Đề cương ôn tập thi vấn đáp học phần Luật hành chính
Đề cương ôn tập thi vấn đáp học phần Luật hành chính của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|17327243
I. Cấu trúc đề thi vấn đáp
1. Mỗi phiếu đề thi gồm có 2 câu hỏi: -
1 câu hỏi tự luận (4 điểm) -
2 câu hỏi bán trắc nghiệm hoặc tình huống nhỏ (4 điểm): nội dung thuộc các
kiếnthức của môn học.
2. Giáo viên hỏi thi trực tiếp (2 điểm): Có thể hỏi sâu hơn, rộng hơn những câu trong
đề thi hoặc một nội dung khác thuộc kiến thức của môn học. II. Các câu hỏi tự luận cho hình thức thi vấn đáp
1. Phân tích khái niệm quản lý.
- Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình căn cứ vào những quy
luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động
theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước
- Khái niệm này cho biết: Đối tượng quản lý; Chủ thể quản lý; Căn cứ để thực hiện quản lý; Mục đích quản lý
- Khái niệm mang tính bao trùm: Điều khiển vật thể cơ giới; vận động của cơ giới tự
nhiên; hoạt động xã hội
- Quản lý xã hội xuất hiện khi có hoạt động chung của nhiều người
2. Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động
quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính NN
- Là hoạt động quản lý NN trong lĩnh vực hành pháp
- Hoạt động của NN được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính
NN, có nội dung bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan
quyền lực NN nhằm tổ chức chỉ đạo 1 cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây
dựng KT, văn hoá - xã hội và hành chính - chính trị - Tính chất:
+ Tính chất chấp hành: Bảo đảm thực hiện trên thực tế các quyết định của cơ quan
quyền lực NN (Luật Quốc Hội, pháp lệnh UBTVQH, nghị quyết của cơ quan quyền lực NN)
+ Tính chất điều hành: Quản lý hành chính NN phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ
đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền để đảm bảo cho quyết định của
cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế)
Chấp hành – điều hành gắn bó mật thiết, không tách rời: Chấp hành để điều hành trên cơ sở của chấp hành
+ Tính chất chủ động, linh hoạt của quản lý hành chính NN -
Chủ thể quản lý hành chính NN
+ Cơ quan hành chính NN (cơ bản, chủ yếu)
+ Các cơ quan khác trong bộ máy NN
- Khách thể của quản lý hành chính NN lOMoARc PSD|17327243
+ Trật tự quản lý hành chính (trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực chấp hành – điều hành)
3. Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước. Quản lý nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước
Khái niệm Là hoạt động của NN trên các lĩnh Là hoạt động quản lý nhà nước vực lập pháp, hành
pháp và tư pháp trong lĩnh vực hành pháp Mục đích
Nhằm thực hiện các chức năng đối
Đảm bảo thực hiện trên thực tế các
nội và đối ngoại của NN văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước
Chủ thể quản lý Nhà nước, các cơ quan trong bộ Cơ quan hành chính nhà nước (cơ máy nhà nước,
người có thẩm quyền bản, chủ yếu) trong bộ máy nhà nước, cá nhân Các cơ
quan khác trong bộ máy hoặc tổ chức được nhà nước trao nhà nước quyền Nội dung
Tổ chức và thực thi quyền lực nhà
Tổ chức và thực hiện quyền hành
nước pháp, tiến hành hoạt động chấp hành và điều hành Tính chất
Mang tính quyền lực nhà nước, đảm
- Tính chất chấp hành: Bảo đảm
bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà thực hiện trên thực tế các quyết nước
định của cơ quan quyền lực NN
- Tính chất điều hành: Tiến hànhhoạt động tổ chức và chỉ đạo trực
tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền để đảm bảo cho
quyết định của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế
- Tính chất chủ động, linh hoạt của quản lý hành chính NN Phương tiện
Pháp luật (công cụ chủ yếu) Khách thể
Trật tự quản lý nhà nước trên các
Trật tự quản lý hành chính (trật tự lĩnh vực
quản lý hành chính trong lĩnh vực
chấp hành – điều hành)
4. Phân tích phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
- Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành
từ quan hệ “quyền lực – phục tùng” - Phương pháp thuyết phục
+ Thuyết phục là chủ thể quản lý tác động đến nhận thức của đối tượng quản lý, làm
cho đối tượng quản lý nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện hay không thể hiện những
hành vi nhất định phù hợp với mong muốn của chủ thể quản lý - Phương pháp cưỡng chế
+ Cưỡng chế là chủ thể quản lý dung quyền lực NN để buộc đối tượng quản lý phải
thực hiện hay không được thực hiện những hành vi/ hoạt động nhất định hoặc hạn chế hay
tước đi những quyền, lợi ích của đối tượng quản lý - Phương pháp hành chính lOMoARc PSD|17327243
+ Là PP chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý bằng việc đưa ra các quy định
hay các mệnh lệnh có giá trị bắt buộc thi hành - Phương pháp kinh tế
+ Là chủ thể quản lý sủ dụng các lợi ích KT để khuyến khích đối tượng quản lý tích
cực tham gia vào quản lý HC hoặc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
5. Phân tích tính bất bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính.
Mối quan hệ “quyền lực – phục tùng” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham
gia quan hệ quản lý, đó là sự không bình đẳng về ý chí, thể hiện ở:
- Chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý:
+ Một bên có quyền đặt ra các mệnh lệnh, quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm
tra việc thực hiện chúng. Bên kia có nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của cơ quan có thẩm
quyền VD: Mqh giữa cấp trên và cấp dưới, giữa thủ trưởng và nhân viên.
+ Một bên có quyền đưa yêu cầu, kiến nghị. Bên còn lại có quyền xem xét, giải quyết
và có thể đáp ứng hoặc bác bỏ
VD: Công dân có quyền yêu cầu công an quận giải quyết thủ tục xin chuyển hộ khẩu.
Công an quận xem xét và chấp nhận yêu cầu hoặc không chấp nhận yêu cầu (nếu hồ sơ không hợp lệ)
+ Hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì cần phải được
bên kia phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết định
VD: Quan hệ giữa Bộ GDDT và các bộ khác về việc quyết định quy mô đào tạo. Việc
các bộ khác quyết định hình thức, quy mô đào tạo cần được Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép hay phê chuẩn. lOMoARc PSD|17327243
Một bên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lý phải thực
hiện mệnh lệnh của mình
Tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính
6. Phân tích khái niệm nguồn của luật hành chính. Nêu hệ thống nguồn của luật hành chính.
- Nguồn của Luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm
pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan
và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
- Hệ thống nguồn của luật hành chính: (gồm 6 loại)
+ VB QPPL của các cơ quan quyền lực nhà nước
+ VB QPPL của chủ tịch nước
+ VB QPPL của các cơ quan hành chính nhà nước
+ VB QPPL của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ VB QPPL của Tổng kiểm toán nhà nước + VB QPPL liên tịch
7. Phân tích các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh họa.
• Thực hiện pháp luật hành chính là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân xử sự phù hợp
với các yêu cầu của QPPL hành chính kho tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.
• Hình thức thực hiện QPPL hành chính:
- Sử dụng QPPL hành chính: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền thực hiện những
hành vi mà pháp luật cho phép được làm. VD: Công dân có quyền khiếu nại quyết định
xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông,…
- Tuân thủ QPPL hành chính: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiềm chế không thực hiện
những hành vi mà pháp luật hành chính ngăn cấm. VD: Công dân không sửa chữa, tẩy
xóa thông tin trên cccd, sổ hộ khẩu,…
- Chấp hành QPPL hành chính: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi
mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện. VD: Thực hiện nghĩa vụ quân sự,
thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng theo quy định pháp luật
- Áp dụng QPPL hành chính: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào
QPPL hành chính hiện hành để giải quyết công việc cụ thể phát sinh trong quá trình
quản lý hành chính nhà nước. VD: Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu dừng xe để
kiểm tra giấy tờ nếu có dấu hiệu phạm
+ Khi áp dụng QPPL hành chính, chủ thể quản lý hành chính đơn phương ban hành các
quyết định hành chính hay thực hiện các hành vi hành chính => là sự kiện pháp lý trực
tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một số quan hệ pháp luật cụ thể lOMoARc PSD|17327243 - -
8. Phân tích các yêu cầu đối với hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hànhchính.
Nêu ví dụ minh họa?
• Phải đáp ứng những yêu cầu:
- Đúng với nội dung, mục đích của QPPL được áp dụng
- Được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền. Tùy thuộc vào quy định của pháp luật, việc
phân cấp trong quản lý hành chính NN, mỗi chủ thể quản lý hành chính NN có thẩm
quyền áp dụng QPPL hchinh trong TH cụ thể với đối tượng nhất định. VD: Trưởng
công an phường có quyền xử phạt hành chính vi phạm giao thông nhưng phó trưởng
công an phường lại không có thẩm quyền này.
- Được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Tùy từng loại việc sẽ được
thực hiện theo những thủ tục khác nhau. VD: Thủ tục đăng ký kết hôn, thủ tục xử lý khiếu nại, …
- Được thực hiện theo thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định. => Đảm bảo đkien cần
thiết cho công tác ADPL (nhập ttin, bố trí nsu giải quyết,…) và đảm bảo kịp thời lợi
ích NN, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân tổ chức liên quan. VD: Theo quy
định, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định
hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.
- Kết quả áp dụng QPPL phải được thông báo công khai, chính thức cho các đối tượng
liên quan và phải được thực hiện bằng văn bản (trừ TH pháp luật quy định khác). VD:
Khi vi phạm giao thông, cảnh sát giao thông phải lập biên bản với lỗi của người vi phạm tham gia giao thông
- Được các đối tượng có luên quan tôn trọng và được bảo đảm thực hiện trên thực tế.
VD: Nếu cá nhân vi phạm hành chính bị phạt tiền đã tự động nộp phạt thì Nhà nướv
chỉ có trách nhiệm thu và sử dụng theo đúng quy định PL. Nếu không thì sẽ phải tổ
chức cưỡng chế nộp phạt.
9. Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh họa về
mộtquan hệ pháp luật hành chính.
• Khái niệm: Quan hệ PLHC là QHXH phát sinh trong QLHC NN được quy phạm
PLHC điều chỉnh Đặc điểm:
- QHPLHC có thể phát sinh theo yêu cầu của chủ thể quản lí hay đối tượng quản lí, mà
ko cần sự đồng ý của bên kia
Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ PLHC gắn với hoạt động qly HCNN -> các
bên tham gia vào quan hệ để thực hiện quyền và nghĩa vụ do PL quy định lOMoARc PSD|17327243
Trong QHPL HC phải có 1 bên chủ thể sdung quyền lực NN để thực hiện QLHC NN -> chủ thể QLHCNN
Lưu ý: nếu 2 bên đều thực hiện QLNN thì theo thẩm quyền
- Trong QHPL HC thì quyền của bên chủ thể này ứng với nghĩa vụ bên kia và ngc lại
- Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ PLHC (thường) dc giải quyết theo thủ tục HC hoặc thủ tục tư pháp
- Nếu các bên chủ thể vi phạm PL thì họ phải chịu trách nhiệm PL trc NN
VD: Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ
- Quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức
- VD: Quan hệ giữa Chính phủ với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc
quan hệ giữa Bộ trưởng Bộ tư pháp với Thanh tra Bộ tư pháp,…
10.Phân tích đặc điểm: “Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính
có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính và bởi các cơ quan hành chính”.
- Tranh chấp hành chính phát sinh khi cá nhân, tổ chức cho rằng quyết định hành chính,
hành vi hành chính vi phạm PL, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình và khiếu nại hoặc khởi kiện
- Nếu khiếu nại => thụ lý, giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính
- Nếu kiện ra TAND => thụ lý, xét xử vụ án hành chính theo thủ tục tư pháp (thủ tục tố tụng hành chính)
11. Phân tích năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.
• Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng
lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối
với nhau theo quy định của pháp luật hành chính
• Năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào
quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó - Năng lực chủ
thể của cơ quan nhà nước
+ Phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi giải thể
+ Được quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong qly hành chính NN -
Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức
+ Phát sinh khi được Nhà nước giao đảm nhiệm công vụ, chức vụ nhất định trong
BMNN và chấm dứt khi không còn đảm nhiệm chức vụ đó nữa lOMoARc PSD|17327243 - -
+ Được quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ, công chức đó -
Năng lực chủ thể của tổ chức
+ Phát sinh khi tổ chức được thành lập và chấm dứt khi giải thể
+ Không có chức năng quản lý nhà nước => Tham gia vào QHPLHC với tư cách là chủ thể thường
+ Được nhà nước trao quyền QLHC đối với một số công việc cụ thể => Tham gia vào
QHPLHC với tư cách là chủ thể đặc biệt -
Năng lực chủ thể của cá nhân: Năng lực pháp luật hành chính và năng lực pháp luật hành vi hành chính
+ Năng lực pháp luật hành chính
Tùy thuộc vào những quy định cụ thể của pháp luật => Sẽ thay đổi khi pháp
luật thay đổi và có thể bị nhà nước hạn chế
VD: Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm
hành nghề một số nghề nhất định + Năng lực pháp luật hành vi hành chính
Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại pháp luật hành chính cụ thể
mà NN đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng điều kiện nhất định vd: độ tuổi, trình
độ sức khỏe, trình độ học vấn,…
VD: Cá nhân phải từ đủ 14t trở lên mới có thể bị xử phạt vi phạm hành chính;
Công dân VN phải có trình độ cử nhân Luật trở lên mới có khả năng được
bổ nhiệm làm thẩm phán.
12.Phân tích sự cần thiết quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương.
Cho ví dụ minh họa.
• Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa,
xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau
• Quản lý theo địa phương là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân
chia địa giới hành chính của nhà nước.
• Sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo địa phương: -
Sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các bộ và chiều ngang của chính quyền địa phương -
Trở thành nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính NN • VD: Tỉnh Sơn La lOMoARc PSD|17327243
Địa hình: Có nhiều đồi núi; nằm trên lưu vực 2 con sông lớn – Sông Mã, sông Đà. => Phát triển thuỷ điện.
Khí hậu: Khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi => Chú trọng sản xuất nông, lâm nghiệp
với đa dạng giống cây trồng.
• Sự kết hợp này là cần thiết -
Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành đều nằm trên lãnh thổ của địa phương nhất định
=> Giúp khai thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương
trong việc phát triển ngành đó ở địạ bàn lãnh thổ của địa phương -
Có sự khác nhau về các yếu tố tự nhiên, văn hóa – xã hội giữa các địa bàn lãnh thổ
=> Nắm bắt được những đặc thù ở mỗi địa phương => Đảm bảo được sự phát triển
của các ngành ở địa phương -
Hoạt động của các đơn vị, tổ chức bị chi phối bởi yếu tố địa phương. Các đơn vị, tổ
chức thuộc các ngành lại có mối liên hệ móc xích xuyên suốt pvi cả nước => Tránh
tình trạng cục bộ, khép kín trong một ngành hoặc đơn vị, địa phương => Thúc đẩy phát triển toàn diện
13.Phân tích sự cần thiết phải kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo chức
năng và phối hợp quản lý liên ngành. Cho ví dụ minh họa.
• Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa,
xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau
• Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của
quản lý hành chính nhà nước • VD:
• Sự kết hợp này là cần thiết: -
Sự tồn tại và phát triển của một ngành nào đó luôn nằm trong mối liên hệ và phụ
thuộc vào các ngành khác có liên quan -
Đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các đơn
vị, tổ chức trong ngành; đồng thời, đảm bảo sự phát triển của các mối quan hệ liên ngành -
Làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả -
Đảm bảo cho hoạt động của cơ quan quản lý các ngành, chức năng và các cấp được thống nhất
14.Phân tích đặc điểm của các hình thức quản lý hành chính nhà nước mang tính pháp lý.
• Hình thức mang tính pháp lý: -
Được PL quy định chặt chẽ về trương hợp sử dụng, thẩm quyền, thủ tục,… -
Được thực hiện để giải quyết 1 nhiệm vụ cụ thể của quản lý HCNN lOMoARc PSD|17327243 - - -
Được PL quy định chung về cách thức thực hiện. Chủ thể quản lý có thể lựa chọn phù hợp -
Không nhằm giải quyết trực tiếp 1 nhiệm vụ của quản lý HCNN, chỉ là tiền đề hoặc
hỗ trợ cho hình thức pháp lý
Ban hành văn bản quy phạm PL -
Không phải là hoạt động đặc trưng của QLHC nhưng có tầm quan trọng vì kết quả
là ban hành ra các quy định pháp luật -
Do hoạt động lập pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý bằng PL nên các
chủ thể quản lý được quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hoạt động lập quy) -
“ Trong năm 2020, số luật mới hoặc luật sửa đổi được Quốc hội thông qua là 17; số
nghị định được ban hành là 158; số quyết định của Thủ tướng là 39; số lượng thông
tư ban hành là 310” – ( Nguồn; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI)) - Ban hành văn bản QPPL được thực hiện:
+ Khi cần quy địnhm chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội,
UBTV Quốc hội ban hành văn bản quy phạm PL
+ Trong trường hợp chưa có điều kiện để Quốc hội, UBTV Quốc hội ban hành
văn bản quy phạm pháp luật -
Thẩm quyền: Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng, Uỷ ban ND các cấp.
Hoạt động này dc quy định tập trung Luật Ban hành văn bản quy phạm PL
năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2020
Ban hành văn bản áp dụng quy phạm PL -
Áp dụng PL là hoạt động đặc trưng của QLHC nên ban hành văn bàn áp dụng QPPL
là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng của QLHC -
Ban hành văn bản áp dụng QPPL để giải quyết 1 công việc, vụ việc cụ thể trong QLHC, có thể là:
+ Giải quyết yêu cầu, đề nghị của cá nhân, tổ chức
+ Thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra + Xử lý các vi phạm PL
+ Tổ chức công tác nội bộ trong cơ quan… -
Thẩm quyền: hầu hết các chủ thể có thẩm giải quyết vụ việc cụ thể trong QLHC
NN đều có quyền ban hành văn bản áp dụng QPPL để thực hiện thẩm quyền của mình lOMoARc PSD|17327243 -
Kết quả hoạt động là các văn bản áp dụng QPPL được ban hành như nghị quyết,
quyết định, chỉ thị,…
Hoạt động này được quy định trong các văn bản QPPL về từng lĩnh vực
quản lý NN (không tập trung trong 1 văn bản) lOMoARc PSD|17327243
• Các hình thức mang tính chất PL khác -
Đây là các hoạt động áp dụng QPPL trong quản lý HCNN (nhưng kết quả k phải là
ban hành văn bản áp dụng QPPL) -
Thực hiện các hình thức mang tính pháp lý khác có thể là:
+ Lập và cấp các giấy tờ có giá trị pháp lý
+ Đăng kí các sự kiện pháp lý
+ Thực hiện công chứng, chứng nhận, chứng thực
+ Thực hiện các biện pháp hành chính (phòng ngừa, ngăn chặn): như kiểm tra
giấy tờ, kiểm tra đăng ký tạm trú, kiểm dịch,… -
Pháp luật quy định thẩm quyền với từng hoạt động cụ thể
15.Phân tích các yêu cầu đối với việc áp dụng phương pháp cưỡng chế hành chính
trong quản lý hành chính nhà nước? -
Cưỡng chế là chủ thể quản lý dung quyền lực NN để buộc đối tượng quản lý phải
thực hiện hay không được thực hiện những hành vi/ hoạt động nhất định hoặc hạn
chế hay tước đi những quyền, lợi ích của đối tượng quản lý -
Cưỡng chế là sự áp đựng đơn phương, luôn ảnh hưởng trực tiếp theo hướng tiêu
cực đến quyền, lợi ích của đối tượng quản lý (kết quả là hạn chế quyền, lợi ích) ->
cưỡng chế được pháp luật quy định chặt chẽ: trường hợp áp dụng (với ai, khi nào);
biện pháp; thẩm quyền; thủ tục;… -
Cần chú ý những yêu cầu sau:
+ Chỉ sử dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết, khi phương pháp
thuyết phục không đem lại hiệu quả hoặc không có khả năng đảm bảo hiệu quả
+ Cần lựa chọn biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhất trong những biện pháp được áp dụng
+ Không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp mục đích đề ra đã đạt
được hoặc cả khi những mục tiêu đề ra là không thể thực hiện được
+ Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
cho cá nhân, tổ chức cũng như cho xã hội
+ Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định cho từng TH cụ thể
+ Trong khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần chú ý đến những đặc điểm của đối tượng bị cưỡng chế
16.Phân tích các biện pháp cưỡng chế hành chính áp dụng khi không có vi phạm
hành chính. Nêu ví dụ minh họa lOMoARc PSD|17327243
Các biện pháp phòng ngừa hành chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng nhằm phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra hoặc nhằm hạn chế những
thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh xảy ra Những biện pháp phòng ngừa chủ yếu:
- Đóng cửa biên giới trên một vùng nhất định trong một khoảng thời gian nhất định nhằm
những mục đích như đảm bảo an ninh, phòng chống buôn lậu, ngăn chặn dịch bệnh,…
- Kiểm tra giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…
- Kiểm tra sức khỏe định kì đối với những người làm trong lĩnh vực dịch vụ công cộng
có khả năng lây nhiễm bệnh cho nhiều người khác như những người làm việc trong các khách sạn, nhà hàng,…
- Các biện pháp được áp dụng trong TH thật cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng và vì
lợi ích quốc gia: Di sản, giải phóng mặt bằng,…
17.Phân tích khái niệm thủ tục hành chính. Nêu ví dụ về thủ tục hành chính cụ thể?
Quan niệm về thủ tục hành chính:
- Trong hoạt động của Nhà nước, tương ứng với mỗi lĩnh vực thực hiện quyền lực Nhà nước:
+ Hoạt động lập pháp -> thủ tục lập pháp
+ Hoạt động hành pháp -> thủ tục hành chính
+ Hoạt động tư pháp -> thủ tục tư pháp (thủ tục tố tụng)
• Thủ tục hành chính vẫn được hiểu khác nhau do chưa có quy định
chung - Tất cả các hoạt động sự vụ của NN đều là thủ tục hành chính
• Quan niệm thủ tục hành chính
- Nghị định số 63/2010/NĐ-CP: “Thủ tục hành chính” là trình tự cách thức thực hiện,
hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để
giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. - Không bao gồm:
+ Thủ tục nội bộ cơ quan HCNN và giữa cơ quan HCNN với nhau mà không liên quan
đến giải quyết yêu cầu cho cá nhân, tổ chức
+ Thủ tục xử lý VPHC, thủ tục thanh tra, thủ tục liên quan đến bí mật nhà nước
Theo nghị định này khái niệm thủ tục HC được hiểu rất hẹp
Khái niệm thủ tục hành chính:
Thủ tục HC là cách thức thức hiện các hoạt động QLHC theo 1 trình tự nhất định, trong
đó các cơ quan NN, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; cá nhân, tổ
chức thực hiện quyền v à nghĩa vụ do luật quy định. lOMoARc PSD|17327243 -
18.Trình bày về chủ thể của thủ tục hành chính. Nêu ví dụ minh họa. •
Chủ thể của thủ tục HC là các cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia vào thủ tục HC để thực hiện thẩm
quyền hoặc quyền, nghĩa vụ của mình Chia thành 2 nhóm:
Chủ thể thực hiện thủ tục HC:
- Là chủ thể sử dụng quyền lực NN để thực hiện những hành vi, hoạt động cụ thể trong thủ tục hành chính
Hành vi, hoạt động của nhóm chủ thể này làm cho quản lý HC được thực hiện
đúng thủ tục pháp luật quy định
- Chủ thể thực hiện TTHC là các cơ quan NN, người có thẩm quyền trong cơ quan NN,
cá nhân, tổ chức được NN trao quyền tham gia vào thủ tục HC để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
- Chủ thể thức hiện bao gồm:
+ Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền quyết định trong tình huống quản lý cụ thể
+ Cơ quan, cá nhân thực hiện các biện pháp nghiệp vụ
+ Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm phối hợp hoặc được trưng dụng vào hoạt động quản lý
Chủ thể tham gia TTHC
- Là các cá nhân, tổ chức (có thể là cơ quan, cán bộ, công chức) tham gia vào thủ tục HC
để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL
- Cá nhân, tổ chức có thể chủ động tham gia vào thủ tục hành chính khi đưa ra yêu cầu,
đề nghị với chủ thể quản lý hoặc tham gia theo yêu cầu, mệnh lệnh của chủ thể quản lý
- Chủ thể tham gia TTHC có thể là:
+ Cá nhân, tổ chức là đối tượng của quản lý HCNN
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
+ Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định
19. Phân tích khái niệm quyết định hành chính. Nêu ví dụ một quyết định hành chính cụ thể. lOMoARc PSD|17327243 -
QĐHC là dạng quyết định pháp luật do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban
hành theo thủ tục hành chính nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính NN có nội
dung chứa đựng QPPLHC; chính sách chủ trương của NN về quản lý hành chính hoặc
chứa đựng mệnh lệnh hành chính cụ thể.
- Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính 2015
- Lưu ý: QĐHC = VBPL trong quản lý hành chính: VBQP (dưới luật + VBAD PL): NQ; NĐ; QĐ; TT + VBAD: QĐ; CT.
- Do chủ thể quản lý hành chính ban hành:
+ Cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan đó ban hành
+ Cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
+ Do người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập
+ Cá nhân, tổ chức được trao quyền quản lý hành chính NN ban hành.
- VD: Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực giao thông, thông tư liên tịch,…
20. Phân loại quyết định hành chính và nêu ý nghĩa của việc phân loại quyết định hành chính. •
Căn cứ vào tính chất pháp lý - Quyết định chủ đạo
+ Là loại quyết định mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm đưa ra chủ trương,
chính sách, giải pháp lớn về QLHC đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn
vị hành chính nhất định
+ Về hình thức thường là những nghị quyết. VD: Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày
4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính… - Quyết định quy phạm
+ Hoạt động mang tính đặc trưng của các chủ thể được sử dụng quyền hành pháp
+ Nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh
+ Nội dung: Quy tắc xử sự, xác định quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan
+ VD: Chính Phủ - Nghị định; Thủ tướng Chính phủ - Quyết định, chỉ thị; … - Quyết định cá biệt
+ Nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực của QLHC NN
+ Làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt mối quan hệ pháp luật hành chính cụ thể
+ VD: Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm; Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức, viên chức,…
• Căn cứ vào chủ thể ban hành quyết định lOMoARc PSD|17327243 -
Quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
+ VD: Nghị quyết của CP số…
- Quyết định hành chính của các bộ và các cơ quan ngang bộ
+ VD: Quyết định của Bộ khoa học và công nghệ, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ quốc phòng số 867/CT-QP,…
- Quyết định hành chính của ủy ban nhân dân
+ VD: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân -
Quyết định hành chính liên tịch
+ VD: Thông tư liên tịch của Bộ nội vụ và Bộ ngoại giao
• Ý nghĩa của việc phân loại
- Giúp ích cho việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung: Bởi mỗi loại quyết định hành chính có
đặc điểm, tính chất khác nhau nên việc khai thác, nghiên cứu cũng cần phải khác nhau
- Giúp ích cho việc ban hành và tổ chức thực hiện được hiệu quả và triệt để hơn
- Giúp ích cho việc xác định trách nhiệm của các chủ thể trong việc ban hành, tổ chức thực
hiện hay sửa đổi, bổ sung QDHC
21.Phân biệt quyết định hành chính với văn bản là nguồn của luật hành chính. Quyết định hành chính
Văn bản là nguồn của luật hành
Khái niệm Là quyết định bằng văn bản của Là những VBQPPL có nội dung - chín Cơ h quan HCNN là các QPPL hành chính
- Người có thẩm quyền trong - Do cơ quan nhà nước có cơ quan HCNN thẩm quyền ban hành
Được áp dụng 1 lần đối với 1 hoặc - Có chứa các QPPLHC
1 số đối tượng cụ thể về 1 vde cụ - Có hiệu lực bắt buộc thi thể trong
hoạt động QLHC hành, được đảm bảo thực VD: Nghị định số
117/2020/ND- hiện bằng các biện pháp CP của CP về xử phạt HC trong cưỡng chế NN lĩnh vực y tế
VD: Luật xử lý vi phạm HC
Chủ thể ban hành Chủ thể QLHCNN mà cơ quan HC CQNN có thẩm quyền, trong đó là chủ yếu QH và UBTVQH có CQHCNN Mục đích ban hành
Nhằm thực hiện hoạt động hành
Điều chỉnh 3 nhóm QHXH phát lOMoARc PSD|17327243
pháp – nhằm hoàn thành chức năng sinh trong quá trình quản lý lập pháp HCNN Phạm vi điều chỉnh
Các đối tượng cụ thể trong TH cụ Tất cả các chủ thể tham gia vào thể QHPL hành chính Hiệu lực pháp lý Văn bản dưới luật
Văn bản quy phạm pháp luật
Mối quan hệ Được ban hành dựa trên các văn Là cơ sở để ban hành các quyết bản quy phạm pháp luật
hành chính định hành chính
22.Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước. Nêu ý nghĩa của việc phân loại cơ quan
hành chính nhà nước.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
- Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương + Chính phủ
+ Các bộ và cơ quan ngang bộ
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện
+ Ủy ban nhân dân cấp xã
• Căn cứ vào thẩm quyền
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung
+ VD: Chính phủ, UBND các cấp,…
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn
+ VD: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ tư pháp,…
• Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc
- Cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo
- Cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người Ý
nghĩa của việc phân loại
- Xác định đúng thẩm quyền, nhiệm vụ và quyền lợi của từng cơ quan
- Xác định được cơ cấu tổ chức nhân sự của từng cơ quan, công khai hóa, minh bạch hóa
công tác tuyển dụng, ứng cử,…
- Giúp quản lý hiệu quả hoạt động của từng cơ quan ở từng địa phương, vùng miền
23.So sánh cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương với cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương?
Cơ quan hành chính NN ở trung ương
Cơ quan hành chính NN ở địa phương lOMoARc PSD|17327243 -
Văn bản điều chỉnh Luật Tổ chức Chính phủ 2015
Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 Thành
phần Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã Địa vị pháp lý
Có chức năng quản lý hành chính nhà
Có chức năng quản lý hành chính nhà
nước trên toàn bộ lãnh thổ nước trong mọi lĩnh vực trên phạm vi lOMoARc PSD|17327243
Phần lớn các VB pháp luật ban hành lãnh thổ tương ứng được giới hạn trên có
hiệu lực trong cả nước cơ sở phân chia địa giới hành chính
Các VB pháp luật ban hành thường chỉ
có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ hoạt động của cơ quan đó Chức danh đứng đầu Thủ tướng Chủ tịch UBND
24.Phân tích khái niệm công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức hiện hành.
Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức Công chức: - Là công dân Việt Nam
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
- Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, NN, tổ chức chính trị XH ở cấp TW,
tỉnh, huyện; trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân mà không phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an
- Trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách • Công chức cấp xã - Là công dân Việt Nam
- Được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã
- Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
25.Phân tích khái niệm viên chức theo quy định của Luật viên chức hiện hành?
• Điều 2 Luật viên chức • Viên chức - Là công dân Việt Nam
- Được tuyển dụng theo vị trí việc làm theo chế độ hợp đồng
- Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập
- Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
26.Phân biệt khái niệm cán bộ với khái niệm công chức. Cho ví dụ minh họa. Cán bộ Công chức Khái niệm
Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức
Con đường hình Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
Tuyển dụng, bổ nhiệm thành Thời gian công tác Theo nhiệm kì
Theo biên chế (không có thời hạn) lOMoARc PSD|17327243 Tiền lương
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Cơ quan làm việc Cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, - Cơ quan của Đảng cộng sản Nhà nước,
tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam, Nhà nước, tổ chức cấp Trung ương, tỉnh,
huyện chính trị xã hội ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện
- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân (không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng)
- Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế
độ chuyên nghiệp, công nhân công an) Ví dụ Thủ tướng Thẩm phán
27.Phân tích trách nhiệm kỷ luật của công chức/viên chức.
28.Phân tích trách nhiệm vật chất của công chức/viên chức.
29.Phân tích khái niệm tổ chức xã hội.
30.Phân loại tổ chức xã hội. Cho ví dụ minh họa về các loại tổ chức xã hội.
31.Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức xã hội.
32.Phân biệt quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam với quy chế pháp lý
hành chính của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
33.Phân tích các dấu hiệu pháp lý thuộc mặt khách quan của vi phạm hành chính.
34.Phân tích các dấu hiệu pháp lý thuộc mặt chủ quan của vi phạm hành chính.
35.Phân tích chủ thể của vi phạm hành chính. Nêu ví dụ.
36.Phân tích nguyên tắc: “Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”. Nêu ví dụ
về trường hợp vi phạm nguyên tắc này.
37.Phân tích nguyên tắc: “Chỉ xử phạt khi có vi phạm hành chính”. Nêu ví dụ về vi
phạm nguyên tắc này.
38.Phân tích các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật hiện hành.
39.Phân tích các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
40.Phân biệt hình thức xử phạt vi phạm hành chính với biện pháp xử lý hành chính.
41.Phân tích thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Nêu ví dụ minh họa.
42.Phân tích nguyên tắc xử phạt VPHC đối với người chưa thành niên. Nêu ý nghĩa
của việc quy định nguyên tắc xử phạt VPHC dành riêng với người chưa thành niên.
43.Phân tích các yêu cầu đối với hoạt động áp dụng hình thức phạt tiền trong xử phạt
vi phạm hành chính.
44.Phân tích vai trò của Tòa án nhân dân đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lý
hành chính nhà nước.
45.Phân tích vai trò của khiếu nại, giải quyết khiếu nại với việc bảo đảm pháp chế
trong quản lý hành chính nhà nước.