Đề cương ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Bộ 15 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm câu hỏi tự luận (có đáp án) giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Câu hỏi:
Câu 1: Khái niệm, đặc điểm, chức năng của nghiên cứu khoa học
Câu 2: Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu
Câu 3: Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu và thẩm định
vấn đề nghiên cứu
Câu 4: Khái niệm giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp suy luận
cơ bản để hình thành giả thuyết nghiên cứu
Câu 5: Yêu cầu cơ bản của quá trình kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu
Câu 6: Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu
Câu 7: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và các cấp độ
phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Câu 8: Quy trình thực hiện và yêu cầu của phương pháp nghiên cứu tài liệu
Câu 9: Trình bày các pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học
và nêu ví dụ minh họa
Câu 10: Trình bày các phương pháp nghiên cứu được phân loại theo logic biện chứng
Câu 11: Trình bày phương thức thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Câu 12: Phân tích những căn cứ để nhà khoa học lựa chọn một đề tài nghiên cứu
Câu 13: Nội dung cơ bản trong cơ sở lý thuyết của một đề tài nghiên cứu
Câu 14: Nêu tên một đề tài khoa học và xác định khách thể nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối
tượng khảo sát, phạm vi nghiên cứu và xác định kết cấu nội dung của đề tài ấy
Câu 15: Nêu một đề tài, luân chứng tính cấp thiết nghiên cứu, xác
định phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, phân tích điều lOMoAR cPSD| 36237285
kiện và nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu, thao tác hóa
khái niệm công cụ cho đề tài ấy Bài làm
Câu 1: Khái niệm, đặc điểm, chức năng của nghiên cứu khoa học
*Khái niêm: Nghiên cứu kha học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm
tìm tòi, khám phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới, ứng dụng vào các
quá trình xã hội để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần thỏa mãn nhu cầu của con người
*Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học: a. Tính mới:
- Tính mới là biểu hiện quan trọng nhất, là thuộc tính số một của lao động khoa
học. Nghiên cứu khoa học luôn hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo
những sự vật, những giải pháp quản lý và công nghệ mới.
- Biểu hiện: Trong nghiên cứu khoa học không chấp nhận sự lặp lại về phương
pháp, cách tiếp cận hay sản phẩm tạo ra
- Tính mới không mâu thuẫn mà bao hàm trong nó sự kế thừa những kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước b. Tính thông tin
- Sản phẩm nghiên cứu khoa học là những chi thức thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như bài báo khoa học, mẫu sản phẩm, mô hình sản xuất thí điểm,..song
đều đem đến cho người tiếp nhận những tin tức, thông báo và hiểu biết mới. -
Thông tin là nguồn nguyên liệu của hoạt động nghiên cứu. Thông qua quá trình
xử lý thông tin của tư duy để hình thành ti thức mới. Khi đưa vào hệ thống lưu
chuyển xã hội, tri thức ấy lại đóng vai trò là thông tin trong một quá trình nghiên
cứu tiếp theo. Do vậy, thông tin cũng là sản phẩm của nghiên cứu khoa học. c.
Tính mạnh dạn, mạo hiểm
- Hoạt động nghiên cứu khoa học đặt yêu cầu người nghiên cứu dám đảm nhận
những vấn đề nghiên cứu hết sức mới mẻ. Do vậy, dù cân nhắc đến tính hiệu quả,
sự thành công nhưng vẫn luôn phải chấp nhận sự rủi ro, khả năng thất bại trong
nghiên cứu. Thất bại trong nghiên cứu có thể do nhiều nguyên nhân với những
mức độ khác nhau, như: thiếu thông tin và thông tin thiếu tin cậy; năng lực hực
hiện nghiên cứu của nhà khoa học; mực độ đầy đủ và trình độ kỹ thuật của
phương tiện nghiên cứu; các tác nhân bât khả kháng
- Thất bại trong nghiên cứu cũng được xem là kết quả có ý nghĩa. Sự thất bạ ấy
cầnđược tổng kết, lưu trữ như một tài liệu khoa học, trở thành bài học kinh
nghiệm quý ía cho đồng nghiệp đi sau, tránh lãng phí nguồn lực nghiên cứu
- Sự mạnh dạn mạo hiểm còn thể hiện ở sự vượt lên trên lối mòn và rào cản về âm
ý, đề xuất những ý tưởn nghiên cứu, phương pháp tiếp cận mới.
- Hoạt động nghiên cứu mang tính mạnh dạn, mạo hiểm. Song đòi hỏi các nhà
khoa học phải biết cân nhắc, tìm ra những vấn đề mang tính bản chất, phương
pháp hiệu quả và hướng triển khai khả thi d. Tính phi kinh tế
- Trong nghiên cứu khoa học, lợi ích kinh tế trước mắt không được xem là mục
đích trực tiếp, động lực duy nhất
- Biểu hiện tính phi kinh tế trong nghiên cứu khoa học:
+ Trong một số trường hợp, lao động khoa học không thể định mức
Những thiết bị chuyên dụng ch nghiên cứu khoa học hầu như không thể khấu hao
bởi tần suấ sử dụng không ổn định. Tốc độ hao mòn vô hình luôn vượt trước xa so với hao mòn hữu hình.
+ Hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định. Hơn nữa
trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, hiệu quả kinh tế của công trình nghiên
cứu không dễ xác định ngay và rõ ràng e. Tính cá nhân
- Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, vai trò của tập thể luôn được khẳng định.
Song, trong nghiên cứu những sáng tạo mới, phát minh, sáng chế luôn gắn với vai
trò đột phá của cá nhận, các nhà khoa học đầu đàn
- Uy tín của nhà khoa học được xem xét thông qua tập hợp các tiêu chí, bao gồm:
số lượng và chất lượng công trình nghiên cứu hoàn thành, được công bố hay áp
dụng; số lượng, chất lượng và trình độ học vấn các học viên do nhà kha học đào tạo
- Môi trường tập thể nâng đỡ cho sự ra đời ý tưởng mới của cá nhân*Chức năng: a. Mô tả:
- Là trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật, cấu trúc, trạng thái,
sự vận động của sự vật
- Mục đích: đưa ra một hệ thống tri thức về sự vật, giúp cho con người một công
cụnhận dạng thế giới, phân biệt được sự khác biệt về bản chất giữa một sự vật
này với một sự vật khác. - Bao gồm:
+ Mô tả định tính (chỉ rõ các đặc trưng về chất) +
Mô tả định lượng (chỉ rõ các đặc trưng về lượng) b. Giải thích:
- Là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật.
- Mục đích: đưa ra những thông tin thuộc về thuộc tính bản chất của sự vật để có
thể nhận dạng không chỉ những biểu hiện bên ngoài mà còn cả những thuộc tính bên trong của sự vật. - Bao gồm: + Giải thích nguồn gốc + Giải thích quan hệ + Giải thích tác nhân
+ Giải thích mối liên hệ
+ Giải thích hậu quả + Giải
thích quy luật chung c.Tiên đoán dự báo lOMoAR cPSD| 36237285
- Là sự nhìn trước quá trình hình thành, sự tiêu vong, sự vận động và những biểu
hiện của sự vật trong tương lai. d. Sáng tạo
- Là sự làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại
Câu 2: Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu
*Khái niệm vấn đề nghiên cứu
- Vấn đề nghiên cứu là những mâu thuẫn nhà nghiên cứu phát hiện trong quá trình quan sát sự kiện
- Vấn đề nghiên cứu được phát hiện trong quá trình quan sát sự kiện. Người
nghiêncứu có thể thiết lập sự kiện để tiến hành quan sát bằng cách chọn những sự
kiện vốn tồn tại trong xã hội hoặc chủ động tạo ra sự kiện xã hội bằng con đường thực nghiệm.
*Phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu
a. Phát hiện những kẽ hở trong tài liệu khoa học
- Tài liệu khoa học là sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước. Song
thực tiễn vận động và biến đổi không ngừng> nó trở nên không phù hợp với hiện
thực. Khi những vấn đề của thực tiễn không thể giải quyết trong khuôn khổ các lý
thuyết hiện có – vấn đề nghiên cứu cần được xác định
b. Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học
- Khi tham dự các cuộc tranh luận khoa học, có những ý kiến trái chiều cùng bàn
về một vấn đề khoa học, người nghiên cứu có thể nhận dạng vấn đè khoa học cần
được giải quyết thấu đáo và sâu sắc hơn từ đó hình ý tưởng nghiên cứu c. Nhận
dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tiễn
- Những khó khan nảy sinh trong hoạt động sản xuất không thể sử dụng biện
pháp thông thường để đưa ra kết quả mong muốn. Thực tế ấy đã đặt ra yêu cầu
phải thay đổi nhận thức và hành động. Những vấn đề khoa học được phát hiện từ
nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp làm việc trong lĩnh vực công tác chuyên
môn. e. Sự phản ánh của quần chúng nhân dân
- Mục đích cao nhất của hoạt động nghiên cứu là hướng đến giải quyết các vấn
đề thực tiễn trong cuộc sống của con người và xã hộ. Những ý kiến, đánh giá trong
khi áp dụng các thành tựu nghiên cứu trước đây luôn gợi ý tốt nhất cho nhà khoa
học về vấn đề nghiên cứu.
d. Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường
- Tri thức được hình than trong quá trình phản ánh thực tiễn, trở thành quan niệm
thông thường, phổ biến. Song bên cạnh thừa nhận những quan niệm thông
thường, nhà khoa học cần có thái độ hoài nghi khoa học, không bằng lòng với
những tri thức đã có, biết lật lại vấn đề, đặt ra phương hướng giải quyết khác biệt,
đôi khi là trái ngược với những kiến giải và phương pháp đã được thừa nhận rộng
rãi. Khi ấy, tình huống mâu thuẫn nảy sinh ấy sẽ là điểm khởi đầu cho một hướng nghiên cứu mới mẻ.
- Trong khoa học thường xuất hiện 2 lớp vấn đề
+ Một, vấn đề về bản thân sự vật và quy luật vận động của nó
+ Hai, vấn đề về phương pháp tác động vào sự vật hiện tượng
Câu 3: Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu và thẩm định vấn đề nghiên cứu
1.Phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu
a. Phát hiện những kẽ hở trong tài liệu khoa học
- Tài liệu khoa học là sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước. Song
thực tiễn vận động và biến đổi không ngừng> nó trở nên không phù hợp với hiện
thực. Khi những vấn đề của thực tiễn không thể giải quyết trong khuôn khổ các lý
thuyết hiện có – vấn đề nghiên cứu cần được xác định
b. Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học
- Khi tham dự các cuộc tranh luận khoa học, có những ý kiến trái chiều cùng bàn
về một vấn đề khoa học, người nghiên cứu có thể nhận dạng vấn đè khoa học cần
được giải quyết thấu đáo và sâu sắc hơn từ đó hình ý tưởng nghiên cứu c. Nhận
dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tiễn
- Những khó khan nảy sinh trong hoạt động sản xuất không thể sử dụng biện
pháp thông thường để đưa ra kết quả mong muốn. Thực tế ấy đã đặt ra yêu cầu
phải thay đổi nhận thức và hành động. Những vấn đề khoa học được phát hiện từ
nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp làm việc trong lĩnh vực công tác chuyên
môn. e. Sự phản ánh của quần chúng nhân dân
- Mục đích cao nhất của hoạt động nghiên cứu là hướng đến giải quyết các vấn
đề thực tiễn trong cuộc sống của con người và xã hộ. Những ý kiến, đánh giá trong
khi áp dụng các thành tựu nghiên cứu trước đây luôn gợi ý tốt nhất cho nhà khoa
học về vấn đề nghiên cứu.
d. Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường
- Tri thức được hình than trong quá trình phản ánh thực tiễn, trở thành quan niệm
thông thường, phổ biến. Song bên cạnh thừa nhận những quan niệm thông
thường, nhà khoa học cần có thái độ hoài nghi khoa học, không bằng lòng với
những tri thức đã có, biết lật lại vấn đề, đặt ra phương hướng giải quyết khác biệt,
đôi khi là trái ngược với những kiến giải và phương pháp đã được thừa nhận rộng
rãi. Khi ấy, tình huống mâu thuẫn nảy sinh ấy sẽ là điểm khởi đầu cho một hướng nghiên cứu mới mẻ.
- Trong khoa học thường xuất hiện 2 lớp vấn đề
+ Một, vấn đề về bản thân sự vật và quy luật vận động của nó
+ Hai, vấn đề về phương pháp tác động vào sự vật hiện tượng
2.Thẩm định vấn đề nghiên cứu a. Khái niệm
Thẩm định vấn đề nghiên cứu là quá trình xem xét nhằm củng cố ý tưởng nghiên
cứu, loại bỏ hướng nghiên cứu không phù hợp để chuẩn bị xây dựng giả thuyết nghiên cứu
b. Các phương pháp thẩm định vấn đề nghiên cứu
- Thay đổi phương thức quan sát lOMoAR cPSD| 36237285
- Mở rộng phạm vi quan sát - Thu thập tài liệu
- Trao đổi với đông nghiệp
- Sau khi tiến hành thẩm định vấn đề nghiên cứu, có ba khả năng được ghi nhận:
+ Một là, vấn đề nghiên cứu được khẳng định, ý tưởng nghiên cứu được củng cố
+ Hai là, vấn đề nghiên cứu không tồn tại hoặc đã được giải quyết
+ Ba là, vấn đề nghiên cứu được xác định là “giả - vấn đề”
Câu 4: Khái niệm giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp suy luận cơ bản để
hình thành giả thuyết nghiên cứu
1.Khái niệm giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết khoa học là một kết luận giả định về bản chất, biện pháp tác động đến
một hiện tượng hay một quá trình xã hội đã được đặt ra trong vấn đề nghiên cứu -
Tiêu chí để xem xét giả thuyết khoa học:
+ Một là, giả thuyết phải được xây dựng trên cơ sở quan sát
+ Hai là, giả thuyết khoa học không được trái với lý thuyết đã được xác tính đúng đắn về mặt khoa học
+ Ba là, giả thuyết có thể kiểm chứng bằng lý thuyết hoặc thực nghiệm
2. Các phương pháp suy luận cơ bản để hình thành giả thuyết nghiên cứu - Có ba
hình thức suy luận để ình thành giả thuyết là: suy luận quy nạp, s+uy luận diễn
dịch và loại suy - Suy luận quy nạp:
+ Là hình thức suy luận trong đó kết luận là chi thức chung được khái quát từ
những chi thức ít chung hơn
+ Phương pháp xem xét tất cả các lớp đối tượng nghiên cứu rồi rút ra kết luận về
thuộc tính, tính chất chung của chúng là quy nạp hoàn toàn
+ Kết luận thu được bằng cách chỉ xét một số bộ phận của lớp đối tượng gọi là quy nạp không hoàn toàn - Suy luận diễn dịch
+ Khi có những khái quát về thuộc tính chung của một loại đối tượng người ta xây
dựng những kết luận (giả định) về các sự vật, hiện tượng mới trong cùng tập hợp
+ Diễn dịch trực tiếp là suy luận diễn dịch mà kết luận được rút ra từ một tiền đề.
Có thể thực hiện diễn dịch trực tiếp bằng phép chuyển hóa, phép đảo ngược hay phép đối lập vị từ.
+ Diễn dịch gián tiếp là suy luận diễn dịch mà kết luận được rút ra từ nhiều tiền đề.
Câu 5: Yêu cầu cơ bản của quá trình kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu -
Một giả thuyết đưa ra cần phải được kiểm chứng dựa trên những căn cứ khoa
học. Kết quả kiểm chứng là khẳng định hay phủ định giả thuyết. Quá trình này
gồm 3 bộ phận hợp thành * Luận đề
- Là những phán đoán do nhà nghiên cứu đưa ra và tính chân xác của nó cần được
chứng minh hoặc bác bỏ.
- Yêu cầu luận đề phải được trình bày rõ ràng, xác định và đơn nghĩa * Luận cứ
- Là những căn cứ, những bằng chứng được đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ
luận đề. Tính chân xác của luận cứ đã được công nhận và được sử dụng làm tiền đề
để chứng minh giả thuyết do nhà nghiên cứu đặt ra. Luận cứ có 2 loại:
+ Luận cứ lý thuyết: Là cơ sở lý thuyết khoa học, các luận điểm khoa học, các định
luật, định lý, quy luật mà tính đúng đắn của nó đã được các nhà khoa học xác nhận
+ Luận cứ thực tiễn: Là căn cứ thu được từ quan sát hoăc thực nghiệm khoa học,
bao gồm số liệu, dữ kiện,…
- Yêu cầu luận cứ sử dụng để kiểm chứng giả thuyết phải chính xác, có liên hệ
với luận đề và đảm bảo đủ cơ sở để rút ra kết luận cho luận đề. * Luận chứng
- Là cách thức tổ chức, nối kết các luận cứ và liên hệ giữa các luận cứ với luận
đề nhằm khẳng định hoặc phủ định luận đề ấy
- Yêu cầu luận chứng bao gồm một chuỗi các phép suy luận khác nhau được liên
kết lại với nhau theo một trật tự xác định. Luận chứng phải thực hiện theo đúng các quy tắc suy luận.
Câu 6: Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu
*Kiểm chứng giả thuyết
- Chứng minh là hình thức suy luận trong đó người nghiên cứu dựa vào những
luậncứ để khẳng định tính chân xác của luận đề
- Kiểm chứng giả thuyết là khẳng định hoặc phủ định giả thuyết và được thực
hiện nhờ vào các thao tác logic chứng minh hoặc bác bỏ.
- Chứng minh giả thuyết được thực hiện bằng 2 cách: Chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp
- Chứng minh trực tiếp là ghép chứng minh dựa vào những luận cứ chân thực và
bằng các quy tắc quy luận để khẳng định tính chân xác của một giả thuyết - Chứng
minh gián tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân xác của luận đề được khẳng
định khi nhà nghiên cứu đã chứng minh tính phi chân xác của phản luận đề. Nghĩa
là từ việc khẳng định phản luận đề là giả dối, nhá nghiên cứu rút ra luận đề là chân thực
- Chứng minh gián tiếp được chia thành 2 loại: chứng minh phản chứng và chứng minh phân liệt.
+ Chứng minh phản chứng là phép chứng minh trong đó tính chân xác của giả
thuyết đặt ngược lại với giả thuyết ban đầu
+ Chứng minh phân liệt là phép chứng minh gián tiếp dựa trên cơ sở loại bỏ một số
luận cứ này để khẳng định những luận cứ khác. Do vậy, chứng minh phân liệt còn
được gọi là chứng minh bằng phương pháp loại trừ. Phương pháp này rất có ý
nghĩa và nhiều sức thuyết phục trong khoa học xã hội. b. Bác bỏ giả thuyết
- Bác bỏ là một hình thức chứng minh nhằm chỉ rõ tính phi chân xác, sai lầm của một giả thuyết. lOMoAR cPSD| 36237285
- Bác bỏ giả thuyết được thực hiện khi phủ định cả ba hoặc một trong ba thành tố
cấu thành của quá trình kiểm chưng:
+ Một là, bác bỏ luận đề. Một luận đề bị bác bỏ khi người nghiên cứu chứng minh
được luận đề không hội đủ các điều kiện, không thỏa mãn các tiêu chí của một giả thuyết.
+ Hai là, bác bỏ luận cứ. Nhà nghiên cứu chứng minh rằng luận cứ được sử dụng
để chứng minh luận đề là sai, thiếu luận cứ để rút ra kết luận.
+ Ba là, bác bỏ luận chứng, vạch rõ tính phi logic, sự vi phạm nguyên tắc trong chứng minh
Câu 7: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và các cấp độ phương pháp luận
nghiên cứu khoa học
a. Khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là lý luận về phương pháp nhận thức
và cải tạo thế giới. Phương pháp luận nghiên cứu là hệ thống quan điểm có tính
nguyên tăc mà nhà nghiên cứu coi là cơ sở, điểm xuất phát cho việc lựa chọn, sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cũng như dự kiến phạm vi, mức độ sử dụng
phương pháp ấy để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu b. Các cấp độ
pương pháp nghiên cứu khoa học
- Phương pháp luận chung nhất là phương pháp luận triết học – những quan
điểm, nguyên tắc chung nhất, xuất phát điểm cho việc lựa chọn và sử dụng các
phương pháp bộ môn và phương pháp luận chung., chi phối cả phương pháp nhận
thức và phưng pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp luận chung là những quan điểm, nguyên tắc xác định các phương
pháp nhằm giải quyết các vấn đề của nhóm các ngành khoa học có những điểm
chung nhất định nào đó
- Phương pháp luận riêng hay phương pháp luận bộ môn là những luận điểm, lý
thuyết cơ bản và góc tiếp cận đặc thù của mỗi ngành khoa học, mỗi đề tài khoa học cụ thể.
Câu 8: Quy trình thực hiện và yêu cầu của phương pháp nghiên cứu tài liệu
*Quy trình thực hiện của phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Bước 1: Thu thập tài liệu
- Bước 2: Phân loại tài liệu
- Bước 3: Phân tích tài liệu
- Bước 4: Tổng hợp tài liệu
- Bước 5: Đọc và ghi chép tài liệu
- Bước 6: Tóm tắt khoa học
*Yêu cầu của phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu tài liệu bao gồm tập hợp các phương pháp: phân loại tài liệu, phân
tích tài liệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu khoa học
- Phương pháp thu thập và phân loại tài liệu
- Thu thập tài liệu là bước đầu tiên, cần thiết và quan trọng cho bất kỳ hoạt động
nghiên cứu khoa học nào. Việc thu thập tài liệu giúp nhà nghiên cứu tránh được
sự trùng lặp với các nghiên cứu đã hoàn thành.
+ Yêu cầu: Người nghiên cứu có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực nghiên cứu đang
theo đuổi, làm rõ hơn đề tài nghiên cứu đã lựa chọn. Nhà nghiên cứu tiến hành xác
định nguồn tài liệu, tìm kiếm và lựa chọn những tư liệu cần thiết nhằm làm sáng rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn để chứng minh cho giả thuyết khoa học của mình
- Phân loại tài liệu được tiến hành sau khi thu thập tài liệu để chuẩn bị cho quá
trình đọc, khai thác nội dung.
+ Phân loại tài liệu là phương pháp sắp xếp tài liệu khoa học thành hệ thống logic
chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu
hiệu theo mục đích sử dụng của nhà nghiên cứu.
+ Yêu cầu: Các hình thức phân loại theo tên tác giả, theo thời gian công bố, hình
thức công bố. Ngoài ra òn nhiều cách phân loại khác, tùy theo mục đích nghiên
cứu của đề tài mà nhà nghiên cứu phân loại cho phù hợp