Đề cương ôn thi phần 5 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Đề cương ôn thi phần 5 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
6 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn thi phần 5 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Đề cương ôn thi phần 5 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

52 26 lượt tải Tải xuống
1
Câu 5: Trình bày khái niệm quyền con người?
Định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thường được trích dẫn bởi các nhà
nghiên cứu, theo đó quyền con người được định nghĩa như sau: “Quyền con người là những bảo
đảm pháp toàn cầu tác dụng bảo vệ các nhân các nhóm chống lại những hành động
hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người”.
Quyền con người những quyền tự nhiên, vốn khách quan của con người được ghi
nhận bảo vệ trong pháp luật quốc gia các thỏa thuận pháp quốc tế. Việt Nam, quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm.
Câu 6: Trình bày khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
Tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 đã xác định: “Ở nước Cộng hoà hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã
hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiển pháp và pháp luật”.
=> Từ Hiến pháp 2013 ta khái niệm: “Quyền nghĩa vụ bản của công dân các
quyền và nghĩa vụ được xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã
hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ
yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân”.
2
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44);
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (khoản 1 Điều 45);
- Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (khoản 2 Điều 45);
- Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 46);
- Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43);
- Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47);
- Nghĩa vụ học tập (Điều 39);
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 46).
Các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp các văn bản pháp luật khác,
điểu chỉnh những quan hệ quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân
hoạt động bình thường của xã hội.
Các quyền của công dân bao gồm: các quyền về chính trị, kinh tế, hội, văn hoá, giáo
dục các quyền tự do nhân. Muốn được hưởng các quyền công dân của một nhà nước thì
phải có quốc tịch của nhà nước đó.
Câu 7: Trình bày các quyền chính trị quyền dân sự bản của công dân? Nêu
dụ minh họa?
- Khái niệm chung:
Cho đến nay nhiều quan niệm cách hiểu khác nhau về quyền dân sự chính trị.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) không đưa ra khái niệm, mà
chỉ liệt kê một loạt các quyền và tự do cơ bản của con người trên cả hai lĩnh vực dân sự và chính
trị. Từ đó, thể hiểu một cách đơn giản: “Các quyền chính trị các quyền của nhân được
tham gia một cách trực tiếp và gián tiếp vào công việc của Nhà nước và xã hội, bao gồm cả việc
thành lập quản nhà nước”. “Quyền dân sự được hiểu những quyền nhân, gắn chặt
với nhân thân của mỗi người, chỉ cá nhân mới có thể sử dụng độc lập không thể chuyển giao
cho người khác như: quyền sống, quyền tự do đi lại, cư trú…”.
Để thực hiện các quyền chính trị, nhân phải tham gia cùng với những người khác, như
quyền hội họp hòa bình, quyền bầu cử…
- Phân tích cụ thể nội dung các quyền:
* Quyền chính trị :
+ Thứ nhất, về quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia công việc quản lý nhà nước và xã
hội: . Các quyền này được quy định tại Điều 27, 28, 29 Hiến pháp năm 2013 Theo đó, công dân
đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng
nhân dân các cấp. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Công dân có quyền
biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Theo Điều 6, Nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện.
+ Theo Điều 25Thứ hai, về quyền tự do ngôn luận, báo chí; quyền tiếp cận thông tin:
Hiến pháp năm 2013, công dân quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Nếu
như Hiến pháp 1992 chỉ quy định “Công dân có quyền được thông tin” (Điều 69), thì Hiến pháp
3
năm
4
2013 tại Điều 25 đã thay chữ “được thông tin” bằng cụm từ “tiếp cận thông tin”. Nhờ quyền tiếp
cận thông tin, mọi công dân thể tiếp cận thông tin, cả về các quyền thực định cũng như về
hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp pháp
luật.
+ Thứ ba, về quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình: Quyền này được quy định tại Điều
25, Hiến pháp năm 2013.
+ Thứ tư, về quyền tự do tín ngưỡngtôn giáo: Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định:
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn
giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi
phạm pháp luật.
+ Thứ năm, về quyền bình đẳng của các dân tộc: Theo Điều 5, Hiến pháp năm 2013, các
dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi
kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc
phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực
hiện chính sách phát triển toàn diện tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội
lực, cùng phát triển với đất nước. Điều 42 Hiến pháp năm 2013 đã quy định một quyền mới là:
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao
tiếp.
* Quyền dân sự :
+ Thứ nhất, về quyền sống: Quyền này được quy định tại Điều 19, Hiến pháp năm 2013:
"Mọi ngườiquyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt
tính mạng trái luật".
+ Thứ hai, về quyền đời tư: Điều 20 21 của Hiến pháp năm 2013 quy định về đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân,
quyền mật thư tín, điện thoại, điện tín các hình thức trao đổi thông tin riêng khác của
mọi người đều được bảo vệ. Với các nội dung đó, Hiến pháp đã mở rộng chủ thể và nội dung của
quyền được bảo vệ về đời tư so với Điều 73 của Hiến pháp năm 1992 - chỉ quy định về quyền bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín.
+ Thứ ba, về quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn, truy bức, nhục hình:
Điều 20, Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,
nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ
người do luật định.
+ Thứ tư, về quyền khiếu nại, tố cáo: Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định đầy đủ
về quyền này, từ quyền của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu lại, tố cáo cho đến người bị thiệt hại quyền được bồi
thường thiệt hại về vật chất, tinh thần phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật;
5
nghiêm cấm việc trả thù người khiếu lại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu lại, tố cáo để vu
khống, vu cáo làm hại người khác.
6
+ Thứ năm, về quyền tự do cư trú, đi lại: Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân
có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai
tự ý vào chỗ của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ
do Luật định (Điều 22). Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền
ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23).
+ Thứ sáu, về quyền bình đẳng giới: Theo Điều 26 Hiến pháp năm 2013, công dân
nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước chính sách bảo đảm quyền hội bình
đẳng giới. Nếu Điều 63 của Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định nghiêm cấm mọi hành vi
phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, thì Hiến pháp năm 2013 quy
định “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26). Quy định này đã thay đổi quan
niệm và cách tiếp cận về bình đẳng giới, từ chỉ bình đẳng với giới nữ sang bình đẳng với
cả giới nam giới nữ. Chủ thể và nội dung quyền bình đẳng về giới, do vậy, được mở
rộng và làm sâu sắc hơn.
- Ví dụ minh họa:
+ Quyền bình đẳng giới: Bình đẳng giới giữa nam nữtỉ lệ sinh tại nhiều địa
phương trong cả nước ở mức mất cân bằng, nhiều nam giới hơn.
Hơn nữa bình đẳng giới thể hiện trong tiếng nói, nữ giới ngoài làm việc nhà cũng
cần được tiếp cận với giáo dục, được tham gia vào quan Nhà nước, được tôn trọng
trong các lĩnh vực được tham gia vào những quyết sách lớn, đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
| 1/6

Preview text:

Câu 5: Trình bày khái niệm quyền con người?
Định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thường được trích dẫn bởi các nhà
nghiên cứu, theo đó quyền con người được định nghĩa như sau: “Quyền con người là những bảo
đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động
hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người”.

Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi
nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Ở Việt Nam, quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm.
Câu 6: Trình bày khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
Tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 đã xác định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã
hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiển pháp và pháp luật”.

=> Từ Hiến pháp 2013 ta có khái niệm: “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các
quyền và nghĩa vụ được xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã
hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ
yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân”.
1
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44);
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (khoản 1 Điều 45);
- Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (khoản 2 Điều 45);
- Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 46);
- Nghĩa vụ chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43);
- Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47);
- Nghĩa vụ học tập (Điều 39);
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 46).
Các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác,
điểu chỉnh những quan hệ quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và
hoạt động bình thường của xã hội.
Các quyền của công dân bao gồm: các quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo
dục các quyền tự do cá nhân. Muốn được hưởng các quyền công dân của một nhà nước thì
phải có quốc tịch của nhà nước đó.
Câu 7: Trình bày các quyền chính trị và quyền dân sự cơ bản của công dân? Nêu ví dụ minh họa? - Khái niệm chung:
Cho đến nay có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về quyền dân sự và chính trị.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) không đưa ra khái niệm, mà
chỉ liệt kê một loạt các quyền và tự do cơ bản của con người trên cả hai lĩnh vực dân sự và chính
trị. Từ đó, có thể hiểu một cách đơn giản: “Các quyền chính trị là các quyền của cá nhân được
tham gia một cách trực tiếp và gián tiếp vào công việc của Nhà nước và xã hội, bao gồm cả việc
thành lập và quản lý nhà nước”. “Quyền dân sự được hiểu là những quyền cá nhân, gắn chặt
với nhân thân của mỗi người, chỉ cá nhân mới có thể sử dụng độc lập và không thể chuyển giao
cho người khác như: quyền sống, quyền tự do đi lại, cư trú…”.

Để thực hiện các quyền chính trị, cá nhân phải tham gia cùng với những người khác, như
quyền hội họp hòa bình, quyền bầu cử…
- Phân tích cụ thể nội dung các quyền: * Quyền chính tr ị :
+ Thứ nhất, về quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia công việc quản lý nhà nước và xã
hội: Các quyền này được quy định tại Điều 27, 28, 29 Hiến pháp năm . 2013 Theo đó, công dân
đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng
nhân dân các cấp. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Công dân có quyền
biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Theo Điều 6, Nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện.
+ Thứ hai, về quyền tự do ngôn luận, báo chí; quyền tiếp cận thông tin: Theo Điều 25
Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Nếu
như Hiến pháp 1992 chỉ quy định “Công dân có quyền được thông tin” (Điều 69), thì Hiến pháp 2 năm 3
2013 tại Điều 25 đã thay chữ “được thông tin” bằng cụm từ “tiếp cận thông tin”. Nhờ quyền tiếp
cận thông tin, mọi công dân có thể tiếp cận thông tin, cả về các quyền thực định cũng như về
hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
+ Thứ ba, về quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình: Quyền này được quy định tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013.
+ Thứ tư, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo: Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định:
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn
giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
+ Thứ năm, về quyền bình đẳng của các dân tộc: Theo Điều 5, Hiến pháp năm 2013, các
dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi
kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và
phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực
hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội
lực, cùng phát triển với đất nước. Điều 42 Hiến pháp năm 2013 đã quy định một quyền mới là:
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. * Quyền dân sự :
+ Thứ nhất, về quyền sống: Quyền này được quy định tại Điều 19, Hiến pháp năm 2013:
"Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt
tính mạng trái luật".

+ Thứ hai, về quyền đời tư: Điều 20 và 21 của Hiến pháp năm 2013 quy định rõ về đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân,
quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của
mọi người đều được bảo vệ. Với các nội dung đó, Hiến pháp đã mở rộng chủ thể và nội dung của
quyền được bảo vệ về đời tư so với Điều 73 của Hiến pháp năm 1992 - chỉ quy định về quyền bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín.
+ Thứ ba, về quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn, truy bức, nhục hình:
Điều 20, Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,
nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định.
+ Thứ tư, về quyền khiếu nại, tố cáo: Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định đầy đủ
về quyền này, từ quyền của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu lại, tố cáo cho đến người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; và 4
nghiêm cấm việc trả thù người khiếu lại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu lại, tố cáo để vu
khống, vu cáo làm hại người khác. 5
+ Thứ năm, về quyền tự do cư trú, đi lại: Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân
có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai
tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở
do Luật định (Điều 22). Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền
ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23).
+ Thứ sáu, về quyền bình đẳng giới: Theo Điều 26 Hiến pháp năm 2013, công dân
nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình
đẳng giới. Nếu Điều 63 của Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định nghiêm cấm mọi hành vi
phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, thì Hiến pháp năm 2013 quy
định “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26). Quy định này đã thay đổi quan
niệm và cách tiếp cận về bình đẳng giới, từ chỉ bình đẳng với giới nữ sang bình đẳng với
cả giới nam và giới nữ. Chủ thể và nội dung quyền bình đẳng về giới, do vậy, được mở
rộng và làm sâu sắc hơn. - Ví dụ minh họa:
+ Quyền bình đẳng giới: Bình đẳng giới giữa nam và nữ vì tỉ lệ sinh tại nhiều địa
phương trong cả nước ở mức mất cân bằng, nhiều nam giới hơn.
Hơn nữa bình đẳng giới thể hiện trong tiếng nói, nữ giới ngoài làm việc nhà cũng
cần được tiếp cận với giáo dục, được tham gia vào cơ quan Nhà nước, được tôn trọng
trong các lĩnh vực và được tham gia vào những quyết sách lớn, đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước. 6