-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương Pháp luật đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Áp dụng pháp luật là gì? Theo pháp luật Việt Nam, trường hợp nào cần phải áp dụng pháp luật? Chỉ ra hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Chỉ ra mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, pháp luật với chính trị và liên hệ vào điều kiện Việt Nam hiện nay. Hợp đồng dân sự là gì? Làm rõ hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật đại cương 24 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Đề cương Pháp luật đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Áp dụng pháp luật là gì? Theo pháp luật Việt Nam, trường hợp nào cần phải áp dụng pháp luật? Chỉ ra hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Chỉ ra mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, pháp luật với chính trị và liên hệ vào điều kiện Việt Nam hiện nay. Hợp đồng dân sự là gì? Làm rõ hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương 24 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
1) Áp dụng pháp luật là gì? Theo pháp luật Việt Nam, trường hợp nào cần phải áp dụng pháp luật?
2) Chỉ ra hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
3) Chỉ ra mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, pháp luật với chính trị và liên hệ vào điều kiện Việt Nam hiện nay.
4) Hợp đồng dân sự là gì? Làm rõ hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
5) Chỉ ra mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước, pháp luật với đạo đức và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
6) Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm bao nhiêu bộ phận cấu thành? Trình bày các bộ phận cấu thành đó.
7) Hình thức nhà nước được hình thành từ các yếu tố nào? Hãy làm rõ các yếu tố đó.
8) Hợp đồng dân sự là gì? Chỉ ra nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự và cho ví dụ.
9) Kiểu nhà nước là gì? Nêu đặc trưng của các kiểu nhà nước và sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử.
10)Luật Hành chính điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nào? Chỉ rõ đặc điểm của các nhóm quan hệ xã hội đó.
11) Nêu các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật. Lấy ví dụ minh họa?
12) Nhà nước là gì? Trình bày bản chất và đặc trưng của nhà nước.
13) Phân biệt nhà nước với các tổ chức khác nhà nước.
14) Phân biệt tội phạm với những hành vi vi phạm pháp luật khác. Lấy ví dụ minh họa?
15) Phân tích bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
16) Thực hiện pháp luật là gì? Trình bày các hình thức thực hiện pháp luật và chỉ rõ điểm khác
biệt giữa áp dụng pháp luật với các hình thức còn lại?
17) Trình bày bản chất của nhà nước và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
18) Phân tích bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
19) Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì? Hãy trình bày những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
20) Trình bày các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
21) Trình bày các đặc điểm cơ bản của Nhà nước.
22) Pháp luật là gì? Làm rõ bản chất của pháp luật.
23) Pháp luật là gì? Trình bày nguồn gốc ra đời của pháp luật.
24) Sinh viên có trách nhiệm gì trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay?
25) Sự kiện pháp lý là gì? Nêu các loại sự kiện pháp lý và lấy ví dụ minh họa?
26) Tại sao nói Luật Dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
27) Tham nhũng là gì? Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm gì trong phòng, chống tham nhũng?
28) Tham nhũng là gì? Chỉ rõ các loại tham nhũng.
29) Tham nhũng là gì? Trình bày đặc trưng của tham nhũng.
30) Thế nào là bộ máy nhà nước? Trình bày các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay?
31) Phân tích các nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
32) Trình bày quy định cơ bản về thừa kế theo di chúc.
33) Phân tích nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
34) Thế nào là quy phạm pháp luật? Chỉ rõ cơ cấu của quy phạm pháp luật.
35) Thế nào là quyền sở hữu? Trình bày nội dung cơ bản của quyền sở hữu và lấy ví dụ minh họa.
36) Thực hiện pháp luật là gì? Chỉ rõ nội dung các hình thức thực hiện pháp luật.
37) Trình bày các giai đoạn áp dụng pháp luật và cho ví dụ minh họa.
38) Trình bày các thuộc tính cơ bản của pháp luật.
39) Trình bày khái niệm và phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp.
40) Tại sao nói Luật Hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
41) Tại sao nói Luật Hình sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
42) Trình bày phương hướng xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
43) Trình bày quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc của nhà nước.
44) Trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, công dân có trách nhiệm gì?
45) Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Trình bày các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt
Nam hiện nay và chỉ ra giá trị pháp lý của chúng.
Câu 1: Áp dụng pháp luật là gì? Theo pháp luật Việt Nam, trường hợp
nào cần áp dụng pháp luật?
- Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức và quyền lực Nhà nước, trong
đó các cơ quan, cá nhân Nhà nước có thẩm quyền nhân danh Nhà nước áp dụng
các quy phạm pháp luật vào các sự kiện pháp lý cụ thể làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt các quan hệ pháp luật thể hiện qua văn bản áp dụng pháp luật.
- Các trường hợp áp dụng pháp luật cụ thể:
1, Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và
nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ
quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết;
2, Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự
can thiệp của Nhà nước;
3, Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật;
4, Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ
pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý
nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết
tay, chữ kí của người có thẩm quyền…
Câu 2: Chỉ ra hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Trả lời
Những hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay có thể khái quát trên một
số nội dung cơ bản sau:
- Trong lĩnh vực kinh tế, hậu quả của tham nhũng được thể hiện như sau:
Một là, tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế bởi các chính sách
kinh tế của quốc gia không được thực hiện đầy đủ hoặc hoàn toàn.
Tham nhũng làm cho nền kinh tế mọt ruỗng, làm biến chất quan hệ sở
hữu, làm rối loạn chính sách phân phối, đi chệch hướng phát triển và
không có khả năng thực hiện các mục tiêu dự kiến ban đầu.
Hai là, tham nhũng gây ra lãng phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế. Bởi
lẽ một phần khá lớn tiền của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước
ngoài bị “rơi vào túi" của những kẻ quan liêu, tham nhũng, mà không
được sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ba là, tham nhũng tạo ra một rào cản, cản trở đầu tư nước ngoài. Do
nạn tham nhũng, đầu tư trực tiếp nước ngoài không được khích lệ và
các doanh nghiệp nhỏ trong nước dù vật lộn cũng không vượt qua
được các chi phí “bôi trơn". Không những thế, tham nhũng là vẩn đục cạnh tranh lành mạnh.
- Trong lĩnh vực chính trị - xã hội, hậu quả của tham nhũng được thể hiện như sau:
Một là, tham nhũng gây trở ngại lớn đối với quá trình mới và xây
dựng đất nước; làm thất thoát khoản tài chính, tài sản lớn.
Hai là, tham nhũng tạo ra và làm gia tăng bất công trong xã hội. Trong
khi những người có thế lực, có điều kiện về kinh tế nhờ tham nhũng
có thể làm giàu một cách bất chính, thì những người nghèo lại không
có tiền để hối lộ nên gặp phải những bất công so với những người có hành vi tham nhũng.
Ba là, tham nhũng bóp méo hoạt động quản lý nhà nước, vô hiệu hoá
quyền lực nhà nước, khiến cho hoạt động quản lý nhà nước kém hiệu quả và không minh bạch.
Bốn là, tham nhũng làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ xã
hội chủ nghĩa, gây bất ổn xã hội. Không những thế, tham nhũng còn
làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong con mắt của cộng đồng thế giới,
trước hết là các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm là, tham nhũng làm biến chất cán bộ, công chức nhà nước, hủy
hoại đạo đức công vụ.
Sáu là, tham nhũng làm băng hoại đạo đức xã hội, phá hội các giá trị
truyền thống văn hoá của dân tộc - vốn là nguồn sức mạnh của dân tộc ta từ trước đến nay.
Bảy là, tham nhũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trật tự, kỷ
cương trong các lĩnh vực không được thực hiện một cách nghiêm
chỉnh; trật tự, an toàn xã hội chưa đảm bảo, tình trạng tội phạm gia
tăng. Tham nhũng là tội phạm gốc cho sự xuất hiện của các loại tội
phạm khác, như tội phạm rửa tiền.
🡺 Như vậy, có thể thấy tham nhũng là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Tham
nhũng không chỉ gây thiệt hại to lớn về mặt vật chất mà còn gây thiệt hại nặng nề
về mặt tinh thần. Tham nhũng không chỉ cản trở sự phát triển kinh tế mà còn gây ra
sự mất ổn định xã hội, làm gia tăng bất công xã hội và băng hoại đạo đức xã hội.
Câu 3: Chỉ ra mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, pháp luật với chính trị
và liên hệ vào điều kiện Việt Nam hiện nay.
1, Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế
- Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối liên hệ giữa một yếu tố thuộc kiến
trúc thượng tầng và một yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, trong mối quan hệ này pháp
luật có tính độc lập tương đối. Sự ra đời và phát triển của pháp luật có quan hệ mật
thiết với quá trình phát triển của một đất nước, nhất là kinh tế của đất nước đó.
- Khái niệm pháp luật và kinh tế:
+) Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Có thể pháp luật xuất hiện từ khi chế độ tư hữu về tài sản và sự phân hóa xã hội
thành giai cấp xuất hiện, giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng không thể điều hòa
được. Trong khi giai cấp thống trị bao giờ cũng muốn hướng hành vi của mọi
người vào lợi ích riêng của họ. Do đó khi nắm trong tay các phương tiện quyền
lực, giai cấp thống trị chọn lọc giữ lại, thừa nhận các trật tự chuẩn mực phù hợp
với lợi ích của họ và biến chúng thành các trật tự xã hội, các quy tắc xử sự chung
bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo nhằm phục vụ lợi ích riêng của giai cấp thống trị.
+) Kinh tế là tổng hợp các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội
– liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người
trong một xã hội với một nguồn lực khan hiếm. Nói đến kinh tế suy cho cùng là
nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
🡺 Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế:
Pháp luật là yếu tố thượng tầng xã hội, còn kinh tế thuộc về yếu tố của cơ sở hạ
tầng. Do đó mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối liên hệ giữa một yếu tố
thuộc kiến trúc thượng tầng và một yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, trong mối quan hệ
này pháp luật có tính độc lập tương đối. Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh
tế có thể thấy pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật lại có sự tác
động trở lại một cách mạnh mẽ với kinh tế.
– Thứ nhất, sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế:
Các điều kiện kinh tế, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết
định sự ra đời của pháp luật mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ
cấu, sự phát triển của pháp luật.
+ Cơ sở kinh tế như tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý
kinh tế… sẽ quyết định sự ra đời, nội dung, hình thức và sự phát triễn của pháp luật.
+ Sự thay đổi của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi pháp luât. Pháp luật luôn phản
ánh trình độ phát triển của kinh tế. Pháp luật không thể cao hơn hoặc thấp hơn
trình độ phát triển của kinh tế.
+ Tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính
chất, nội dung của các quan hệ pháp luật, tính chất phương pháp điều chỉnh cua pháp luật.
+ Chế độ kinh tế sẽ quyết định việc tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của các thiết chế pháp lý.
– Thứ hai pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ với kinh tế. Việc
tác động của pháp luật với kinh tế theo những xu hướng tích cực hoặc tiêu cực
khác nhau do đó pháp luật có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triễn của kinh tế.
+ Nếu pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế – xã hội thì nó tác
động tích cực đến sự phát triển các quá trình kinh tế, cũng như cơ cấu của nền kinh
tế, ở đây, sự tác động cùng chiều giữa pháp luật và các quá trình kinh tế xã hội.
Pháp luật góp phần vào ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp
luật phản ánh đúng trình độ kinh tế – xã hội.
+ Nếu pháp luật không phù hợp với các quy luật pháp triển kinh tế – xã hội được
ban hành do ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ nền kinh
tế,hoặc một bộ phận của nền kinh tế dẫn đến cản trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội.
Ví dụ mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế thể hiện rõ trong thời bao cấp tại Việt Nam.
Trong thời bao cấp hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước bao cấp, diễn ra
dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc Khối
xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó. Theo đó thì kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho
khối kinh tế tập thể và kinh tế do nhà nước chỉ huy. Trong thời kỳ bao cấp ra đời
pháp luật thời kỳ bao cấp với chế độ tem phiếu để quản lý hàng hóa.
Pháp luật thời bao cấp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế với cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp bằng các mệnh lệnh, quy định hành chính đối với các hoạt động
kinh tế, đã làm nền kinh tế bị trì trệ dẩn đến khủng hoảng và kìm hãm toàn bộ nền
kinh tế dẫn đến cản trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta lúc bấy giờ.
Có thể thấy mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế có thể thấy pháp luật phụ thuộc
vào kinh tế; mặt khác, pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ với
kinh tế. Qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế có thể thấy
được pháp luật đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Thiếu pháp
luật thì nền kinh tế sẽ rất khó vận hành hoặc vận hành không có hiệu quả, các hoạt
động kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn và không thể kiểm soát. Vai trò của pháp luật đối
với sự phát triển kinh tế là không thể phủ nhận.
2, Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị
Chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai
cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính
quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của Nhà
nước; sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước.
Giữa pháp luật và chính trị có mối liên hệ mật thiết với nhau, cụ thể như sau:
1. Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước:
– Bộ máy nhà nước là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm
nhiều loại cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tạp nhiều
bộ phận. Để xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương pháp tổ
chức hoạt động phù hợp để thực hiện một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập
thực hiện quyền lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững chắc của những
quy định của pháp luật.
– Khi một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp
và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước thì
dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng của
các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.
– Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà nước
hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một hệ thống
pháp luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.
3. Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia:
Pháp luật luôn tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại
giao giữa các quốc gia. Sự phát triển của quan hệ bang giao đòi hỏi pháp luật của
các nước thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ thay đổi của mỗi quốc gia.
4. Pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị:
Pháp luật thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng cầm quyền tức là làm cho ý
chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. Đường lối chính sách của
đảng có vai trò chỉ đạo nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật.
* Liên hệ mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, pháp luật với chính trị trong
điều kiện Việt Nam hiện nay
- Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, tạo những điều kiện thuận lợi nhất định đối với đời sống vật chất, tinh
thần của người dân cũng như các hoạt động thực hiện pháp luật của họ.
Sự phát triển về kinh tế với những chính sách kinh tế thuận lợi; đường lối chính trị
đúng đắn, định hướng nhân cách con người; nét đẹp truyền thống và những đổi
mới theo hướng tích cực, lối sống văn hóa cùng với các hệ thống pháp lý chặt chẽ
đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện pháp luật một cách hiệu quả nhất. Nhìn
chung, xã hội hiện nay tương đối ổn định, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội; để
có được điều này là nhờ có hoạt động thực hiện pháp luật của con người được đảm
bảo, duy trì và giữ vững. Bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn hoạt động
thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay thì trong thực tế vẫn còn tồn đọng một số
hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật. Mặc dù có sự chỉ đạo của các
cơ quan chức năng có thẩm quyền, đường lối chính trị đúng đắn của nhà nước, tuy
nhiên trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ thực hiện pháp luật trái với
quy định nhà nước, có thể gọi là vi phạm pháp luật và tội phạm. Điều này cho thấy
ý thức pháp luật của những bộ phận này chưa cao, kém hiểu biết và ảnh hưởng xấu
tới sự ổn định và trật tự xã hội.
Câu 4: Hợp đồng dân sự là gì? Làm rõ hình thức và thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng dân sự.
1. Khái niệm Hợp đồng dân sự:
- Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho
tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong
đó một hoă ~c các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
2. Hình thức của hợp đồng dân sự
Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng và độ tin tưởng lẫn nhau mà
các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng phù
hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều 199 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định
hình thức của giao dịch dân sự cũng là hình thức của hợp đồng, gồm:
- Hình thức miệng (bằng lời nói)
Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với
nhau về nội dung cơ bản của hợp dòng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi
nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường
hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau (bạn bè cho nhau vay tiền) hoặc đối với
những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt.
- Hình thức viết ( bằng văn bản)
Trong văn bản, các bên phải ghi đầy đủ nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí
tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình
thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn
cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình
đối với bên kia. Vì vậy, đối với hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với
việc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này. Thông thường, hợp đồng được
lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.
- Hình thức có công chứng, chứng thực, đăng ký
Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng
của nó là những tài sản mà nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát khi chúng được
dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có
công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng
cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập
theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm, các bên vẫn có thể
chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.
3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Khi hợp đồng đã có hiệu lực, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự đã được
xác định từ hợp đồng đó. Trên cơ sở của hình thức đã giao kết mà hiệu lực của hợp
đồng được xác định theo từng thời điểm khác nhau. Về nguyên tắc, hợp đồng có
hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân
sự còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp
luật. Vì vậy, hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau:
Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa
thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng
Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau
cùng kí vào văn bản hợp đồng
Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có
hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.
Hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các
bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp pháp luật quy định.
Câu 5: Chỉ ra mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước, pháp luật với đạo
đức và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
1. Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước
Pháp luật là sản phẩm trực tiếp của hoạt động nhà nước.
Pháp luật có vai trò điều chỉnh hoạt động nhà nước và các quan hệ xã hội.
Pháp luật là mục đích tồn tại của nhà nước.
Pháp luật là phương tiện kiểm soát hoạt động nhà nước, xác
định giới hạn cho phép hay không cho phép, đảm bảo sự kiểm
soát đối với nhà nước bằng pháp luật và quy định cơ cấu tổ
chức bên trong và hoạt động của nhà nước, của các cơ quan nhà nước.
Nhờ có pháp luật mà nhà nước thực hiện được các nhiệm vụ,
chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại của mình, xác định
chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quy chế pháp lý đối với các cá nhân.
Pháp luật có vai trò củng cố hoàn thiện nhà nước để thích ứng
sự phát triển khách quan của xã hội.
không có chế độ nhà nước nào có thể thiếu pháp luật hay ngoài pháp luật
sự hoàn thiện tiến bộ hay lạc hậu, trì trệ của pháp luật sẽ
kéo theo sự hoàn thiện hay trì trệ, lạc hậu của nhà nước và ngược lại
việc đổi mới, hoàn thiện nhà nước và pháp luật chỉ thực
sự có ý nghĩa và hiệu quả khi được tiến hành song song,
đồng thời trên cơ sở giám sát và tham gia, đánh giá khách quan của toàn xã hội
hiệu lực, hiệu quả của nhà nước và pháp luật tác động phụ thuộc lẫn nhau 1.
Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
- Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau. Một xã hội có nền tảng đạo đức tốt sẽ là cơ sở để pháp
luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác. Mặt khác, pháp luật nghiêm sẽ hỗ trợ
đắc lực cho việc giữ gìn, phát triển nền đạo đức xã hội tốt đẹp.
- Tác động của đạo đức tới pháp luật:
Đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp
luật. Các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp
pháp không phải vì họ hiểu các quy định của pháp luật mà có thể
do xuất phát từ các quy tắc của đạo đức. Nhiều quy tắc, yêu cầu,
đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên
thành quy phạm pháp luật.
Đạo đức là cơ sở, môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và
thực hiện pháp luật. Đạo đức là yếu tố không thể thiếu được trong
mỗi con người. Những quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận
trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một
cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. Đối với những quan niệm, quy tắc
đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế.
Nhiều quan điểm đạo đức được thể chế hoá trong pháp luật, nhiều
quy tắc đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận
trong pháp luật qua đó góp phần tạo nên pháp luật.
Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ
trở thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế
chúng, từ đó cũng góp phần hình thành nên pháp luật.
Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện
pháp luật. Người có ý thức đạo đức cao trong mọi trường hợp đều
nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, không lợi dụng sơ hở, hạn chế
mà lách luật, trốn luật.
- Tác động của pháp luật với đạo đức:
Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận các chuẩn mực đạo đức, mà còn là
công cụ phương tiện bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu
bằng các biện pháp, chế tài cụ thể. Pháp luật có vai trò to lớn trong
việc duy trì, bảo vệ và phát triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong xã hội.
Pháp luật khẳng định, bảo vệ và phát huy những nguyên tắc, chuẩn
mực của truyền thống đạo đức.
Pháp luật không chỉ ghi nhận đạo đức mà còn là phương tiện đảm bảo
cho đạo đức thực hiện trong cuộc sống thông qua các biện pháp tác động của Nhà nước.
Những quan niệm đạo đức được pháp luật thừa nhận sẽ được đảm bảo
thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Do đó
những quan niệm đạo đức sẽ có phạm vi tác động đến mọi chủ thể và
được bảo đảm bằng các biện pháp quyền lực nhà nước.
Pháp luật còn có tác động giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức
của dân tộc, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức.
Pháp luật cũng có thể loại bỏ các chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải
tạo các chuẩn mực đạo đức, góp phần tạo nên những chuẩn mực đạo
đức mới, phù hợp hơn với tiến bộ xã hội. 1.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
1. Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước
Nhà nước và pháp luật Việt Nam cùng ra đời và thống
nhất với nhau. Nhà nước bảo vệ pháp luật thực thi hiệu
quả nhất. Nhà nước có một bộ máy cưỡng chế đặc biệt
đảm bảo cho việc thực thi pháp luật như nhà tù, cảnh sát, tòa án,...
Pháp luật lại được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, vì
thế, nhà nước luôn đảm bảo cho pháp luật được thực thi
nhanh chóng, hữu hiệu nhất trong cuộc sống. Pháp luật
do nhà nước ban hành, được truyền bá phổ biến bằng con
đường chính thức thông qua các hệ thống cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Pháp luật có khả năng tác động đến
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, điều chỉnh hầu khắp
các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, giáo dục, văn hóa,..
Không chỉ vậy, nhà nước ban hành, thay đổi, hủy bỏ,
hoàn thiện pháp luật, bảo vệ pháp luật khỏi sự vi phạm,
bảo đảm pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống rất rõ
ràng. Trước đổi mới, Đảng và Nhà nước ta có thực hiê ~n
chính sách ngoại giao khép kín. Hê ~ thống pháp luâ ~t của
nước ta ngăn cấm các hoạt đô ~ng đầu tư của tư bản nước
ngoài vào. Tuy nhiên từ khi mở cửa và hội nhập nền kinh
tế Nhà nước đã đă ~t quan hê ~ ngoại giao với hơn 180 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đă ~c biêt 11/2007 Viê ~t
Nam đã tham gia và trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trước tình hình đó, pháp luâ ~t của Việt Nam đã có những
thay đổi để phù hợp với xu thế chung. Đó là sự thay đổi
thể hiê ~n trong các Luâ ~t Đầu tư, Luâ ~t Thương Mại… Đặc
biệt, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm thu hút
nguồn vốn đầu tư nước ngoài như tạo môi trường đầu tư
thông thoáng, giảm các loại thuế, rút gọn các thủ tục…
Những chính sách đó đã được thể hiê ~n tâ ~p trung trong
pháp luâ ~t Viê ~t Nam hiê ~n hành.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
Pháp luật tác động đến đạo đức thể hiện rất rõ qua nhiều khía cạnh.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự
2015: “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Điều
cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho
phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã
hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người
trong đời sống xã hội được mọi người thừa nhận và tôn trọng.
Hay trong Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 theo quy định tại
điều 8 thì điều kiện kết hôn như sau:
” Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
Pháp luật đã bỏ các chuẩn mực đạo đức lỗi thời, loại bỏ tư
tưởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, tảo hôn, kết hôn sớm…
– Tác động của đạo đức đến pháp luật:
Đạo đức của con người là cơ sở, môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm
nhận và thực hiện pháp luật. Đạo đức con người không cho phép thực
hiện các hành vi giết người nên các chủ thể tuân thủ và thực hiện
nghiêm hành vi lối sống ứng xử của bản thân.
Câu 6: Hệ thống pháp luật của Việt Nam gồm bao nhiêu bộ phận cấu thành?
Trình bày các bộ phận cấu thành đó.
- Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm ba bộ phận cấu thành :quy phạm pháp luật, chế
định pháp luật và ngành luật +) Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất, là ‘‘tế bào”, “viên gạch” trong hệ thống
cấu trúc pháp luật đã thể hiện đầy đủ đặc điểm của pháp luật - trong đó có tính
khuôn mẫu, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính cưỡng chế nhà nước. Mỗi
quy phạm pháp luật đều thể hiện vai trò điều chỉnh đối với quan hệ pháp luật nhất định +) Chế định pháp luật
Chế định pháp luật gồm các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm xã hội
liên quan mật thiết với nhau và có chung tính chất . Mặc dù những quan hệ xã hội
mang tính đặc thù , nhưng chúng tồn tại không tách biệt nhau , chế định pháp luật
mang tính chất nhóm , mỗi chế định có đặc điểm riêng, nhưng chúng đều có mối
quan hệ nội tại thống nhất với nhau, chúng không tồn tại biệt lập . Việc xác định
ranh giới giữa các chế định nhằm tạo khả năng xây dựng hệ thống quy phạm pháp
luật phù hợp với thực tiễn xã hội +) Ngành luật
Ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội,
cùng loại thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội , bằng phương pháp
riêng của mình để xác định ngành luật người ta dựa vào 2 căn cứ là đối tượng điều
chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Câu 7: Hình thức nhà nước có mấy yếu tố? Phân tích các yếu tố đó.
Hình thức nhà nước gồm 3 yếu tố, đó là: hình thức chính thể, hình
thức cấu trúc, chế độ chính trị. 1.
Hình thức chính thể ( cách tổ chức quyền lực và phương pháp thực
hiện quyền lực ấy ) gồm 2 dạng là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
Chính thể quân chủ
- Quyền lực tối cao tập trung toàn bộ ( hoặc 1 phần ) trong tay người đứng đầu nhà
nước theo nguyên tắc thừa kế.
- Được chia thành chính thể tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế.
- Chính thể tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn.
- Chính thể quân chủ hạn chế: người đứng đầu nắm 1 phần quyền lực, bên cạnh đó
còn một cơ quan quyền lực nữa.
Chính thể cộng hoà
- Quyền lực tối cao của nhà nước phụ thuộc vào một cơ quan được bầu ra trong 1 thời gian nhất định
- Được chia thành 2 loại: cộng hoà dân chủ và cộng hòa quý tộc
- Cộng hoà dân chủ: công dân tham gia để bầu cử thành lập các cơ quan đại diện của nhà nước
- Cộng hoà quý tộc: chỉ dành riêng cho giới quý tộc
- Hiện nay, trong nhà nước tư sản, chính thể cộng hoà có 2 biến dạng là cộng hoà
tổng thống và cộng hoà đại nghị
- Cộng hoà tổng thống: tổng thống được cử chi bầu ra; vừa là nguyên thủ quốc gia
vừa đứng đầu chính phủ; các thành viên chính phủ do tổng thống bầu và chịu trách
nhiệm trước tổng thống
- Cộng hoà đại nghị: nghị viện thành lập, kiểm tra hoạt động chính phủ. Tổng
thống có vai không trò lớn.
2. Hình thức cấu trúc nhà nước ( sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị
hành chính lãnh thổ và tính chất, quan hệ giữa các bộ phận cấu thành
nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với các
cơ quan nhà nước ở địa phương )
Nhà nước đơn chất
- Nhà nước có chủ quyền chung
- Bao gồm: đơn vị hành chính, hệ thống co quan nhà nước
- Trong nước có 1 hệ thống pháp luật
Nhà nước liên bang:
- Có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại
- Công dân nhà nước liên bang mang 2 quốc tịch
- Có 2 hệ thống pháp luật: bang và liên bang
- Có 2 cơ quan hệ thống pháp luật và quản lí
- Liên bang có dấu hiệu nhà nước. Các nhà nước thành viên có chủ quyền riêng
ở mức độ này or mức độ khác có dấu hiệu nhà nước.
3. Chế độ chính trị ( tổng thể phương pháp, cách thức các cơ quan nhà
nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước )
Phương pháp dân chủ: Dân chủ thực sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ
rộng rãi, dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
Phương pháp phản dân chủ: tính chất độc tài, khi phương pháp cai trị
và quản lí phát triển mức độ cao sẽ trở nên tàn bạo, quân phiệt và phát xít.
Câu 8: Hợp đồng dân sự là gì? Chỉ ra nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự và cho ví dụ
* Khái niệm hợp đồng dân sự
-Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho
tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong
đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
* Nội dung của hợp đồng