Đề cương ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

Bộ 7 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm câu hỏi tự luận (có đáp án) giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1: Giải thích về việc nhóm mình không đưa Trung Quốc vào trong những nhóm
nước (hiện nay) được công nhận là nước chủ nghĩa xã hội?
Chúng mình không khẳng định Trung Quốc không phải một quốc gia chủ nghĩa
xã hội. Việc chúng mình không đưa Trung Quốc vào phần nội dung những quốc gia
chủ nghĩa xã hội vì hiện nay điều đó đang có rất nhiều tranh cãi từ các nhà chính trị
gia, tưởng học,....Bởi vậy những điều chưa chắc chắn, vướng nhiều tranh cãi,
chúng mình sẽ không đưa vào nội dung thuyết trình.
Nhìn chung Trung Quốc xây dựng một quốc gia chủ nghĩa hội mang màu sắc
Trung Quốc. Đích đến cuối cùng của họ vẫn chủ nghĩa hội, tuy nhiên theo đánh
giá họ đang bị chững lại hơn trên con đường tư tưởng so với các nước chủ nghĩa
hội còn lại như Việt Nam, Cuba.. Vậy nên họ những chính sách, hướng đi mở
rộng khác đôi chút đó sự định hướng của dòng tư tưởng nhà cầm quyền Mao
Trạch Đông và Tập Cận Bình ( và được các nhà nghiên cứu chính trị, tư tưởng học
nhận định nhiều điểm khác biệt so với tư tưởng MácLênin căn cứ vào đó
họ cho rằng Trung Quốc hiện nay đang mất dần đi bản chất của một nước chủ nghĩa
xã hội). Tuy nhiên các nhà lãnh đạo cầm quyền của nhà nước Trung Quốc đều thấm
nhuần trong họ tưởng Mác-Lênin vậy nên mặc ớng đi của hmở rộng,
khác biệt những đích đến của họ vẫn là Chủ nghĩa xã hội.
Câu 2: Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của Liên các ớc Đông Âu cho các
quốc gia chủ nghĩa xã hội ?
Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những bài
học bổ ích sau đây:
Một là, thường xuyên xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ
máy chính quyền trong sạch vững mạnh gắn với nhân dân. Xây dựng đảng
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân,
nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng đường lối đó
chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực hóa trong
đời sống hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với luận
chủ nghĩa Mác - nin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng đđề ra đường
lối chiến lược, sách lược đúng đắn phù hợp với thực tiễn. Để lãnh đạo, quản
điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy Đảng luôn luôn phải giữ
vai trò cầm quyền, nghĩa Đảng Cộng sản phải thể hiện quyền lực chính trị,
quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ quyền lực đó cho bất kỳ lực
lượng nào khác.
Hai , vấn đề then chốt ý nghĩa quyết định xây dựng thực hiện tốt chiến
lược công tác cán bộ, nhất cán bộ chủ trì xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo,
quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công tác tổ
chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người
thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình
độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về
chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng quan Nhà nước
những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống,
sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm.
Ba , xây dựng nền kinh tế ổn định phát triển vững chắc; giữ được độc lập, tự
chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng
sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và
bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến
lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác tư tưởng,
luận phải trthành vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng cầm quyền,
trước hết phải quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục luận chính trị cho
các đối tượng trong hội, đặc biệt đội ngũ cán bộ, đảng viên phải những người
nắm vững bản chất các nguyên cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, ởng
Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên phong.
Năm , Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng trang, đặc biệt chăm lo xây
dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính
trị, chất ợng tổng hợp sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3: Sau khi đạt đỉnh của chủ nghĩa cộng sản có phải nhà nước và pháp luật sẽ tiêu
vong và ta sẽ đi lùi về xã hội nguyên thủy hay không ?
Nhìn vào bản chấtsự thật của quá trình vận động, bất một sự vật, hiện tượng
nào đó sẽ luôn trải qua các quá trình: hình thành-phát triển- đạt đỉnh cao-suy thoái.
NHƯNG: Chủ nghĩa cộng sản đã có một lịch sử phát triển đa dạng và phức tạp trên
khắp thế giới ơng lai của sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mối quan
hệ giữa các quốc gia, sự thay đổi về hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục,
pháp luật.…
Dù cho đạt đỉnh đi đến giai đoạn suy thoái thì chắc chắn xã hội sẽ không thể
suy thoái quay trở về thời nguyên thủy được bởi bản chất của hội bây giờ
đã có những bước tiến vượt bậc về cả khoa học, công nghệ. kỹ thuật, y tế, giáo dục
con người. Vậy nên sẽ suy thoái những biến đổi bất ổn sang thành một
hình thái mới có những đặc điểm riêng biệt và giá trị riêng.
Câu 4: hội chủ nghĩa phải con đường đúng đắn không tại sao chỉ vài
nước ?
hội chủ nghĩa con đường đúng đắn.Những quốc gia theo đuổi chủ nghĩa
hội đã những bước tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực. dụ, Việt Nam một
trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á; Trung Quốc
là một siêu cường toàn cầu trong hầu hết các ngành công nghiệp; Cuba là một quốc
gia tiên tiến trong lĩnh vực y tế.
Việc tại sao thực trạng số lượng quốc gia chọn con đường hội chủ nghĩa lại ít như
vậy bởi vì:
+ Con đường để tiến n hội chủ nghĩa rất khó khăn gian nan, đòi hỏi các
quốc gia cần phải có rất nhiều yếu tố và quan trọng nhất là niềm tin.
+ Hơn thế nữa, việc lựa chọn tưởng, thể chế nhà ớc quyền tdo lựa chọn
của người dân, lãnh đạo đất ớc họ. Vậy nên, sẽ tùy vào từng góc nhìn, quan điểm
của các nhà cầm quyền và nền tảng của quốc gia đó để chọn con đường phù hợp.
Câu 5: Tại sao hội chủ nghĩa hình thức tốt đẹp các nước bản chủ nghĩa lại
ra sức phá hoại?
Theo quan điểm của nhóm mình, một số lí do chính có thể là:
Thứ nhất, các nước tư bản muốn duy trì sự ưu thế kinh tế chính trị của mình trên
thế giới, và xem xã hội chủ nghĩa là một mối đe dọa đối với lợi ích của họ.
Thứ hai, các nước bản lo sợ trước sự phát triển tiến bộ của các nước hội
chủ nghĩa, cố gắng ngăn cản hoặc làm chậm quá trình này bằng cách áp đặt các
biện pháp cấm vận, trừng phạt, can thiệp quân sự hoặc tuyên truyền sai lệch.
Thứ ba, các nước bản không hiểu hoặc không công nhận được những giá trị
nguyên tắc của hội chủ nghĩa, như sự đoàn kết, dân chủ, công bằng nhân
quyền, và cho rằng xã hội chủ nghĩa là một hệ thống bất công, độc tài và lạc hậu.
Cuối cùng, Các nước tư bản bị ảnh hưởng bởi những định kiến và thành kiến về xã
hội chủ nghĩa, do sự tạo hình sai lầm của các phương tiện truyền thông đại chúng
hoặc các nhà luận chủ nghĩa. Họ không thnhìn nhận được những thành tựu
khó khăn thực tế của các nước hội chủ nghĩa, chỉ nhìn o những khuyết điểm
và sai sót.
Câu 6: Tại sao Việt Nam lại chọn phương thức gián tiếp dù nó khó hơn so với phương
thức trực tiếp?
Việt Nam chọn phương thức gián tiếp khó hơn so với phương thức trực tiếp do những
nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, việc Việt Nam lựa chọn hình thức quá độ gián tiếp là phù hợp với xu thế
khách quan của thế giới. Trong điều kiện kinh tế thế giới bước nhảy vọt về
sở vật chất - kỹ thuật, hội loài người đòi hỏi phát triển lên một hội mới của
nền văn minh cao hơn - đó nền văn minh của kinh tế tri thức. CNTB với những
mâu thuẫn ngày càng gay gắt sâu sắc sẽ bị thay thế bởi hệ thống XHCN trên
phạm vi toàn thế giới. CNTB không phải là tương lai của loài người. Do đó, quá độ
lên CNXH là con đường phát triển hợp quy luật khách quan.
Thứ hai, việc lựa chọn hình thức quá độ gián tiếp phù hợp với ý chí nguyện vọng
của nhân dân và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh chống Thực
dân Pháp Đế quốc Mỹ, những nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
cũng đã từng lựa chọn con đường cách mạng sản để đấu tranh nhưng không thành
công. Điều đó cho thấy con đường đấu tranh bằng cách mạng sản không phù hợp
với thực trạng nước ta bấy giờ. Việc lựa chọn hình thức đấu tranh sản, do giai
cấp công nhân, nông dân lãnh đạo, đã giành được thắng lợi đã thể hiện sự lựa
chọn của Đảng và nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tế Việt Nam.
Thứ ba, sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta đã có đủ điều
kiện quá độ lên TBCN, đó là những điều kiện: + Nhân dân đoàn kết tin tưởng vào
chế độ XHCN.
+ Chính quyền thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
+ Có sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, các nước XHCN anh em và phong trào
cách mạng tiến bộ của thế giới.
Câu 7: Quá độ lên CNXH của nước ta được thể hiện trong văn kiện nào? Nước ta bỏ
qua chủ nghĩa bản phải bỏ qua hẳn không hay vẫn giữ lại đó để phát triển
đất nước?
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn vận
dụng sáng tạo bổ sung, phát triển luận về TKQĐ lên CNXH phù hợp với đặc điểm,
bối cảnh, tình hình cách mạng nước ta, thể hiện tổng quan chung, lịch sử cụ thể, đó
là: khẳng định phương hướng, con đường tất yếu đi lên CNXH CNCS của cách mạng
Việt Nam theo con đường chung: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa hội”
như chủ nghĩa Mác - Lênin đề ra. Đó là con đường đã được Cương lĩnh đầu tiên của Đảng
xác định: “làm sản dân quyền cách mạng thổ địa cách mạng để đi tới hội cộng
sản”; Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ ra: “Theo quy luật tiến hóa của
lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa hội”. Con đường đó tất yếu sẽ trải
qua TKQĐ lên CNXH với những dấu ấn, đặc trưng của cách mạng Việt Nam. Thừa nhận
Việt Nam có một TKQĐ lên CNXH, nhưng bổ sung, xác định nội dung mới: “quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị
của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa
học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.
Lựa chọn hình thức quá độ gián tiếp, nhưng Đảng có bước phát triển mới về nhận thức là
không bỏ qua hoàn toàn CNTB với tính cách một hình thái kinh tế - hội TBCN,
kế thừa có chọn lọc những thành tựu, trước hết là về khoa học và công nghệ nhân loại đạt
được trong CNTB, chỉ bỏ qua CNTB với tính cách là một chế độ chính trị.
| 1/5

Preview text:

Câu 1: Giải thích về việc nhóm mình không đưa Trung Quốc vào trong những nhóm
nước (hiện nay) được công nhận là nước chủ nghĩa xã hội?
Chúng mình không khẳng định Trung Quốc không phải là một quốc gia chủ nghĩa
xã hội. Việc chúng mình không đưa Trung Quốc vào phần nội dung những quốc gia
chủ nghĩa xã hội vì hiện nay điều đó đang có rất nhiều tranh cãi từ các nhà chính trị
gia, tư tưởng học,....Bởi vậy những điều chưa chắc chắn, vướng nhiều tranh cãi,
chúng mình sẽ không đưa vào nội dung thuyết trình. •
Nhìn chung Trung Quốc xây dựng một quốc gia chủ nghĩa xã hội mang màu sắc
Trung Quốc. Đích đến cuối cùng của họ vẫn là chủ nghĩa xã hội, tuy nhiên theo đánh
giá họ đang bị chững lại hơn trên con đường tư tưởng so với các nước chủ nghĩa xã
hội còn lại như Việt Nam, Cuba.. Vậy nên họ có những chính sách, hướng đi mở
rộng khác đôi chút đó là có sự định hướng của dòng tư tưởng nhà cầm quyền là Mao
Trạch Đông và Tập Cận Bình ( và được các nhà nghiên cứu chính trị, tư tưởng học
nhận định là có nhiều điểm khác biệt so với tư tưởng MácLênin và căn cứ vào đó
họ cho rằng Trung Quốc hiện nay đang mất dần đi bản chất của một nước chủ nghĩa
xã hội). Tuy nhiên các nhà lãnh đạo cầm quyền của nhà nước Trung Quốc đều thấm
nhuần trong họ tư tưởng Mác-Lênin vậy nên mặc dù hướng đi của họ có mở rộng,
khác biệt những đích đến của họ vẫn là Chủ nghĩa xã hội.
Câu 2: Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu cho các
quốc gia chủ nghĩa xã hội ?
Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích sau đây: •
Một là, thường xuyên xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ
máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân.
Xây dựng đảng
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân,
nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân. •
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng đường lối đó
chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực hóa trong
đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với lý luận
chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng để đề ra đường
lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn
. Để lãnh đạo, quản lý
điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy Đảng luôn luôn phải giữ
vai trò cầm quyền, có nghĩa là Đảng Cộng sản phải thể hiện quyền lực chính trị,
quyền lãnh đạo về chính trị và không bao giờ chia sẻ quyền lực đó cho bất kỳ lực lượng nào khác. •
Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến
lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo,
quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công tác tổ
chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người
thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình
độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về
chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước
những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống,
sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. •
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc; giữ được độc lập, tự
chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. •
Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và
bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến
lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác tư tưởng, lý
luận phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng cầm quyền,
trước hết phải quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho
các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những người
nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên phong. •
Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây
dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính
trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3: Sau khi đạt đỉnh của chủ nghĩa cộng sản có phải nhà nước và pháp luật sẽ tiêu
vong và ta sẽ đi lùi về xã hội nguyên thủy hay không ?
Nhìn vào bản chất và sự thật của quá trình vận động, bất kì một sự vật, hiện tượng
nào đó sẽ luôn trải qua các quá trình: hình thành-phát triển- đạt đỉnh cao-suy thoái. •
NHƯNG: Chủ nghĩa cộng sản đã có một lịch sử phát triển đa dạng và phức tạp trên
khắp thế giới và tương lai của nó sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mối quan
hệ giữa các quốc gia, sự thay đổi về xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục, pháp luật.… •
Dù cho có đạt đỉnh và đi đến giai đoạn suy thoái thì chắc chắn xã hội sẽ không thể
suy thoái quay trở về thời kì nguyên thủy được bởi vì bản chất của xã hội bây giờ
đã có những bước tiến vượt bậc về cả khoa học, công nghệ. kỹ thuật, y tế, giáo dục
và con người. Vậy nên sẽ là suy thoái và có những biến đổi bất ổn sang thành một
hình thái mới có những đặc điểm riêng biệt và giá trị riêng.
Câu 4: Xã hội chủ nghĩa có phải con đường đúng đắn không mà tại sao chỉ có vài nước ?
Xã hội chủ nghĩa là con đường đúng đắn.Những quốc gia theo đuổi chủ nghĩa xã
hội đã có những bước tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, Việt Nam là một
trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á; Trung Quốc
là một siêu cường toàn cầu trong hầu hết các ngành công nghiệp; Cuba là một quốc
gia tiên tiến trong lĩnh vực y tế. •
Việc tại sao thực trạng số lượng quốc gia chọn con đường xã hội chủ nghĩa lại ít như vậy bởi vì:
+ Con đường để tiến lên xã hội chủ nghĩa là rất khó khăn và gian nan, đòi hỏi các
quốc gia cần phải có rất nhiều yếu tố và quan trọng nhất là niềm tin.
+ Hơn thế nữa, việc lựa chọn tư tưởng, thể chế nhà nước là quyền tự do lựa chọn
của người dân, lãnh đạo đất nước họ. Vậy nên, sẽ tùy vào từng góc nhìn, quan điểm
của các nhà cầm quyền và nền tảng của quốc gia đó để chọn con đường phù hợp.
Câu 5: Tại sao dù xã hội chủ nghĩa là hình thức tốt đẹp mà các nước tư bản chủ nghĩa lại ra sức phá hoại?
Theo quan điểm của nhóm mình, một số lí do chính có thể là: •
Thứ nhất, các nước tư bản muốn duy trì sự ưu thế kinh tế và chính trị của mình trên
thế giới, và xem xã hội chủ nghĩa là một mối đe dọa đối với lợi ích của họ.
Thứ hai, các nước tư bản lo sợ trước sự phát triển và tiến bộ của các nước xã hội
chủ nghĩa, và cố gắng ngăn cản hoặc làm chậm quá trình này bằng cách áp đặt các
biện pháp cấm vận, trừng phạt, can thiệp quân sự hoặc tuyên truyền sai lệch. •
Thứ ba, các nước tư bản không hiểu hoặc không công nhận được những giá trị và
nguyên tắc của xã hội chủ nghĩa, như sự đoàn kết, dân chủ, công bằng và nhân
quyền, và cho rằng xã hội chủ nghĩa là một hệ thống bất công, độc tài và lạc hậu. •
Cuối cùng, Các nước tư bản bị ảnh hưởng bởi những định kiến và thành kiến về xã
hội chủ nghĩa, do sự tạo hình sai lầm của các phương tiện truyền thông đại chúng
hoặc các nhà lý luận chủ nghĩa. Họ không thể nhìn nhận được những thành tựu và
khó khăn thực tế của các nước xã hội chủ nghĩa, mà chỉ nhìn vào những khuyết điểm và sai sót.
Câu 6: Tại sao Việt Nam lại chọn phương thức gián tiếp dù nó khó hơn so với phương thức trực tiếp?
Việt Nam chọn phương thức gián tiếp dù khó hơn so với phương thức trực tiếp do những nguyên nhân sau đây: •
Thứ nhất, việc Việt Nam lựa chọn hình thức quá độ gián tiếp là phù hợp với xu thế
khách quan của thế giới. Trong điều kiện kinh tế thế giới có bước nhảy vọt về cơ
sở vật chất - kỹ thuật, xã hội loài người đòi hỏi phát triển lên một xã hội mới của
nền văn minh cao hơn - đó là nền văn minh của kinh tế tri thức. CNTB với những
mâu thuẫn ngày càng gay gắt và sâu sắc sẽ bị thay thế bởi hệ thống XHCN trên
phạm vi toàn thế giới. CNTB không phải là tương lai của loài người. Do đó, quá độ
lên CNXH là con đường phát triển hợp quy luật khách quan. •
Thứ hai, việc lựa chọn hình thức quá độ gián tiếp phù hợp với ý chí nguyện vọng
của nhân dân và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh chống Thực
dân Pháp và Đế quốc Mỹ, những nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
cũng đã từng lựa chọn con đường cách mạng tư sản để đấu tranh nhưng không thành
công. Điều đó cho thấy con đường đấu tranh bằng cách mạng Tư sản không phù hợp
với thực trạng nước ta bấy giờ. Việc lựa chọn hình thức đấu tranh vô sản, do giai
cấp công nhân, nông dân lãnh đạo, và đã giành được thắng lợi đã thể hiện sự lựa
chọn của Đảng và nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tế Việt Nam.
Thứ ba, sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta đã có đủ điều
kiện quá độ lên TBCN, đó là những điều kiện: + Nhân dân đoàn kết tin tưởng vào chế độ XHCN.
+ Chính quyền thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
+ Có sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, các nước XHCN anh em và phong trào
cách mạng tiến bộ của thế giới.
Câu 7: Quá độ lên CNXH của nước ta được thể hiện trong văn kiện nào? Nước ta bỏ
qua chủ nghĩa tư bản có phải bỏ qua hẳn không hay vẫn giữ lại gì đó để phát triển đất nước?
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn vận
dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển lý luận về TKQĐ lên CNXH phù hợp với đặc điểm,
bối cảnh, tình hình cách mạng nước ta, thể hiện ở tổng quan chung, lịch sử và cụ thể, đó
là: khẳng định phương hướng, con đường tất yếu đi lên CNXH và CNCS của cách mạng
Việt Nam là theo con đường chung: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội”
như chủ nghĩa Mác - Lênin đề ra. Đó là con đường đã được Cương lĩnh đầu tiên của Đảng
xác định: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản”;
và Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ ra: “Theo quy luật tiến hóa của
lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Con đường đó tất yếu sẽ trải
qua TKQĐ lên CNXH với những dấu ấn, đặc trưng của cách mạng Việt Nam.
Thừa nhận
ở Việt Nam có một TKQĐ lên CNXH, nhưng bổ sung, xác định nội dung mới: “quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị
của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa
học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.
Lựa chọn hình thức quá độ gián tiếp, nhưng Đảng có bước phát triển mới về nhận thức là
không bỏ qua hoàn toàn CNTB với tính cách là một hình thái kinh tế - xã hội TBCN, mà
kế thừa có chọn lọc những thành tựu, trước hết là về khoa học và công nghệ nhân loại đạt
được trong CNTB, chỉ bỏ qua CNTB với tính cách là một chế độ chính trị.