Đề cương ôn tập Pháp luật - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Đề cương ôn tập Pháp luật - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề cương ôn tập Pháp luật
1.Trình bày khái niệm, chức năng nhà nước *Khái niệm nhà nước
- Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã
hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của
toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.
*Chức năng nhà nước
- Chức năng của nhà nước là phương tiện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện
những nhiệm vụ của nhà nước. Chức năng của nhà nước thể hiện bản chất của nhà nước, thể hiện
và thực hiện ý chí của giai cấp thống trị. Bất kỳ kiểu nhà nước nào cũng có hai chức năng:
+Chức năng đối nội: là những hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước, bảo đảm
trật tự ổn định xã hội, trấn áp những phần tử chống đối, hoạt động quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội… của nhà nước.
+Chức năng đối ngoại: là những mặt hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các nước và các dân tộc khác
2.Trình bày khái niệm và các yếu tố hợp thành hình thức nhà nước. Xác định hình
thức Nhà nước Cộng hòa xã hội ch nghĩa Vi ủ
ệt Nam theo yếu t h ố ợp thành
*Khái niệm hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là cách tổ chức và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước
*Các yếu tố hợp thành hình thức nhà nước
- Hình thức nhà nước là một khái niệm chung, được hợp thành bởi ba yếu tố: hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị - Hình thức chính thể:
+Chính thể quân chủ: quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn
+Chính thể cộng hòa: cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ
- Hình thức cấu trúc của nhà nước
+Hình thức cấu trúc có hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang
+Còn có một loại nhà nước không phổ biến nữa là nhà nước liên minh - Chế độ chính trị
+Trong lịch sử, đã tồn tại nhiều chế độ chinh trị của các kiểu nhà nước nước khác nhau, nhưng
tựu chung lại có hai loại chế độ chính trị đó là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ
*Hình thức Nhà nước C ng hòa xã h ộ i ch ộ nghĩa Vi ủ
ệt Nam theo yếu t h ố ợp thành
3.Trình bày khái niệm pháp luật, quy phạm pháp luật và các hình thức pháp luật *Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tác xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố
điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định xã hội.
*Khái niệm quy phạm pháp luật
Là quy tắc xử sự bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện,
thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội
*Các hình thức pháp luật - Tập quán pháp - Tiền lệ pháp
- Văn bản quy phạm pháp luật
4.Trình bày khái niệm vi phạm pháp luật và các dấu hiệu c a vi ủ
phạm pháp luật
*Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
*Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của con người
- Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người mà những hành vi đó phải trái với các quy
định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
- Vi phạm luật là hành vi trái pháp luật nhưng phải chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó
- Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý, tức là phải
hội tụ đủ hai điều kiện, đó là: đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý và có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình
5.Trình bày khái niệm quyền con người
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm
chống lại những hành động hoặc bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép vì tự
do của con người. Quyền con người gồm tất cả các thành viên của nhân loại bất kể có hoặc
không có quốc tịch và không phân biệt quốc tịch của quốc gia nào (Văn phòng Cao ủy Liên hợp
quốc về Quyền con người)
6.Trình bày khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản c a công dân ủ
- Quyền công dân là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho
những người có quốc tịch của mội quốc gia nhất định
- Nghĩa vụ công dân là những điều mà pháp luật hoặc đạo đức bắt buộc một người phải làm hoặc
không được làm để phù hợp hoặc đáp ứng những lợi ích chung của cộng đồng, xã hội hoặc người khác
7.Trình bày các quyền chính trị và quyền dân sự cơ bản c a công dân và nêu ví d ủ ụ minh
- Quyền dân sự gồm các quyền chủ yếu như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
danh dự, nhân phẩm, quyền tự do đi lại, quyền sở hữu…
+Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
+Quyền sở hữu tài sản
- Các quyền chính trị chủ yếu bao gồm quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia quản lý xã hội +Quyền bầu cử Ví dụ minh họa
8.Trình bày các quyền kinh tế và quyền văn hóa, xã h i c
ộ ơ bản c a ủ
công dân và nêu ví d minh h ụ a ọ
- Các quyền kinh tế chủ yếu bao gồm quyền được hưởng mức sống thích đáng, quyền tự do kinh doanh, quyền lao động… +Quyền lao động +Quyền tự do kinh doanh
- Quyền văn hóa chủ yếu bao gồm quyền được giáo dục, quyền được tham gia và được hưởng thụ đời sống văn hóa
+Quyền được giáo dục
- Quyền xã hội chủ yếu bao gồm quyền được hưởng an sinh xã hội Ví dụ minh họa
9.Trình bày các nghĩa vụ cơ bản của công dân và nêu ví d minh ụ họa
- Các nghĩa vụ cơ bản: bầu cử, học tập, tôn trọng và bảo vệ tài sản công, vệ sinh công cộng, môi
trường, bảo vệ sự hài hòa của xã hội,… +Tuân thủ pháp luật +Đóng thuế +Bảo vệ tổ quốc - Ví dụ minh họa
10.Trình bày khái niệm vi phạm hành chính, phân biệt vi phạm hành chính và t i ộ phạm
*Khái niệm vi phạm hành chính
Khoản 1 Điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 đã trực tiếp đưa ra định nghĩa về vi
phạm hành chính, theo đó “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải tội phạm và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”
*Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm
- Dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự là mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi vi phạm
- Căn cứ vào các quy định hiện hành, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm và vi phạm
hành chính thường dựa vào những căn cứ dưới đây:
+Mức độ gây thiệt hại cho xã hội
+Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. Dấu hiệu này cũng có thể giúp chúng ta xác định
được ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính
+Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm. Đây cũng là một căn cứ để đánh
giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm
11.Trình bày khái niệm và dấu hiệu tội phạm
- Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong Bộ luật Hình sự và phải chịu hình phạt - Dấu hiệu tội phạm
+Hành vi nguy hiểm cho xã hội +Có lỗi
+Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
+Quy định trong Bộ luật Hình sự +Bị xử lý hình sự
12.Trình bày khái niệm và cấu thành t i ph ộ ạm (…) - Mặt khách quan
+Hành vi trái pháp luật mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí
nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cắm
+Thời gian thực hiện hành vi vi phạm
+Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm
+Công cụ, phương tiện vi phạm
+Hậu quả và môi quan hệ nhân quả - Mặt chủ quan
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính
13.Trình bày phân loại tội phạm
- Phân loại tội phạm đối với người phạm tội
+Tội phạm ít nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt quy định là phạt tiền, cải tạo
không giam giữ hoặc phạt từ đến 3 năm
+Tội phạm nghiêm trọng: mức cao nhất thuộc khung hình phạt quy định là trên 3 năm tù đến 7 năm tù
+Tội phạm rất nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt quy định là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù
+Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
- Phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại
+Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện cũng được phân thành 4 loại: tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
+Loại tội phạm của pháp nhân thương mại được xác định theo cách là loại tội phạm tương ứng
của người phạm tội thuộc khoản được viện dẫn để quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
14.Trình bày khái niệm, hình thức và n i dung c ộ a h ủ ợp đ ng dân s ồ ự
*Khái niệm hợp đồng dân sự
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự (Điều 385 BLDS 2015)
*Hình thức của hợp đồng dân sự
+Hình thức bằng lời nói
+Hình thức bằng văn bản
+Hình thức bằng hành vi cụ thể
*Nội dung của hợp đồng dân sự
- Là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giáo kết hợp đồng đã thỏa thuận. Có thể
phân chia các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thành ba loại sau
+Điều khoản cơ bản: xác định nội dung chủ yếu, không thể thiếu đối với từng loại hợp đồng
+Điều khoản thông thường: là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao
kết các bên không thỏa thuận những điều khoản này thì vẫn coi như 2 bên mặc nhiên thỏa thuận
và được thực hiện như pháp luật đã quy định
+Điều khoản tùy ghi: là những điều khoản mà các bên tham gia giáo kết giữa hợp đồng tự ý lựa
chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên
15.Trình bày khái niệm quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở
hữu theo quy định của luật
16.Trình bày n i dung quy ộ
ền chiếm hữu trong quyền sở hữu
- Quyền chiếm hữu là quyền năng của chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của
mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 186 BLHS)
- Quyền chiếm hữu có thể được người khác thực hiện khi được ủy quyền quản lý tài sản hoặc
được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự
17.Trình bày n i dung quy ộ
ền sử d ng trong quy ụ
ền sở hữu
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
- Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định
của pháp luật (Điều 189 BLHS)
18.Trình bày n i dung quy ộ
ền định đoạt trong quyền sở hữu
- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản
- Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu
dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản
19.Trình bày khái niệm thừa kế và di sản thừa kế
- Thừa kế là sự chuyển quyền sở hữu đối với di sản của người chết cho những người còn sống
theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật
- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung
với người khác (Điều 612 BLDS)
20.Trình bày n i dung th ộ
ừa kế theo pháp luật
- Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống
theo hàng thừa kế, điều kiện và trinh tự thừa kế do pháp luật quy định
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau +Không có di chức +Di chúc không hợp pháp
+Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được
hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế
+Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản
hoặc từ chối quyền hưởng di sản
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản như sau
+Phần di sản không được định đoạt trong di chức
+Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật
+Phần di sản có liên quan đến người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di
sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, liên
quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế
- Hàng thừa kế theo luật
+Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
+Hàng thừa kết thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột
của người chết, cháu gọi người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
+Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô
ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết gọi là cụ nội, cụ ngoại - Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu của người
đó được hưởng phần di sản mà cha mẹ cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng đã chết
trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống
- Việc phân chia di sản theo pháp luật được quyết định như sau
+Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
+Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng di sản thừa kế, nếu không có ai ở hàng thừa
kế trước do chết, không có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối quyền hưởng di sản thừa kế
21.Trình bày n i dung th ộ
ừa kế theo di chúc
- Di chúc là sự thể hiện ý chí của các nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi
chết (Điều 624 BLDS). Theo đó, di chúc phải có các yếu tố sau:
+Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải của bất kỳ chủ thể nào khác
+Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác
+Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết
- Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống
theo quyết định của người đó trước khi chết thể hiện trong di chúc
- Người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ hưởng một phần hoặc
toàn bộ tài sản của mình. Nếu trong di chúc có nhiều người thì việc phân chia cho mỗi người
được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào ý chí của người có tài sản. Người lập di chúc có các quyền sau đây:
+Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
+Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
+Dành một phần tài sản trong khối di sản để đi tặng, thờ cúng
+Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản
+Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
- Người thừa kế theo di chúc là những người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự
định đoạt trong di chúc. Người thừa kế có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế
hoặc cơ quan, tổ chức kể cả Nhà nước.
- Tuy nhiên, người thừa kế theo di chúc cần phải có điều kiện quy định tại Điều 613 BLDS.
+Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Pháp luật quy định người để lại di sản
có quyền truất quyền hưởng di sản cho người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hưởng di sản.Tuy
nhiên để bảo vệ lợi ích của một số người trong diện những người thừa kế theo pháp luật phù hợp
với phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân. Pháp luật quy định những người thừa
kế không phụ thuộcvào nội dung di chúc gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã
thành niên nhưng không có khả năng lao động, những người này phải được hưởng 2/3 của một
suất thừa kế theo pháp luật nếu bố, mẹ không cho hưởng hoặc cho hưởng nhưng ít hơn 2/3 của
một suất thừa kế theo pháp luật.
- Các điều kiện có hiệu lực của di chúc
+Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể (Điều 625 BLDS)
+Người lập di chúc tự nguyện
+Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội
+Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật