Đề cương ôn tập - Tác phong làm việc chuyên nghiệp | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Tác phong chuyên nghiệp thể hiện qua việc tuân thủ nguyên tắc, quy định, có trách nhiệm và thái độ tích cực. Ngược lại, tác phong không chuyên nghiệp thể hiện qua sự thiếu tôn trọng, không hoàn thành công việc hoặc thiếu cam kết. Áp lực công việc: Làm việc dưới áp lực có thể ảnh hưởng đến tác phong làm việc, cần học cách kiểm soát stress.
Môn: Tác phong làm việc chuyên nghiệp
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tplv b4 - On-tap-thi-tplvcn gui sv HKP 2020On-tap-thi-tplvcn gui sv HKP 2020On-tap-thi-tplvcn
4.1. Giới thiệu chung
Ngoài chuyên môn kỹ thuật và tính chuyên nghiệp của người kĩ sư,
xã hội và các hội nghề nghiệp còn mong đợi họ luôn duy trì tiêu chuẩn
cao về đạo đức nghề nghiệp trong khi hành nghề.
4.1.1. Định nghĩa kỹ sư:
Kỹ sư được hiểu là người tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật, có
kiến thức , kinh nghiệm, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp để thực hiện
các ứng dụng của khoa học; sáng tạo, thiết kế, chế tạo và vận hành
những sản phẩm công nghiệp hữu ích; cung cấp các dịch vụ khoa hoc
công nghệ đạt chất lượng và hiêu quả kinh tế cao đóng góp qaun trọng
cho sự phát triển của xã hội. . Nhiệm vụ của kỹ sư:
- Cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho khách hàng và thị trường
- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực và có văn hóa
- Có bản lĩnh về chuyên môn, có lương tâm và có đạo đức nghề nghiệp
e. Đạo đức nghề nghiệp
- Đạo đức nghề nghiệp là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực
hành vi đạo đức xã hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề
nghiệp, có tính đặc trưng của nghề nghiệp
f. Phân biệt luật pháp và đạo đức Luật pháp:
Tạo ra qui tắc để hướng dẫn hành vi,cân bằng các giá trị mâu thuẫn
nhau trong xã hội. Trừng phạt các hành vi bất hợp pháp Đạo đức:
Đưa ra những định hướng cho hành vi. Chỉ ra các tình huống mà
các giá trị cạnh tranh va chạm nhau; Đồng tình hay phê phán một hành vi nào đó
4.2. Chuẩn mực cơ bản của kỹ sư
a. Đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và lợi ích của cộng đồng
b. Chỉ thực hiện các công việc trong lĩnh vực thẩm quyền của mình
c. KS khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phải tuyên bố công
khai một cách khách quan, trung thực
d. KS làm việc và phục vụ người sử dụng LĐ và khách hàng
với tất cả năng lực, sự tận tâm, công bằng, minh bạch
e. Tôn trọng luật pháp và bảo vệ môi trường. Tránh các hành vi lừa đảo
f. KS luôn tự kiểm soát mình về vinh dự, trách nhiệm, đạo đức
và tính hợp pháp trong nghề nghiệp để nâng cao danh dự, uy tín và
tính hữu dụng của nghề nghiệp kỹ sư
4.3. Các quy tắc thực hiện
a. Người kỹ sư phải có trách nhiệm về sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi của cộng đồng.
b. Người kỹ sư chỉ thực hiện các dịch vụ trong những lĩnh vực mà họ có thẩm quyền
c. Người kỹ sư đại diện cho công ty hoặc cho khách hàng như một
nhân viên trung thực hay một người được ủy thác đáng tin cậy.
d. Người kỹ sư phải tránh xa các hành vi lừa đảo.
4. 4. Trách nhiệm nghề nghiệp
a. Người kỹ sư phải tuân theo các chuẩn mực cao nhất về tính trung
thực và chính trực trong các mối quan hệ của mình.
b. Các kỹ sư luôn phấn đấu để phục vụ lợi ích chung.
c. Người kỹ sư không được có những hành vi, thủ đoạn lừa đảo quần chúng.
d. Người kỹ sư không được tiết lộ các thông tin, quy trình kỹ thuật
bí mật của đối tác hay tổ chức mà họ đã và đang phục vụ khi không có
sự đồng ý của các bên liên quan
e. Người kỹ sư không để lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp vụ.
f. Không sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, chỉ trích sai sự thật làm ảnh
hưởng đến các kỹ sư khác, hoặc dùng các biện pháp không đúng đắn để
mưu cầu công việc hoặc sự thăng tiến cho bản thân.
g. Người kỹ sư không trực tiếp hoặc gián tiếp có những hành động,
lời nói làm tổn thương hay đầu độc suy nghĩ của người khác làm ảnh
hưởng đến uy tín nghề nghiệp, triển vọng, danh dự, việc làm của các kỹ
sư khác. Người kỹ sư sẽ trình báo với các cơ quan chức năng khi phát
hiện những hành vi phi đạo đức hoặc vi phạm pháp luật.
h. Các kỹ sư phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những công việc
chuyên môn của mình, tuy nhiên họ có thể tìm kiếm sự bồi thường cho
những dịch vụ phát sinh ngoài thực tế không phải do sơ suất của họ, nếu
không thì lợi ích của người kỹ sư không thể được bảo vệ.
i. Người kỹ sư công nhận công trạng của những người đã làm công
việc kỹ thuật tạo nên thành quả đó, và nhận biết quyền sở hữu của người khác.