-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập quản trị lễ tân - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long
Đề cương ôn tập quản trị lễ tân - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành (7810103) 32 tài liệu
Đại Học Hạ Long 112 tài liệu
Đề cương ôn tập quản trị lễ tân - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long
Đề cương ôn tập quản trị lễ tân - Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành | Trường Đại Học Hạ Long được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành (7810103) 32 tài liệu
Trường: Đại Học Hạ Long 112 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Hạ Long
Preview text:
I. Lý thuyết (5 điểm)
1. Phân tích các đặc điểm của nhân lực tại bộ phận lễ tân khách sạn?
Nhân lực tạo ra các sản phẩm phi vật chất (vô hình) là chủ yếu
Nhân lực có tính chuyên môn hoá cao
Nhân lực phục vụ trực tiếp khách khó có thể thay thế bằng máy móc
Cường độ lao động cao nhưng phân bố không đều
Nhân lực chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ
Nhân lực trẻ và không đều theo lĩnh vực
Trình độ văn hoá của lao động trong du lịch thấp và khác nhau theo cơ cấu
nhưng có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có trình độ ngoại ngữ cao.
Lễ tân khách sạn:
Được coi là bộ mặt của khách sạn, phục vụ trực tiếp khách
Nhân viên cần có ngoại hình, khả năng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và
giao tiếp tốt hơn các bộ phận khác
Là tâm điểm chú ý của khách sạn nên:
Áp lực công việc cao: Thường trực 24/7/365
Luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ và bị chú ý
Giới tính: chủ yếu nữ giới
Cơ cấu độ tuổi trẻ
Có cả yếu tố cố định và biến đổi trong việc tính toán định mức lao động
Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức
Bất kỳ tổ chức nào muốn hoạt động thành công phải có đội ngũ thành viên
hoạt động theo một hệ thống thống nhất
Đòi hỏi phải có sự điều hành, quản lý tốt nguồn lực con người
Quản lý nhân lực là một trong nhiệm vụ chính của người phụ trách bộ phận lễ tân
2, Phân tích các công việc quản lý nhân lực tại bộ phận lễ tân khách sạn?
Lập kế hoạch nhân sự hàng năm của bộ phận lễ tân: ước tính xem có bao
nhiêu người có trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng để thực hiện
được các nhiệm vụ đã đề ra; ước tính sẽ có bao nhiêu nhân viên làm việc
trong bộ phận; lựa chọn các giải pháp để cân đối cung và cầu nhân lực
trong bộ phận lễ tân cho thời điểm hiện tại và tương lai.
Đề ra và tổ chức thực hiện phương châm, mục tiêu hoạt động của bộ phận đối với nhân viên:
Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn công việc, đào tạo nhân viên trong bộ phận
Phân công công việc, ca làm việc
Giám sát, điều hành hoạt động của nhân viên trong bộ phận
Khuyến khích, tạo động lực đối với nhân viên
3, Các hình thức quản lý nhân lực tại bộ phận lễ tân khách sạn? Lấy ví dụ trường
hợp áp dụng mỗi hình thức quản lý đó. -Quản lý trực tiếp
Lập kế hoạch nhân sự hàng năm của bộ phận lễ tân
Đề ra và tổ chức thực hiện phương châm, mục tiêu hoạt động của bộ phận đối với nhân viên
Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn công việc, đào tạo nhân viên trong bộ phận
Phân công công việc, ca làm việc
Giám sát, điều hành hoạt động của nhân viên trong bộ phận
Khuyến khích, tạo động lực đối với nhân viên -VD
-Quản lý gián tiếp
Mỗi bộ phận nhỏ của bộ phận lễ tân có giám sát viên trực tiếp phụ trách ca
làm việc của mình, báo cáo cụ thể tình hình, diễn biến trong ca cho phụ trách bộ phận
Trưởng bộ phận thu thập các ý kiến, đưa ra hướng giải quyết đối với hoạt động của bộ phận
Hình thức này thường áp dụng ở các khách sạn có quy mô lớn, bộ phận lễ
tân có tính chuyên môn hóa -VD
4, Khách sạn có thể tuyển chọn nhân viên lễ tân từ các nguồn nào? ưu và nhược
điểm với từng nguồn tuyển chọn? Nguồn nội bộ
Nhân viên thuyên chuyển bộ phận Nhân viên thăng chức
Nhân viên trong nội bộ DN tự ứng cử Nguồn bên ngoài
Những sinh viên vừa tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và
dạy nghề (trong nước và ngoài nước)
Những người đang trong thời gian thất nghiệp, bỏ việc cũ
Những người đang làm việc trong các DN khác, có mong muốn đổi việc.
*Ưu nhược điểm nguồn nội bộ Ưu điểm:
– Các ứng viên được thử thách về lòng trung thành, thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm. – Tiết kiệm chi phí. – Tiết kiệm thời gian.
– Tổ chức có đủ thông tin để đánh giá ứng viên.
– Nhanh chóng thích nghi với công việc và môi trường làm việc.
– Kích thích/động viên các nhân viên hiện tại làm việc tích cực, sáng tạo để đạt
hiệu suất cao cũng như họ sẽ ít có khả năng rời bỏ công ty. Nhược điểm:
– Với một tổ chức đang trên đà mở rộng quy mô thì cung nội bộ sẽ trở nên thiếu
hụt. Nó dẫn đến việc nhân viên được thăng tiến khi họ chưa sẵn sàng làm việc ở
vị trí mới vì họ ở vị trí cũ chưa đủ lâu để có đủ kinh nghiệm.
– Tạo ra hiệu ứng gợn sóng. Tức là, khi một vị trí trống được điền khuyết từ bên
trong, vị trí trống thứ hai được tạo ra và nếu vị trí trống mới này cũng được điền
khuyết từ bên trong thì vị trí trống khác sẽ xảy ra.
– Kiềm chế sự đa dạng về lực lượng lao động trong tổ chức.
– Tạo ra sức ì, sự xơ cứng do thói quen làm việc với công việc cũ.
– Sự thiên vị có thể xảy ra.
– Những ứng viên giỏi có thể được nhà giám sát giữ lại thay vì đề bạt cho vị trí khác.
*Ưu nhược điểm bên ngoài - Ưu điểm
Đây là những người được trang bị kiến thức tiên tiến và có hệ thống.
Những người này thường có cách nhìn mới đối với tổ chức.
Họ có khả năng làm thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ những người
trong tổ chức phản ứng.
Tránh xảy đến việc xung đột về tâm lý như chia bè phái, gây mâu thuẫn của những người cũ.
Thay đổi được chất lượng lao động.
Tránh sự nhầm lẫn đi cùng với hiệu ứng gợn sóng.
Đáp ứng được các mục tiêu mới và đối phó với nhu cầu phát triển nhanh chóng.
Có thể tiết kiệm chi phí đào tạo khi thuê những nhân viên giàu kinh nghiệm từ
các công ty khác, như vậy có thể giảm thiểu nhu cầu về các chương trình đào tạo
và phát triển toàn diện. - Nhược điểm:
Tốn chi phí và thời gian cho việc chiêu mộ (vì thị trường bên ngoài lớn hơn và
khó tiếp cận hơn nguồn nội bộ) và hướng dẫn nhân viên thích nghi với môi trường mới.
Chiêu mộ bên ngoài quá nhiều sẽ không khuyến khích hay gây tâm lí thất vọng
cho nhân viên hiện tại vì nó giảm thiểu cơ hội thăng tiến của họ trong tổ chức.
Cần có thời gian để xác định điểm mạnh yếu, sự trung thực của nhân viên mới.
Sự cạnh tranh của thị trường về loại ứng viên cần tuyển.
Các nhân viên mới có thể là những người giỏi về chuyên môn nhưng khả năng
nhảy việc cũng rất cao nếu không có chế độ tốt để duy trì nhân lực nếu muốn thuê một cách lâu
5, Người quản lý bộ phận lễ tân cần làm gì để đánh giá hiệu quả năng lực làm
việc của nhân viên? Nêu một vài phương pháp đánh giá?
- Người quản lý cần làm để đg hiệu quả năng lựcj của nhân viên
Theo dõi năng lực công việc của nhân viên
Cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ và tuyên dương
Xác định nhu cầu và đưa ra giải pháp
Tiến hành buổi đánh giá. -Một vài pp đánh giá +Đánh giá 360 độ
• Mọi người xung quanh cùngtham gia đánh giá
• Thông tin đánh giá từ nhiều cấp cả bên trong nội bộ và bên ngoài khách sạn
• Tập trung vào các năng lực cần thiết cho công việc cụ thể của khách sạn • Khách quan • Tính pháp lý cao.
+Đánh giá trên kết quả thực tế
• Người quản lý và nhân viên cấp dưới cùng trao đổi về mục tiêu cho kỳ đánh giá tiếp theo
• Việc đánh giá dực trên mức độ hoàn thành mục tiêu • Sử dụng khi:
– Cách thức đạt mục tiêu không là điều quan trọng nhất
– Có quá nhiều cách để thành công • Thực dụng
• Yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng kết quả
• Tâm lý “đạt mục tiêu bằng mọi giá”
• Có thể ảnh hưởng đến cộng tác đồng đội.
6, Giá buồng là gì? Phân tích các yếu tố cấu thành giá buồng? Nêu một số
phương pháp xác định giá bán buồng trong khách san?
- Giá buồng: là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ chi phí về lao động sống, lao
động hóa mà khách sạn đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao động
dịch vụ đã hoàn thành và lợi nhuận mục tiêu của khách sạn
- Yếu tố cấu thành giá buồng +Các yếu tố bên trong
Chính sách marketing của khách sạn; chi phí sản xuất (chi phí cấu thành nên giá
chưa tính đến lợi nhuận mục tiêu); cách thức xác định giá; mục tiêu khách sạn
+Các yếu tố bên ngoài
Giá thị trường; giá của đối thủ cạnh tranh; tính thời vụ; tình hình thị trường và giá cả cạnh tranh +Các yếu tố khác
Giá của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh
- Một số phương pháp xác định giá bán buồng
+ Cảm tính theo thị trường: Định giá theo các khách sạn ở cùng khu vực: sản
phẩm tương tự – giá tương đương • Nhược điểm?
– Cảm tính, thiếu căn cứ
– Tính giá dựa theo giá của đối thủ cạnh tranh
– Chưa xét đủ các chi phí xây dựng và các chi phí “nhập cuộc” của
một khách sạn mới hoạt động
– Chưa thể hiện chủ kiến kinh doanh khách sạn.
+ Tính nhẩm: Thuộc nhóm cách tính có xét đến yếu tố chi phí • Cách tính:
– Giá 1 USD - Mỗi 1.000 USD đầu tư bình quân 1 buồng
– Công suất buồng mặc định 70% • Nhược điểm:
– Không tính đến lạm phát, thay đổi tỷ giá, sự đóng góp từ các dịch vụ khác của khách sạn
– Không phản ánh rõ tác động của chi phí cố định, chi phí biến đổi trong
xác định mức lãi của khách sạn
– Áp đặt công suất 70%.
+ Công thức Hubbart: Xuất phát từ căn cứ: lợi nhuận - chi phí - doanh thu Tổng doanh thu ks
Thu nhập từ bộ phận khác cần đạt Doanh thu buồng
Chi phí chung của ks, của các Tổng Chi phí của ks BP khác Chi phí bộ phận buồng Lợi nhuận cần đạt trong kỳ Số buồng dự kiến bán
7, Nhận đặt buồng vượt trội là gì? Những lưu ý khi nhận đặt buồng vượt trội?
Quy trình nhận đặt buồng vượt trội?
Khách sạn nhận đặt phòng vượt trội là nhận đặt phòng với số lượng lớn hơn số
lượng phòng khách sạn có sẵn để bán cho khách nhằm dự trù cho sự hủy phòng,
đảm bảo tỉ lệ cho thuê phòng cao nhất. Tỷ lệ phòng vượt trội được tính toán tùy
thuộc vào tỷ lệ hủy phòng của từng khách sạn
Những lưu ý khi nhận đặt phòng vượt trội
Khi khách hủy đặt phòng, nếu đúng quy định thì trả lại tiền cho khách (nếu
có đảm bảo). Nếu không đúng quy định, sau khi trừ đi các khoản phí phải
bồi thường thì trả lại cho khách số tiền thừa
Trong trường hợp khách dùng thẻ tín dụng hay được công ty bảo lãnh,
chuyển hồ sơ (ảnh chụp hoặc scan) cho công ty phát hành thẻ thu tiền bồi
thường của khách hoặc đơn vị bảo lãnh.
Quy trình nhận đặt buồng vượt trội
Nhận quyết định bán phòng vượt trội
Kiểm tra tình trạng buồng
Cập nhật danh sách những buồng có thể bán và những buồng đang sửa chữa
Kiểm tra lại với khách/ công ty đặt buồng. Nếu là công ty, thỏa thuận trước
xem có thể ghép khách không.
Đặt trước buồng ở một số khách sạn khác cùng trong khu vực
Quyết định danh sách khách chuyển khách sạn, sắp xếp phương tiện chuyển khách
Cập nhật các thông tin cần thiết cho người tiếp nhận ca sau.
Báo cáo tình hình đặt phòng quá tải cho người quản lý phụ trách
8, Dịch vụ khách hàng là gì? Lợi ích của việc đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của
khách hàng? Người quản lý bộ phận lễ tân cần làm gì để nâng cao chất lượng
dịch vụ khách hàng tại bộ phận?
Dịch vụ khách hàng là việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng trước, trong và sau
khi sử dụng sản phẩm dịch vụ tại khách sạn.
+ Khả năng của một tổ chức trong việc đáp ứng liên tục và nhất quán những nhu
cầu và mong muốn của khách hàng.
+ Đáp ứng những nhu cầu và mong đợi của các khách hàng.
Lợi ích của việc đáp ứng nhu cầu,kỳ vọng của khách hàng
+ Khách hàng trung thành, sẽ sử dụng tiếp dịch vụ nễu có cơ hội
+Truyền miệng: khách hàng truyền tai nhau về chất lượng, tạo niềm tin cho khách hàng tương lai
-Người quản lý cần làm gì để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
+ Phương pháp xác định nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng: • Phỏng vấn • Phiếu điều tra • Tiếp xúc/ Nói chuyện
• Thảo luận nhóm khách hàng tiêu điểm • Dùng thử sản phẩm
• Phản hồi/ Gợi ý / Phàn nàn • Quan sát.
+Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng
• Thu hút mọi người trong doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia
• Thiết lập những tiêu chuẩn rõ ràng và có thể đo lường được • Cơ sở thiết lập:
– Kỳ vọng của khách hàng,
– Các nguồn lực của doanh nghiệp
– Các quy định, yêu cầu pháp lý có liên quan.
+Truyền đạt các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng
• Các cuộc họp thảo luận về việc quản trị dịch vụ khách hàng
• Các cuộc họp hướng dẫn nhân viên
• Các cuộc thảo luận về các vấn đề dịch vụ khách hàng
• Các hoạt động đào tạo.
+Đảm bảo nhân lực và nguồn lực để cung cấp các dịch vụ có chất lương
• Lên kế hoạch và dự báo nguồn nhân lực
• Lên kế hoạch và dự báo những nhu cầu của khách hàng theo mùa hoặc theo các biến số khác
• Lập ngân sách cho các nguồn lực khác.
9, Doanh thu khối lưu trú là gì?Ai là người chịu trách nhiệm quản trị khối doanh
thu lưu trú trong khách sạn?
- Là toàn bộ số tiền thu được do khách tiêu thụ các sản phẩm, sử dụng các dịch
vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung do các bộ phận trong khối lưu trú cung cấp
- Đội ngũ quản trị doanh thu khối lưu trú
+ Bao gồm: giám đốc khối lưu trú, Giám đốc bộ phận Lễ tân/lễ tân, Giám đốc bộ
phận kinh doanh và Giám đốc/Trưởng bộ phận Đặt buồng
+Giám đốc khối lưu trú có toàn quyền quản trị toàn bộ khối lưu trú với mục tiên
tối đa hóa công suất buồng và doanh thu
+Giám đốc bộ phận lễ tân/lễ tân có trách nhiệm tương tự Giám đốc khối lưu trú,
cong phải chú trọng đến vấn đề chống thất thoát doanh thu
+Giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm chính về việc bán buồng, là
người hiểu rõ nhu cầu khách hàng để tối đa hóa doanh thu nên mục tiêu chính của
chức danh này là lôi kéo khách hàng đến với ksan
+Giám đốc/Trưởng bộ phận đặt buồng là người nắm được toàn bộ các đặt buồng
của khách sạn trong hiện tại và tương lai, nắm rõ thông tin của khách hàng đã lưu
trú trong khách sạn và công suất buồng
10, Phân tích một số nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát doanh thu tại bộ phận lễ
tân? Đề xuất một số biện pháp quản lý hiệu quả doanh thu khối lưu trú?
Nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát doanh thu tại bộ phận lễ tân
Khách đã trả buồng, rời khách sạn nhưng khách sạn không thu được tiền
(nguyên nhân khách quan, chủ quan)
Nhân viên lễ tân và nhân viên buồng thông đồng với nhau cho khách thuê
buồng nhưng không nộp tiền cho khách sạn
Các nguyên nhân khác: giá buồng cho thuê thực tế thấp hơn rất nhiều so với giá niêm yết
Một số biện pháp quản lý hiệu quả lý hiệu quả doanh thu khối lưu trú
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, phân tích doanh thu của khách sạn để
phát hiện thất thoát, tìm nguyên nhân xử lý
Kiểm tra đột xuất thường xuyên số liệu doanh thu ghi trong sổ và đối chiếu tình trạng buồng
Cập nhật tình hình kinh doanh của các khách sạn trong cùng địa bàn để cập
nhật kịp thời giá khi các khách sạn cùng địa bàn hạ giá thu hút khách
Phát huy vai trò của nhân viên bộ phận tiền sảnh trong quản lý doanh thu
11, Trình bày khái niệm quản trị tận thu? Phân tích các hình thức triển khai quản trị tận thu? Khái niệm
• Là phương pháp quản lý kiểm soát giá buồng và công suất sử dụng buồng
nhằm tối đa hóa doanh thu
• Sử dụng đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh buồng bằng
cách kết hợp 2 yếu tố công suất buồng và giá buồng thành tỷ suất tận thu doanh thu buồng
*Các hình thức triển khai quản trị tận thu
- Quản lý số buồng cho thuê
• Nhận đặt buồng nhiều hơn số buồng thực có của khách sạn vào một ngày cụ thể (Overbooking)
• Căn cứ trên dự báo về:
– Số buồng đặt nhưng không đến mà không báo hủy (No-show)
– Số buồng trước thời hạn đặt trước (Understay)
– Số buồng ở quá thời hạn đặt trước (Overstay)
• Cần cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại (hậu quả) và có các kế hoạch giữ buồng.
-Quản lý thời gian lưu trú
• Tăng độ dài lưu trú của khách bằng:
– Hạn chế số buồng đặt một đêm để giữ buồng cho những người đặt nhiều đêm
– Thuyết phục khách đặt 2 đêm trở lên vào những thời điểm có sự kiện lớn.
-Quản lý số buồng được giảm giá
• Xác định số lượng buồng được giảm giá tại từng thời điểm
• Xác định mức giảm giá tại từng thời điểm
• Từ chối đặt buồng cho các đoàn khách hoặc các công ty du lịch để giữ
buồng bán cho khách vãng lai (walk-in)
• Với khách vãng lai sử dụng các biện pháp bán hàng nâng hạng (up-selling)
để dẫn dụ khách mua các loại buồng có giá cao.
II. Bài tập (5 điểm) Các dạng bài tập đã chữa
Bài 1: Hãy tính số nhân viên lễ tân của khách sạn và gợi ý các ca làm việc và số
nhân viên cho từng ca, xếp lịch làm việc cho NV, biết số nhân viên cần cho từng buổi như sau:
Sáng 2, chiều 1, đêm 1.
Tổng số ngày trong năm: 365 ngày
Số ngày nghỉ của NV trong năm theo quy định Nhà nước Giải
Xếp ca làm việc theo yêu cầu Nhân Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ viên nhật A OFF S S C S C S B Đ OFF S S C S Đ C C Đ OFF S S Đ OFF D S C Đ OFF Đ OFF S E S S C Đ OFF S C Bài 2: Khách sạn có 100 phòng
Tiêu chuẩn: 5 phút/phòng check-in hoặc check-out, kỳ vọng chờ không quá 30phút CSSDPTB: 60%
50% là khách đoàn (C/O trước 8’30, C/I sau 17’00)
Khách lẻ đa số C/O từ 10-12h, C/I từ 14-19h Hỏi:
Trong 1 ca cần bao nhiêu nhân viên lễ tân, hành lý, thu ngân?
Trong 1 ngày cần bao nhiêu nhân viên cho từng vị trí?
Số lượng tối ưu nhân viên là bao nhiêu? Giải
Số nhân viên buổi sáng là 2 người
Số nhân viên buổi chiều là 1 người
Số nhân viên buổi đêm là 1 người
Tổng số nhân viên cần cho 1 ngày là 4
Tổng số ngày nghỉ 1 người/1 năm là 11 ngày lễ + 52 ngày nghỉ tuần+ 12 ngày phép = 75 (ngày)
Tổng số ngày nghỉ trong năm của toàn bộ nhân viên là 75x4=300 ngày
Số nhân viên cần bổ sung để bù vào tổng số ngày đó ta cần 300:(365-75)=1,03 người
Tổng số nhân viên cần có 4+1=5 người
Phân ca làm việc: +ca sang 6h-14h: 2 người
+ca chiều 14h-22h:1 người +ca đêm 22h-6h: 1 người
+ca hành chính 1 người(hỗ trợ hôm đông khách, ngày vắng xếp
nghỉ -> tổng 5 nhân viên Công thức:
Công việc = Số nhân viên Năng suất
Số lượng phòng thực hiện: 100x60%=60 phòng (30 phòng group, 30 phòn FIT)
Khách C/O(6h30-8h30)=4 đợt 30p (120p/30p=4 đợt)
Nhân viên làm C/I 5p 1 phòng-> 30p làm đc 6 phòng
6h30-8h30 có 4 đợt 30p -> 1 nhân viên giải quyết đc 6x4=24 phòng
Với công suất 60% (60 phòng) C/O trong khoảng thời gian đó: 1 nhân viên xử lý
được 24 phòng -> 60 phòng ta cần 60:24 = 2,5 (NV) = 3NV (nếu là FIT)
Đặc thù có cả GROUP và FIT: (khách đoàn sẽ mất ít thời gian hơn) nên: 30:4’=7
(phòng) -> 60: 28 = 2,1 (NV) = 2NV (khách hỗn hợp)
Cần xấp xỉ 2 NV tại quầy tại 1 thời điểm Sáng: 2 lễ tân Chiều: 2 lễ tân Đêm: 1 lễ tân
Tổng: 5 NV lễ tân/ ngày
Tổng ngày nghỉ: 5x75 = 375 ngày => số người cần bù vào: 375/ (365-75) = 1,29 = 1NV
Tổng lễ tân cần duy trì: 5+1 = 6 NV
Thời điểm nhiều việc: 10h-19h (9h) => có thể xếp 1 NV làm từ 9h30 đến 17h30.
=> Như vậy: Nếu ngày chỉ toàn khách lẻ: cử 3 người tới làm vào giờ checkin.
Trong đó có 2 người ca sáng (6-14h) và 1 người ca gãy hoặc hành chính bù
vào (Người bù vào đó nằm trong số tuyển thêm 5+1=6)
Làm tương tự với bell, cashier
Số ngày nghỉ, phép... Là như nhau, áp dụng cách tính theo tổng số người cần đến trong 1 ngày như Lễ tân *Tính giá buồng TB T5 Bài 1
• Tổng vốn đầu tư cho khách sạn 60 buồng 60.000.000
• Lợi nhuận sau thuế ước tính: 10%
• Thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%
• Dự tính công suất buồng: 65%
• Chi phí bộ phận Buồng ước tính : 1.700.000
• Thu từ bộ phận khác: 8.228.400
• Tổng chi phí chung (không phân bổ): 6.500.000
(lãi vay, khấu hao, điện nước, bảo hiểm, quảng cáo khuyến mãi, bảo trì, bảo
dưỡng, mua sắm vật dụng,hành chính quản trị chung,...) Giải
1. Tính lợi nhuận cần đạt (sau thuế)
= tổng vốn đầu tư * tỷ lệ % lợi nhuận cần đạt = 60.000.000 * 10% = 6.000.000
2. Tính lợi nhuận trước thuế dự tính trong năm = lợi nhuận sau thuế cần có /(1-
thuế suất) = 6.000.000/(1-0,25)= 8.000.000
3. Chi phí chung của toàn khách sạn trong cả năm: 6.500.000
4. Dự tính số đêm buồng bán được trong năm = 60* 0,65*365= 14.235 đêm
5. Dự tính chi phí của bộ phận buồng 1.700.000
6. Doanh thu cần đạt được của toàn khách sạn
= 8.000.000 + 6.500.000 + 1.700.000 = 16.200.000
7. Thu nhập lãi từ các nguồn khác 8.228.400
8. Doanh thu cần có từ bán buồng = 16.200.000 – 8.228.400 = 7.971.600
9. Giá buồng trung bình = 7.971.600/ 14.235 = 560 VNĐ/đêm Bài 2
• Tổng vốn đầu tư cho khách sạn 50 buồng $1.200.000
• Lợi nhuận sau thuế ước tính: 10%
• Thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%
• Dự tính công suất buồng: 70%
• Chi phí bộ phận Buồng ước tính : $125.000
• Thu từ bộ phận khác: $63.875
• Tổng chi phí chung (không phân bổ): $226.000
(lãi vay, khấu hao, điện nước, bảo hiểm, quảng cáo khuyến mãi, bảo trì, bảo
dưỡng, mua sắm vật dụng,hành chính quản trị chung,...) Giải
Lợi nhuận cần đạt sau thuế
=tổng vốn đầu tư*lợi nhuận sau thuế ước tính=1200000*10%=120000
Lợi nhuận trước thuế dự tính trong năm
=lợi nhuận cần đạt sau thuế*(1-25%)=120000*(1-25%)=160000
Cp chung không phân bổ của toàn khách sạn trong cả năm 226000
Dự tính số đên buồng bán đc trong năm=số buồng*CSSDB*365 ngày =50*70%*365=12,775
Dự tính CP bp buồng 125000
Doanh thu cần đạt của khách sạn=Lợi nhuận trc thuế+CP chung+Dự tính chi phí
của bp buồng=160000+226000+125000=511000 Thu từ các bp khác 63875
Doanh thu cần có từ bán hàng =511000-63875=447125
Giá buồng TB =447125/12775=35(đô la) Bài 3
Một khách sạn có các số liệu như sau:
Tổng vốn đầu tư cho khách sạn 80 buồng: 70.000.000
Lợi nhuận sau thuế được tính: 15%
Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
Dự tính công suất buồng:75%
Chi phí bộ phận buồng ước tính: 1.900.000
Thu từ bộ phận khác: 9.000.000
Tổng chi phí chung (không phân bổ): 8.000.000
Vận dụng công thức Hubbart để tính giá buồng cho khách sạn trên Đơn vị tính: 1.000VNĐ Giải
Lợi nhuận cần đạt sau thuế=70,000,000*15%=10,500,000 VND
Lợi nhuận trc thuế dự tính trong năm=10,500,000:(1-20%)=13,125,000VND
CP chung ko phân bổ: 8000000 VND
Dự tính sô đêm buồng bán được trong năm=80*’5%*365=21,900 buồng
Dự tính chi phí của bộ phận buồng 1900000 VND
Doanh thu cần đạt của KS: 13,125,000+8,000,000+1,900,000=23,025,000 VND
Thu từ các bộ phận khác 9,000,000 VND
Doanh thu cần có từ bán buồng: 23,025,000-9,000,000=14,025,000 VND
Giá buồng TB: 14,025,000/21,900=640,411 VND
*Doanh thu và hiệu quả hoạt động
Bài 1: Số liê =u thống kê c?a mô =t khách sạn tại thBi điểm cuối mô =t ngày như sau:
Tổng số buồng của khách sạn : 40 Tổng số khách hiê “ n ở khách sạn : 63
(bao gồm cả 2 khách ở các buồng miễn phí)
Số lượng buồng khách miễn phí : 02
Dự kiến số buồng khách đến trong ngày hôm sau : 22 buồng
Dự kiến trả buồng trong ngày hôm sau : 18 buồng
Công suất buồng đêm nay : 70%
Tổng số buồng đa khách : 08
Tổng doanh thu buồng : 11.200.000 đ
Hãy tính các chỉ tiêu sau (có sử dụng các buồng miễn phí trong công thức tính và
tính chính xác đến 2 chữ số thâ “p phân):
a. Các chỉ tiêu thống kê đối với ngày đang xét: - Tỷ lê “
phần trăm buồng đa khách (buồng có nhiều khách thuê chung)
- Số lượng khách bình quân mỗi buồng. - Giá buồng bình quân.
- Giá buồng bình quân mỗi khách.
- Doanh thu trung bình trên mỗi buồng đã được khách sạn đầu tư xây dựng.
b. Dự kiến công suất sử dụng buồng ngày hôm sau (với điều kiê “ n khách sạn không có buồng hỏng). Giải a, QTH= 40x70%=28( buồng)
Tỷ lệ buồng đa khách=SL buồng có nhiều hơn 1 khách/Tổng SL buồng bán đc x 100%= 8/(40*70%)x100%=28,57
Số lượng khách bình quân mỗi buồng=Tổng số khách lưu trú/Tổng số buồng
bán đc=63/(40x70%)=2,25 khách/1 buồng
Giá buồng bình quân=Tổng DT buồng trong ngày/Tổng SL buồng bán
đc=11,200,00/(40*70%)=400,000 VND
Giá buồng TB mỗi khách=Tổng DT trong ngày/Tổng số khách lưu trú=11,200,00/63=177.778 VND
Doanh thu TB trên mỗi buồng đã đc KS đầu tư xây dựng
=DT buồng/Tổng số buồng=11,200,000/40=280,000 VND b, QTH=28+22-18=32( buồng) CSSDTB=32/40x100%=80% Bài 2
Trong các năm N1 và N2 (đều có 365 ngày) tình hình hoạt đô “ng kinh doanh
buồng nghỉ của mô “t khách sạn như sau: Giá buồng Số
Tổng số ngày Giá công bố thực tế trung Tỷ lê “ buồng có khả bình Loại lượng buồng bán được năng đáp ứng (%) (USD) buồng buồng (USD) N1 N2 N1 N2 N1 N2 N1 N2 Loại I 50 11.540 10.990 120 130 115 125 90 95 Loại II 70 16.630 15.130 100 110 95 105 85 80 Loại 90 26.130 24.680 80 90 75 85 95 95 III Yêu cFu:
a. Tính công suất sử dụng buồng của mỗi năm N1 và N 2.
b. Tính tỷ lê “ doanh thu thực tế so với doanh thu tiềm năng của mỗi năm N1 và N2.
c. So sánh công suất sử dụng buồng và tỷ lê “
doanh thu thực tế so với doanh thu
tiềm năng của hai năm đã nêu. Anh (chị) có nhâ “
n xét gì về các kết quả này và nêu mô “ t số biê “
n pháp nhằm duy trì, phát huy hoă “c cải thiê “ n các chỉ tiêu trên. Giải a, Năm 1
CSSDB loại 1=50*90%=45 buồng
CSSDB loại 2=70*85%=59,5 buồng
CSSDB loại 3=90*95%=85,5 buồng
CSSDB của năm N1=(11,540+16,630+26,130) x 100% =78,29% (45+59,5+85,5)x365 Năm 2:
CSSDB loại 1=50*95%=47,5buồng
CSSDB loại 2=70*80%=56 buồng
CSSDB loại 3=90*95%=85,5 buồng
CSSDB của năm N2=(10,990+15,130+24,680) x100% =73,64% (47,5+56+85,5) x 365
b, Doanh thu thực tế Doanh thu N1
=Qth xPtb=(11,540+16,630+26,130)*(115+95+75)=15,475,500VND Doanh thu N2
= Qth xPtb=(10,990+15,130+24,680)x(125+105+85)=16,002,000 VND
DT tiềm năng=Qth x Giá công bố
DT N1=(11,540+16,630+26,130)x (120+100+80) = 16,290,000 VND
DT N2=( 10,990+15,130+24,680)x (130+110+90)= 16,764,000 VND