-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập phần chung - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đề cương ôn tập phần chung - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hình sự I 38 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Đề cương ôn tập phần chung - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đề cương ôn tập phần chung - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự I 38 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG
Câu 1. Trình bày đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của luật hình
sự? Phân tích các chức năng của luật hình sự?
Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội.
Quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội phát sinh khi có sự kiện phạm tội xảy ra và được
gọi quan hệ pháp luật hình sự. -Trong đó:
Nhà nước: đại diện là các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tố tụng, …
Quyền: Khởi tố điều tra, truy tố, xét xử, …
Nghĩa vụ: Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội
-Chủ thể của tội phạm: Cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội
Nghĩa vụ: Chấp hành các biện pháp cưỡng chế do nhà nước áp dụng buộc phải chịu Trách
nhiệm hình sự trước nhà nước do hành vi phạm tội của mình.
Quyền: Được tôn trọng và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp không bị PL tước bỏ.
-Do đặc thù của đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự dẫn đến các quy phạm pháp luật hình
sự là loại QPPL cấm đoán
Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp quyền uy (hay còn gọi là phương
pháp mệnh lệnh - phục tùng.
Theo đó, NN sử dụng quyền lực để áp dụng biện pháp cưỡng chế, truy cứu TNHS người
phạm tội, không phụ thuộc vào ý chí của bất cứ ai.
Ngoại lệ, khổi tố theo yêu cầu người bị hại (Điều 155 BLTTHS)
Người phạm tội buộc phải gánh chịu TNHS do hành vi phạm tội của mình, không thể thõa
thuận hoặc ủy thác cho người khác thực hiện thay.
Chức năng của Luật hình sự:
-Chức năng phòng ngừa và chống tội phạm:
+Đấu tranh chống tội phạm là hoạt động điều tra truy tố, xét xử, buộc người phạm tội phải chịu TNHS
+Phòng ngừa TP gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm ngăn ngừa không cho tội phạm xảy
ra, hạn chế mức thấp nhất những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm.
+Luật Hình sự là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều ta, truy tố, xét
xử, buộc tội người phạm tội. +Phòng ngừa tội phạm:
Phòng ngừa riêng: Trực tiếp trừng phạt, răng đe người phạm tội để họ không phạm tội mới
Phòng ngừa chung: tác động đến ý thức tuân theo PL cộng đồng để họ không thực hiện tội phạm -Chức năng bảo vệ:
+Quy định những QHXH nào được luật hình sự bảo vê (Điều 8)
+Xác định những hành vi gây thiệt hại cho các QH trên là TP.
+Quy định về xử lý hình sự đối với chủ thể thực hiện hành vi đó -Chức năng giáo dục:
LHS không chỉ coi hình phạt là biện pháp trừng phạt người phạm tội mà thông qua đó thực
hiện chức năng giáo dục
GD riêng: GD cải tạo người phạm tội để họ không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội
GD chung: GD răng đe người khác có ý thức tuân theo PL, không thực hiện hành vi PT.
Câu 2. Phân tích nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự và sự thể hiện của
nguyên tắc này trong các quy định của BLHS?
Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự của luật hình sự là trách nhiệm hình sự phải được
phân hóa phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội.
Phân hóa trách nhiệm hình sự là cơ sở pháp lý cho việc cá nhể hóa trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội trong từng trường hợp phạm tội cụ thể.
Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện trong BLHS như sau:
- Phân hóa trách nhiệm hình sự thông qua việc phân loại tội phạm căn cứ vào tính chất, mức
độ gây nguy hại cho xã hội của tội phạm và cụ thể hóa bằng mức cao nhất của khung hình phạt cụ
thể của điều luật (khoản 3 Điều 8).
- Phân hóa trách nhiệm hình sự trên cơ sở hành vi thực hiện do lỗi cố ý hay vô ý (các điều
luật phần các tội phạm cụ thể)
- Phân hóa trách nhiệm hình sự căn cứ vào tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
- Phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các giai đoạn thực hiện tội phạm;
- Phân hóa trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong vụ án đồng phạm;
- Phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội;
- Phân hóa trách nhiệm hình sự căn cứ vào tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội
được luật hình bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại (các chương Phần các tội phạm của BLHS)
- Phân hóa trách nhiệm hình sự thông qua quy định các điều khoản về các tội phạm cụ thể
trong phần các tội phạm của BLHS (phân hóa giữa các điều luật, giữa các khung hình phạt trong
một điều luật Phần các tội phạm).
- Phân hóa trách nhiệm hình sự thông qua các quy định về căn cứ quyết định hình phạt (Điều
45), về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự, về quyết định nhẹ hơn quy định của Bộ luật.
Câu 3. Phân tích nguyên tắc pháp chế và sự thể hiện của nguyên tắc này trong
các quy định của BLHS?
Nguyên tắc của luật hình sự là tư tưởng chủ đạo của luật hình sự định
hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật hình sự, được thể
hiện thông qua các quy phạm pháp luật Hình sự hoặc các chế định của luật Hình sự.
Có 5 nguyên tắc pháp chế, bình đẳng trước pháp luật, nhân đạo, trách
nhiệm do lỗi, phân hóa TNHS.
Pháp chế được hiểu là sự tuân thủ triệt để pháp luật của các cơ quan, tổ
chức và cá nhân. Nội dung của nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự này
được thể hiện ở những nội dung chính sau:
- Hành vi bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự phải do luật hình sự quy định.
- Các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội không bị pháp luật
tước bỏ phải được tôn trọng và bảo vệ.
- Không ai có thể phải phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
- Việc áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện
pháp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt,
giảm hình phạt và các biện pháp khác có lợi cho người phạm tội phải căn cứ
vào các quy định của BLHS.
- Hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội phải
trên cơ sở các quy định của luật hình sự và phải tương xứng với tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm do người đó thực hiện.
Nguyên tắc pháp chế được thể hiện trong một số điều luật của BLHS: Điều
1,2, Khoản 1 Điều 8, Điều 30, Điều 50
Câu 4. Phân tích nguyên tắc nhân đạo và sự thể hiện của nguyên tắc này trong
các quy định của BLHS?
Nhân đạo là tính hướng thiện, đề cao giá trị con người
-TNHS, hình phạt, và các biện pháp tư pháp khác áp dụng chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục
người phạm tội và phòng ngừa chung, không có hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm con người,
-Hình phạt được quy định và áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp phạm vi cần
thiết đủ để đạt được mục đích của hình phạt
-Có các tính chất khoan hồng, áp dụng đối với người phạm tội: miễn TNHS, miễn Hình phạt,
miễn chấp hành hình phạt
-Giảm nhẹ TNHS đối với những đối tượng đặc biệt như người dói 18 tuổi, phụ nữ mang thai
và nuôi con nhỏ (dưới 36 tháng), người già yếu, bệnh hiểm nghèo, … Thể hiện Điều 3, …
Câu 5. Phân tích hiệu lực về thời gian của BLHS? Nêu ví dụ về trường hợp “điều
luật quy định một tội phạm mới”, “điều luật xoá bỏ một tội phạm”?
Điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện (không
áp dụng hiệu lực hồi tố)
Ngoại lệ, có thể áp dụng hiệu lực hồi tố nếu có lợi cho người phạm tội Hiệu lực hồi tố:
Điều luật khi chưa có hiệu lực thi hành vẫn được áp dụng nếu có lợi ích cho người phạm tội:
+Xóa bỏ một tội phạm: một hình phạt, một tình tiết tăng nặng.
+Quy định một tình tiết nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ hoặc mở rộng phạm vi án treo, miễn
TNHS, loại trừ TNHS, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án
tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội -Không áp dụng hồi tố:
+Điều luật chưa có hiêu lực thi hành khi không được áp dụng nếu quy định: Tội phạm mới Hình phạt nặng hơn Tình tiết tăng nặng,
Hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn TNHS, loại trừ TNHS, miễn giảm hình phat, xóa án tích
Các quy định khác không có lợi cho người phạm tội.
ví dụ về trường hợp “điều luật quy định một tội phạm mới”: Tội sử dụng người
dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147); tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể
người (Điều 154); tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền
biểu tình của công dân (Điều 167); tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187); tội
làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212); tội trốn đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216); tội sản xuất, mua bán, trao
đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285);
tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân
hàng (Điều 291); tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292);
tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu
hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều 293); tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294) và một số tội phạm khác.
ví dụ về trường hợp “điều luật xoá bỏ một tội phạm” : Tội tảo hôn (Điều 148); tội báo
cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167); tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp (Điều 170); tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
(Điều 178); tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính (Điều 269) và một số tội phạm khác.
Câu 6. Trình bày khái niệm tội phạm? Phân tích các đặc điểm (dấu hiệu) của tội phạm?
Điều 8: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không
đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Tính nguy hiểm cho xã hội Theo nguyên tắc hành vi:
+Tội phạm phải là hành vi của con người. Đó là những biểu hiện ra bên ngoài của con người
được người đó nhận thức và điều khiển
+Hành vi phạm tội thể hiện dười dạng hành động và không hành động
+Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở chỗ: tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra nguy hiểm đáng kể cho xã hội
* Thiệt hại xảy ra có thể là
+ Thiệt hại về vật chất: thể chất con người bị xâm hại, tài sản bị phá hủy, chiếm đoạt
+ Thiệt hại về tinh thần: trật tự xã hội, nhân phẩm con người, …
+ Thiệt hại đáng kể cho xã hội (k2 Điều 8) Ý nghĩa:
+Là cắn cứ xác định tội phạm, phân hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt
+Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu nội dung của tội phạm
+Là thuộc tính khách quan cơ bản của tội phạm Tính có lỗi
Lỗi là thái độ chủ quan của người thực hiệnđối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và đối
với hậu quả của hành vi đó
-Căn cứ vào lý trí và ý chí (nhận thức và mong muốn của người phạm tội đối với hanhg vi và
hậu quả lỗi được chia thành: cố ý và vô ý)
-Chủ thể phải có lỗi khi thực hiện tội phạm (nguyên tắc trách nhiệm do lỗi)
-Con người chịu sự tác động do hoàn cảnh nhưng có sự tự do ý chí
Tính trái pháp luật hình sự
Dấu hiệu được xem xét dưới 2 góc độ:
-Chỉ bị coi là tội phạm nếu BLHS quy định hành vi đó là tội phạm
-Hành vi cho dù gây ra thiệt hại nhất định cho xã hội nhưng được BLHS cho phép thì không phải là tội phạm
Tính phải chịu hình phạt
Về nguyên tắc: khi thực hiện tội phạm, người phạm tội luôn bị đe dọa chịu trách nhiệm hình
phạt (một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước)
Về thực tế: phải chịu các hình thức xử lý như: bị kết tội nhưng được miễn TNHS, miễn hình
phạt; áp dụng các biện pháp khác thay thế hình phạt hoặc áp dụng hình phạt (bị xử lý hình sự) => góc độ hình thức
Tội phạm do chủ thể là người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện Cá nhân có NLTNHS khi: + Đủ tuổi (Điều 12)
+ Không thuộc trường hợp mất NLTNHS (điều 21)
Pháp nhân thương mại khi đủ điều kiện quy định tại điều 75, 76
Câu 7. Phân tích quy định về phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? Phân biệt tội
phạm với các vi phạm pháp luật khác?
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định
trong Bộ luật HS, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây (Điều 9):
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt
cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn
mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên
15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Lưu ý:
Chỉ được dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt quy định trong BLHS để xác định,
khong dựa vào bản án, mức hình phạt mà tòa án tuyên phạt.
Mỗi điều luật có thể có nhiều loại tội phạm khác nhau phải xác định theo từng khung hình
phạt (Không phân loại hình phạt bổ sung) Ý nghĩa: Xác định TNHS
Xác định chế định liên quan như: thời hiệu truy cứu TNHS, miễn TNHS, ...
Áp dụng trong tố tụng HS
Phân biệt: tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
Sự giống nhau tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác đều là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã
hội và vi phạm pháp luật
Sự khác nhau giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác Căn cứ để phân biệt Tội phạm Vi phạm pháp luật khác Về mặt nội dung chính
Là những hành vi có tính nguy
Là những hành vi có tính nguy hiểm trị – xã hội
hiểm đáng kể cho xã hội (*)
chưa đáng kể cho xã hội. Về mặt hình thức pháp
Quy định trong các văn bản của Quy định trong BLHS lý các ngành luật khác.
Bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng
Bị xử lý bằng hình phạt và để
Về mặt hậu quả pháp lý
chế nhà nước ít nghiêm khắc hơn và lại án tích không để lại an tích.
Câu 8. Trình bày khái niệm, ý nghĩa của cấu thành tội phạm? Phân tích đặc điểm
của các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm?
Cấu thành tội phạm chính là khuôn mẫu pháp lý của từng tội phạm cụ thể được quy định
trong luật hình sự. Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng tội
phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.
Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều do luật hình sự quy định
Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm trong sự kết hợp với nhau có tính đặc trưng Mỗi
cấu thành tội phạm đều được tạo nên bởi các dấu hiệu pháp lý, nếu tách rời thì mỗi dấu hiệu pháp lý của
tội phạm này có thể giống dấu hiệu pháp lý của tội phạm khác. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng để
xác định tội trong từng trường hợp cụ thể, cho phép phân biệt hành vi là tội phạm với hành vi không
phải là tội phạm, đồng thời có ý nghĩa để phân biệt tội phạm mà cấu thành tội phạm phản ánh với tội phạm khác.
Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có tính bắt buộc Nếu hành vi đã thực hiện thỏa mãn
các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự thì mới có thể xác
định hành vi đó là hành vi phạm tội
Thiếu 1 dấu hiệu sẽ không cấu thành tội phạm đó Ý nghĩa
Cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý để định tội
Định tội là quá trình nhận thức, áp dụng pháp luật hình sự được tiến hành trên cơ sở thu thập,
đánh giá các tình tiết khách quan liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội của một người, tiến
hành xem xét, đánh giá, tìm ra sự phù hợp giữa chúng với các các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
được quy định trong BLHS để quy kết hành vi đã thực hiện của một người phạm tội gì, theo điều khoản nào của BLHS.
Cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý của trách nhiệm hình sự.
Để có thể truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với một người thì phải trên cơ sở đối
chiếu hành vi mà người đó đã thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định
trong BLHS. Nếu hành vi thực hiện thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm đã được
BLHS quy định thì mới có thể kết luận người thực hiện hành vi phạm tội được BLHS quy định và
mới có thể áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó.
Câu 9. Phân biệt tội phạm với cấu thành tội phạm? Phân tích các cách phân loại
cấu thành tội phạm?
Tội phạm là một thể thống nhất nhưng về mặt cấu trúc có thể chia thành 4 yếu tố:
+Khách thể của tội phạm la các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ khỏi sự xâm hại TP.
+Chủ thể tội phạm: Cá nhân (đủ NL TNHS, đạt độ tuổi nhất định), Pháp nhân thương mại phạm tội
+Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế giới khách
quan bao gồm: Hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, công cụ
phương tiện thời gian, địa điểm phạm tội, …
+Mặt chủ quan của tội phạm là trạng thái tâm lý bên trong người phạm tội: Lỗi, Động cơ, mục đích.
Cấu thành tội phạm là sự mô tả tội phạm cụ thể trong LHS.
+LHS mô tả tội phạm cụ thể bằng việc quy định cá dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm
trong đó các điều luật => Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng
tội phạ cụ thể được quy định trong LHS
Vd Điều 123 Tội giết người; 168 Cướp tài sản Do đó:
Mối quan hẹ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm là mối quan hệ giữa hiện tượng (tội phạm)
và khái niệm (Cấu thành tội phạm)
Các dấu hiệu mô ta trong cấu thành tội phạm là nhũng dấu hiệu phản ánh yếu tố của TP.
CTTP không mô tả toàn bộ tội phạm, mà chỉ mô tả một số yếu tố cơ bản của tội phạm
-Có những dấu hiệu có trong CTTP, như: Hvi khách quan, Lỗi, Tuổi, NL TNHS, Khách thể
-Những dấu hiệu còn lại chỉ có trong 1 số CTTP như: hậu quả, động cơ, mục đích, người có chức vụ, …
Câu 10. Trên cơ sở khái niệm cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm
giảm nhẹ, phân tích quy định tại khoản 3 Điều 51 BLHS: “Các tình tiết giảm nhẹ đã
được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là
tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt”?
Câu 11. Trên cơ sở khái niệm cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm
tăng nặng, phân tích quy định tại khoản 2 Điều 52 BLHS: “Các tình tiết đã được Bộ luật
này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”?
- Cấu thành tội phạm cơ bản
Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm mà trong đó có những dấu hiệu pháp lý
đặc trưng, phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là căn cứ để phân biệt tội
phạm đó với những tội phạm khác
- Cấu thành tội phạm tăng nặng
Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà trong đó ngoài những dấu hiệu của
cấu thành tội phạm cơ bản còn có thêm dấu hiệu khác làm tăng lên tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm so với những trường hợp phạm tội thông thường khác
- Cấu thành tội phạm giảm nhẹ
Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà trong đó ngoài những dấu hiệu của
cấu thành tội phạm cơ bản còn có thêm dấu hiệu khác làm giảm đi tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội của tội phạm so với những trường hợp phạm tội thông thường khác.
- Trong luật hình sự, dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản còn được gọi là "dấu hiệu định
tội" hay "tình tiết là yếu tố định tội". Dấu hiệu của cấu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc của cấu
thành tội phạm tăng nặng còn được gọi là "dấu hiệu định khung" hay "tình tiết là yếu tố định
khung". Đây là các dấu hiệu (tình tiết) khác biệt với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tình tiết là dấu hiệu định tội (hoặc là yếu tố định tội) là tình tiết (dấu hiệu) thuộc cấu thành
tội phạm cơ bản, có ý nghĩa xác định tội danh cụ thể, là cơ sở để phân biệt tội mà cấu thành tội
phạm phản ánh với tội khác.
Tình tiết là dấu hiệu định khung (hoặc là yếu tố định khung) là tình tiết (dấu hiệu) thuộc cấu
thành tội phạm giảm nhẹ hoặc cấu thành tội phạm tăng, có ý nghĩa xác định khung hình phạt giảm
nhẹ hoặc khung hình phạt tăng nặng trong một điều luật để áp dụng đối với người phạm tội.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định tại Điều 51 BLHS mà khi
có nó sẽ làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, do đó làm giảm trách nhiệm hình sự
của người phạm tội so với những trường hợp phạm tội tương tự mà không có tình tiết giảm nhẹ đó.
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định tại Điều 52 BLHS mà khi
có nó sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, do đó làm tăng trách nhiệm hình sự
của người phạm tội so với những trường hợp phạm tội tương tự mà không có tình tiết tăng nặng đó.
Một tình tiết đã là dấu hiệu (yếu tố) định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết
giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự. khoản 3 Điều 51 BLHS quy định: "Các tình tiết
giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi
là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt". khoản 2 Điều 52 BLHS BLHS quy định:
"Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng".
Câu 12. Trình bày khái niệm, ý nghĩa của khách thể của tội phạm? Phân biệt
khách thể của tội phạm với đối tượng tác động của tội phạm?
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội
phạm và bị tội phạm xâm hại đến. Điều 8 Ý nghĩa:
Trong xây dụng hệ thông PL: hệ thống hóa các QPPL HS
Trong áp dụng PL: là căn cứ để xác định tội danh
Xác định tính chất khách thể tội phạm, giúp đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hvi phạm tội=> có ý nghĩa trong quy định hình phat
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động tới
nó người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ. Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các dạng sau đây:
+Đối tượng tác động là con người vd: 123, 134
+Đối tượng tác động là những vật chất cụ thể: TS, giá trị tài sản bị mất, tiêu hủy vd 178,
+ Đối tượng tác động là những hoạt động bình thường của chủ thể vd 130 bức tử, 345 tội hối lô, 374 tội bức cung, …
Khách thể tội phạm là yếu tố của cấu thành tội phạm, là quan hệ xã hội được Nhà nước dùng
Luật Hình sự để bảo vệ. Đối tượng tác động của tội phạm là những bộ phận mà sự tồn tại của nó
làm khách thể tồn tại.
Đối tượng tác động của tội phạm là vật thể không mang tính giai cấp, nhưng quyền sở hữu tài
sản ấy là sự thừa nhận của Nhà nước với chủ sở hữu lại mang tính giai cấp.
Đối tượng tác động cũng như công cụ, phương tiện không phải là những dấu hiệu bắt buộc
trong yếu tố khách quan của mọi cấu thành tội phạm, trừ một số trường hợp có điều luật quy địn.
Nhiều trường hợp hành vi phạm tội gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm
nhưng đối tượng tác động của tội phạm không bị mất hoặc giảm đi giá trị và giá trị sử dụng so với
tình trạng trước khi bị tác động. Ví dụ: Người phạm tội lấy đi một vật là tài sản của người khác, sau
đó cất giữ, bảo quản cẩn thận mà không gây ra hư hại gì cho vật đó.
Câu 13. Phân tích các loại khách thể của tội phạm, các loại đối tượng tác động của tội phạm?
Căn cứ vào cách thức quy định của luật hình sự về khách thể của tội phạm, khoa học hình sự
phân loại khách thể của tội phạm thành ba loại là khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp.
Khách thể chung của tội phạm
Khách thể chung của tội phạm là tổng thể các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự
xâm hại của tội phạm.
Ý nghĩa: Xác định phạm vi hiệu lực của LHS
Khách thể loại của tội phạm
Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được nhóm các quy
phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm nhất định.
Ý nghĩa: Là cơ sơ để phân chia tội phạm thành các chương
Khách thể trực tiếp của tội phạm
Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể, thể hiện đầy đủ bản chất nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm, được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại đến.
- Khách thể trực tiếp của tội phạm chỉ có thể là quan hệ xã hội thể hiện đầy đủ bản chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi đó và bị tội phạm trực tiếp xâm hại. Ví dụ: hành vi đập phá dẫn đến hư
hỏng trạm biến áp điện vừa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, vừa gây thiệt hại cho an toàn năng
lượng, vừa gây thiệt hại cho an toàn trật tự công cộng. Nhưng xét về nhiều mặt thì rõ ràng thiệt hại
cho an toàn năng lượng quốc gia mới thể hiện được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi. Khách thể trực tiếp của loại hành vi phạm tội này là an toàn năng lượng quốc gia, do vậy phải
định tội đối với hành vi đó là tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 BLHS).
- Mỗi tội phạm cụ thể đều có khách thể trực tiếp, có thể là một khách thể trực tiếp hoặc nhiều khách thể trực tiếp.
Ví dụ: Tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS có hai khách thể trực tiếp là xâm phạm
đến quyền sở hữu về tài sản và xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng, sức
khỏe của con người. Cả hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại kết hợp
với nhau mới phản ánh được đầy đủ bản chất của tội phạm cướp tài sản. Ý nghĩa:
Đối với nhà làm luật: Quy định tội phạm mới hoặc xóa bỏ tội phạm
Đối với người áp dụng pháp luật: định tội
Câu 14. Trình bày khái niệm mặt khách quan của tội phạm? Phân tích dấu hiệu
hành vi khách quan của tội phạm?
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên
ngoài thế giới khách quan.
-Hành vi nguy hiểm cho xã hội
-Hậu quả của tội phạm
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
-Các tình tiết khác như công cụ, phương tiện, thời gian địa điểm. Khái niệm
- Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của người phạm tội thể hiện ra bên ngoài thế
giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
- Hành vi khách quan của tội phạm có các đặc điểm sau đây:
+ Hành vi khách quan của tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể;
+ Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự. Nói cách khác, hành vi
khách quan của tội phạm do luật hình sự quy định.
+ Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi do người có khả năng nhận thức tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy thực hiện.
Hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội thể hiện ở
chỗ người phạm tội làm một việc bị luật hình sự cấm.
- Không hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ
người phạm tội không làm một việc mà người đó có nghĩa vụ phải làm và có điều kiện để làm.
Thứ nhất, người không hành động phải có nghĩa vụ pháp lý làm một việc cụ thể. Nghĩa vụ
pháp lý này có thể phát sinh từ các căn cứ sau:
+ Nghĩa vụ pháp lý phát sinh do pháp luật quy định. Ví dụ: Nghĩa vụ cứu giúp người đang
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của công dân, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái của bố mẹ...
+ Nghĩa vụ pháp lý phát sinh do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ:
Nghĩa vụ nhập ngũ của công dân khi có Quyết định gọi công dân nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ
quân sự của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
+ Nghĩa vụ pháp lý phát sinh do đảm nhiệm nghề nghiệp nhất định. Ví dụ: Nghĩa vụ cứu
chữa người bệnh của bác sĩ; nghĩa vụ bảo vệ tài sản của nhân viên bảo vệ …
+ Nghĩa vụ pháp lý phát sinh do hợp đồng. Ví dụ: Nghĩa vụ trông giữm, bảo vệ tài sản khỏi
mất mát của người nhận tài sản gửi giữ khi có hợp đồng gửi giữ tài sản.
+ Nghĩa vụ pháp lý phát sinh do hành vi trước đó của chủ thể. Ví dụ: nghĩa vụ phải đưa
người bị thương đến bệnh viện nơi gần nhất của người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông gây thương tích cho người khác...
Thứ hai, người không hành động phải có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ pháp lý thì hành vi
không hành động mới có thể bị coi là hành vi phạm tội.
Câu 15. Phân tích dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm?
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do tội phạm gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo
vệ của luật hình sự.
Dựa vào đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm và tính chất của sự biến đổi của đối
tượng tác động của tội phạm có thể phân loại hậu quả thành hậu quả về thể chất, hậu quả về vật chất và hậu quả khác.
- Hậu quả về thể chất là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho con người. Ví dụ: thiệt hại
về tính mạng trong Tội giết người, Tội vô ý làm chết người; thiệt hại về sức khỏe trong Tội cố ý gây thương tích...
+ Hậu quả về vật chất là thiệt hại do tội phạm gây ra cho đối tượng tác động của tội phạm
dưới các dạng vật chất. Ví dụ: tài sản bị hủy hoại trong Tội hủy hoại tài sản; tài sản bị chiếm đoạt
trong Tội cướp giật tài sản, Tội trộm cắp tài sản.
+ Hậu quả khác bao gồm những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, tự do của con người, sự
mất ổn định về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, sự biến dạng xử sự của con người... Ý nghĩa:
-Trong việc định tội đối với các tội với lỗi cố ý gián tiếp và vô ý, để xác định là có tội hay không
-Trong việc xác định tội phạm hoàn thành đối với tội phạm có cấu thành vật chất
-Quy định khung hình phạt tăng nặng -Quyết định hình phạt
Quan hệ nhân quả được hiểu là mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã
hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội có các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là nguy nhân phải xảy ra trước hậu quả
nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. Ví dụ: Hành vi dùng dao đâm người khác phải xảy ra trước
hậu quả chết người. Nếu người đó đã chết trước khi bị đâm thì hành vi dùng dao đâm người khác
không phải là nguyên nhân dẫn đến chết người.
Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu
quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Hành vi dùng dao đâm vào tim người khác là khả năng thực tế
dẫn đến chết người. Cần lưu ý trên thực tế có những trường hợp hành vi không chứa đựng khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả nhưng gặp phải các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên hậu quả. Trong trường
hợp này thì không được coi là tồn tại quan hệ nhân quả trong luật hình sự. Ví dụ: do trêu đùa một
người đã xô người khác nhưng người khác lại trượt chân ngã, đập đầu chết.
Thứ ba, hậu quả nguy hiểm cho xã hội phải là là hậu quả phát sinh từ chính hành vi nguy
hiểm cho xã hội trước đó gây ra. Ví dụ: A đánh B gây thương tích, do thương tích nặng hoặc do
không được cứu chữa kịp thời nên B chết. Trong trường hợp này có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi gây thương tích ban đầu với hậu quả chết người.
Lưu ý là trong trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội chứa đựng khả năng thực tế làm
phát sinh hâu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng khả năng thực tế đó chưa biến thành hiện thực thì lại
có yếu tố khác xen vào gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thì không tồn tại quan hệ nhân quả
giữa hành vi nguy hiểm trước đó với hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: A đánh B gây thương
tích, B được đưa đi bệnh viện. Trên đường đi bệnh viện thì xe chở B bị tai nạn làm B chết. Trong
trường hợp này, hậu quả B chết không phải phát sinh từ hành vi gây thương tích của A mà là do yếu
tố bên ngoài tác động đến (xe chở B bị tai nạn). Do vậy, giữa hành vi gây thương tích của A và hậu
quả B chết không có mối quan hệ nhân quả.
Mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội tồn tại
chủ yếu dưới các dạng sau:
- Quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi nguy hiểm cho xã hội là nguyên nhân trực
tiếp gây ra hậu quả. Ví dụ: A dùng dao đâm làm B chết.
- Quan hệ nhân quả trong đó có từ hai hành vi nguy hiểm cho xã hội đồng thời cùng trực tiếp
gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: A, B cùng nhau dùng dao đâm gây thương tích cho C.
- Quan hệ nhân quả trong đó có một hoặc một số hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp làm
phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội, còn những hành vi khác không trực tiếp gây nên hậu quả
mà thông qua hành vi của người khác trực tiếp gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: trong
vụ án đồng phạm, người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, gây ra hậu quả của tội
phạm, còn người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức không trực tiếp gây ra hậu quả mà thông
qua người thực hành để gây ra hậu quả của tội phạm.
Ý nghĩa trong việc xác định tội và trong việc quyết định hình phạt.
Câu 16. Trình bày khái niệm chủ thể của tội phạm? Phân tích dấu hiệu tuổi chịu
trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự?
Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đã đạt độ tuổi nhất
định do luật hình sự quy định (đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Đối với cá nhân: Đủ tuổi chịu TNHS, không thuộc trường hợp quy định tại điều 21
Trường hợp thông thường:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội
phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
-Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về
a. tội giết người (123), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (134),
b. tội hiếp dâm (141), tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (142), Điều 143 (tội cưỡng dâm), tội
cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (144),
c. Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi)
d. tội cướp tài sản (168), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (169); Điều 170 (tội cưỡng đoạt
tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
e.Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy);
Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều
252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
f. Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
g. Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy
tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng
về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự). Trường hợp ngoại lệ:
Về tuổi: Từ 18 tuổi trở lên đối với một số tội: Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS), Tội
dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS), chủ thể của tội phạm được quy định là người đã thành niên,
nghĩa là từ đủ 18 tuổi trở lên. Những tội phạm như vậy đã quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
cao hơn so với độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở những tội phạm thông thường khác.
Mối quan hệ với nạn nhân người mẹ trong Tội giết con mới đẻ
Có chức vụ quyền hạn: của chủ thể của tội phạm trong Tội tham ô tài sản
Những tội phạm có thêm dấu hiệu khác của chủ thể của tội phạm ngoài hai dấu hiệu về độ
tuổi chịu trách nhiệm (quy định tại Điều 12 BLHS) và có năng lực trách nhiệm hình sự được gọi là
những tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.
Theo Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 5/1/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự (năm 1985) thì cách tính tuổi " " đủ là
tính đủ cả ngày, tháng, năm sinh đối chiếu với ngày, tháng, năm thực hiện tội phạm. Ví dụ, một
người sinh ngày 1 tháng 1 năm 2000 thì đến ngày 1 tháng 1 năm 2014 người đó đủ 14 tuổi.
Việc tính độ tuổi của một người khi xem xét vấn đề trách nhiệm hình sự phải dựa trên những
giấy tờ, tài liệu có ý nghĩa pháp lý xác thực như giấy khai sinh, chứng minh thư, sổ hộ khẩu...
-Nếu có mâu thuẩn thì xác định theo nguyen tắc suy đoán có lợi cho người phạm tội
+Biết năm, tháng nhưng không biết ngày lấy ngày cuối cùng của tháng đó
+Biết năm nhưng không biết tháng ngày lấy ngày cuối cùng của năm đó 31/12
+Không biết năm: Căn cứ vào giám định và lấy số nhỏ nhất.
Câu 17. Trình bày khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm? Phân biệt chủ thể
đặc biệt của tội phạm với nhân thân người phạm tội?
Chủ thể đặc biệt của tội phạm là chủ thể mà ngoài các dấu hiệu của chủ thể thông thường
(dấu hiệu độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và dấu hiệu có năng lực trách nhiệm hình sự) thì còn có
thêm dấu hiệu riêng biệt khác trong cấu thành tội phạm
Các dấu hiệu riêng như: người có chức vụ, quyền hạn, quan hệ gia đình, quan hệ lệ thuộc nhất định
Ý nghĩa người phạm tội với vai trò người thực hành mà không có dấu hiệu chủ thể đặc biệt
thì không cấu thành tội phạm
Nhân thân người phạm tội được hiểu là tổng hợp những đặc điểm mang tính xã hội của
người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
Các dấu hiệu về tuổi (người già, người chưa thành niên), giới tính, tình trạng đặc biệt của
người phạm tội (phụ nữ có thai, người mắc bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều
khiển hành vi của mình), thái độ chấp hành pháp luật (tiền án, tiền sự, tái phạm, tái phạm nguy
hiểm, phạm tội nhiều lần), vị trí xã hội, trình độ học vấn (người có chức sắc trong tôn giáo, già làng,
trưởng bản, nhân sĩ trí thức), người được hưởng các chính sách của Đảng, Nhà nước (bà mẹ Việt
Nam anh hùng, người có công, thương binh, con liệt sĩ…)... Ý nghĩa:
nhân thân người phạm tội được quy định là dấu hiệu chủ thể của tội phạm thuộc cấu thành tội
phạm cơ bản thì xác định nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc xác định tội danh.
người phạm tội được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ
thì xác định nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc xác định khung hình phạt để áp dụng
đối với người phạm tội.
nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Câu 18. Trình bày khái niệm mặt chủ quan của tội phạm? Phân tích khái niệm
lỗi, hỗn hợp lỗi, động cơ và mục đích phạm tội?
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý của người
phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm
cho xã hội của hành vi ấy, thể hiện ở dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Về nội dung:
Người thực hiện hành vi có tính chất gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là:
+Kết quả của sự lựa chọn của họ;
+Khi đủ điêu kiện: chủ quan và khách quan... để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp
với đòi hỏi của xã hội Về hình thức:
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực
hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Thái độ tâm lý: -Lý trí (Nhận thức)
+Nhận thức tính nguy hiêm cho xã hội của hành vi phạm tội
+Nhận thức được khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. -Ý chí:
+Năng lực lựa chọn và điều khiển hành vi, biểu hiện thành mong muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra.
Trường hợp hỗn hợp lỗi
Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong một cấu thành tội phạm có hai loại lỗi, lỗi cố ý
và lỗi vô ý đối với những tình tiết khác nhau.
Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ xảy ra ở những cấu thành tội phạm tăng nặng của các tội phạm
cố ý, Ví dụ: cấu thành tội phạm cơ bản của Tội hiếp dâm có dấu hiệu lỗi cố ý, nhưng cấu thành tội
phạm tăng nặng của tội này là "Làm nạn nhân chết hoặc tự sát".
Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm.
Động cơ phạm tội chỉ có trong các cấu thành tội phạm của tội thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.
Trong một số trường hợp, động cơ là dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản. Ví
dụ: động cơ phòng vệ chính đáng là dấu hiệu của cấu thành Tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS); động cơ vụ lợi hoặc cá nhân khác là dấu hiệu bắt buộc trong
cấu thành của tội “báo cáo sai trong quản lý kinh tế” (Điều 167 BLHS). Trong một số trường hợp
khác, động cơ phạm tội được quy định ở cấu thành tội phạm tăng nặng. Ví dụ: "động cơ đê hèn" là
dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng của Tội giết người (điểm q khoản 1 Điều 93 BLHS).
Tại Điều 46 BLHS về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và Điều 48 BLHS về các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có một số tình tiết thuộc về động cơ phạm tội. Ví dụ: tình tiết
" Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự; tình tiết "Phạm tội vì động cơ đê hèn" là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ý nghĩa:
Định tôi trong một số tội phạm
Định khung hình phạt trong một số trường hợp
Quyết định hình phạt tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS
Mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện tội phạm.
Trong một số trường hợp, mục đích phạm tội được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội
phạm cơ bản. Ví dụ, mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu của các tội xâm phạm an
ninh quốc gia nhiều trường hợp, mục đích phạm tội là dấu hiệu trong cấu thành tội phạm. Ví dụ:
mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Trong các trường hợp khác, mục đích phạm tội không phải là
dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Câu 19. Phân tích trạng thái tâm lý của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp?
Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp?
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của phạm tội trong trong trường hợp “người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu
quả xảy ra”. Từ quy định này có thể rút ra lỗi cố ý trực tiếp thể hiện ở hai dấu hiệu về lý trí và về ý chí như sau: Về lý trí:
- Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, nghĩa là
nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình trên cơ sở nhận thức
được các tình tiết khách quan liên quan đến hành vi mà người đó thực hiện.
- Người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Thấy trước
hậu quả của hành vi của mình nghĩa là dự đoán trước, biết trước hậu quả của hành vi của mình tất
yếu sẽ xảy ra hoặc có khả năng sẽ xảy ra.
Đối với các tội có cấu thành vật chất, để xác định lỗi cố ý trực tiếp của người thực hiện hành
vi thì phải xác định được người đó thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
Đối với các tội có cấu thành hình thức, để xác định người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp
không nhất thiết phải xác định xem người đó có thấy trước hậu qua của hành vi của mình hay không. Về ý chí:
Dấu hiệu ý chí của người có lỗi cố ý trực tiếp thể hiện ở chỗ người thực hiện hành vi mong
muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình xảy ra.
(Ví dụ: vì mong muốn giết người nên chém chết nạn nhân) hoặc hậu quả xảy ra tuy không
phải là mục đích hành động nhưng là phương tiện cần thiết để người phạm tội đạt được mục đích
khác (Ví dụ: Vì muốn lấy tài sản sản nên người phạm tội đã giết nạn nhân).
Câu 20. Phân tích trạng thái tâm lý của người phạm với lỗi cố ý gián tiếp? Phân
biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý do quá tự tin?
Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người phạm tội trong trường hợp “người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong
muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy biểu hiện của lỗi cố ý gián tiếp như sau: Về lí trí:
- Người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
- Người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình. Khác với lỗi cố ý trực tiếp là thấy trước tính tất yếu hoặc khả nă ng gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của hành vi cua mình, người có lỗi cố ý gián tiếp chỉ thấy trước khả năng hậu quả
nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra. Bởi lẽ, chỉ trong trường hợp thấy trước được khả năng hậu quả
có thể xảy ra người phạm tội mới có thể có thái độ "để mặc" cho hậu quả xảy ra. Về ý chí: Tiêu chí Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp Vô ý do cẩu thả Căn cứ Khoản 1 Điều 10 BLHS Khoản 2 Điều 10 BLHS Khoản 2 Điều 11 BLHS pháp lý 2015 2015 2015
Người khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành
Người phạm tội nhận thức rõ vi của mình là nguy hiểm cho xã Người phạm tội không thấy trước
hành vi của mình là nguy hiểm
hành vi của mình có thể gây ra Khái
hội, thấy trước hậu quả của hành vi
cho xã hội, thấy trước hậu quả
hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc niệm
đó có thể xẩy ra, tuy không mong của hành vi đó và mong
muốnnhưng vẫn có ý thức để mặc dù phải thấy trước và có thể thấy muốn hậu quả xảy ra; cho hậu quả xảy ra trước hậu quả đó.
Nhận thức rõ tính chất nguy
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm
hiểm cho xã hội của hành vi cho xã hội của hành vi mà mình
Phải thấy trước hậu quả nhưng
Về mặt mà mình thực hiện, thấy
thực hiện, thấy trướchành vi đó có lại không thấy trước được hậu quả lý trí
trước hành vi đó có thể gây hậuthể gây hậu quả nghiêm trọng cho đó
quả nghiêm trọng cho xã hội xã hội
Người phạm tội không mong
Sự lựa chọn hành vi phạm tô …
i muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả Người phạm tội khi thực hiện
là sự lựa chọn duy nhất, chủ xảy ra không phù hợp với mục đích Về mặt
hành vi đáng ra phải thấy trước và
thể lựa chọn hành vi phạm tô …
i phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện ý chí
có thể thấy trước hậu quả nguy
vì chủ thể mong muốn hành vi mục đích này, người phạm tội để
hiểm cho xã hội sẽ xảy ra đó
mặc hậu quảnguy hiểm cho xã hội
mà hành vi của mình có thể gây ra Nguyên nhân Có sự cố ý Có sự cố ý Do sự cẩu thả gây ra hậu quả Trách nhiệm Cao nhất Cao hơn Thấp hơn hình sự
A là kế toán doanh nghiệp,
khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý C và D xảy ra mâu
B giăng lưới điện để chống
bỏ sót một số 0 trong số thuẩn, C dùng dao đâm
trộm đột nhập nhưng không
tiền cần chuyển cho đối tác, D với ý muốn giết D.
có cảnh báo an toàn dẫn đến
hành vi này của A đã khiến
Rõ ràng C ý thức được chết người. Dù B không Ví dụ công ty thiệt hại, trong việc mình làm là nguy
mong muốn hậu quả chết
trường hợp này, A là kế hiểm và mong muốn
người xảy ra nhưng có ý
toán và phải biết được chỉ hậu quả chết người
thức bỏ mặc hậu quả xảy ra
một hành vi sơ xuất cũng người xảy ra.
nên đây là lỗi cố ý gián tiếp
sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn.
Trong lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã
hội xảy ra mà có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
không quan tâm đến việc hậu quả nguy hiểm cho xã hội có xảy ra hay không xảy ra. Đó là
thái độ thờ ơ, bàng quan chấp nhận đối với việc hậu quả nguy hiểm cho xã hội có xảy ra hay không.
Câu 21. Phân tích trạng thái tâm lý của người phạm tội với lỗi vô ý do quá tự tin?
Phân biệt lỗi vô ý do quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp?
Lỗi vô ý quá tin (vô ý phạm tội vì quá tự tin)
Lỗi vô ý quá tin là lỗi trong trường hợp “người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được” nên vẫn thực hiện và đó gây ra hậu quả nguy hại đó.
Căn cứ quy định trên có thể rút ra các dấu hiệu của lỗi vô ý quá tin như sau: Về lý trí:
- Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện.
- Người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể xảy ra. Về ý chí:
Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình
xảy ra, cũng không có ý thức để mặc cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra mà cho rằng hậu quả
nguy hiểm cho xã hội sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Ví dụ: trong các vụ án về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ (Điều 202 BLHS), rất nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi
phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nhưng tin vào kinh nghiệm điều khiển phương tiện
giao thông của mình, tin vào xử sự của nạn nhân, vào hoàn cảnh bên ngoài, tin vào tính năng, tác
dụng của các bộ phận an toàn của phương tiện... để cho rằng hậu quả gây tai nạn giao thông sẽ
không xảy ra, nhưng các tình tiết đó là không đủ và hậu quả nguy hiểm vẫn xảy ra.
Câu 22. Phân tích trạng thái tâm lý của người phạm tội với lỗi vô ý do cẩu thả? Phân
biệt lỗi vô ý do cẩu thả với sự kiện bất ngờ?
Lỗi vô ý cẩu thả (vô ý do cẩu thả)
Lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi trong trường hợp “người phạm tội không thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”. Về lý trí:
-Không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
-Không thấy trước hậu quả nguy hiểm xảy ra
-Thuộc trường hợp người phạm tội có thể thấy trước hậu quả nguy hại xảy ra
Sự kiện bất ngờ(Điều 20)