-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn thi - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Đề cương ôn thi - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Câu 3: Trình bày khái niệm pháp luật, quy phạm pháp luật và các hình thức pháp luật?
- Khái niệm pháp luật:
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội,
là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định xã hội.
- Khái niệm quy phạm pháp luật:
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp
đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành
chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành
và được Nhà nước bảo đảm thực hiện – (Khoản 1, Điều 3, Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015).
- Các hình thức pháp luật:
Hình thức của pháp luật có hai loại là: hình thức bên trong, và hình thức bên ngoài pháp luật.
+ Hình thức bên trong của pháp luật: chứa đựng các yếu tố nội tại kết cấu nên toàn bộ nội
dung của hệ thống pháp luật. Nói cách khác, hình thức bên trong của pháp luật chính là hình thức
cấu trúc của hệ thống pháp luật. Hình thức cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật của một nhà
nước bao gồm các thành phần là các ngành luật độc lập, trong mỗi ngành luật lại được cấu tạo
bởi nhiều chế định pháp luật có tính độc lập tương đối, và trong mỗi chế định pháp luật được cấu
trúc từ nhiều quy phạm pháp luật.
+ Hình thức bên ngoài của pháp luật: Nguồn của pháp luật tức là những hình thức bên
ngoài của pháp luật làm căn cứ dẫn chiếu để giải quyết các sự kiện pháp lý nảy sinh trong cộng
đồng dân cư, trong hoạt động kinh doanh thương mại, nội bộ quốc gia hoặc với các nước khác.
Câu 4: Trình bày khái niệm vi phạm pháp luật và các dấu hiệu của vi phạm pháp luật? - Khái niệm:
Vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi trái pháp luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách 1
nhiệm pháp lý thực hiện. Hậu quả của vi phạm pháp luật là xâm hại dến các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ.
- Dấu hiệu vi phạm pháp luật:
Dưới đây là 05 dấu hiệu của vi phạm pháp luật để tránh nhầm lẫn với trách nhiệm pháp lý:
+ Thứ nhất, vi phạm pháp luật phải là hành vi thực tế của cá nhân hoặc tổ chức
tham gia vào các quan hệ xã hội. Tức, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân để xác định đó là hành vi thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.
+ Thứ hai, vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật ví dụ: Chủ thể vi phạm
pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm hoặc thực hiện các hành vi vượt quá thẩm quyền.
+ Thứ ba, vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lý, bởi lẽ hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực
trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Trong đó, năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy
định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là cá nhân sẽ có
năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường.
+ Thứ tư, vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể, tức khi thực hiện hành
vi trái luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình cũng như hậu quả của hành
vi đó gây ra và điều khiển được hành vi của mình.
Ngược lại, trường hợp chủ thể thực hiện một hành vi có tính chất trái pháp luật
nhưng người này không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây
ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi nhưng không điều
khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.
+ Thứ năm, vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ như: Quan hệ tài sản, quan hệ hôn nhân - gia đình… 2