Đề cương ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1 : Các đặc trưng cơ bản của nhà nước
Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo
vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa
Các nhà nước trong lsu có sự khác nhau về bản cht nhưng về cơ bản tất cả các nhà nước đều
có những đặc trưng chung. Những đặc trưng này để phân biệt nhà nước với các tổ chức chính
trị-xh vs tổ chức thị tộc nguyên thuỷ trước kia -
Đặc trưng 1: nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy
quản lí đời sống xã hội, thực hiện cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết trên cơ sở pháp luật
Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt, tổ chức quyền lực công. Nhà nước có bộ
máy cưỡng chế gắn liền với quân đội, cảnh sát, nhà tù, trại giam và những cơ quan cưỡng chế
khác. Đây là những cơ quan mà không tồn tại trong chế độ thị tộc nguyên thuỷ cũng như các
chế độ khác. Cùng với sự phát triển của xã hội, bộ máy nhà nước đã được hoàn thiện để thực hiện quản lí xã hội -
Đặc trưng 2 : nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lí dân cư theo các đơn vị
hành chính lãnh thổ
Phạm vi thực hiện quyền lực của nhà nước là trên toàn bộ lãnh thổ nhà nước. Nhà nước quản
lí dân cư theo các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào quan điểm chính trị, giới tính,
huyết thống, nghề nghiệp nhằm đảm bảo cho sự quản lí tập trung, thống nhất của nhà nước.
Mối quan hệ giữa người dân vs nhà nước đc thể hiện rõ nhất thông qua chế định quốc tịch, 1
chế định xã lập sự phụ thuộc của công dân vào 1 nhà nước nhất định và tương ưng, nhà nước
cũng phải có những nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình -
Đặc trưng 3 : nhà nước có chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc lập về đối ngoại. Chủ
quyền quốc gia là quyền tự quyết của quốc gia đó về các vđe đối nội và đối ngoại. Nhà nước
là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lí cho toàn xã họi về đối nội và đối ngoại.
Xu hướng toàn cầu hoá hiện nay cho thây nhà nước nào cũng tham gia vào nhiều tổ chức
quốc tế và cùng chia sẻ lợi ích, cùng gánh vác những nghĩa vụ khác nhau -
Đặc trưng 4 : nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo
sự thực hiện pháp luật
Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn xã hội. Chỉ có nhà nước mới có quyển ban hành
pháp luật và quản lí dân cư, các hđ xh bằng pháp luật. pháp luật có tính bắt buộc chung, đc
đảm bảo thực hiện bằng nhà nước với các biện pháp tổ chức, cưỡng chế, thuyết phục tuỳ theo
bản chất nhà nước và những điều kiện khách quan khác -
Đặc trưng 5 : nhà nước có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc
Nhà nước nào cũng có quyền đưa định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc. Mục
đích cơ bản của việc thu thuế là để nuôi sống bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng
của nhà nước. Chỉ có nhà nước mới đc thu thuế, các tổ chức khác không phải là nhà nước không có đặc trưng này
Câu 2: Phân loại các hình thức chính thể và các hình thức cấu trúc của nhà nước.
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền
lực nhà nước, mqh giũa các cơ quan này với nhau và mức độ tham gia của nhân dân vào việc
thiết lập các cơ quan này
Hình thức chính thể có 2 loại cơ bản đó là :
Chính thể quân chủ
Trong chính thể quân chủ người đứng đầu nhà nước không do bầu cử mà do thế tập, truyền
ngôi. Mô hình quân chủ thường được tổ chức thànnh quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
Quân chủ tuyệt đối : người đứng đầu nắm trọn quyền lực nhà nước. Hình thức này tồn tại phổ
biến ở các quốc gia thời kì cổ đại và trung đại. Ngày nay vẫn còn một số quốc gia vẫn còn tồn
tại chính thể này như Vương quốc Brunei, Vương quốc Oman(Trung Đông), Nhà nước Quatar(Tây Á),…
Quân chủ hạn chế : là mô hình tiến bộ hơn với quyền của nhà vua bị hạn chế nhường quyền
lực cho các thiết chế khác của nhà nước ( quốc hội, nghị viên, chính phủ). Quân chủ hạn chế
gồm quân chủ nhị nguyên và quân chủ lập hiến.
+ Quân chủ nhị nguyên là hình thức mà quyền lực nhà nước được chia đều cho nhà vua, nghị
viện. Hình thứu này chỉ tồn tại ở tời kì đầu của cách mạng tư sản
+ Quân chủ lập hiến là hình thức mà quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong tất cả các lĩnh
vực, nhà vua chỉ có 1 số quyền mang tính chất hình thức
VD : Tại châu Âu các nước theo chính thể quân chủ tập trung điển hình ở các nước Bắc Âu
như Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Anh, …
Chính thể cộng hoà
Đặc điểm chung của chính thể cộng hoà là sự tồn tại của 1 hay nhiều thiết chế quyền lực tối
cao được hình thành bằng cơ chế bầu cử. Cộng hoà gồm có 2 dạng là Cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ
Cộng hoà quý tộc : tồn tại ở thời kì cổ đại điển hình là nhà nước Cộng hoà quý tộc chủ nô
Xpác và Cộng hoà dân chủ chủ nô Anten. Đặc điểm chung của hình thức chính thể này là
quyền lực tập trung trong tay giai cấp quý tộc chủ nô. Đến nay thì k còn quốc gia nào duy trì hình thức chính thể này
Cộng hoà dân chủ : phổ biến nhất là 3 loại : Cộng hoà đại nghị, Cộng hoà tổng thống và Cộng
hoà lưỡng tính. Bên cạnh những hình thức chính thể phổ biến này còn tồn tại hình thức chính
thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa điển hình như ở VN.
+ Cộng hoà đại nghị : là chính thể quyền lực nhà nước tối cao thuộc về nghị viện.Không chỉ
là cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước mà còn là cơ quan đại diện và dựa vào tính chất
đại diện quyền lực nhà nước mà thành lập ra các cơ quan hành pháp ( bầu tổng thống hoặc thành lập chính phủ)
+ Cộng hoà tổng thống : là một loại mô hình chính thể mà ở đó hành pháp và lập pháp không
chịu trách nhiệm lẫn nhau. Lập pháp, hành pháp đều do dân bầu. Với cách thức tổ chức này
nguyên thủ quốc gia không những là người đứng đầu quốc gia mà còn đứng đầu hành pháp
+ Cộng hoà lưỡng tính : kết hợp những đặc điểm của 2 cộng hoà trên. Chính thể này có
những đặc điểm như : tổng thống do dân bầu ( trực tiếp hoặc gián tiếp), tổng thống vừa là
nguyên thủ quốc gia vừa là người lãnh đạo nội các, nội các do thủ tướng đứng đầu do nghị
viện thành lập vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước tổng thống,
tổng thống có quyền giải tán nghị viện, …
VD: Chính thể ở Pháp và Nga là đại diện cho loại hình cộng hoà lưỡng tính
Hình thức cấu trúc là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính- lãnh thổ, tính chât
của mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước TW với
các cơ quan nhà nước địa phương.
Các nhà luật học hiện đại nay còn căn cứ vào cấu trúc bên trong của nhà nước mà liên kết bên
ngoài của nhà nước mà chia thành:
Liên kết bên trong nhà nước ( Luật Hiến pháp)
Nhà nước đơn nhất : có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất, có hệ thống các cơ quan thống nhất
từ TW đến địa phương. Các bộ phận hợp thành nhà nước là các đơn vị hành chính- lãnh
thổ không có chủ quyền. Nhà nước đơn nhất thường có quyền lực tập trung, có một hiến
pháp, một hệ thống pháp luật. VD
: Các nhà nước đơn nhất ở châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Đan Mạch,.. ở châu Á như VN, Lào, TQ,…
Nhà nước liên bang : là một nhà nước chung được cấu thành từ những nhà nước thông
thường, những nhà nước mà một mặt hình thành nên, một mặt tham gia vào việc hình
thành nên nhà nước chung (Gerhard Anschuetz). Như vậy nhà nước liên bang có 2 hệ
thống nhà nước và 2 hệ thống pháp luật: của chung từng liên bang và của từng nước thành viên
VD: Mỹ, Đức, Liên Xô cũ, Nam Tư cũ,…
Liên minh các nhà nước : là sự liên kết tạm thời giưã các quốc gia vì những mục đích nhất
định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu thì nhà nước lien minh tự giải tán
hoặc pháp triển thành nhà nước liên bang VD
: Nhà nước liên minh Đức (1815-1866), nhà nước liên minh Thuỵ Sĩ (cho đến năm
1848), nhà nước liên minh Ả rập thống nhất (1958-1961),…
Liên kết bên ngoài giữa các nhà nước ( Luật Quốc tế)
Các tổ chức quốc tế : những tổ chức quốc tế được hình thành mang tính toàn cầu, khu vực
hoặc những mục đích quốc tế đặc biệt ( ASEAN, NATO, WTO,..). Những tổ chức này
được hình thành trên cơ sở luật pháp quốc tế, với tính chât là chủ thể hạn chế của Luật
quốc tế. Các quốc gia trong tổ chức quốc tế thường bình đẳng về mặt chủ quyền và có
quyền rút ra khỏi tổ chức quốc tế.
Các tổ chức siêu quốc gia : EU là ví dụ điền hình về liên kết siêu quốc gia.
Chế độ bảo hộ : ra đời trên cơ sở 1 cam kêt quốc tế giữa các nhà nước, Theo đó, nhà nước
được bảo hộ được bảo về về mặt ngoại giao hoặc quân sự chống lại một nhà nước thứ ba
mạnh hơn bởi nhà nước đứng ra bảo hộ. Ngược lại nhà nước được bảo hộ thường chấp
nhận những nghĩa vụ cụ thể. Nhà nước bảo hộ vẫn còn chủ quyền về mặt hình thức và vẫn
là mổ nhà nước the nghĩa của luật quốc tế
VD: Pháp là nhà nước bảo hộ của Mônaco từ năm 1861, Nhật Bản là nước bảo hộ của
Triều Tiên ( 1905-1910), Greenland dưới sự bảo hộ của vương quốc Đan Mạch,…
Câu 3 : Chức năng nhà nước: khái niệm, phân loại, các hình thức và phương pháp thực
hiện chức năng của nhà nước. Khái niệm
Chức năng của nhà nước được nhận thức chung là các phương diện hoạt động chủ yếu, cơ
bản của nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sóng xã hội, phù hợp với bản chất, vai
trò, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội. Phân loại
Có nhiều cách thức phân loại chức năng nhà nước dựa vào nhiều tiêu chí nhất định. Sự đa
dạng trong cách thức phân loại chức năng của nhà nước được lí giải bởi sự đa dạng trong
nhận thức về bản chất, vai trò của nhà nước, sự đa dạng về thể chế ctri, hình thức nhà nước,
các yếu tố mang tính chất thời đại và đặc biệt là sự đa dạng về cách đánh giá các tiêu chí phân
loại.. Tuy nhiên cách phân chia phổ biến nhất trong khoa học pháp lý vẫn là phân chia theo
các lĩnh vực hoạt động cơ bản của nhà nước. Theo tiêu chí này các chức năng của nhà nước được phân định thành -
Các chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động chủ yếu thể hiện hoạt động
của nhà nước mà đối tượng tác động, mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động này chủ
yếu nằm trong phạm vi nhà nước. Các chức năng đối nội chủ yếu là :
+ Chức năng chính trị : thay đổi theo bối cảnh chính trị-xh. Nội dung của chức năng ctri chủ
yếu là bảo vệ và phát triển trật tự chính trị-xh, chống lại các cuộc đảo chính, sự can thiệp ctri
từ bên ngoài, bảo vệ trật tự quyền lực, hệ thống ctri và các nguyên tắc tổ chức quyền lực hiện
hành. Tuỳ vào các thể chế chính trị, hình thức nhà nước mà mỗi quốc gia có những chức năng khác nhau
: một trong nhữ ng chức năng quan trọng nhất của phần lớn quốc gia + Chức năng kinh tế
trên thế giới hiện đại. Tuỳ vào mỗi quốc gia, mô hình phát triển, chức năng kinh tế được nhận
thức và thực hiện khác nhau. Có những quốc gia coi chức năng KT là việc nhà nước tổ chức
quản lí nền KT quốc dân một cách toàn diện, tập trung, trong khi đó ở nhiều quốc gia khác
chức năng KT là việc nhà nước coi mình là nhân tố trung gian thực hiện điều tiết vĩ mô, tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền KT, mang tính kiến tạo phát triển.
+ Chức năng xã hội: thể hiện bản chất xã hội của nhà nước, trong xã hội hiện đại đây là một
trong những chức năng chủ yếu và quan trọng của nhà nước. Thiết lập cơ chế, chính sách tổ
chức thực hiện các cơ chế chính sách nhằm bảo đảm lao động, việc làm, bảo trợ xã hội, xoá
đói giảm nghèo và các vấn đề an sinh xã hội khác, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân, phát triển truyền thống dân tộc.
+Chức năng môi trường : đặc biệt quan trọng của nhà nước hiện nay, Ngày nay do hậu quả
nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường không khí, MT nước, MT đất cùng với những hiểm
hoạ, thiệt hại mà biến đổi khí hậu mang lại các quố gia đã đưa vấn đề bảo vệ môi trường
thành chức năng chủ yếu của nhà nước
+ Chức năng ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người và quyền
công dân : là chức năng chủ yếu của nhà nước trong thế giới hiện đại. Trong bối cảnh toàn cầu
hoá, nhân quyền, dân chủ pháp quyền rất nhiều quốc gia trên thế giới đã cam kết thực hiện ghi
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền và thực hiện cam kết này không chỉ
thể hiện tính chất nhân văn, tiến bộ của nhà nước mà còn nghĩa vụ của nhà nước trước cộng đồng quốc tế.
+ Chức năng bảo vệ trật tự, an toàn xh : là chức năng quan trọng của nhà nước. -
Các chức năng đối ngoại :
là phương diện hoạt động chủ yếu thể hiện thông qua các
hoạt động của nhà nước mà đối tượng tác động mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt
động này vượt ra ngoài phạm vi của nhà nước đó và nằm trong mối quan hệ mật thiết
với cộng đồng quốc tế. Các chức năng đối ngoại chủ yếu
+ Chức năng quốc phòng : là chức năng đối ngoại chủ yếu của mọi quốc gia
+ Chức năng bảo vệ trật tự, hoà bình thế giới, tham gia giải quyết các vấn đề có tính chất khu
vực quốc tế: là chức năng cơ bản của nhà nước hiện đại. Quy mô và cách thức thực hiện chức
năng này phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nhà nước trong thế giới hiện đại.
+Chức năng hợp tác và hội nhập quốc tế : là chức năng cơ bản của các nhà nước hiện đại.
Các nhà nước luôn muốn tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để duy trì sự phát triển, xích lại
gần các xu hướng và chuẩn mực quốc tế nên luôn tìm cách đẩy mạnh hoạt động ngoại giao,
hợp tác kinh tế, vh, quốc phòng, ctri.
Các hình thức và phương pháp chủ yếu
Trong khoa học pháp lí có nhiều quan điểm về các phân loại các hình thức thực hiện chức
năng của nhà nước. Có 2 loại hình thức thực hiện chức năng của nhà nước theo quan niệm thức nhất là -
Các hình thức pháp lí : là các hình thức thực hiện chức năng của nhà nước khi nhà
nước ban hành các văn bản pháp luật thiết lập các cơ chế pháp lí và theo đó thực hiện
các chức năng của mình. Có các chức năng pháp lí sau:
+ Bằng hoạt động lập pháp
+ Bằng hoạt động hành pháp
+ Bằng hoạt động tư pháp
+ Bằng các hình thức thoả thuận để thực hiện chức năng nhà nước -
Các hình thức khác : là tất cả những hình thức mà không hoàn toàn gắn liền với các
hoạt dộng ban hành, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Có cách hình thứuc liên
quan đến tổ chức, săp xếp cơ cấu lại các thiết chế, tổ chúc, cơ quan, các hình thức
tham gia của các chủ thể xã hội khác nhưng có liên quan đến thực hiện chức năng nhà nước
Các phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước được hiểu là các cách thức, phương
tiện được sử dụng để thực hiện các chức năng nhà nước. Về cơ bản có các phương pháp sau: -
Giáo dục : là sự tác động có định hướng làm thay đổi nhận thức của chủ thể hoặc làm
phong phú thêm những tri thức của chủ thể được tác động. -
Khuyến khích : là sự tác động làm cho chủ thể khác nghe theo và thực hiện theo sự
hướng dẫn, chỉ dẫn của nhà nước trong thực hiẹn chức năng của nhà nước -
Thuyết phục : là sự tác động lên các chủ thê nhất định với mcuj đích hướng họ theo
những hoạt động mà nhà nước mong muốn -
Cưỡng chế : là việc bắt buộc chủ thể nhất định dừng, chấm dứt hoặc thực hiện các
hoạt động theo yêu cầu của nhà nước
Câu 4 : Nội dung cơ bản của chức năng kinh tế và các chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam
Chức năng kinh tế của nn VN - Trong lĩnh vực KT
Nhà nước đã thực hiện nhất quán chính sách KT thị trường mở cửa, hội nhập sâu rộng vào
đời sống KT quốc tế. Nhà nước đã thiết lập và đảm bảo sự bình đẳng giữa các hình thức
sở hữu, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh theo định hướng nền KT thị
trường. Nhờ những cải cách mạnh mẽ về pháp lý, thủ tục hành chính và môi trường kinh
doanh, VN đã và đang được nhận định là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất trong
khu vực và có nền KT phát triển nhanh
Tuy vậy để đảm bảo phát triển bền vững, trong thời gian tới nhà nước cần phải thực hiện
quyết liệt tái cơ cấu KT theo hướng tăng tỉ trọng lĩnh vực dịch vụ, CN và NN công nghệ
cao, cổ phần hoá doanh nghiêp nhà nước , nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh cải
cách thể chế, đổi mới phương thức và tư duy quản lí kinh tế của nhà nước theo hướng nhà
nước kiến tạo và phục vụ phát triển, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh -
Trong lĩnh vực chính trị
Hệ thống ctri được giữ vững vàng và từng bước đổi mới phù hợp. Cùng với những thay
đổi mạnh mẽ về KT cần đẩy mạnh cải cách nhà nước, pháp luật, đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng, phát huy dân chủ trong các tổ chức của hệ thống ctri, tăng cường giám sát và phản
biện xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền, bve các quyền con người, công dân Chức năng xã hội
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền KT, sự tác động của các xu thế quốc tế, các lĩnh
vực thuộc chức năng xã hội được Nhà nước thực hiện ngày một tốt hơn.( Lao động việc
làm, hệ thống chăm sóc sức khoẻ, hệ thống an sinh xã hội, giáo dục). Để phát huy vai trò
của nhà nước trong lĩnh vực xã hội, nhà nước cần đổi mới và hoàn thiện hệ thống an sinh
xã hội trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực xã hội. Không hướng đến xây dựng nhà nước
phúc lợi nhưng nhà nước cần phát triển mô hình nhà nước xã hội. Nhà nươc cần xác định
chính sách xã hội cơ bản là lấy con người và phát triển con người làm trung tâm cho mọi
chính sách, đường lối phát triển. -
Trong lĩnh vực ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền
+ 2013: hiến pháp VN đc ban hành và đây là vb pháp lí qtrong, tiến bộ nhất về quyền con
người và là cơ sở pháp lí qtrong để thực hiện chức năng xã hội.
+ Lần đầu tiên VN được bầu vào hội đòng nhân quyền LHQ với số phiếu cao tuyệt đối (2013) - Bảo vệ môi trường -
Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội - Đối ngoại
Câu 5: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: khái niệm, phân loại các cơ quan nhà
nước, vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước Khái niệm
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp
thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ
chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Phân loại
Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan
hành pháp và cơ quan tư pháp. -
Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (theo
Điều 69 Hiến pháp 2013) -
Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính
phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…
+ Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu
trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. -
Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.
+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Câu 6: Các thuộc tính cơ bản của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Khái niệm
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận, thể hiện ý chí của nhân dân, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng những
cách thức nhất định trong đó có cưỡng chế nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
để bảo vệ, bảo đảm các quyền tự do của con người và sự phát triển của xã hội Các thuộc tính cơ bản
Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp luật thể hiện ưu tế, vai trò của pháp luật. -
Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung : là một trong những cơ sở phân biệt sư khác
nhau của pháp luật với các loại quy phạm khác như đạo đức, tập quán, luật tục,.. Tính
phổ biến,bắt buộc chung của pháp luật được áp dụng đối với mọi cá nhân, mọi tổ chức
thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật tương ứng, Các quy phạm pháp
luật được áp dụng nhiều lần trong khôn gian và thời gian chừng nào còn hiệu lực -
Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Được thể hiện trên những đặc điểm cơ bản : các quy định pháp luật được thể hiện trong
các văn bản pháp luật với những tên gọi, cách thức ban hành, thủ tục, quy trình xây dựng,
ban hành và giá trị pháp lý cao, thấp khác nhau; ngôn ngữ của pháp luật trong các quy
phạm pháp luật có đặc điểm riêng, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện trực tiếp chứ không thông
qua các hình tượng nghệ thuật, ví von,.. -
Tính được bảo đẩm thực hiện bằng nhà nước
Tất cả các quy tắc xã hội được bảo đảm thực hiện bằng những cách thức, biện pháp nhất
định xuất phát từ tính chất, đặc điểm, phạm vi, nguồn gốc và vai trò của chúng trong đời sống con người. Vai trò của pháp luật -
Bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người
Hiến pháp có vai trò đặc biệt trong việc quy định các quyền con người, quyền công dân và
cơ chế đảm bảo thực hiện. Các cá nhân có quyền sử dung pháp luật để bảo vệ quyền hợp
pháp của mình khi có sự xâm phạm -
Đối với dân chủ công bằng và bình đẳng -
Đối với nhà nước -
Đối với đạo đức
Pháp luật và đạo đức chỉ có thể phát huy được vai trò của mình khi kết hợp chặt chẽ, hợp lý với nhau. -
Đối với văn hoá, truyền thống và tập quán -
Đối với KT và các vđ xã hội
Pháp luật là hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế, giải quyết các vấn đề trên cơ sở
hài hoà, cân bằng các lợi ích của con người, cộng đồng và xã hội
Câu 7: Các loại nguồn pháp luật
Nguồn pháp luật là hình thức cấu trúc nội tại và thể hiện ra bên ngoài những quy tắc của
hành vi. Theo đó nguồn pháp luật có thể là các văn bản quy phạm pháp luật, các bản án, tập quán,…
Theo cách phân loại phổ biển có các loại nguồn pháp luật sau
Nguồn nội dung : là cơ sở để hình thành, xây dựng và thực hiện pháp luật -
Các nguyên tắc chung của pháp luật : là những quan điểm, tư duy, tư tưởng chủ đạo
được thừa nhận rộng rãi liên quan đến vai trò, tính chất, sự công bằng của pháp luật -
Điều ước quốc tế : là những văn bản pháp lý thể hiện sự thoả thuận của các chủ thể
pháp luật quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm quy định, thay đổi, chấm dứt
các quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quốc tế phù hợp với những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật quốc tế. -
Tập quán quốc tế : những quy tắc xử sự phổ biến được thừa nhận, áp dụng rộng rãi ở
một khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu
Nguồn hình thức : là phương thức, dạng tồn tại của pháp luật -
Tập quán : là nguồn pháp luật dưới dạng các phong tục, tập quán trong đó chứa đựng
quy tắc điều chỉnh hành vi, các mối quan hệ xã hội của con người trong cộng đồng cư dân nhất định -
Án lệ : là nguồn pháp luật dưới dạng bản án của toà án trong quá trìng giải quyết vụ
việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận khuôn mẫu, cơ sở để giải quyết các vụ tương tự về sau -
Văn bản pháp luật : là loại nguồn pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo những
trình tự, thủ tục pháp luật quy định, chứa đựng các quy tắc xử sự chung -
Giáo lý, luật lệ tôn giáo : là những quy định, quy phạm trong các lý thuyết, giáo lý tôn
giáo được nhà nước thừa nhận có giá trị như pháp luật
Ngoài 2 nguồn trên còn 1 nguòn hình thức nữa là khẩu lệnh ( pháp luật khẩu truyền )
Câu 9 : Quy phạm pháp luật: khái niệm, cấu trúc, các loại quy phạm pháp luật Khái niệm
Qppl là bộ phận cấu thành, cơ sở nền tảng, hạt nhân của hệ thống pháp luạt và được hiểu
là những quy tăc xứ sự phổ biến có tính bắt buộc chung được nhà nước đặt ra và thừa
nhận để làm cơ sở điều chỉnh các quan hệ xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước Cấu trúc
Cơ cấu của qppl bao gồm 3 bộ phận cấu thành : giả định, quy định, chế tài. Công thức
chung- cơ cấu xét về mặt logic của qppl là : nếu có những tình huống hoàn cảnh nhất định
(giả định) thì con người ta sẽ phải xử sự như thế nào theo ý chí nhà nước (quy định)
trường hợp không xử sự đúng theo yêu cầu đó thì chủ thể sẽ phải chịu hậu quả bất lợi(chế tài) -
Giả định : là bộ phận cấu thành của qppl ghi nhận trong văn bản pháp luật những dự
liệu về tình huống, sự kiện, tình tiết hoặc nhân vật… và là căn cứ thực hiện qppl Có 2 loại qppl :
+ giả định đơn giản : trong quy phạm chỉ nêu 1 điều kiện, giả thiêt
+ giả định phức tạp : : trong quy phạm nêu 2 giả thiết điều kiện trở lên
1) Giả định phức tạp lựa chọn : khi qppl nêu nhiều điều kiện, giả thiết nhưng
quy phạm đó đủ điều kiện áp dụng trên thực tiễn chỉ cần 1 hoặc 1 vài điều
kiện đã xảy ra mà không cần các điều kiện phải đồng loạt xảy ra
2) Giả định phức tạp bắt buộc : khi qppl ghi nhận nhiều đk nhưung quy phạm
đó chỉ đc áp dụng trên thực tiễn nếu tất cả các điều kiện đó xảy ra -
Quy định : là phần ghi nhận cách thức ứng xử, hành động khi các điều kiện nêu trong
phần giả định đã xảy ra
Quy định là phần qtrong bậc nhât của qppl và có lẽ vì thé nó luôn được liên hệ với quan
niệm về pháp luật như là các quy tắc xử sự.
Xét về nội dung của những quy định trong các qppl có thể thấy quy định của qppl tồn tại ở 3 dạng phổ biến sau
+ quy định cấm đoán : nếu giả thiết đó xảy ra thì quy định các ứng xử tiếp theo là không đc làm gì
+ quy định bắt buộc : nếu giả thiết đó xảy ra thì quy định các ứng xử tiếp theo là phải thực hiện gì đó
+ quy định cho phép : nếu giả thiết đó xảy ra thì quy định các ứng xử tiếp theo sẽ được làm gì đó -
Chế tài : là 1 bộ phận cấu thành qppl ghi nhận những hậu quả bất lợi đối với chủ thể
thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các quy định như trong phần quy định đã nêu
Các loại quy phạm pháp luật -
Theo tính chất quan hệ xã hội và quy phạm đó điều chỉnh thì có thể phân chia các qppl
thành : qppl tố tung ( thủ tục ) và qppl nội dung -
Theo đối tượng tuỳ chỉnh : qppl hiến pháp, qppl hành chính, qppl hình sự, qppl dân sự,
qppl lao động, qppl đất đai,.. -
Theo tính chất của nội dung phần quy định trong qppl : qppl cho phép, qppl cấm đoán và qppl bắt buộc -
Theo vai trò, chức năng của qppl trong cơ chế điều chỉnh pháp luật có thể phân chia
qppl : qppl chung và qppl chuyên biệt
Câu 10: Văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam: khái niệm, các loại văn bản quy
phạm pháp luật, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, phân biệt văn bản quy phạm
pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Khái niệm
Vbqppl là văn bản có chứa đựng các qppl do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hiệu lực
bắt buộc chung được áp dụng nhiều lần và đc nhà nước đảm bảo thực hiện
Các loại văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy
ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy
ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy
ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định
của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.” Hiệu lực của vb qppl
Là các gtri tác động của văn bản qppl lên các qh xã hội về mặt thời gian, không gian và
đối tượng tác động. Ở VN hiệu lực của vbpl được quy định tại chương VIII, Luật ban hành cb qppl năm 2015 -
Hiệu lực về thời gian : là giá trị tác động của vb lên các qh xã hội từ thời điểm bắt đầu
phát sinh cho đến khi kết thúc hiệu lực -
Hiệu lực về không gian : là gtri tác động của vb đến đâu, trong phạm vi lãnh thổ, khu
vực, vùng hay đơn vị hành chính cụ thể nào. -
Hiệu lực về đối tượng tác động : gtri tác động của vb lên các chủ thể trong qh xã hội
thuộc phạm vi điều chỉnh của vb qppl
Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật Tiêu chí Vb qppl Vb áp dụng pl Khái
Vbqppl là văn bản có chứa đựng
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản niệm
các qppl do các chủ thể có thẩm
chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do
quyền ban hành, có hiệu lực bắt
cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban
buộc chung được áp dụng nhiều lần hành, được áp dụng một lần trong đời
và đc nhà nước đảm bảo thực hiện
sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước Thẩm
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyền
ban hành (Chương II Luật ban hành hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước ban
văn bản quy phạm pháp luật 2015)
trao quyền ban hành, dựa trên các quy hành
phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một
vấn đề pháp lý cụ thể. Nội
Các hình thức quy định tại điều 4 Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên dung
Luật ban hành VBQPPL 2015 gọi và hình thức thể hiện. ban
(Hiến pháp, Bộ luật, Luật,…)
(Thường được thể hiện dưới hình thức: hành
Quyết định, bản án,…)
Phạm vi Rộng rãi. Áp dụng là đối với tất cả Đối tượng nhất định được nêu trong văn
áp dụng các đối tượng thuộc phạm vi điều bản
chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc
đơn vị hành chính nhất định
Cơ sở Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn Thường dựa vào một văn bản quy phạm ban
bản quy phạm pháp luật cao hơn pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng hành
với văn bản quy phạm pháp luật là pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn nguồn của luật.
bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật
Trình tự Theo quy định Luật Ban hành văn Luật không có quy định trình tự ban
bản quy phạm pháp luật 2015 hành Thời Lâu dài.
Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc. gian có hiệu lực
Câu 11 : Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật Khái niệm
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định pháp luật
vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật
Các hình thức thực hiện pháp luật
Có nhiều cách thức phân loại các hình thức pháp luật dựa vào các tiêu chí khác nhau -
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động xã hội có thể phân thành các hình thức thực hiện pháp
luật trong các lĩnh vực như giao thông, vệ sinh an toàn-thực phẩm, môi trường, giáo dục-đào tạo,… -
Căn cứ vào chủ thể : thực hiện pháp luật của các cá nhân, của cơ quan nhà nước, của các tổ chức Kt,.. -
Căn cứ vào chức năng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước : thực hiện pháp luật
của cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp,.. -
Căn cứ vào tính chất, vào chủ thể thực hiện pháp luật, vào các loại qppl :
+ Tuân thủ pháp luật : hình thức thực hiện pháp luật mà các chủ thể pháp luật kiềm
chế không tiến hàn những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm
+ Thi hành pháp luật : là hình thức thực hiện pháp luật mà các chủ thể pháp luật thực
hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực
+ Sử dụng pháp luật : là hình thức thực hiện pháp luật mà các chủ thể pháp luật thực
hiện quyền chủ thể mà pháp luật quy định
+ Áp dụng pháp luật : là hình thức thực hiện pháp luật chỉ dành cho các cơ quan nhà
nước hay nhà chức trách có thẩm quyền.
Câu 11 : Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật Khái niệm
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, do các chủ thể có thẩm quyền
tiến hành nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể
đối với cá nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể.
Đặc điểm áp dụng pháp luật -
Là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước -
Được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định -
Là hoạt động cá biệt hoá quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể -
Là hoạt động có tính sáng tạo
Câu 13 : Ý thức pháp luật: khái niệm và các đặc trưng cơ bản của ý thức pháp luật Khái niệm
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, thái độ, tình
cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lí khác, thể hiện mối quan hệ
giữa con người đối với pháp luật (pháp luật đã qua, pháp luật hiện hành và pháp luật cần
phải có) và sự đánh giả về mức độ công bằng, bình đẳng; tính hợp pháp hay không hợp
pháp... đổi với các hành vi, lợi ích hoặc quan hệ từ thực tiễn đời sống pháp lí và xã hội. Đặc điểm -
Ý thức pháp luật chịu sự quy định tác động của tồn tại xã hội -
Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật
+ Sự lạc hậu của ý thức pháp luật so với tồn tại xã hội, thực tiễn xã hội. Ý thức pháp
luật thường lạc hậu hơn so với thực tiễn xã hội và thực tiễn pháp luật. Nhận thức, thái
độ, sự đánh giá của con người đối vơi pháp luật, nhà nước trong nhiều trường hợp
chưa theo kịp sự thay đổi, phát triển của đời sống xã hội. Biểu hiện rõ nét trong lĩnh
vực tâm lí pháp luật và tư tưởng pháp luật : khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi nhưng
những quan niệm, quan điểm, lối tư duy pháp luật, nhận thức pháp luật cũ của con
người vẫn còn tồn tại dai dẳng cả tong chính sách, quy định pháp luật lẫn cách thức
thực hiện, áp dụng pháp luật.
+ Tính kế thừa : tính kế thừa của ý thức pháp luật được thể hiện rõ nét trong việc xây
dựng ban hành pháp luật và thực hiện, áp dụng pháp luật.
+ Tính tiên phong của ý thức pháp luật : trong những điều kiện xã hội nhất định, tư
tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt lên
trước sựu phát triển tồn tại xã hội ( Những quan điểm về nhà nước pháp quyền của chủ
tịch HCM hình thành từ rất sớm)
+ Sự tác động trở lại của ý thức pháp luật đối với tồn tại xã hội. Nhìn chung, sự tác
động của ý thức pháp luật với ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo... luôn thể
hiện ở sự đan xen, tương hỗ lẫn nhau trong quá trình tồn tại và vận động. Sẽ là sự tác động
tích cực nếu có sự phù hợp giữa ý thức pháp luật với các loại hình ý thức đó và ngược lại,
đó sẽ là nhân tố cản trở lẫn nhau nếu giữa các phạm trù ý thức đó thiếu đi sự tương đồng cần thiết. -
Tính dân tộc, tính giai cấp : Ý thức pháp luật thể hiện quan điểm, thái độ, cách tư duy,
sự đánh giá của các cá nhân thuộc các dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội nhất định. Mặc
dù mang tính kế thừa nhưng ý thức pháp luật của con người cũng mang đậm những
nét đặc trưng của văn hoá truyền thống dân tộc
Câu 13 : Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật
Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật được biểu hiện ở những điểm sau
Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Pháp luật là sự biểu hiện ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Những thay đổi khách quan trong đời sống xã hội trước hết được phản ánh trong ý thức pháp
luật sau đó mới được thể hiện thành các quy phạm pháp luật tương ứng. Không có ý thức
pháp luật phù hợp với bản chất và những điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của
chủ nghĩa xã hội thì cũng không thể xây dựng được hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp.
Ý thức pháp luật là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội
Pháp luật được ban hành nhằm để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo hướng phục
vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhưng mục đích điều chỉnh của pháp
luật được thực hiện thông qua hành vi xử sự của con người và các tổ chức xã hội, trong đó
việc xử sự tự giác của công dân theo yêu cầu của pháp luật là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để
bảo đảm cho pháp luật phát huy được hiệu lực.
Ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức của công dân và thái độ của họ đối với quy định của
pháp luật. Vì vậy, nếu ý thức pháp luật càng được nâng cao thì tinh thần tôn trọng pháp luật,
thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật càng được bảo đảm.
Ý thức pháp luật là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật
Ý thức pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc áp dụng pháp luật. Để áp dụng
đúng đắn một quy phạm pháp luật đòi hỏi phải có sự hiểu biết chính xác nội dung và yêu cầu
của quy phạm đó, phải giải thích và làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm đó. Muốn
thực hiện điều này đòi hỏi ý thức pháp luật của những người áp dụng pháp luật phải đã phát
triển đầy đủ, họ phải có một nền tảng văn hóa pháp lý vững chắc.
Pháp luật là cơ sở để củng cố, phát triển nâng cao ý thức pháp luật
Pháp luật như là sản phẩm trực tiếp của hoạt động sáng tạo pháp luật, do đó nó phản ánh ý
thức pháp luật của cơ quan làm luật, của nhân dân và được hình thành trên cơ sở của ý thức
pháp luật. Việc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, kiên quyết ngăn chặn vi phạm pháp chế
trong một mức độ nhất định làm cho các quan điểm, quan niệm về pháp luật xã hội chủ nghĩa
được hình thành và phát triển một cách đúng đắn và rõ nét hơn. Việc giáo dục pháp luật nhằm
nâng cao ý thức pháp luật sẽ là điều kiện quan trọng để góp phần xây dựng một hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả. Câu 15
: Khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành của vi
phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật ( hành động hoặc không hành động), có lỗi
của chủ thể có năng lực hành vi ( năng lực trách nhiệm pháp lý) thực hiện, xâm phạm đến
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đến quyền và lợi ích của con người Các dấu hiệu cơ bản -
Là hành vi của con người, thể hiện dưới hành động hoặc không hành động -
Tính trái pháp luật của hành vi - Tính có lỗi của hành vi Các yếu tố cấu thành - Mặt khách quan
Là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật bao gồ các yếu tố : hành vi trái pháp
luật, hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi trái pháp luật với hậu quả của nó gây ra
Ngoài ra trong măt khách quan của vi phạm pháp luật còn có thêm các yếu tố như : thời
gian , địa điểm, phương tiện vi phạm pháp luật - Mặt chủ quan
Là biểu hiện bên trong của vi phạm pháp luật bao gồm các yếu tố : lỗi của chủ thể, động
cơ vi phạm, mục đích vi phạm Lỗi bao gồm :
1. Lỗi cố ý trực tiếp : chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra
2. Lỗi cố ý gián tiếp : chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra nhưng để mặc cho hậu quả đó xảy ra
3. Lỗi vô ý vì quá tự tin : chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả nguy
hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây r nhưng tin tưởng hậu quả đó không xảy
ra hoặc nếu xảy ra thì có thể ngăn chặn đc
4. Lỗi vô ý vì cẩu thả : chủ thể vi phạm pháp luật khôg nhận thức được hậu quả nguy
hiểm cho xã hội do mình gây ra -
Chủ thể vi phạm pháp luật : phải có năng lực trách nhiệm pháp lý -
Khách thể của vi phạm pháp luật : các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, bị hành
vi vi phạm pháp luật xâm hại gây ra những thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại
Các loại vi phạm pháp luật -
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của pháp luật có thể chia
vi phạm pháp luật thành các loại tương ứng với từng ngành luật -
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật có thể phân
thành tội phạm và các vi phạm pháp luật khác :
+ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự
+ Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do các cá nhân, tổ chức thực hiện dưới dạng vi
phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà pháp luật quy định không
phải là tội phạm và chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính
+ Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý của chủ
thể xâm hại đến các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản hoặc
các quan hệ phi tài sản khác
+ Vi phạm kỉ luật ; là hành vi có lỗi của chủ thể trái với nội quy, quy chế đã được xác
lập nhằm thiết lập trật tự trong nội bộ của cơ quan tổ chức
Câu 16 : Trách nhiệm pháp lý: khái niệm, cơ sở của trách nhiệm pháp lý, các dạng trách
nhiệm pháp lý, cho ví dụ minh họa Khái niệm -
Hiểu theo nghĩa tích cực : là bổn phận, nghĩa vụ của chủ thể theo quy định của pháp luật -
Hiểu theo nghĩa tiêu cực : là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật phải
gánh chịu về vật chất tinh thần và được áp dụng bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cơ sở của trách nhiệm pháp lý
Là vi phạm pháp luật tức là chỉ khi nào có vi phạm pháp luật thì mới truy cứu trách nhiệm
pháp lý. Tuy nhiên trong một số trường hợp mặc dù chủ thể tồn tại hành vi vi phạm pháp luật
trên thực tế nhưng trách nhiệm pháp lý lại không bị đặt ra bởi vì chủ thể rơi vào trường hợp
được pháp luật quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý, những trường hợp thông thường:
a) Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý (không nhận thức và điều khiển hành vi)
b) Chủ thể thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết
c) Do sự kiện bất ngờ (sự kiện bất khả kháng)
d) Do phòng vệ chính đáng. Chủ thể vi phạm pháp luật chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà
nước. Nghĩa là chỉ cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hay các chủ thể được
pháp luật trao quyền mới có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên khi thực hiện quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý thì cơ quan nhà nước phải thực
hiện theo đúng trình tự luật quy định, phải giải thích rõ cho chủ thể vi phạm quyền và nghĩa
vụ của họ theo đúng tinh thần Hiến pháp và pháp luật, trường hợp các cơ quan nhà nước thực
hiện không đúng theo trình tự thủ tục pháp luật mà gây hại cho chủ thể thì phải chịu trách
nhiệm bồi thường theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường.
Các dạng trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý được chia thành một số loại cơ bản sau : -
Trách nhiệm hình sự : là nghiêm khắc nhất, Toà án là cơ quan có thẩm quyền áp dụng
loại trách nhiệm này đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự
VD : A vận chuyển ma túy và bị cơ quan công an bắt quả tang. Do đó, A sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự -
Trách nhiệm dân sự : là loại trách nhiệm đặt ra khi chủ thể vi phạm pháp luật dân sự
biểu hiện bởi các dạng: chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đún nghĩa vụ
dân sự. Chủ thể vi phạm có thể phải bồi thường những thiệt hại vật chất thực tế nhằm
đền bù hoặc khôi phục lại các quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc các hình thức khác
như xin lỗi công khai, đính chính, cải chính thông tin,..
VD: A lái xe máy, do không để ý đã đâm đổ bờ tường của ủy ban nhân dân xã. Do đó, A
phải chịu trách nhiệm dân sự như xin lỗi và buộc phải bồi thường khắc phục lại bờ tường bị đổ do mình gây ra. -
Trách nhiệm hành chính : được áp dụng với các chủ thể vi phạm pháp luật hành chính,
được áp dụng bởi nhà nước chức trách hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
bằng các hình thức cảnh cáo, tịch thu giấy phép, tịch thu phương tiện vi phạm, phạt tiền,..
VD: A điều khiển xe máy và bị cơ quan công an yêu cầu dừng lại để kiểm tra nồng độ
cồn. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn của A vượt quá mức quy định nên sẽ bị xử phạt hành
chính theo quy định của pháp luật. -
Trách nhiệm kỉ luật : được áp dụng trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan do thủ trưởng áp dụng
VD: A làm việc tại công ty cổ phần X. Trong thời gian làm việc, A thường xuyên đi làm
muộn và không hoàn thành đúng thời hạn các công việc được giao. Do đó, ban giám đốc
đã tiến hành kỷ luật A trước toàn thể cán bộ nhân viên tại đơn vị, đồng thời giảm trừ lương của A trong tháng đó. -
Trách nhiệm do toà án áp dụng và trách nhiệm do cơ quan, tổ chức cá nhân khác áp dụng
VD : Thanh tra xây dựng có quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng
Câu 17 : Khái niệm, vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội, các nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013. Khái niệm
Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiêu lực tối cao trong hệ thống các văn bản pháp luật của
mỗi quốc gia quy định cơ cấu tổ chức nhà nước theo nguyên tắc phần quyền mà ở VN gọi
là phân công phân nhiệm và kiểm soát quyền lực nhà nước và quyền con người, quyền
công dân như những mục tiêu mà việc tổ chức và hoạt động nhà nước cần phải bảo đảm,
tôn trọng và thực hiện Vai trò của hiến pháp -
Vai trò của Hiến pháp đối với một quốc gia
+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng cho hệ thống các văn bản khác. pháp luật
+ Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế
chính trị dân chủ và một Nhà nước
minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Từ đó, tạo
cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này quyết định to lớn đến sự thịnh
vượng của quốc gia ấy. -
Vai trò của Hiến pháp đối với mỗi người dân
+ Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do thực
hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.
+ Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các
chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người
dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp là công
cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân
+ Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo
Các nội dung cơ bản Hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992.
Câu 19: Khái niệm tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà
theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
Năng lực trách nhiệm hình sự
Năng lực trách nhiệm hình sự là yếu tố giúp xác định của một cá nhân trách nhiệm hình sự
trước pháp luật khi đã thực hiện một trong các tội phạ m mà Bộ luật Hình sự quy định. -
Điều kiện của người có năng lực trách nhiệm hình sự
Người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ phải thỏa mãn điều kiện về độ tuổi
và năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình.
Về năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, Điều 21 Bộ luật Hình sự
năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người đang trong tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự khi người đó đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. -
Những trường hợp người không có năng lực trách nhiệm hình sự
Theo Chương IV Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, các trường
hợp sau không phải chịu trách nhiệm hình sự:
Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy
trước hậu quả của hành vi đó.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Người thực hiện đang mắc
bệnh tâm thần hay bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
Phòng vệ chính đáng: Người thực hiện vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng
của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Tuy nhiên nếu người thực hiện có hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần
thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xâm hại, được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì không được loại
trừ trách nhiệm hình sự
Tình thế cấp thiết: Khi muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của
mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không
còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trong
trường hợp người đó gây thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì
người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội: Vì để bắt giữ người thực hiện hành
vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây
thiệt hại cho người bị bắt giữ. Nếu gây thiệt hại vượt quá mức cần thiết, thì người
gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ. Nhưng nếu người này không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp
dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Về độ tuổi, Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định đối với từng mức độ như sau:
Người từ đủ 16 tuổi phải chịu mọi loại trách nhiệm hình sự, nghĩa là phải chịu các
hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội của mình;
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong những tội phạm được quy định.
Như vậy, theo Bộ luật Hình sự, người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự với
hành vi mà mình thực hiện. Tuy nhiên, đối với một vụ án hình sự có yếu tố dân sự, tương ứng
với hành vi và hậu quả, người giám hộ hoặc người thực hiện phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng.
Câu 20 : Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
TIÊU NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN CHÍ SỰ SỰ Khái
Năng lực pháp luật dân sự của cá Năng lực hành vi dân sự của cá niệm
nhân là khả năng của cá nhân có nhân là khả năng của cá nhân
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự
bằng hành vi của mình xác lập,
thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự Nội
- Quyền nhân thân không gắn với - Khả năng bằng hành vi của mình dung
tài sản và quyền nhân thân gắn với xác lập, thực hiện quyền dân sự và tài sản.
thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể;
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và - Khả năng tự chịu trách nhiệm
quyền khác đối với tài sản.
bằng tài sản về hành vi của mình,
- Quyền tham gia quan hệ dân sự bao gồm cả hành vi hợp pháp và
và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hành vi bất hợp pháp. hệ đó. Thời Từ khi cá nhân sinh ra
Khi đạt đến một độ tuổi nhất định điểm
và có trí tuệ phát triển bình phát
thường. Cá nhân hiểu và làm chủ sinh
được hành vi của mình khi xác
lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ
dân sự, tự chịu trách nhiệm về những hành vi đó. Thời Khi cá nhân chết đi
Khi có quyết định tuyên bố một điểm
người mất năng lực hành vi dân sự chấm của Tòa án. dứt Đặc
- Mọi cá nhân đều có năng lực - Không phải cá nhân nào cũng có điểm
pháp luật dân sự như nhau.
khả năng thực hiện, xác lập quyền, - Có tính liên tục.
nghĩa vụ dân sự giống nhau.
- Có thể gián đoạn hoặc bị mất đi. Hạn
Năng lực pháp luật dân sự của cá - Mất năng lực hành vi dân sự: chế
nhân không bị hạn chế, trừ trường Người do bị bệnh tâm thần hoặc
hợp áp dụng hình phạt hình sự bổ mắc bệnh khác mà không thể nhận
sung hoặc biện pháp xử lý vi phạm thức, làm chủ được hành vi;...
hành chính như cấm đảm nhiệm được Tòa án ra quyết định tuyên
những chức vụ, cấm làm những bố mất năng lực hành vi dân sự.
nghề hoặc công việc nhất định; - Có khó khăn trong nhận thức,
cấm cư trú; quản chế; tước một số làm chủ hành vi: Người thành
quyền công dân; tước danh hiệu niên do tình trạng thể chất hoặc quân nhân....
tinh thần mà không đủ khả năng
Việc hạn chế này chỉ có thể do Tòa nhận thức, làm chủ hành vi nhưng
án hoặc cơ quan hành chính quyết chưa đến mức mất năng lực hành
định theo trình tự, thủ tục do pháp vi dân sự; được Tòa án ra quyết luật quy định.
định tuyên bố có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi.
- Hạn chế năng lực hành vi dân
sự: người nghiện ma túy, nghiện
các chất kích thích khác dẫn đến
phá tán tài sản của gia đình được
Tòa án ra quyết định tuyên bố bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ Quyền có họ tên, quyền được khai Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có
sinh... của cá nhân có từ khi sinh ra quyền bầu cử, cá nhân nữ từ đủ 18
tuổi có quyền đăng ký kết hôn...
Câu 21 : Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình
Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là các cá nhân tham gia vào quan
hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Chủ thể của quan
hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
- Năng lực pháp luật hôn nhân và gia đình
Năng lực pháp luật về hôn nhân và gia đình là khả năng của các cá nhân được hưởng các
quyền và nghĩa vụ của quan hệ hôn nhân và gia đình, các quyền và nghĩa vụ này được nhà
nước và pháp luật thừa nhận.
Các quyền và nghĩa vụ đó là:
Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và quyền, nghĩa vụ về tài sản. Quyền và nghĩa vụ tài sản luôn
gắn liền với nhân thân của mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mà
không thể chuyển đổi cho người khác được. Quyền và nghĩa vụ nhân thân là yếu tố tình cảm,
tinh thần giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình. Quyền và nghĩa vụ về
nhân thân và quyền nghĩa vụ về tài sản luôn vừa mang tính tương đối vừa mang tính tuyệt đối.
Quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; quyền xác định cha, mẹ, con; quyền kết hôn;
quyền nhận con nuôi; tùy thuộc vào năng lực của chủ thể hoặc đối tượng môn học. Vì vậy,
trong số các quyền và nghĩa vụ của hôn nhân và gia đình, có những quyền và nghĩa vụ chỉ
phát sinh khi chủ thể tự mình thực hiện hành vi của mình. Ví dụ: quyền kết hôn, quyền nhận
con nuôi… Ngoài ra, một số quyền của chủ thể này được hiện thực hóa do việc thực hiện
các nghĩa vụ của chủ thể kia. Ví dụ: quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng,
quyền được nhận làm con nuôi…
- Năng lực hành vi hôn nhân và gia đình
Năng lực hành vi trong hôn nhân và gia đình là khả năng chủ thể thực hiện các quyền,
nghĩa vụ về tâm hồn và gia đình bằng chính hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
Năng lực hành vi của chủ thể phụ thuộc phần lớn vào lứa tuổi và khả năng nhận thức của chủ
thể. Khi người tuyên thệ đạt đến độ tuổi nhất định do pháp luật quy định và có năng lực nhận
thức, chủ thể có năng lực hành vi hôn nhân và gia đình, về nguyên tắc, độ tuổi có năng lực
hành vi đó là tuổi đã thành niên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tuổi hợp pháp của công
dân có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Ví dụ, một người từ chín tuổi trở lên được nhận làm con
nuôi thì phải được sự đồng ý của người đó. Hoặc đàn ông trên hai mươi có thể kết hôn ...
Người chưa đến tuổi có năng lực hành vi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì
một số quyền mà pháp luật quy định phải do chính chủ thể thực hiện sẽ không trở thành hiện
thực như quyền kết hôn, quyền nhận con nuôi, quyền yêu cầu ly hôn... Đồng thời những chủ
thể này cũng không phải thực hiện các nghĩa vụ hôn nhân và gia đình của mình. Chẳng hạn
như nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, con... Một số quyền hôn nhân và gia đình họ vẫn
được hưởng do các chủ thể khác thực hiện. 22.
Khái niệm trách nhiệm hành chính và các hình thức xử phạt hành chính.
Khái niệm : Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý, được áp dụng
trong hành chính nhà nước đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.
Trách nhiệm hành chính được hiểu là quan hệ pháp luật đặc thù, trong đó người (cá nhân, tổ
chức) vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả nhất định về vật chất, hoặc tinh thần do vi phạm hành chính.
Cơ sở của trách nhiệm hành chính:
Vi phạm hành chính là cơ sở của trách nhiệm hành chính. Không có vi phạm hành chính thì
không có trách nhiệm hành chính.
Vi phạm hành chính là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, do cá nhân
có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ý, hoặc vô ý, xâm
phạm các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, bảo vệ, mà theo quy định của pháp luật
phải chịu trách nhiệm hành chính.
Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính gồm:
Mặt khách quan của vi phạm hành chính bao gồm các dấu hiệu: hành vi, tính trái pháp luật
của hành vi, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội, quan hệ nhân quả, thời gian, địa
điểm, phương tiện vi phạm...
Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được các quy phạm Luật Hành
chính điều chỉnh, bảo vệ mà bị vi phạm hành chính xâm phạm.
Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính thể hiện ở tính chất lỗi của hành vi vi phạm hành
chính, có hai loại lỗi cố ý (cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp) và vô ý (vô ý do cẩu thả, vô ý do quá tự tin)
Các hình thức xử phạt hành chính:
Các hình thức xử phạt bao gồm: Các hình thức xử phạt chính và các hình thức xử phạt
bổ sung. Các hình thức xử phạt chính gồm: cảnh cáo; phạt tiền; trục xuất. Các hình thức phạt
bổ sung gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương
tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính.
Đối với một hành vi vi phạm hành chính chỉ có thể áp dụng một hình thức xử phạt
chính, nhưng có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp xử phạt bổ sung.
Hình thức trục xuất có thể được áp dụng là biện pháp xử phạt chính, hoặc biện pháp xử
phạt bổ sung đối với người nước ngoài.
Các cơ quan có quyền xử phạt hành chính: Ủy ban nhân dân các cấp, Công an, Hải
quan, Kiếm lâm, Thuế vụ, Quản lý thị trường. Thanh tra nhà nước chuyên ngành..
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo các nguyên tắc: nguyên tắc pháp chế xã
hội chủ nghĩa; công minh; nhanh chóng, kịp thời; bình đẳng, công khai, nhân đạo; bảo vệ các
quyền, tự do và lợi ích hợp pháp, danh dự và nhân phẩm của con người, v.v... Ngoài những
nguyên tắc chung, còn có những nguyên tắc khác như: một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị
xử phạt hành chính một lần, nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì
mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì
bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo thủ tục do pháp luật quy định, gồm có
thủ tục xử phạt đơn giản và thủ tục xử phạt có lập biên bản 23.
Nội dung điều chỉnh cơ bản của Luật môi trường Việt Nam
Môi trường thực sự đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của
con người, sự phát triển bền vững của xã hội. Do vậy, trong hoạt động bảo vệ môi trường,
quan hệ giữa các chủ thể có liên quan đến hoạt động phát triển kinh tế phải được thực hiện
trên những căn cứ pháp lý nhất định. Để hoạt động bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, ngăn
ngừa và giảm thiểu đến mức tối đa các tác động tiêu cực đến con người và các hệ động thực
vật, cần thiết có hệ thống pháp luật hoàn thiện và hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật để
bảo vệ môi trường có hiệu quả, công bằng.
Nội dung điều chỉnh của Luật Môi trường Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất, những quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, có mục đích khoanh vùng ô
nhiễm môi trường, xác định chất lượng môi trường ở từng khu vực.
Quy hoạch bảo vệ môi trường phải được xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội, phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải dựa trên hiện trạng
tự nhiên, kinh tế, xã hội để phân vùng môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý môi
trường, quản lý chất thải, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
Thứ hai, những quy định về xây dựng, quản lý các dữ liệu thông tin về môi trường nhằm công
khai, minh bạch về số liệu, dữ liệu, trữ lượng, giá trị kinh tế của các thành tố môi trường hay
những vấn đề về môi trường khác.
Ở Việt Nam, thông tin về môi trường được pháp luật quy định là số liệu, dữ liệu về thành
phần môi trường, các tác động đối với môi trường, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
hoạt động bảo vệ môi trường. Cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp thông tin về môi trường
được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập, sử dụng thông tin cho công tác
bảo vệ môi trường và phục vụ lợi ích công cộng. Việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi
trường đã giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương có được
những thông tin cơ bản về hiện trạng môi trường, tăng cường hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong hoạt động
bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững ở nước ta.
Thứ ba, những quy định về đánh giá môi trường (bao gồm đánh giá môi trường chiến lược
(ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Kế hoạch bảo vệ môi trường) nhằm làm rõ
các tác động tiêu cục lẫn tích cực của các hoạt động phát triển kinh tế đến môi trường tự
nhiên và xã hội, là cơ sở để xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đó.
Thứ tư, những quy định về việc ban hành và áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường,
trên cơ sở đó xác định được chính xác chất lượng môi trường sống của con người và giúp cho
họ biết được giới hạn, phạm vi cho phép tác động đến môi trường, đồng thời cũng là căn cứ
pháp lý để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả mà con người gây ra
cho người dân và môi trường ở từng khu vực.
Thứ năm, những quy định về quản lý chất thải. Nhận thức được các rủi ro ngày càng tăng đến
sức khoẻ của người dân và môi trường ở Việt Nam, Nhà nước ta đã tìm mọi biện pháp nhằm
tăng cường vai trò của pháp luật trong việc kiểm tra nguồn thải, xử lý, vận chuyển, chôn lấp,
thu gom và tái chế các loại chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.
Thứ sáu, các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước và cộng đồng dân
cư trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ bảy, những quy định về chế lài xử lý vi phạm pháp Luật Môi trường tại Việt Nam. Bên
cạnh những nội dung cơ ban của pháp luật môi trường Việt Nam đã được trình bày trên dây,
còn một số nội dung khác như: Ứng phó với biến đổi khí hậu; Bảo vệ môi trường biển và hải
đảo; Bảo vệ môi trường nước, đất và không khí... cũng được quy định khá rõ ràng và cụ thể
tại các chương IV, V, VI của Luật Bảo vệ môi trường 2014