh)
+ Hoặc là, vùng gần kinh thành thì được chia thành cấp đạo, còn những
vùng xa xôi mà triều Đinh chưa trực tiếp với tới được thì vẫn phải để đơn vị châu như trước đây
Về tổ chức chính quyền ở cấp đạo sử sách cũng không nói tới. Có thể nhà
Đinh mô phỏng theo mô hình nhà Đường (đứng đầu mỗi đạo là Tiết độ
sứ). Hoặc có thể nhà Đinh cắt cử quan lại về cai trị cấp đạo hay có thể
dựa vào thế lực của hào trưởng địa phương. Theo tư liệu bi kí và thần
phả, Đinh Tiên Hoàng có phong chức tước Trấn quốc bộc xạ cho Lê
Lương ở châu Ái, Trấn Đông Tiết độ sứ cho Bùi Quang Dũng ở Thái Bình…
Dưới cấp đạo là cấp cơ sở. Các cấp phủ châu bị xóa bỏ. Về cấp cơ sở và
tổ chức quản lý của cấp này không được sử sách chép đến. Nhưng có lẽ
vẫn như thời Khúc – Ngô là cấp giáp (đứng đầu là quản giáp, phó tri
giáp) và dưới cấp giáp là cấp xã (đứng đầu là chánh lệnh trưởng và tá lệnh trưởng) c. Tiền Lê
Lê Đại Hành “đổi 10 đạo làm lộ, phủ, châu”. Sử sách không ghi gì về tổ
chức chính quyền ở cấp lộ, phủ, châu, có thể cũng như cấp đạo thời Đinh,
triều đình hoặc vẫn để cho các hào trưởng địa phương quản lý và phong
chức tước cho họ, hoặc cử người từ triều đình về trực trị. Có lẽ cấp cơ sở
vẫn là cấp giáp (có địa phương gọi là hương) và cấp xã như thời Ngô –
Đinh. Sử sách không ghi tới cấp hành chính cơ sở nhưng vẫn thấy có các
địa danh như Trà Hương, hương Phù Đái, Hương Diên Uẩn, xã Đường Lâm, xã Phù Lan…
=>>Nhìn chung các triều đại đều rất quan tâm tới cấp hành chính cơ sở,
vì các công xã nông thôn là cơ sở kinh tế - xã hội của Nhà nước. Thời
Ngô – Đinh – Tiền Lê, mặc dù đã thực sự tồn tại bộ máy quản lý nhà
nước các cấp, nhưng có thể khẳng định được rằng chính quyền trung
ương chưa với tay quản lý được tất cả các vùng của đất nước. Các vùng
Thượng du, các vùng hẻo lánh, một số vùng đồng bằng xa xôi nằm ngoài
phạm vi kiểm soát của triều đình và vẫn do các thủ lĩnh địa phương quản
lý theo truyền thống tự quản của tổ chức công xã nông thôn xa xưa.
Sơ đồ tổ chức đơn vị hành chính thế kỷ X (có so sánh với thời thuộc Đường)
Có thể mô phỏng tổ chức bộ máy Nhà nước thế kỷ X qua sơ đồ sau + Quản giáp + Thái úy
Tăng thống Sùng chân uy nghi
+ Đô hộ phủ sĩ sư + Thập đạo tướng quân Tăng lục Đạo sĩ + Học sĩ
+ Tả hữu điện tiền chỉ huy sứ Quốc sư