Đề cương ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Hệ thống các cơ quan NN trong Bộ máy Nhà nước Xã hội chủnghĩa Việt Nam :- Các cơ quan quyền lực (cơ quan lập pháp): Quốc hội, Hội đồngNhân dân các cấp.- Các cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý nhà nước): Chính phủ, các Bộ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Hệ thống các cơ quan NN trong Bộ máy Nhà nước Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam :
- Các cơ quan quyền lực (cơ quan lập pháp): Quốc hội, Hội đồng
Nhân dân các cấp.
- Các cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý nhà
nước): Chính phủ, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân.
- Hệ thống cơ quan tư pháp: Tòa án nhân dân tối cao và Toà án nhân
dân địa phương; Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân
dân địa phương.
- Hệ thống cơ quan quốc phòng an ninh
a. Cơ quan quyền lực Nhà nước
+ Cấp trung ương:
- QUỐC HỘI: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ là 5 năm.
- Cơ cấu tổ chức gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tôcj,
Các ủy ban Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
- Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- ban hành Hiến pháp và pháp luật (có quyền làm Hiến pháp Nhiệm vụ:
và sửa đổi Hiến pháp, có quyền làm luật và sửa đổi luật), giám sát hoạt
động của các cơ quan Nhà nước khác, quyết định những chính sách cơ
bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an
ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội
và hoạt động của công dân.
Nhiệm kỳ của Quốc hội: 5 năm, hoạt động thông qua kỳ họp 1 năm 2
lần.
Ngoài ra, nếu ủy ban Thường vụ Quốc hội xét thấy cần thiết hoặc do
yêu cầu của Chủ tịch nước,Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng hoặc
ít nhất 1/3 tổng số đại biểu thì Quốc hội sẽ họp đột xuất (cuộc họp bất
thường).
+ : Là công dân Việt Nam, có phẩm chất, trình độ,Đại biểu Quốc hội
năng lực, được cử tri tín nhiệm bầu ra.
- Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp Quốc hội, có
quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, ủy ban thường vụ
Quốc hội, có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng
và các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám
sát của cử tri.
Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội: Là đại biểu Quốc hội do Quốc
hội bầu ra vào kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Quốc hội. Các Phó Chủ tịch
Quốc hội là người giúp việc cho Chủ tịch theo sự phân công của Chủ
tịch.
+ Cơ quan thường trực của Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội: Là cơ quan thường trực giữa hai kỳ
họp của Quốc hội.
Có quyền về hoạt động giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc
hội ; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án Tối cao, Viện Kiểm sát tối
cao.
Chuyên ban hành Pháp lệnh, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Hai hội đồng của Quốc hội là:
- Hội đồng Quốc phòng - An ninh do Chủ tịch nước làm Chủ tịch, Thủ
tướng làm Phó chủ tịch và 4 ủy viên.
- Hội đồng Dân tộc gồm 1 Chủ tịch và 38 thành viên.
Ủy ban chức năng của Quốc hội: Gồm các ủy ban Pháp luật; ủy
ban Kinh tế và Ngân sách; ủy ban Quốc phòng và An ninh; ủy banVăn
hóa,
Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; ủy ban Các vấn đề xã hội;
ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; ủy ban Đối ngoại.
+ Cấp địa phương:
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP: là cơ quan quyền lực Nhà
nước cấp địa phương, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa
phương.
b. Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước, thay mặt Nhà nước
về đối nội và đối ngoại, điều phối hoạt động giữa các cơ quan nhà nước.
Chủ tịch nước đồng thời là thống lĩnh lực lượng vũ trang và chủ tịch Hội
đồng quốc phòng an ninh quốc gia.
Chủ tịch nước được Quốc hội bầu từ các đại biểu Quốc hội
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ Chủ tịch nước có 12
quyền hạn, trong đó quan trọng nhất là:
- Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch
Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ
tướng, Chánh án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao.
Giúp việc Chủ tịch nước có: Phó Chủ tịch nước, Hội đồng Quốc
phòng và An ninh, Văn phòng Chủ tịch nước.
+ Phó Chủ tịch nước: Do Chủ tịch đề nghị, Quốc hội bầu trong số
đại biểu Quốc hội; Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có
thể được Chủ tịch ủy quyền làm một số nhiệm vụ hoặc làm quyền Chủ
tịch.
+ Hội đồng Quốc phòng và An ninh: Có nhiệm vụ động viên mọi
lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Hội đồng Quốc
phòng và An ninh do Chủ tịch nước đứng đầu gồm Phó Chủ tịch nước và
các thành viên do Chủ tịch nước giới thiệu và Quốc hội bỏ phiếu phê
chuẩn.
c. Cơ quan quản lý hành chính Nhà nước : có nhiệm vụ tổ chức
thực thi pháp luật, tổ chức điều hành mọi công việc trên tất cả các lĩnh
vực
của đời sống xã hội.
+ Cấp trung ương: Chính phủ và bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc chính phủ
- CHÍNH PHỦ
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng - Chính phủ gồm:
và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
- Thủ tướng do Chủ tịch nước giới thiệu, Quốc hội bầu ra và bãi
miễn trong số các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 5 năm.
- Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là
người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ
tướng
vắng mặt.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề
nghị Quốc hội phê chẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với
ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao.
- Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà
nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở;
bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân
dân.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang
bộ.
- Bộ và cơ quan ngang bộ: là hệ thống cơ quan hành chính chuyên môn,
là cưo quan hành chính nhà nước ở trung ương, giúp việc cho chính phủ
thực hiện quyền hành pháp và hành chính.
+ Cấp địa phương:
- Ủy ban nhân dân các cấp: gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch, các Ủy viên
của Ủy ban nhân dân.
- Các sở, ban ngành cấp địa phương
d.Các cơ quan tư pháp : gồm tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm
sát nhân dân các cấp
+ Toà án Nhân dân tối cao:
- Là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- Gồm Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà
án.
- Cơ cấu gồm: Hội đồng Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán, Toà án
Quân sự Trung ương và các toà Hình sự, toà Dân sự, toà Phúc thẩm, bộ
máy giúp việc.
- Nhiệm kỳ là 5 năm.
- Chánh án Toà án Nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bãi miễn;
Phó Chánh án, Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, bãi miễn theo đề
nghị của Chánh án. Hội thẩm nhân dân Toà án tối cao do Ủy ban Thường
vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc
Việt Nam.
- Xét xử công khai, độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
- Xét xử tập thể, có hội thẩm nhân dân tham gia, quyết định theo
đa số.
- Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo quyền được
bào chữa , quyền được dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
+ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao:
- Kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, công dân ; thực hành
quyền công tố bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gồm:
+ Viện trưởng: do Chủ tịch nước đề nghị, Quốc hội bầu và bãi
miễn.
+ Các Viện phó, các kiểm sát viên và các điều tra viên: do Chủ
tịch nước bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị của Viện trưởng.
e. Các cơ quan quốc phòng an ninh: quân đội, cảnh sát…
Thực hiện chức năng đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ tài sản quốc
gia và đấu tranh, phòng, chống tội phạm.
+ Nhà nước pháp quyền
Khái niệm: Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà trong đó mọi chủ
thể nghiêm chỉnh phục tùng pháp luật.
Nói đến Nhà nước pháp quyền là nói đến sự ngự trị của pháp luật đối
với các cơ quan Nhà nước và mọi chủ thể trong xã hội.
-Nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền:
a. Chủ quyền nhân dân: Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
được ghi nhận trong Hiếp pháp.
b.Vai trò tối cao của Hiến pháp và hệ thống các văn bản pháp luật hoàn
thiện: Mọi hoạt động trong xã hội đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật.
c. Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền để tránh lạm
quyền, đảm bảo dân chủ.
Tiêu chí
phân biệt
Pháp nhân thương
mại
Pháp nhân phi thương mại
Mục đích
thành lập
tìm kiếm lợi nhuận và
lợi nhuận được chia
cho các thành viên
Không tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận không
được chia cho các thành viên
Phân loại
doanh nghiệp và các tổ
chức kinh tế khác
cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức
chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện, doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội và
các tổ chức phi thương mại khác
Luật áp
dụng
Bộ luật Dân sự, Luật
Doanh nghiệp
Bộ luật dân sự, luật về tổ chức bộ máy nhà
nước và quy định khác của pháp luật liên quan
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: Người được
pháp nhân chỉ định theo điều lệ; Người có thẩm quyền đại diện theo quy
định của pháp luật; Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại
Tòa án. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và
mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định.
Nguồn gốc
Cán bộ: Được tín nhiệm bầu cử phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức
vụ trong biên chế.
Công chức: Phải trải qua thi tuyển công chức, trúng tuyển có quyết
định phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong biên chế.
Viên chức: Tuyển dụng vào vị trí công việc hợp đồng lao
động.
Thời gian tập sự
Cán bộ: Không có thời gian quy định về tập sự.
Công chức: Thời gian từ 6 đến 12 tháng tùy vào các trường hợp
tương ứng tuyển dụng.
Viên chức: Quy định theo chức danh nghiệp vụ của từng ngành
từng dịch vụ.
Tính chất
Cán bộ: Vận hành quyền lực trong nhà nước. Giữ chức vụ quản
và nhân danh quyền lực chính trị và quyền công. Tính theo nhiệm kỳ.
Công chức: Vận hành theo chế nhà nước thực hiện đúng nhiệm
vụ, chủ trương. Thường xuyên thực hiện công vụ.
Viên chức: Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ hội những
kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn. Hoạt động thuần túy theo đúng nghiệp
vụ.
Chế độ lương
Cán bộ: Chế độ lương từ ngân sách nhà nước theo từng vị trí
chức danh.
Công chức: Chế độ lương từ ngân sách nhà nước quỹ lương
đơn vị công tác đối với các đơn vị công lập trong bộ máy lãnh đạo
quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức: Chế độ lương từ quỹ đơn vị s nghiệp công lập.
Nơi làm việc
Cán bộ: Các đơn vị, quan của Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ
chức chính trị – xã hội.
Công chức: quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị hội,
quân đội, công an, tòa án và viện kiểm soát.
Viên chức: Đơn vị sự nghiệp công lập.
THỨ BẬC LOẠI VĂN BẢN PHÁP LUẬTTÊN VIẾT TẮT
Tt Loại văn bản Tên viết tắt trên
Docluat.vn
1 Hiến pháp của Quốc Hội Hiến pháp
2 Bộ Luật, Luật của Quốc Hội Bộ luật, Luật
3 Nghị quyết Quốc hội NQQH
4 Pháp lệnh UBTV Quốc hội PL
5 Lệnh Chủ tịch nước LE
6 Nghị định Chính phủ
7 Quyết định Thủ tướng QĐTg
8 Thông tư các Bộ TT
9 Thông tư liên tịch các Bộ TTLT
10 Nghị quyết Tòa án Tối cao NQTA
11 Thông tư Tòa án Tối cao TTTA
12 Thông tư Viện kiểm sát Tối cao TTKS
13 Quyết định Tổng kiểm toán QĐKT
14 Nghị quyết HĐND tỉnh NQHĐ
15 Quyết định UBND tỉnh QĐUB
16 Công văn hướng dẫn CV
Theo quy định tại Điều 246 Luật Tố tụng hành chính thì vụ án được
giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
Vụ án tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, ràng, bảo
đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án Tòa án không phải thu thập tài
liệu, chứng cứ.
Đây là điều kiện tiên quyết để giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục
rút gọn. Trường hợp một số yêu cầu khởi kiện tài liệu, chứng cứ kèm
theo đơn khởi kiện, qua đó đã thể hiện vụ án thì thể được xem tình
tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải
quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ.
Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.
Không đương sự trú nước ngoài, trừ trường hợp đương sự
nước ngoài thỏa thuận với đương sự Việt Nam đề nghị Tòa
án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, Tòa án ra quyết
định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu thuộc
một trong những trường hợp sau đây:
Phát sinh các tình tiết mới các đương sự không thống nhất
cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải
tiến hành giám định.
Cần phải định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về
giá.
Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Phát sinh yêu cầu độc lập.
Phát sinh đương sự trú nước ngoài cần phải thực hiện ủy
thác pháp, trừ trường hợp đương sự nước ngoài thỏa thuận
với đương sự Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút
gọn.
1/ Người không có quyền sở hữu tài sản thì có quyền chiếm hữu và sử
dụng tài sản.
Người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản có những quyền theo quy
định tại Điều 173 Bộ luật dân sự. Đó là:
+ Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ
sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm:
- Quyền sử dụng đất;
- Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề;
- Các quyền khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
=> Người không có quyền sở hữu tài sản thì có quyền chiếm hữu và sử
dụng tài sản.
2/ Cá nhân là chủ thể duy nhất trong quan hệ dân sự:
Theo điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) xác định hai loại chủ thể
quan hệ dân sự là: . Bên cạnh đó, dựa trên mục tiêu cá nhân, pháp nhân
kinh tế khi hoạt động, có tìm kiếm lợi nhuận hay không, BLDS chia pháp
nhân thành hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương
mại.
=> Cá nhân không phải là chủ thể duy nhất trong quan hệ dân sự
3/ Mọi thỏa thuận đều là hợp đồng:
Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, muốn được công nhận là hợp đồng thì thỏa thuận phải thỏa mãn
các điều kiện cơ bản sau:
- Thứ nhất: Phải có ít nhẩt hai bên chủ thể
- Thứ hai: Phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên
- Thứ ba: Sự thỏa thuận phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Không phải mọi sự thỏa thuận và có sự thống nhất ý chí của hai hay
nhiều bên thì đều hình thành nên hợp đồng. Ví dụ như thỏa thuận kết hôn,
thỏa thuận một cuộc hẹn... không phải là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận
có hậu quả pháp lý nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự mới hình thành nên hợp đồng.
Tiêu chí Chiếm hữu ngay tình Chiếm hữu không ngay
tình
Khái niệm Là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu có căn
cứ để tin rằng mình có
quyền đối với tài sản
đang chiếm hữu.
Là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu biết
hoặc phải biết
rằng mình không có
quyền đối với tài sản
đang chiếm hữu.
Bản chất không Người chiếm hữu
biết hoặc không thể
biết việc chiếm hữu tài
sản đó là không có căn
cứ pháp luật.
Người chiếm hữu biết
hoặc đáng ra phải biết
tài sản mình đang chiếm
hữu là không có căn cứ
pháp luật.
Chế độ
pháp lý
Được pháp luật công
nhận và bảo vệ trong
một số trường hợp:
+ Có thể trở thànnh chủ
sở hữu tài sản theo
BLDS quy định;
+ Có quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức trong một số
trường hợp.
Người chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật,
không ngay tình không
được pháp luật bảo
vệ trong mọi trường
hợp.
Căn cứ
trở thành
chủ sở
hữu tài
sản
Chiếm hữu ngay tình,
liên tục, công khai đối
với:
- Động sản: 10 năm;
- Bất động sản: 30 năm.
Không thể trở thành chủ
sở hữu tài sản và buộc
phải chấm dứt việc
chiếm hữu thực tế đối
với tài sản.
Hoàn trả
hoa lợi, lợi
tức
Phải hoàn trả khi biết
hoặc phải biết việc chiếm
hữu không có căn cứ
pháp luật trừ trường hợp
Hoàn trả lại tài sản và
bồi thường thiệt hại nếu
có do hành vi chiếm hữu
bất hợp pháp gây ra khi
có căn cứ để trở thành
chủ sở hữu tài sản nêu
trên.
biết hoặc phải biết việc
chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật.
Tình
trạng suy
đoán
Ngay tình là trường hợp
mặc nhiên thừa nhận của
người chiếm hữu theo
tình trạng suy đoán.
Nếu người nào cho rằng
người chiếm hữu là
không ngay tình thì phải
chứng minh.
Cơ sở
pháp lý
Điều 180 Bộ luật Dân sự
2015
Điều 181 Bộ luật Dân sự
2015
Theo quy định tại Nghị định số , từ ngày 01/01/2023,38/2022/NĐ-CP
mức lương tối thiểu vùng theo tháng mức lương tối thiểu vùng theo
giờ như sau:
Vùng Mức lương tối thiểu tháng Mức lương tối thiểu giờ
Vùng I 4.680.000 VNĐ 22.500 VNĐ
Vùng II 4.160.000 VNĐ 20.000 VNĐ
Vùng III 3.640.000 VNĐ 17.500 VNĐ
Vùng IV 3.250.000 VNĐ 15.600 VNĐ
| 1/10

Preview text:

Hệ thống các cơ quan NN trong Bộ máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam :
- Các cơ quan quyền lực (cơ quan lập pháp): Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp.
- Các cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý nhà
nước): Chính phủ, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân.
- Hệ thống cơ quan tư pháp: Tòa án nhân dân tối cao và Toà án nhân
dân địa phương; Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân địa phương.
- Hệ thống cơ quan quốc phòng an ninh
a. Cơ quan quyền lực Nhà nước + Cấp trung ương:
- QUỐC HỘI: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ là 5 năm.
- Cơ cấu tổ chức gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tôcj,
Các ủy ban Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
- Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Nhiệm vụ: ban hành Hiến pháp và pháp luật (có quyền làm Hiến pháp
và sửa đổi Hiến pháp, có quyền làm luật và sửa đổi luật), giám sát hoạt
động của các cơ quan Nhà nước khác, quyết định những chính sách cơ
bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an
ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội
và hoạt động của công dân.
Nhiệm kỳ của Quốc hội: 5 năm, hoạt động thông qua kỳ họp 1 năm 2 lần.
Ngoài ra, nếu ủy ban Thường vụ Quốc hội xét thấy cần thiết hoặc do
yêu cầu của Chủ tịch nước,Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng hoặc
ít nhất 1/3 tổng số đại biểu thì Quốc hội sẽ họp đột xuất (cuộc họp bất thường).
+ Đại biểu Quốc hội: Là công dân Việt Nam, có phẩm chất, trình độ,
năng lực, được cử tri tín nhiệm bầu ra.
- Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp Quốc hội, có
quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, ủy ban thường vụ
Quốc hội, có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
và các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri.
Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội: Là đại biểu Quốc hội do Quốc
hội bầu ra vào kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Quốc hội. Các Phó Chủ tịch
Quốc hội là người giúp việc cho Chủ tịch theo sự phân công của Chủ tịch.
+ Cơ quan thường trực của Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội: Là cơ quan thường trực giữa hai kỳ họp của Quốc hội.
Có quyền về hoạt động giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc
hội ; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án Tối cao, Viện Kiểm sát tối cao.
Chuyên ban hành Pháp lệnh, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Hai hội đồng của Quốc hội là:
- Hội đồng Quốc phòng - An ninh do Chủ tịch nước làm Chủ tịch, Thủ
tướng làm Phó chủ tịch và 4 ủy viên.
- Hội đồng Dân tộc gồm 1 Chủ tịch và 38 thành viên.
Ủy ban chức năng của Quốc hội: Gồm các ủy ban Pháp luật; ủy
ban Kinh tế và Ngân sách; ủy ban Quốc phòng và An ninh; ủy banVăn hóa,
Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; ủy ban Các vấn đề xã hội;
ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; ủy ban Đối ngoại. + Cấp địa phương:
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
: là cơ quan quyền lực Nhà
nước cấp địa phương, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương.
b. Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước, thay mặt Nhà nước
về đối nội và đối ngoại, điều phối hoạt động giữa các cơ quan nhà nước.
Chủ tịch nước đồng thời là thống lĩnh lực lượng vũ trang và chủ tịch Hội
đồng quốc phòng an ninh quốc gia.
Chủ tịch nước được Quốc hội bầu từ các đại biểu Quốc hội
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ Chủ tịch nước có 12
quyền hạn, trong đó quan trọng nhất là:
- Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch
Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ
tướng, Chánh án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao.
Giúp việc Chủ tịch nước có: Phó Chủ tịch nước, Hội đồng Quốc
phòng và An ninh, Văn phòng Chủ tịch nước.
+ Phó Chủ tịch nước: Do Chủ tịch đề nghị, Quốc hội bầu trong số
đại biểu Quốc hội; Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có
thể được Chủ tịch ủy quyền làm một số nhiệm vụ hoặc làm quyền Chủ tịch.
+ Hội đồng Quốc phòng và An ninh: Có nhiệm vụ động viên mọi
lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Hội đồng Quốc
phòng và An ninh do Chủ tịch nước đứng đầu gồm Phó Chủ tịch nước và
các thành viên do Chủ tịch nước giới thiệu và Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn.
c. Cơ quan quản lý hành chính Nhà nước : có nhiệm vụ tổ chức
thực thi pháp luật, tổ chức điều hành mọi công việc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Cấp trung ương: Chính phủ và bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ - CHÍNH PHỦ
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
- Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng
và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
- Thủ tướng do Chủ tịch nước giới thiệu, Quốc hội bầu ra và bãi
miễn trong số các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 5 năm.
- Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là
người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề
nghị Quốc hội phê chẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với
ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao.
- Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà
nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở;
bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.
- Bộ và cơ quan ngang bộ: là hệ thống cơ quan hành chính chuyên môn,
là cưo quan hành chính nhà nước ở trung ương, giúp việc cho chính phủ
thực hiện quyền hành pháp và hành chính. + Cấp địa phương:
- Ủy ban nhân dân các cấp: gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch, các Ủy viên của Ủy ban nhân dân.
- Các sở, ban ngành cấp địa phương
d.Các cơ quan tư pháp : gồm tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp
+ Toà án Nhân dân tối cao:
- Là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Gồm Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án.
- Cơ cấu gồm: Hội đồng Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán, Toà án
Quân sự Trung ương và các toà Hình sự, toà Dân sự, toà Phúc thẩm, bộ máy giúp việc. - Nhiệm kỳ là 5 năm.
- Chánh án Toà án Nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bãi miễn;
Phó Chánh án, Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, bãi miễn theo đề
nghị của Chánh án. Hội thẩm nhân dân Toà án tối cao do Ủy ban Thường
vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Xét xử công khai, độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
- Xét xử tập thể, có hội thẩm nhân dân tham gia, quyết định theo đa số.
- Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo quyền được
bào chữa , quyền được dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
+ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao:
- Kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, công dân ; thực hành
quyền công tố bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gồm:
+ Viện trưởng: do Chủ tịch nước đề nghị, Quốc hội bầu và bãi miễn.
+ Các Viện phó, các kiểm sát viên và các điều tra viên: do Chủ
tịch nước bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị của Viện trưởng.
e. Các cơ quan quốc phòng an ninh: quân đội, cảnh sát…
Thực hiện chức năng đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ tài sản quốc
gia và đấu tranh, phòng, chống tội phạm.
+ Nhà nước pháp quyền
Khái niệm: Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà trong đó mọi chủ
thể nghiêm chỉnh phục tùng pháp luật.
Nói đến Nhà nước pháp quyền là nói đến sự ngự trị của pháp luật đối
với các cơ quan Nhà nước và mọi chủ thể trong xã hội.
-Nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền:
a. Chủ quyền nhân dân: Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
được ghi nhận trong Hiếp pháp.
b.Vai trò tối cao của Hiến pháp và hệ thống các văn bản pháp luật hoàn
thiện: Mọi hoạt động trong xã hội đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
c. Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền để tránh lạm
quyền, đảm bảo dân chủ. Tiêu chí Pháp nhân thương
Pháp nhân phi thương mại phân biệt mại tìm kiếm lợi nhuận và Mục đích
Không tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận không lợi nhuận được chia thành lập
được chia cho các thành viên cho các thành viên
cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức doanh nghiệp và các tổ Phân loại
chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế khác
chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện, doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội và
các tổ chức phi thương mại khác Luật áp Bộ luật Dân sự, Luật
Bộ luật dân sự, luật về tổ chức bộ máy nhà dụng Doanh nghiệp
nước và quy định khác của pháp luật liên quan
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: Người được
pháp nhân chỉ định theo điều lệ; Người có thẩm quyền đại diện theo quy
định của pháp luật; Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại
Tòa án. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và
mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định. Nguồn gốc
Cán bộ: Được tín nhiệm bầu cử và phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ trong biên chế. 
Công chức: Phải trải qua thi tuyển công chức, trúng tuyển có quyết
định phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong biên chế. 
Viên chức: Tuyển dụng vào vị trí công việc là ký hợp đồng lao động. Thời gian tập sự
Cán bộ: Không có thời gian quy định về tập sự. 
Công chức: Thời gian từ 6 đến 12 tháng tùy vào các trường hợp tương ứng tuyển dụng. 
Viên chức: Quy định theo chức danh nghiệp vụ của từng ngành từng dịch vụ. Tính chất
Cán bộ: Vận hành quyền lực trong nhà nước. Giữ chức vụ quản lý
và nhân danh quyền lực chính trị và quyền công. Tính theo nhiệm kỳ. 
Công chức: Vận hành theo cơ chế nhà nước thực hiện đúng nhiệm
vụ, chủ trương. Thường xuyên thực hiện công vụ. 
Viên chức: Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ xã hội và những
kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn. Hoạt động thuần túy theo đúng nghiệp vụ. Chế độ lương
Cán bộ: Chế độ lương từ ngân sách nhà nước theo từng vị trí và chức danh. 
Công chức: Chế độ lương từ ngân sách nhà nước và quỹ lương
đơn vị công tác đối với các đơn vị công lập trong bộ máy lãnh đạo và
quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. 
Viên chức: Chế độ lương từ quỹ đơn vị sự nghiệp công lập. Nơi làm việc
Cán bộ: Các đơn vị, cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ
chức chính trị – xã hội. 
Công chức: Cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội,
quân đội, công an, tòa án và viện kiểm soát. 
Viên chức: Đơn vị sự nghiệp công lập.
THỨ BẬC LOẠI VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ TÊN VIẾT TẮT Tt Loại văn bản
Tên viết tắt trên Docluat.vn
1 Hiến pháp của Quốc Hội Hiến pháp
2 Bộ Luật, Luật của Quốc Hội Bộ luật, Luật 3 Nghị quyết Quốc hội NQQH
4 Pháp lệnh UBTV Quốc hội PL 5 Lệnh Chủ tịch nước LE 6 Nghị định Chính phủ NĐ
7 Quyết định Thủ tướng QĐTg 8 Thông tư các Bộ TT
9 Thông tư liên tịch các Bộ TTLT
10 Nghị quyết Tòa án Tối cao NQTA
11 Thông tư Tòa án Tối cao TTTA
12 Thông tư Viện kiểm sát Tối cao TTKS
13 Quyết định Tổng kiểm toán QĐKT
14 Nghị quyết HĐND tỉnh NQHĐ 15 Quyết định UBND tỉnh QĐUB 16 Công văn hướng dẫn CV
Theo quy định tại Điều 246 Luật Tố tụng hành chính thì vụ án được
giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:

Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo
đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ.
Đây là điều kiện tiên quyết để giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục
rút gọn. Trường hợp một số yêu cầu khởi kiện có tài liệu, chứng cứ kèm
theo đơn khởi kiện, qua đó đã thể hiện vụ án thì có thể được xem là tình
tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải
quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ. 
Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng. 
Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự
ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa
án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, Tòa án ra quyết
định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu thuộc
một trong những trường hợp sau đây: 
Phát sinh các tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất và
cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định. 
Cần phải định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về giá. 
Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 
Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 
Phát sinh yêu cầu độc lập. 
Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy
thác tư pháp, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận
với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
1/ Người không có quyền sở hữu tài sản thì có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản.
Người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản có những quyền theo quy
định tại Điều 173 Bộ luật dân sự. Đó là:
+ Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ
sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm: - Quyền sử dụng đất;
- Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề;
- Các quyền khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
=> Người không có quyền sở hữu tài sản thì có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản.
2/ Cá nhân là chủ thể duy nhất trong quan hệ dân sự:
Theo điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) xác định hai loại chủ thể
quan hệ dân sự là: cá nhân, pháp nhân. Bên cạnh đó, dựa trên mục tiêu
kinh tế khi hoạt động, có tìm kiếm lợi nhuận hay không, BLDS chia pháp
nhân thành hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
=> Cá nhân không phải là chủ thể duy nhất trong quan hệ dân sự
3/ Mọi thỏa thuận đều là hợp đồng:
Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, muốn được công nhận là hợp đồng thì thỏa thuận phải thỏa mãn
các điều kiện cơ bản sau:
- Thứ nhất: Phải có ít nhẩt hai bên chủ thể
- Thứ hai: Phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên
- Thứ ba: Sự thỏa thuận phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Không phải mọi sự thỏa thuận và có sự thống nhất ý chí của hai hay
nhiều bên thì đều hình thành nên hợp đồng. Ví dụ như thỏa thuận kết hôn,
thỏa thuận một cuộc hẹn... không phải là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận
có hậu quả pháp lý nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự mới hình thành nên hợp đồng. Tiêu chí
Chiếm hữu ngay tình Chiếm hữu không ngay tình
Khái niệm Là việc chiếm hữu mà Là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu có căn người chiếm hữu biết
cứ để tin rằng mình có hoặc phải biết
quyền đối với tài sản
rằng mình không có đang chiếm hữu.
quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Bản chất Người chiếm hữu không Người chiếm hữu biết
biết hoặc không thể
hoặc đáng ra phải biết
biết việc chiếm hữu tài
tài sản mình đang chiếm
sản đó là không có căn
hữu là không có căn cứ cứ pháp luật. pháp luật. Chế độ Được pháp luật công Người chiếm hữu không
pháp lý nhận và bảo vệ trong có căn cứ pháp luật,
một số trường hợp: không ngay tình không
được pháp luật bảo

+ Có thể trở thànnh chủ vệ trong mọi trường sở hữu tài sản theo hợp. BLDS quy định; + Có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức trong một số trường hợp. Căn cứ Chiếm hữu ngay tình,
Không thể trở thành chủ
trở thành liên tục, công khai đối
sở hữu tài sản và buộc chủ sở với: phải chấm dứt việc hữu tài
chiếm hữu thực tế đối sản - Động sản: 10 năm; với tài sản.
- Bất động sản: 30 năm.
Hoàn trả Phải hoàn trả khi biết
Hoàn trả lại tài sản và
hoa lợi, lợi hoặc phải biết việc chiếm bồi thường thiệt hại nếu tức hữu không có căn cứ có do hành vi chiếm hữu
pháp luật trừ trường hợp bất hợp pháp gây ra khi
có căn cứ để trở thành
biết hoặc phải biết việc
chủ sở hữu tài sản nêu chiếm hữu không có căn trên. cứ pháp luật. Tình
Ngay tình là trường hợp Nếu người nào cho rằng
trạng suy mặc nhiên thừa nhận của người chiếm hữu là đoán người chiếm hữu theo không ngay tình thì phải tình trạng suy đoán. chứng minh. Cơ sở
Điều 180 Bộ luật Dân sự Điều 181 Bộ luật Dân sự pháp lý 2015 2015
Theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2023,
mức lương tối thiểu vùng theo tháng và mức lương tối thiểu vùng theo giờ như sau: Vùng
Mức lương tối thiểu tháng
Mức lương tối thiểu giờ Vùng I 4.680.000 VNĐ 22.500 VNĐ Vùng II 4.160.000 VNĐ 20.000 VNĐ Vùng III 3.640.000 VNĐ 17.500 VNĐ Vùng IV 3.250.000 VNĐ 15.600 VNĐ