Đề cương ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Hình thức NN được hình thành từ các yếu tố nào? Hãy làm rõ các yếu tố đó?➢Khái niệm:Hình thức NN là cách thức tổ chức bộ máy quyền lực NN và những phươngpháp để tổ chức thực hiện quyền lực NN. Hình thức NN được hình thành từ ba yếu tố: hìnhthức chính thể, hình thức cấu trúc NN và chế độ chính trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
ĐỀ CƯƠNG PLĐC - 3 TÍN CHỈ CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NN
Câu 1: Hình thức NN được hình thành từ các yếu tố nào? Hãy làm rõ các yếu tố đó?
➢ Khái niệm: Hình thức NN là cách thức tổ chức bộ máy quyền lực NN và những phương
pháp để tổ chức thực hiện quyền lực NN. Hình thức NN được hình thành từ ba yếu tố: hình
thức chính thể, hình thức cấu trúc NN và chế độ chính trị. ➢ Hình thức chính thể:
- Khái niệm: Là cách tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao của NN, là cơ cấu, trình tự thành
lập và mối liên hệ giữa chúng cũng như mật độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này
- Phân loại: Gồm hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng . hòa
+ Chính thể quân chủ: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN tập trung toàn bộ
(hay một phần) trong tay người đứng đầu NN (vua, hoàng đế,... )
● Quân chủ tuyệt đối (vua - Quyền Lực không bị giới hạn, đầy đủ ba quyền)
● Quân chủ hạn chế (bên cạnh Vua - Quyền Lực bị chi phối bởi một nhóm người khác)
VD: Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của VN do các đời Hoàng đế họ
Nguyễn lập ra, có tổ tiên là các vị chúa Nguyễn từ thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh.
Triều đại này tồn tại trong vòng 143 năm kể từ khi Thế Tổ Cao Hoàng Đế - Nguyễn
Phúc Ánh xưng đế vào năm 1802 cho đến khi Bảo Đại Hoàng Đế- Nguyễn Phúc
Vĩnh Thụy tuyên bố chiếu thư thoái vị vào năm 1945, nhà Nguyễn có 13 vị vua cai trị thuộc 7 thế hệ.
+ Chính thể cộng hòa: Là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN thuộc về một cơ
quan được bầu ra trong một thời gian nhất định
● Cộng hòa dân chủ: (Quyền lực thuộc nhóm người - do dân bầu ra. vd: Quốc hội, Nghị viện)
● Cộng hòa quý tộc: (Những người được đi bầu cử là Quý Tộc - thời kỳ chủ nô)
➢ Hình thức cấu trúc NN:
- Khái niệm: Là sự tổ chức NN thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và đặc điểm của mối
quan hệ giữa các CQNN ở TW với các CQNN ở địa phương.
- Phân loại: Có hai hình thức chủ yếu + NN đơn nhất:
● Chủ quyền quốc gia do chính quyền Trung ương nắm giữ ●
Có một hệ thống chính quyền từ TW tới địa phương và một hệ thống PL ●
Quan hệ chính quyền trung ương và địa phương các cấp: mqh cấp trên - cấp dưới VD: Ba Lan, VN,... + NN liên bang:
● Chủ quyền quốc gia: vừa do chính quyền liên bang, vừa do chính quyền các bang nắm giữ 1
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
● Có nhiều hệ thống PL: Bang và liên bang
● Có sự phân chia quyền lực giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang
● Các NN thành viên có chủ quyền riêng nhưng thống nhất với nhau về mặt quốc
phòng, đối ngoại, an ninh
VD: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là NN liên bang điển hình được cấu thành bởi 50 tiểu bang khác nhau. ➢ Chế độ chính trị
- Khái niệm: Là tổng thể các phương pháp, cách thức mà các cơ quan NN sử dụng để thực
hiện quyền lực NN. Nội dung chủ đạo trong khái niệm chế độ chính trị là phương pháp cai trị
và quản lý XH của giai cấp cầm quyền. - Phân loại: + Phương pháp dân chủ:
● Nhân dân tham gia vào quy trình tổ chức và thực hiện quyền lực NN
● Dân chủ thực sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế, dân chủ
trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
VD: VN là một quốc gia vừa có nền dân chủ thực sự vừa có nền dân chủ rộng
rãi: cơ chế đảm bảo thực hiện trên nhiều lĩnh vực, quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, quyền được thể hiện chính kiến của bản thân với việc xây dựng
NN và XH. VN đồng thời cũng là đất nước có nền dân chủ trực tiếp và gián
tiếp: công dân đủ đkiện có quyền bầu cử và ứng cử; công dân có quyền bầu ra
những người lãnh đạo để ủy thác, thay mặt nhân dân tham gia quản lý XH…
+ Phương pháp phản dân chủ:
● Quyền lực NN thuộc về một cá nhân, một nhóm người.
● Phương pháp mang tính cưỡng chế, ép buộc. Thể hiện tính chất độc tài đáng chú ý
nhất là khi phương pháp cai trị và quản lý XH này phát triển đến mức độ cao sẽ trở
thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.
VD: Phương pháp phản dân chủ biểu hiện rõ nhất ở Bắc Triều Tiên dưới thời cai
trị của gia đình họ Kim: người dân bị hạn chế quyền tự do ngôn luận, thông tin,
xuất bản...; hàng ngàn, hàng triệu người chết trong vòng gần 50 năm thống trị.
Câu 2: Kiểu NN là gì? Nêu đặc trưng của các kiểu NN và sự thay thế các kiểu NN trong lịch sử? ➢ Khái niệm:
- Kiểu NN là tổng thể các dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản của NN thể hiện bản chất và những điều
kiện tồn tại và phát triển của NN trong một hình thái KT - XH nhất định.
- Mỗi kiểu NN phù hợp với một chế độ KT nhất định của một XH có giai cấp. 2
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
➢ Đặc trưng của các kiểu NN
Trong lịch sử XH có giai cấp đã tồn tại 4 hình thái kinh tế - XH bao gồm: chiếm hữu nô lệ,
phong kiến, tư bản chủ nghĩa và XHCN phù hợp với bốn kiểu qhệ sản xuất ấy là bốn kiểu NN:
+ Kiểu NN chủ nô + Kiểu NN phong kiến + Kiểu NN tư sản + Kiểu NN XHCN
- Kiểu NN chủ nô, PK, tư sản: có chung bản chất vì đều được xây dựng trên cơ sở tư hữu về
TLSX. NN là công cụ bạo lực, bộ máy chuyên chính của giai cấp bóc lột chống lại nhân dân lao động
- Kiểu NN XHCN: là kiểu NN tiến bộ nhất và cuối cùng trong lịch sử nhân loại và được xây
dựng trên cơ sở công hữu về TLSX chủ yếu. ➢
Sự thay thế các kiểu NN trong lịch sử:
- Sự thay thế kiểu NN này bằng một kiểu NN khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu.
- Không phải NN nào cũng trải qua tuần tự 4 kiểu NN
Câu 3: NN là gì? Trình bày bản chất và đặc trưng của NN.
a) Khái niệm: NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có 1 bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì, bảo vệ trật tự
XH, địa vị của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp. b) Bản chất của NN:
➢ Bản chất NN là tất cả phương diện cơ bản quy định sự tồn tại và phát triển của NN. ➢ Tính giai cấp của NN
- NN bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đề ra
- Biểu hiện: 3 nhóm quyền lực
+ Quyền lực chính trị: Thực hiện sự thống trị về chính trị thông qua NN; thực hiện chuyên
chính giai cấp để chống lại các giai cấp khác, bảo vệ lợi ích cho giai cấp của mình
+ Quyền lực KT: Chiếm địa vị chủ yếu trong hệ thống sản xuất hàng hóa
+ Quyền lực tư tưởng: Giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của mình thành hệ tư tưởng
thống trị trong XH, bắt các giai cấp, tầng lớp khác phải tuân theo, làm theo. ➢ Tính XH của NN
- NN là đại diện chính thức của toàn XH.
- NN có trách nhiệm xác lập, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia, dân
tộc và công dân của mình.
- NN phải tập hợp và huy động mọi tầng lớp thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ
quyền, phát triển kinh tế, văn hóa, XH.
VD: Trong NN PK, đất được địa chủ chia cho nông dân nhằm huy động người dân phát triển KT
- Duy trì trật tự XH và giải quyết những vấn đề phát sinh trong nước và quốc tế.
- Tạo điều kiện cho các lĩnh vực XH được tiến hành bình thường, có hiệu quả, giúp XH phát
triển vì lợi ích chung của cộng đồng. 3
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
⇒ Kết luận về bản chất NN:
- Tính XH và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của bất kỳ NN nào,
chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen.
- Dù trong XH nào, NN cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn XH và ở mức độ khác nhau
phải bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
- Mức độ và sự thể hiện tính giai cấp, tính XH của mỗi NN khác nhau sẽ khác nhau, trong mỗi
NN cũng có thể khác nhau do điều kiện và nhận thức, mong muốn của lực lượng cầm quyền.
c) Đặc trưng của NN: 5 đặc trưng
- NN thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư.
Vd: Nhà tù, cảnh sát, tòa án,...
- NN phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực hiện quản lý dân cư theo đơn vị
hành chính (chứ không tập hợp dân cư theo chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp or giới tính.)
- NN có chủ quyền quốc gia (quyền làm chủ và quyền tự quyết trong hđộng đối nội, đối ngoại).
- NN ban hành PL và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân.
- NN quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.
Câu 4: Phân biệt NN với các tổ chức khác NN. (Dựa vào ý cuối của Câu 3 + Câu 9)
- Khái niệm: NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có 1 bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì, bảo vệ trật tự
XH, địa vị của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp. - So sánh: Tiêu chí NN các tổ chức XH khác Quyền Lực - Có chủ quyền quốc gia
- Không có chủ quyền quốc gia
- Phân chia lãnh thổ thành các đơn vị - Quản lý 1 tập hợp dân cư theo
hành chính và thực hiện quản lý dân
chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp
cư theo đơn vị hành chính hoặc giới tính,... Ban hành văn
- Ban hành PL và thực hiện sự quản
- Ban hành các quy định dưới dạng bản pháp lý
lý bắt buộc đối với mọi công dân.
điều lệ chỉ thị nghị quyết có giá trị
- Đảm bảo PL được thực hiện bằng
bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện nhiều biện pháp đối với các thành viên
- Đảm bảo được thực hiện bằng sự tự
giác của thành viên và kỷ luật tổ chức Thu thuế, phí
- Quy định và thực hiện thu các loại
Các tổ chức hoạt động trên cơ sở
thuế dưới hình thức bắt buộc.
nguồn kinh phí do các thành viên
VD: thuế môi trường, thuế thu nhập
đóng góp VD: đảng, đoàn không cá nhân,...
được phép thu thuế chỉ được phép thu Đảng phí, đoàn phí. 4
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
Câu 5: Phân tích bản chất của NN Cộng hòa XHCN VN.
➢Khái niệm NN: NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có 1 bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì, bảo vệ
trật tự XH, địa vị của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp.
a) Tính XH và tính giai cấp: vì là một kiểu NN nên có đầy đủ tính giai cấp và tính XH
b) Tính nhân dân: đây là bản chất bao trùm, chi phối mọi lĩnh của đời sống XH của NN
CHXHCN VN, gồm 5 đặc trưng:
➢ Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực NN
- Nhân dân là chủ thể có quyền cao nhất, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước
- Nhân dân thực hiện quyền lực NN = pp trực tiếp và pp gián tiếp
+ PP trực tiếp: Bầu cử thành lập cơ quan đại diện; Tham gia quản lý công việc
của NN; Giám sát hoạt động của CQNN và cán bộ, công chức NN; quyết định
những vấn đề quan trọng khi NN tổ chức trưng cầu ý dân
VD của giám sát hdong CQNN: Bị công an phạt một cách quá mức, hoàn toàn có thể
quay clip nhưng không đc phép phát tán clip, quay clip với mục đích giám sát.
+ PP gián tiếp: Thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; Thông qua
các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Thông qua các tổ chức của mình
➢ NN CHXHCN VN là một NN dân chủ thực sự và rộng rãi
- Những thiết chế đầu tiên của NN kiểu mới ra đời trên nền tảng dân chủ: Quốc dân
đại hội Tân Trào (Tiền thân của Quốc hội VN).
- Các quyền tự do dân chủ của nhân dân được NN thể chế hóa thành các quy định
PL. (vd: quyền Tự do ngôn luận, Tự do báo chí,…)
- NN quy định cơ chế bảo đảm thực hiện dân chủ (cơ chế giám sát, cơ chế giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo,…)
- NN quy định các biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân
- Dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH; dân chủ với mọi tầng lớp ndân.
➢ NN thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước VN
- NN xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc
- Các CQNN phải coi việc đoàn kết dân tộc là nguyên tắc HĐ của mình
- NN thực hiện chính sách ưu tiên, giúp đỡ các dân tộc thiểu số, tạo Đkiện để các dân
tộc thiểu số phát triển, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc
VD: Chính sách cộng điểm
- NN tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số 5
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
➢ NN CHXHCNVN thể hiện tính XH rộng rãi:
- Đầu tư phòng chống thiên tai, hỏa hoạn
- Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Phát triển giáo dục
- Thực hiện xóa đói, giảm nghèo, chống thất nghiệp - Thực hiện bảo trợ XH - Phòng chống tệ nạn XH
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.
➢ NN thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị
- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
- Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc
tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi
- Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế mà VN là thành viên
- Góp phần vào cuộc đtranh chung của nhân loại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ XH
Câu 6: Phân tích nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của BMNN Cộng hòa XHCN VN
a) Khái niệm: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ
đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù hợp với bản chất NN, tạo thành cơ sở cho tổ chức
và hoạt động của các CQNN và toàn thể BMNN.
b) Các nguyên tắc cơ bản: 5 nguyên tắc
➢ Nguyên tắc 1: Đảm bảo mọi quyền lực NN thuộc về nhân dân
- Căn cứ pháp lý: Điều 2, điều 3 hiến pháp 2013 - Nội dung:
+ Đảm bảo quyền kiểm tra giám sát của nhân dân đối với hđộng của các CQNN
+ Bảo đảm cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý công việc của NN
và quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước - Yêu cầu:
+ Thực hiện cơ chế dân biết, dân làm, dân kiểm tra
+ Nâng cao trình độ văn hóa, nhận thức chính trị, ý thức PL của nhân dân
➢ Nguyên tắc 2: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với NN
- Căn cứ pháp lý: Điều 4 Hiến pháp 2013 6
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
- Nội dung: Đảng vạch ra đường lối chủ trương và phương hướng tổ chức và hoạt
động của BMNN; Đảng lãnh đạo quá trình xây dựng PL, nhất là những đạo luật quan
trọng nhằm thông qua NN thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng thành PL;
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn l.đạo các cơ quan hoạt động theo đúng
đường lối của Đảng, đào tạo cán bộ tăng cường cho BMNN
- Yêu cầu: Đảng phải thường xuyên củng cố, đổi mới nội dung, phương thức lãnh
đạo, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên trong BMNN.
➢ Nguyên tắc 3: Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Căn cứ pháp lý: Điều 8, Hiến pháp 2013 - Nội dung:
+ Về mặt tổ chức: Nguyên tắc này thể hiện ở chế độ bầu cử. Tất cả các cơ quan
đại diện cho các cấp đều phải do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc
phổ thông đầu phiếu. Tính tập trung là tính biểu hiện quan trọng của BMNN,
sự tập trung đó bắt nguồn và dựa trên cơ sở của chế dân chủ. Các CQNN,
công chức NN được trao quyền để quản lý các công việc NN, nhưng đều phải
chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự kiểm sát của nhân dân.
+ Về mặt hoạt động: Các CQNN ở TW Có quyền quyết định các vấn đề cơ bản,
quan trọng về chính trị,VH, KT, XH, QP-AN, đối ngoại; Các cơ quan NN ở
địa phương quyết định những vấn đề thuộc phạm vi địa phương. Quyết định
của CQNN cấp trên có YN bắt buộc đối với cấp dưới. Các CQNN cấp trên có
quyền kiểm tra, giám sát hoạt động cấp dưới, và phải tạo điều kiện cho cấp
dưới phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề - Yêu cầu:
+ Chú trọng xây dựng và thực hiện tốt chế độ thông tin
+ Báo cáo, kiểm tra và xử lý các vấn đề kịp thời, đúng đắn, khách quan, KH.
➢ Nguyên tắc 4: Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
- Căn cứ pháp lý: Điều 5 Hiến pháp 2013 - Nội dung:
1. Nước CHXHCN VN là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước VN
2. Các dân tộc bình đẳng, Đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển,
nghiêm cấm mọi hành chia rẽ, kỳ thị dân tộc.
3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và
văn hóa tốt đẹp của mình.
4. NN thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để dân tộc thiểu
số phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước.
- Yêu cầu: Bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trở thành một trong những nguyên
tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của BMNN 7
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
➢ Nguyên tắc 5: Nguyên tắc pháp chế XHCN
- Căn cứ pháp lý: Điều 8 Hiến pháp 2013 - Nội dung:
+ Yêu cầu CQNN, mọi tổ chức phải tiến hành theo đúng PL và trên cơ sở PL.
+ Mọi cán bộ và nhân viên NN đều phải tiến hành nghiêm chỉnh và triệt để tôn
trọng PL khi thực thi quyền hạn và nhiệm vụ
+ Tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý mọi hành vi VPPL - Yêu cầu:
+ Tăng cường hơn nữa pháp chế XHCN
+ Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống PL
Câu 7: Thế nào là BMNN? Trình bày các loại cơ quan trong BMNN ở VN hiện nay?
a) Khái niệm BMNN: Là hệ thống các CQNN từ TW xuống cơ sở, được tổ chức theo những
nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của NN.
b) Các loại cơ quan trong BMNN:
➢ Cơ quan quyền lực NN (Quốc hội và HĐND các cấp)
- Do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân danh nhân dân để thực hiện và thực thi quyền lực,
chịu trách nhiệm và báo cáo trước cử tri về mọi hoạt động của mình
- Gồm: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Cơ quan NN khác đều do cơ quan quyền lực NN trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập ra và
chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực NN ● Quốc hội: + Vị trí pháp lý:
○ Cơ quan quyền lực NN cao nhất
○ Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
+ Chức năng (mặt hoạt động chủ yếu của chủ thể):
○ Lập hiến, lập pháp (luật do Quốc hội tạo ra)
○ Giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của NN
○ Quyết định những vấn đề quan trọng của NN ●
Hội đồng nhân dân các cấp:
+ Vị trí pháp lý: Cơ quan lực NN ở địa phương + Chức năng:
○ Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương
○ Đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương + Đặc điểm:
○ Do nhân dân địa phương bầu ra
○ Chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan NN cấp trên 8
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương) ➢ Chủ tịch nước:
- Vị trí pháp lý: Là người đứng đầu NN
- Chức năng: Thay mặt NN về đối nội đối ngoại - Đặc điểm: + Do Quốc hội bầu ra + Phải là đại biểu QH
+ Có thẩm quyền trong cả 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp
➢ Các cơ quan hành chính NN
- Khái niệm: là 1 bộ phận của BMNN, do cơ quan quyền lực NN lập ra, trực thuộc trực tiếp
hoặc gián tiếp vào cơ quan quyền lực NN, thực hiện chức năng quản lý hành chính NN - Chính phủ: ● Vị trí pháp lý:
+ Là cơ quan chấp hành của quốc hội
+ Là cơ quan hành chính NN cao nhất ●
Chức năng: Thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống XH, bảo đảm hiệu lực của BMNN - Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Ủy ban nhân dân các cấp ●
Vị trí pháp lý: Là cơ quan hành chính NN ở địa phương ●
Chức năng: Quản lý mọi mặt đời sống XH của địa phương ● Đặc điểm:
+ Là cơ quan hành chính có thẩm quyền chung
+ Vừa trực thuộc cơ quan hành chính cấp trên, vừa trực thuộc HĐND cùng cấp ➢ Các cơ quan xét xử:
- Vị trí pháp lý: Là cơ quan tư pháp của NN VN
- Chức năng: Thực hiện hoạt động xét xử - Tổ chức:
+ Tòa án nhân dân tối cao → Tòa án nhân dân cấp cao→Tòa án nhân dân cấp
tỉnh →Tòa án nhân dân cấp huyện
+ TAND tối cao →Tòa án quân sự TW→ Tòa án qsự quân khu và tương đương
→ Tòa án qsự khu vực tương đương ➢ Các cơ quan kiểm sát:
- Tên: Viện kiểm sát nhân dân - Chức năng:
+ Thực hiện quyền công tố
+ Kiểm sát hoạt động tư pháp 9
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
➢ Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán NN:
- Là hai thiết chế lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp
- Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu
cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp
- Kiểm toán NN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo
PL, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
Câu 8: Trình bày bản chất của NN và liên hệ thực tiễn VN hiện nay.
a) Khái niệm: NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có 1 bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì, bảo vệ trật tự
XH, địa vị của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp. b) Bản chất của NN:
➢ Bản chất NN: là tất cả phương diện cơ bản quy định sự tồn tại và phát triển của NN. ➢ Tính giai cấp của NN
- NN bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đề ra
- Biểu hiện: 3 nhóm quyền lực
+ Quyền lực chính trị: Thực hiện sự thống trị về chính trị thông qua NN; thực hiện chuyên
chính giai cấp để chống lại các giai cấp khác, bảo vệ lợi ích cho giai cấp của mình
+ Quyền lực KT: Chiếm địa vị chủ yếu trong hệ thống sản xuất hàng hóa
+ Quyền lực tư tưởng: Giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của mình thành hệ tư tưởng
thống trị trong XH, bắt các giai cấp, tầng lớp khác phải tuân theo, làm theo. ➢ Tính XH của NN
- NN là đại diện chính thức của toàn XH.
- NN có trách nhiệm xác lập, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia, dân
tộc và công dân của mình.
- NN phải tập hợp và huy động mọi tầng lớp thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ
quyền, phát triển kinh tế, văn hóa, XH.
VD: Trong NN PK, đất được địa chủ chia cho nông dân nhằm huy động người dân phát triển kinh tế
- Duy trì trật tự XH và giải quyết những vấn đề phát sinh trong nước và quốc tế.
- Tạo điều kiện cho các lĩnh vực XH được tiến hành bình thường, có hiệu quả, giúp XH phát
triển vì lợi ích chung của cộng đồng.
⇒ Kết luận về bản chất NN:
- Tính XH và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của bất kỳ NN nào,
chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen.
- Dù trong XH nào, NN cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn XH và ở mức độ khác nhau
phải bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. 10
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
- Mức độ và sự thể hiện tính giai cấp, tính XH của mỗi NN khác nhau sẽ khác nhau, trong mỗi
NN cũng có thể khác nhau do điều kiện và nhận thức, mong muốn của lực lượng cầm quyền.
c) Liên hệ bản chất của NN VN
➢ Tính giai cấp: là NN sẽ bảo vệ cho lợi ích giai cấp thống trị → g/c công nhân
- NN VN bve lợi ích cho giai cấp công nhân và lợi ích đông đảo nhân dân lao động, là
NN do dân, vì dân, tất cả vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
- Quyền lực kinh tế: g/c thống trị nắm vai trò chủ đạo trong nền KT
- Quyền lực ctri: mang bản chất của giai cấp công nhân, đứng đầu là ĐCS VN
- Quyền lực tư tưởng: NN VN truyền bá tư tưởng đúng đắn của tư tưởng HCM, sv tất
cả các trường đại học và hệ tương đương đều được học tư tưởng HCM, triết học Mác-Lênin.
➢ Tính XH: NN VN thể hiện tính XH rộng rãi
- Những thiết chế đầu tiên của NN kiểu mới ra đời trên nền tảng dân chủ: Quốc dân
đại hội Tân Trào (Tiền thân của Quốc hội VN).
- Các quyền tự do dân chủ của nhân dân được NN thể chế hóa thành các quy định
PL. (vd: quyền Tự do ngôn luận, Tự do báo chí,…)
- NN quy định cơ chế bảo đảm thực hiện dân chủ (cơ chế giám sát, cơ chế giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo,…)
- NN quy định các biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân
- Dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH; dân chủ với mọi tầng lớp ndân.
Câu 9: Trình bày các đặc điểm cơ bản của NN: 5 đặc trưng
➢ NN thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư.
+ NN là một trong các tổ chức của XH nhưng có quyền quản lý XH. Để quản lý XH, NN
phải có quyền lực. Quyền lực NN là khả năng và sức mạnh của NN có thể bắt các tổ chức và
cá nhân trong XH phải phục tùng ý chí của nó.
+ Quyền lực NN tồn tại trong mối quan hệ giữa NN với các cá nhân, tổ chức trong XH.
Trong mối quan hệ này, NN là chủ thể của quyền lực, các cá nhân, tổ chức khác trong XH là
đối tượng của quyền lực ấy, họ phải phục tùng ý chí của NN.
+ Quyền lực NN cũng tồn tại trong mối quan hệ giữa NN với các thành viên cũng như các
cơ quan của nó, trong đó thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
+ Quyền lực NN có tác động bao trùm lên toàn XH, tới mọi tổ chức, cá nhân, mọi khu vực
lãnh thổ và các lĩnh vực cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…
+ Để quản lý XH, NN có một lớp người tách ra khỏi lao động sản xuất để chuyên thực thi
quyền lực NN, họ tham gia vào bộ máy NN để làm hình thành nên một hệ thống các cơ quan
NN từ trung ương tới địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực, cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, tòa án… 11
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
Quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó thì trong XH chỉ một mình NN có nên
quyền lực NN là đặc biệt, nhờ có quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó mà NN có
thể điều hành và quản lý XH, thiết lập và giữ gìn trật tự XH, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung
của toàn XH cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
Vd: Nhà tù, cảnh sát, tòa án,...
➢ NN phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực hiện quản lý dân cư theo đơn vị hành chính
Nếu như các tổ chức XH khác tập hợp và quản lý dân cư theo mục đích, chính kiến, lý
tưởng, nghề nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính… thì NN luôn lấy việc quản lý dân cư theo lãnh thổ
làm điểm xuất phát. Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính… cứ sống trên
một khu vực lãnh thổ nhất định thì chịu sự quản lý của một NN nhất định và do vậy, họ thực
hiện quyền và nghĩa vụ đối với NN ở nơi mà họ cư trú. NN thực hiện việc quản lý dân cư trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình cũng theo địa bàn cư trú của họ hay theo các đơn vị hành
chính – lãnh thổ. NN phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và quản lý
toàn bộ dân cư của minh theo từng đơn vị đó, vì thế, NN là tổ chức có cơ sở XH và phạm vi
tác động rộng lớn nhất trong quốc gia.
➢ NN có chủ quyền quốc gia (quyền làm chủ và quyền tự quyết trong hoạt động đối nội, đối ngoại)
Chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ quyền quyết định tối cao của quốc gia trong quan hệ
đối nội và quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong quan hệ đối ngoại.
Hiến pháp của các nước tuyên bố chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân, nhưng nhân dân
ủy quyền cho NN thực hiện nên NN là đại diện chính thức cho toàn quốc gia, dân tộc trong các
quan hệ đối nội và đối ngoại. Trong quan hệ đối nội, quy định của NN có giá trị bắt buộc phải
tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan; NN có thế cho phép các
tổ chức XH khác được thành lập và hoạt động hoặc NN công nhận sự tồn tại và hoạt động hợp
pháp của các tổ chức XH khác. Trong quan hệ đối ngoại, NN có toàn quyền xác định và thực
hiện các đường lối, chính sách đối ngoại của mình. Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào
những quan hệ đối ngoại mà NN cho phép.
➢ NN ban hành PL và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân.
NN ban hành PL, tức là hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc phải tôn trọng
hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
NN bảo đảm cho PL được thực hiện bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục,
thuyết phục, tổ chức thực hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế NN,
do đó, PL được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi trong toàn XH. NN sử dụng PL để
quản lý XH, điều chỉnh các quan hệ XH theo mục đích của NN và PL là một trong những công
cụ quản lý có hiệu quả nhất của NN. 12
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
➢ NN quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.
Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho NN theo quy định của PL.
NN là một bộ máy được tách ra khỏi lao động sản xuất trực tiếp để chuyên thực hiện chức
năng quản lý XH nên nó phải được nuôi dưỡng từ nguồn thuế do dân cư đóng góp, không có
thuế bộ máy NN không thể tồn tại được và thuế luôn là quốc sách của mọi NN. Thuế còn là
nguồn của cải quan trọng phục vụ cho việc phát triển các mặt của đời sống. Ngoài thuế, NN
còn có quyền phát hành tiền, công trái, vì thế, NN có lực lượng vật chất to lớn, không chỉ có
thể trang trải cho các hoạt động của nó, những hoạt động cơ bản của XH, mà còn có thể hỗ trợ
một phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác.
Câu 10: Trình bày phương hướng xây dựng và hoàn thiện BMNN CHXHCNVN
a) Khái niệm: BMNN CHXHCN VN là hệ thống các CQNN từ TW xuống cơ sở, được tổ
chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành 1 cơ chế đồng bộ để thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của NN
b) Khái quát về những hạn chế yếu kém của BMNN:
- BMNN còn cồng kềnh, kém hiệu lực, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp là nguyên
nhân trực tiếp làm cho BM nặng nề nhiều tầng nhiều nấc
- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và tiêu chuẩn cán bộ chưa được xác định rõ ràng
- Bố trí cán bộ, công chức, viên chức chưa được tương xứng với nhiệm vụ, chế độ trách nhiệm không rõ ràng
- Phong cách làm việc nặng về hình thức, giấy tờ, mà quyết định thì chậm, thiếu cơ sở khoa
học, nhiều khi không dứt khoát, nhiều quyết định không được thực hiện triệt để.
c) Phương hướng xây dựng và hoàn thiện BMNN:
- Cải tiến tổ chức và hoạt động của quốc hội và chính quyền địa phương làm theo đúng chức năng luật định
- Cải cách nền hành chính NN, xây dựng 1 hệ thống cơ quan quản lý thống nhất, thông suốt,
hiệu quả trên mọi lĩnh vực
- Tăng cường hiệu quả các cơ quan bảo vệ PL, đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện
Kiểm sát nhân dân và TAND thực hiện đúng chức năng và quyền hạn
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nắm Vững mạnh nhất, Bảo đảm quyền lực nhân dân
- Tiến hành kiên quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở các cấp; xử lý
nghiêm minh hành vi VPPL; Tăng cường công tác giáo dục PL
Câu 11: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa MLN về NN
➢ Khi nghiên cứu về nguồn gốc NN, các nhà kinh điển của chủ nghĩa MLN đã chỉ ra rằng:
- NN là một phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong
- NN xuất hiện khách quan. NN này sinh từ đời sống xã hội khi xã hội phát triển tới một trình độ nhất định 13
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
- NN tiêu vong khi những điều kiện cho sự tồn tại NN không còn.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái xã hội
đầu tiên của loài người chưa có NN vì trong đó không tồn tại giai cấp
Do đó, việc nghiên cứu về xã hội cộng sản nguyên thủy sẽ là cơ sở để giải thích nguyên nhân làm xuất hiện NN
➢ Hình thái: Con người đã phải trải qua 5 hình thái XH, lần lượt từ công xã nguyên thủy khi
chưa xuất hiện NN, tới khi chế độ CXNT tan rã, NN xuất hiện xuyên suốt hình thái XH
chiếm hữu nô lệ, XH PK, XH TBCN và XH CNXH.
➢ Sự tan rã của tổ chức thị tộc:
Đầu tiên là do sự phát triển về KT:
- Về LLSX phát triển: con người phát triển về thể lực và trí lực, Tìm ra kim loại giúp
cho công cụ sản xuất được cải tiến rõ rệt, Diễn ra 3 lần phân công lao động XH đó là
chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, lần thứ 2 là thủ CN tách khỏi nông nghiệp, và cuối
cùng là thương mại độc lập, buôn bán phát triển.
→ Sự chuyên môn hóa ngày càng cao, dẫn tới năng suất lao động tăng lên, sản phẩm
ngày càng nhiều → xra DƯ THỪA
- Về quan hệ sản xuất tương ứng: xuất hiện khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa, từ
đó xuất hiện quan hệ tư hữu và xuất hiện người bóc lột người
Tiếp theo là do biến đổi về mặt XH:
- Do ảnh hưởng quá trình tư hữu nên XH bị phân hóa sâu sắc: XH hình thành những
mqh đối kháng về lợi ích như mqh giữa người giàu - người nghèo, người tự do - nô
lệ, người bóc lột - người bị bóc lột → mâu thuẫn giữa các tầng lớp ngày càng gay gắt
tới nỗi không thể điều hòa được
=> NN xuất hiện nhằm: bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, Đàn áp sự nổi dậy của tầng
lớp bị trị, Thiết lập TTXH nhằm duy trì sự bóc lột
- Tiền đề ra đời của NN dựa trên 2 tiền đề: Tiền đề KT (là chế độ tư hữu về tsan) và
tiền đề XH (là xuất hiện các giai cấp và các giai cấp đối kháng, mâu thuẫn ngày càng
gay gắt tới mức không thể điều hòa được) CHƯƠNG 2
Câu 12: Áp dụng PL là gì? Theo PL VN, trường hợp nào cần phải áp dụng PL?
a) Khái niệm áp dụng PL: Là hình thức thực hiện PL trong đó NN thông qua các cơ quan có
thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện những quy định của PL
hoặc ban hành quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những qhPL cụ thể
b) Áp dụng PL cần phải được tiến hành trong những trường hợp sau:
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế NN hoặc áp dụng các chế tài PL đối với những chủ thể có hành vi VPPL
- Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của NN. 14
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
hội, từ đó tác động tới quan hệ sở hữu, đối với nền KT thị trường, PL đã có những điều chỉnh
mang tính định hướng phù hợp với hoàn cảnh KT đất nước. Việc thể chế kinh tế thông qua
PL đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, hướng dẫn, tạo khung khổ cho việc tổ
chức và hoạt động của nền kinh tế. Không chỉ vậy, PL còn tạo ra những tiền đề điều kiện hạn
chế những khuyết tật của kinh tế thị trường. Bên cạnh những mặt tích cực là tạo ra cơ chế
năng động, sáng tạo và hiệu quả thì cũng tồn tại những mặt tiêu cực như chạy theo lợi nhuận
mà quên đi mục tiêu XH, phân hóa giàu nghèo… thông qua hệ thống PL, hệ thống các chính
sách mà NN ta có thể điều chỉnh, hạn chế các mặt tiêu cực đó.
- PL - chính trị: PL VN hiện nay là PL thuộc thời kỳ quá độ lên CNXH. PL chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của yếu tố quốc tế, đòi hỏi các quy định PL VN phải phù hợp với những chuẩn mực
chung các nước trong khu vực và thế giới. PL xác lập cơ sở pháp lý cho việc xây dựng NN
pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Để thực hiện sự lãnh đạo của mình, Đảng đề ra
chủ trương, đường lối chính sách về phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, XH, an ninh, quốc
phòng... PL là sự thể chế hóa chủ trương, đường lối chính sách của ĐCS VN. Trên cơ sở đó,
NN thể chế hóa PL thành những chủ trương, tổ chức thực hiện và bảo vệ PL, làm cho đường
lối của Đảng đi vào đời sống, thúc đẩy KT, XH phát triển.
Câu 14: Chỉ ra mối quan hệ giữa PL với NN, PL với đạo đức và liên hệ vào điều kiện VN ngày nay
a) Khái niệm PL: PL là hệ thống các quy tắc xử sự chung do NN ban hành, thừa nhận và bảo
đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong XH nhằm điều chỉnh các qhệ XH. b) Mqh:
➢ MQH giữa NN và PL: NN và PL luôn có sự thống nhất với nhau, luôn gắn liền với nhau,
nguyên nhân ra đời của NN cũng chính là nguyên nhân ra đời của PL: sự mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hòa được.
- NN ban hành PL và bảo đảm cho PL được thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
- PL là công cụ quản lý của NN, là nhân tố điều chỉnh các qhệ XH. PL giúp NN duy trì sự thống trị
VD: Trước đổi mới, Đảng và NN ta cũng đã thực hiện chính sách ngoại giao khép kín.
Hệ thống PL của nước ta giai đoạn này thực chất cũng đã ngăn cấm các hoạt động đầu
tư của tư bản nước ngoài vào. Nhưng, ta thấy được rằng, từ khi mở cửa và hội nhập
nền kinh tế thì Đảng và NN ta cũng đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới. PL của VN về cơ bản cũng đã có những thay đổi nhằm
mục đích để sao cho có thể phù hợp với xu thế chung. 16
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
➢ MQH giữa PL - đạo đức: Đây là MQH giữa 2 yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng
- Tác động của đạo đức lên PL:
+ PL ra đời, tồn tại và phát triển trên 1 nền tảng đạo đức nhất định
VD: Cha mẹ nuôi dạy con cái theo mặt đạo đức từ trước khi có PL quy định về việc
cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dạy con cái tới khi đủ tuổi 18. Vợ chồng phải có nghĩa
vụ thủy chung với nhau, nhưng từ trước khi có PL, vợ chồng chung sống đã phải
thủy chung về mặt đạo đức.
+ Quan niệm chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng chỉ đạo việc xd PL
+ Ý thức đạo đức là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thực hiện PL (ảnh hưởng theo 2 chiều hướng)
- Tác động của PL lên đạo đức:
+ PL góp phần hình thành và xác lập các giá trị chuẩn mực đạo đức XH
+ PL góp phần củng cố, gìn giữ, phát huy các giá trị đạo đức, bảo đảm cho đạo đức
thực hiện nghiêm chỉnh, ngăn chặn suy thoái
+ PL loại trừ quan niệm, tư tưởng, đạo đức lạc hậu, trái với lợi ích giai cấp thống trị, lợi
ích chung của cộng đồng c) Liên hệ:
- NN và PL VN cùng ra đời và thống nhất với nhau. NN bảo vệ PL thực thi hiệu quả nhất,
NN có 1 bộ máy cưỡng chế đặc biệt đảm bảo cho việc thực thi PL được diễn ra như tòa án
nhân dân, nhà tù, cảnh sát,...
Câu 15: Hệ thống PL VN gồm bao nhiêu bộ phận cấu thành? Trình bày các bộ phận cấu thành đó.
a) Khái niệm hệ thống PL: Hệ thống PL là phạm trù thể hiện cấu trúc bên trong và cả hình
thức biểu hiện bên ngoài của PL. Hệ thống PL là tổng thể các quy phạm PL có mối liên hệ nội
tại thống nhất với nhau, được phân định thành các bộ phận cấu thành (ngành, chế định) khác
nhau, phù hợp với đặc điểm, tính chất của các quan hệ XH mà nó điều chỉnh. Kết cấu bên
trong bao gồm ngành luật → chế định PL → các QPPL. Hình thức bên ngoài của hệ thống PL
bao gồm văn bản QPPL (nhỏ hơn là vb luật và vb dưới luật), tiền lệ pháp và tập quán pháp.
b) Các bộ phận cấu thành:
- Ngành luật bao gồm tổng hợp những quy phạm PL để điều chỉnh các quan hệ XH cùng loại
thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống XH, bằng những phương pháp riêng của mình.
+ Để xác định một ngành luật người ta thường dựa vào hai căn cứ là đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
+ Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những quan hệ XH có chung tính chất, phát
sinh trong một lĩnh vực nhất định của đời sống XH.
+ Phương pháp điều chỉnh PL là cách thức, biện pháp mà NN sử dụng trong PL để tác động
lên cách xử sự của chủ thể tham gia các quan hệ XH. 17
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
- Chế định PL gồm một nhóm các quy phạm PL điều chỉnh một nhóm quan hệ XH liên quan
mật thiết với nhau và có chung tính chất. Chế định PL mang tính chất nhóm, mỗi chế định có
đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, chúng không tồn tại biệt lập.
- Quy phạm PL là thành tố nhỏ nhất, là “tế bào”, “viên gạch” trong hệ thống cấu trúc PL.
Trong quy phạm PL đã thể hiện đầy đủ đặc điểm của PL - đó là tính khuôn mẫu, tính chặt chẽ
về mặt hình thức, tính cưỡng chế của NN. Mỗi quy phạm PL thực hiện vai trò điều chỉnh đối
với một quan hệ XH nhất định.
Câu 16: Nêu các yếu tố cấu thành qhPL? Nêu ví dụ
a) Khái niệm: Qhệ PL là những quan hệ phát sinh trong XH được các QPPL điều chỉnh VD: MQH giữa A&B:
- Nếu A và B đều là chủ thể thì đây là qhệ XH
- Nhưng qhệ XH do QPPL điều chỉnh thì được gọi là qhệ PL bao gồm quyền và nghĩa vụ
của chủ thể quan hệ PL do PL quy định
b) Các yếu tố cấu thành qhệ PL: qhPL được cấu thành bởi 3 yếu tố: chủ thể của qhệ PL, nội
dung của qhệ PL và khách thể của qhệ PL. ➢ Chủ thể của qhPL:
- Tổ chức, cá nhân nào thỏa mãn được những đkiện do NN quy định cho mỗi loại qhPL thì có
thể trở thành chủ thể của qhPL đó. Điều kiện để trở thành chủ thể của qhPL, cá nhân, tổ chức
phải có năng lực chủ thể PL. Năng lực chủ thể PL bao gồm năng lực PL và năng lực hành vi.
+ Năng lực PL là khả năng của tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ pháp lý do NN quy
định. Năng lực PL của cá nhân do NN quy định, nó xuất hiện từ kể từ khi cá nhân sinh ra và
chấm dứt khi người đó chết. Nội dung của năng lực PL bao gồm toàn bộ quyền và nghĩa vụ mà
chủ thể có thể có được theo quy định của PL. Trong NN XHCN, năng lực PL được đặc trưng
bởi các nguyên tắc bình đẳng và các điều kiện thực tế để thực hiện nó.
+ Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của cá nhân, bằng hành vi của mình xác lập và
thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, đồng thời phải chịu trách nhiệm đối với những hậu
quả do hành vi đó mang lại. Khác với năng lực PL, năng lực hành vi của công dân chỉ xuất
hiện khi công dân đã đến một độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định, nó phụ
thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng loại quan hệ XH được PL điều chỉnh.
⇒ Năng lực PL và năng lực hành vi tạo thành năng lực chủ thể PL, vì vậy chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau
- Các chủ thể phổ biến của qhPL:
+ Chủ thể của qhPL bao gồm cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác theo quy định của PL.
+ Chủ thể là cá nhân bao gồm công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.
+ Chủ thể là pháp nhân: Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau: ●
Được cơ quan NN có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đký hoặc công nhận. ●
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ 18
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương) ●
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. ●
Nhân danh mình tham gia vào các qhPL một cách độc lập.
+ Ngoài cá nhân và pháp nhân, NN XHCN là chủ thể đặc biệt của qhPL.
+ Ngoài ra trong một số nhóm qhPL còn thừa nhận một số chủ thể khác như hộ gia đình, tổ
hợp tác, các doanh nghiệp tư nhân → nhưng là những chủ thể rất hạn chế
➢ Khách thể của qhPL: Là lợi ích vật chất, tinh thần hoặc những lợi ích XH khác mà chủ thể
mong muốn đạt được khi tham gia qhPL
VD: - Tài sản vật chất: Vàng, trang sức, đá quý, tiền,..
- Hành vi xử sự: Khám chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp,...
- Lợi ích phi vật chất: quyền công dân, danh dự,..
➢ Nội dung của qhPL: là các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
- Khái niệm về quyền chủ thể: Quyền chủ thể trong qhPL là khả năng xử sự của những người
tham gia qhPL được QPPL xác định trước và được đảm bảo thực hiện bằng NN.
→ Biểu hiện của quyền:
+ Khả năng được xử sự trong khuôn khổ do PL quy định
+ Khả năng yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái PL
+ Yêu cầu các CQNN có thẩm quyền bảo vệ quyền
- Khái niệm về nghĩa vụ: Nghĩa vụ của chủ thể trong qhPL là cách xử sự mà NN bắt buộc chủ
thể phải thực hiện nhằm đáp ứng việc hưởng quyền của chủ thể khác.
→ Biểu hiện của nghĩa vụ:
+ Phải thực hiện theo thỏa thuận hoặc quy định PL
+ Phải kiềm chế không thực hiện 1 số thỏa thuận của các chủ thể or theo quy định PL
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý
- Quyền và nghĩa vụ chủ thể là hai mặt của một thể thống nhất trong nội dung qhPL. Nội dung
và phạm vi quyền và nghĩa vụ chủ thể cũng như các biện pháp thực hiện chúng đều do các quy phạm PL pháp xác định.
VD minh họa: A bán hàng cho B
→ Bên bán là bên A có nghĩa vụ đảm bảo chất lượng của sp, cung cấp sp cho bên B, có quyền
nhận tiền tương ứng với sp từ bên B
→ Bên B có quyền được xác lập quyền sở hữu, có nghĩa vụ phải trả tiền sp cho bên A
Câu 17: Thực hiện rõ điểm khác biệt giữa áp dụng PL với các hình thức còn lại?
➢ Khái niệm: Thực hiện PL là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định
của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể PL.
➢ Các hình thức thực hiện PL: 4 hình thức
- Tuân thủ PL: là 1 hình thức thực hiện PL, trong đó các chủ thể PL kiềm chế không tiến
hành những hoạt động mf PL ngăn cấm 19
(Lưu ý phải dựng đoạn, không được gạch đầu dòng và các ký hiệu tương đương)
- Thi hành PL: là 1 hình thức thực hiện PL, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của
mình bằng hành động tích cực
- Sử dụng PL: là 1 hình thức thực hiện PL, trong đó các chủ thể PL thực hiện quyền chủ thể
của mình (thực hiện hành vi mà PL cho phép). Sử dụng PL là hình thức thực hiện PL nhưng
khác với các hình thức trên ở chỗ chủ thể có thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL
cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện.
- Áp dụng PL: là 1 hình thức thực hiện PL, trong đó NN thông qua các cơ quan có thẩm
quyền hoặc các nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của PL để
tạo ra các quyết định làm phát sinh, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ PL cụ thể. Trong
trường hợp này, các chủ thể thực hiện PL có sự can thiệp của NN. Trong trường hợp đặc
biệt, theo quy định của PL thì cơ quan, tổ chức, XH cũng có thể thực hiện hoạt động này.
➢ Điểm khác biệt giữa áp dụng PL và các hình thức khác là nếu như 3 hình thức trên là
những hình thức mà mọi chủ thể PL đều có thể thực hiện thì áp dụng PL là hình thức luôn có sự tham gia của NN
Câu 18: Phân tích bản chất của PL XHCN
a) Khái niệm PL XHCN: Là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do NN XHCN ban hành và bảo đảm
thực hiện bằng NN trên cơ sở GD và thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện. b) Phân tích:
➢ PL XHCN có tính thống nhất nội tại cao
Số lượng các văn bản PL nhiều, ND văn bản đa dạng, quy định nhiều vấn đề - lĩnh vực khác
nhau → Tuy nhiên hệ thống văn bản này có tính thống nhất về bản chất (thống nhất nội tại), thể hiện qua:
- Tính nhân dân (ý chí của giai cấp CN – nhân dân lao động)
- Được xây dựng trên cơ sở của quan hệ kinh tế XHCN
➢ PL XHCN thể hiện ý của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động
- Do 1 NN dân chủ đề ra, PL XHCN được ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi của ndân
- Khác với PL chủ nô, phong kiến hay tư sản, PL XHCN ko thuộc về 1 thiểu số giai cấp thống
trị, mà thuộc về số đông nhân dân
➢ PL XHCN do NN XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện
- PL XHCN do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo 1 quy trình chặt chẽ được PL quy định
- NN áp dụng các biện pháp nghiêm khắc nhằm đảm bảo PL XHCN được thực hiện
- Người vi phạm quy định PL phải chịu các hình thức xử lý của NN 20