-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn thi phần 4 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Đề cương ôn thi phần 4 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (ĐC) 31 tài liệu
Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Đề cương ôn thi phần 4 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Đề cương ôn thi phần 4 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (ĐC) 31 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Hà Nội
Preview text:
Câu 8: Trình bày các quyền kinh tế và quyền văn hóa, xã hội cơ bản của công dân?
Nêu ví dụ minh họa?
Cùng với các quyền con người về dân sự và chính trị, các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
được Nhà nước bảo hộ bằng nhiều quy định cụ thể.
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc thông qua ngày 16-12-1966, Công ước quy định các quyền con người về kinh tế, xã hội,
văn hóa tại phần III, từ Điều 6 đến Điều 15, bao gồm các quyền cơ bản, như: “Quyền được
hưởng an sinh xã hội, quyền được giáo dục, quyền được hưởng điều kiện làm việc công bằng và
thuận lợi, quyền được thụ hưởng mức sống phù hợp, quyền được tự do lập gia đình”…
Việt Nam chính thức phê chuẩn công ước này vào ngày 14-9-1982.
Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, bao gồm các quyền: có việc làm, quyền được bảo trợ
xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở, quyền giáo dục, quyền được đảm bảo mức
sống phù hợp, quyền công đoàn, v.v. Văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu nhất đề cập đến thế hệ quyền này là ICESCR. * Quyền sở hữ u
Quyền sở hữu là một trong những quyền quan trọng, được ghi nhận tại Điều 32 Hiến pháp
năm 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu
sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. Đồng thời, Điều 32 Hiến pháp
cũng khẳng định: “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc
gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản 1
của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”.
Bên cạnh đó, việc quy định rõ hơn về sở hữu tư nhân trong Hiến pháp năm 2013, trong đó
có việc mở rộng chủ thể của quyền này từ “công dân” sang “mọi người” đã đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế, khi mà các thể nhân, pháp nhân nước ngoài có mặt làm ăn, sinh sống ngày càng nhiều tại Việt Nam.
Quyền sở hữu cũng được cụ thể hóa tại các văn bản luật và dưới luật. Điều 163, Bộ luật
Dân sự năm 2015 khẳng định quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp
luật công nhận và bảo vệ, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối
với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất cứ người nào có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu của mình; yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người
có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực
hiện quyền sở hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 169, 170 Bộ luật Dân sự năm 2015).
* Quyền tự do kinh doanh
Đảm bảo quyền cho người dân được tự do kinh doanh là một trong những chính sách, chủ
trương quan trọng của Nhà nước, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa. Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản
xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ.
Quyền tự do kinh doanh đã được cụ thể hóa tại các luật và văn bản dưới luật có liên quan.
Điều 7 và Điều 8 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận quyền tự do kinh doanh, gồm:
Quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa
bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn;
chủ động mở rộng quy mô ngành, nghề kinh doanh; tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo
yêu cầu kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản
xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích; chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để
nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
* Quyền có việc làm và phát triển thị trường lao động
Hiến pháp năm 2013 có các quy định cụ thể về lĩnh vực lao động, việc làm bao gồm các
quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; quyền được đảm bảo các điều
kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi, đồng thời nghiêm cấm
việc phân biệt, cưỡng bức lao động, sử dụng công nhân dưới độ tuổi lao động tối thiểu (Điều 35
Hiến pháp năm 2013), phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này như quy định tại
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Bên cạnh Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Việc làm, Việt Nam đã thông qua Luật An
toàn vệ sinh lao động và đang tiến hành sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động có thời hạn, và
hướng đến xây dựng mới Luật Tiền lương tối thiểu. Đồng thời, theo quy định hiện nay, người lao
động thất nghiệp sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp thông qua chính sách bảo hiểm thất nghiệp bắt
buộc đã thực hiện từ năm 2009 đến nay. 2
- Ví dụ minh họa: 3
Quyền được tự do kinh doanh: Bạn có thể kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu
cầu đời sống thiết yếu, bình đẳng lẫn nhau. VD kinh doanh dịch vụ vận tải, ăn uống, bưu
điện, điện tử - viễn thông. Không được kinh doanh các mặt hàng bị pháp luật cấm như:
đòi nợ, hụi, cầm đồ lãi suất cao, buôn bán vận chuyển trái phép chất cấm…
Câu 9: Trình bày các nghĩa vụ cơ bản của công dân? Nêu ví dụ minh họa?
Nghĩa vụ cơ bản công dân là sự tất yếu đòi hỏi công dân phải có những hành vi
nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội theo quy định của
Pháp luật. Hay nói khác đi đó là đòi hỏi có tính bắt buộc từ phía Nhà nước đối với công
dân; nghĩa là công dân phải thực hiện một hành vi nào đó hoặc không được phép thực
hiện một hành vi nào đó theo quy định của Pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích
chung của Nhà nước, của xã hội và của công dân
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44);
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (khoản 1 Điều 45);
- Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (khoản 2 Điều 45);
- Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 46);
- Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43);
- Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47);
- Nghĩa vụ học tập (Điều 39);
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 46).
VD: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc quy định các công dân nam đến độ tuổi từ đủ 18
tuổi trở lên phải tham gia khám tuyển và nhập ngũ quân sự. Đó chính là nghĩa vụ bắt
buộc để bảo vệ Tổ quốc và nó đáp ứng lợi ích chung cho Nhà nước, xã hội và chính bản thân. 4