Đề cương Quản lí nhà nước về xuất bản - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trongcác lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có trách nhiệm báo cáo định kỳhoặc đột xuất theo quy định. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề 1
Câu 1 (2 điểm): Trình bày việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và
công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản.
- Đây là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định
của Luật xuất bản 2012.
- Các cấp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định cụ thể là hoạt động.
- Mục tiêu nhằm động viên kịp thời các cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động xuất bản.
- Xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về xuất bản bởi khen thưởng
hay kỷ luật đúng có tác động tích cực trong hoạt động quản lý. Trả lời:
Điều 5. Chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động xuất bản
1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong
các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có trách nhiệm báo cáo định kỳ
hoặc đột xuất theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Thông tin và
Truyền thông về hoạt động xuất bản và công tác quản lý nhà nước về hoạt động
xuất bản tại địa phương.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công
tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết trình tự, thủ tục, cách
thức báo cáo và biểu mẫu báo cáo trong hoạt động xuất bản.
Thực hiện các hoạt động tổng kết thực tiễn, tổ chức công tác thi đua, khen thưởng,
nghiên cứu khoa học lý luận xuất bản, xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
xuất bản và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản trong xu thế hội nhập hiện nay rất cần có sự tổng kết, đánh giá
việc thi hành các quy phạm pháp luật và các chính sách, chế độ trong hoạt động
thực tiễn của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản. Đồng thời, việc thực hiện
công tác khen thưởng, tuyển chon và trao giải thưởng đối với những xuất bản
phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức hàng năm của cơ quan quản lý
nhà nước về xuất bản đã đem lại khí thế và sức sống mới cho hoạt động xuất
bản nhằm tôn vinh và ghi nhận công lao của các đơn vị và cá nhân tham gia
xuất bản. Ngoài ra, để xây dựng đưoc chiến lưoc phát triển xuất bản theo đúng
định hướng của Đảng cũng như xây dựng các chính sách, chế độ phù hợp, hiệu quả
cần phải dựa vào những kết quả nghiên cứu khoa học về lý luận nghiệp vụ xuất
bản, do đó Nhà nước đã bước đầu đầu tư kinh phí, trí tuệ cho việc xây dựng và
phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học xuất bản, trước hết là triển khai
nghiên cứu các đề tài chuyên sâu về khoa học quản lý xuất bản.
Công tác quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đối
với đội ngũ cán bộ xuất bản, cũng như xây dựng kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ của khoa học, công nghệ vào trong hoạt động xuất bản cũng là một nội
dung quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản hiện nay. Nhà nước
luôn phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên xây dựng kế hoạch đào
tạo, bối dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ xuất bản, đặc biệt
là đội ngũ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ biên tập viên trong các đơn vị xuất bản. Tất
cả những vấn đề đó sẽ tạo tiền đề cho hoạt động xuất bản phát triển mạnh mẽ và
thực sự hội nhập với xuất bản trong khu vực và thế giới nhờ đội ngũ cán bộ có bản
lĩnh, năng động, có trình độ khoa học và tay nghề cao.
Câu 2 (3 điểm): Nêu những điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử.
- Khái quát về xuất bản điện tử
- Các điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
- Phải có giấy phép xuất bản
- Có năng lực về thiết bị
- Có năng lực công nghệ
- Có nguồn nhân lực kỹ thuật .
- Có biện pháp kỹ thuật phù hợp
- Có tên miền Internet Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Có đăng ký hoạt động phát hành. Trả lời:
* Khái quát: Xuất bản điện tử là hoạt động xuất bản mà các xuất bản phẩm được
tạo ra và phân phát đến tay người đọc có sử dụng công nghệ thông tin; là hoạt động
tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử
để tạo ra xuất bản phẩm điện tử. * Điều kiện
1. Điều kiện về thiết bị, công nghệ để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 45 Luật xuất bản, cụ thể như sau:
a) Có máy chủ đặt tại Việt Nam, máy tính và các thiết bị khác để phục vụ
mục đích xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử trên mạng Internet;
b) Có thiết bị, phần mềm phục vụ việc thiết kế, dàn trang, ghi dữ liệu trên
các phương tiện điện tử;
c) Có thiết bị truyền phát xuất bản phẩm điện tử được số hóa sau khi được
biên tập, định dạng và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử;
d) Có đường truyền kết nối Internet được đăng ký hợp pháp để xuất bản,
phát hành xuất bản phẩm điện tử trên mạng Internet;
đ) Có giải pháp kỹ thuật để kiểm soát việc xuất bản, phát hành xuất bản
phẩm điện tử, bao gồm việc phát hành, loại bỏ hoặc khôi phục để phát hành;
e) Có thiết bị, giải pháp kỹ thuật để thống kê, quản lý số lượng xuất bản
phẩm điện tử đã được xuất bản, phát hành;
g) Có hệ thống lưu trữ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để lưu trữ các xuất bản
phẩm điện tử đã xuất bản, phát hành; xuất bản phẩm điện tử được lưu trữ
phải bảo đảm yêu cầu về tính xác thực, toàn vẹn, an toàn thông tin, có khả
năng truy cập ngay từ khi được tạo lập;
h) Có chứng thư số hợp pháp theo quy định của pháp luật về giao dịch điện
tử và phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xuất bản phẩm điện tử.
2. Tiêu chuẩn về nhân lực kỹ thuật để điều hành, quản lý quá trình xuất bản, phát
hành xuất bản phẩm điện tử quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều
45 Luật xuất bản cụ thể như sau:
a) Được đào tạo về công nghệ thông tin và có thâm niên công tác trong lĩnh
vực công nghệ thông tin ít nhất 01 năm; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Đủ trình độ vận hành, quản lý các thiết bị, giải pháp kỹ thuật quy định tại
Khoản 1 và Khoản 3 Điều này để xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.
3. Biện pháp kỹ thuật quy định tại Điểm b Khoản 1 vài Điểm b Khoản 2 Điều 45
Luật xuất bản cụ thể như sau:
a) Có thiết bị, giải pháp kỹ thuật phòng, chống vi-rút máy tính;
b) Có thiết bị, giải pháp kỹ thuật chống xâm nhập trái phép qua hệ thống mạng Internet;
c) Có quy trình nghiệp vụ xử lý sự cố về an toàn, an ninh thông tin;
d) Có quy trình nghiệp vụ để xác định việc can thiệp làm thay đổi nội dung
xuất bản phẩm điện tử;
đ) Có giải pháp kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông về kiểm soát bản quyền số đối với nhà cung cấp nội dung, các kênh phân phối nội dung.
4. Tên miền Internet Việt Nam quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm c Khoản 2
Điều 45 Luật xuất bản phải là tên miền ".vn".
5. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết các điều kiện hoạt
động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử tại Điều này phù hợp với từng giai
đoạn phát triển công nghệ.
Câu 3 (5 điểm): Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Thông tin và Truyền thông trong
quản lý nhà nước về xuất bản.
- Vị trí, chức năng của Sở Thông tin và Truyền thông
- Thực hiện việc báo cáo hoạt động theo quy định 6 tháng /lần với Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
xuất bản ở địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn kiến thức pháp
luật trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tại địa phương.
- Sở Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản của địa phương
- Tổ chức kho lưu chiểu để thực hiện lưu giữ xuất bản phẩm lưu chiểu ở địa phương.
- Cấp giấy phép xuất nhập khẩu xuất bản phẩm của địa phương.
- Cấp và cấp lại giấy phép hoạt động in, phát hành xuất bản phẩm của địa phương
- Tạm đình chỉ hoạt động xuất bản của nhà xuất bản, cơ sở in, phát hành tại địa phương.
- Xử lý vi phạm hoạt động xuất bản tại địa phương. Trả lời:
Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý
nhà nước về hoạt động xuất bản ở địa phương. Cụ thể:
- Thực hiện việc báo cáo hoạt động theo quy định 6 tháng /lần với Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cấp, thu hồi giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; giấy phép triển
lãm, hội chợ xuất bản phẩm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc địa phương, chi
nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức trung ương tại địa phương;
Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và giấy phép in gia công
xuất bản phẩm cho nước ngoài đối với cơ sở in xuất bản phẩm tại địa phương; giấy
phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh theo các quy định của Luật Xuất bản.
- Theo dõi và quản lý việc nộp lưu chiều xuất bản phẩm và chịu trách nhiệm
tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu do Sở cấp phép.
- Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xuất bản;
tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động
xuất bản theo thẩm quyền tại địa phương.
- Tạm đình chỉ hoạt động in xuất bản phẩm hoặc đình chỉ việc in xuất bản
phẩm đang in nếu phát hiện nội dung xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm những
điều cấm được quy định tại Luật Xuất bản (điều 10) và báo cáo ngay với Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tạm đình chỉ việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân do địa phương cấp phép.
Tạm đình chỉ việc phát hành xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Luật Xuất
bản của cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại địa phương.
- Tổ chức việc tịch thu, thu hồi, cấm lưu hành hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm
vi phạm pháp luật về xuất bản khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tinh.
Ngoài ra, ở các quận, huyện (và các cấp tương đương) còn có các tổ chức
phòng, ban chuyên môn nhằm giúp Ủy ban nhân dân địa phương theo dõi việc thực
hiện Luật Xuất bản cũng như các hoạt động xuất bản, in và phát hành trên địa bàn quản lý. Đề 2
Câu 1 (2 điểm): Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản được thể
hiện trên các phương diện nào?
- Quản lý nhà nước về xuất bản là một dạng hoạt động mang tính quyền lực đặc thù
- Quản lý nhà nước về xuất bản mang tính tổ chức cao và được điều chỉnh bằng pháp luật.
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản là hình thức quản lý nhà nước vừa
mang tính phổ quát vừa mang tính đặc thù.
Câu 2 (3 điểm): Vai trò và trách nhiệm của biên tập viên xuất bản đối với công
tác quản lý nhà nước về xuất bản.
- Trách nhiệm của biên tập viên
+ Hiểu rõ, nắm chắc luật pháp, chính sách về quản lý nhà nước đối với xuất bản.
+ Có ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, sống chân thực, lành mạnh.
- Tham gia các hoạt động quản lí nhà nước về xuất bản của cơ quan, đơn vị
+ Tham gia hoạt động thanh, kiểm tra chuyên ngành
+ Tham gia công tác tuyển dụng công chức của đơn vị
+ Tham gia công tác lưu chiểu
+ Không đồng lõa với những gian lận, tiếp tay với sự gian lận trong hoạt động xuất bản
Câu 3 (5 điểm): Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
xuất bản (thể loại, cơ quan ban hành).
- Khái quát về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xuất bản
- Đặc điểm và tính hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xuất bản - Các văn bản cụ thể
+ Luật Xuất bản và các luật liên quan do Quốc hội thông qua
+ Nghị định do Chính phủ ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Xuất bản
+ Thông tư do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành hướng dẫn
thi hành Luật Xuất bản và Nghị định của Chính phủ.
+ Thông tư liên bộ gồm các bộ liên quan ký ban hành hướng dẫn thi hành Nghị
định và Luật Xuất bản.
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về hoạt động xuất bản tại địa phương.
+ Quyết định của sở thông tin và truyền thông tỉnh, thành phố về hoạt động xuất bản tại địa phương
+ Quyết định của Cục Xuất bản, In và Phát hành về công tác quản lí theo thẩm quyền. Đề 3
Câu 1 (2 điểm): Mục đích của quản lý nhà nước về xuất bản (trang 11 giáo trình)
- Đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng của Đảng và Nhà nước
- Góp phần nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sáng tạo ra các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học. Câu 2:
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh tr (3 điểm): ong quản lý nhà
nước về xuất bản.
- Ban hành, hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động xuất bản tại địa phương.
- Cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận đăng ký theo quy
định của Luật Xuất bản.
- Nhận, quản lý, tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu
- Xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật Xuất bản
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng
trong hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong
hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
Câu 3 (5 điểm): Trình bày tóm tắt nội dung quản lý nhà nước về xuất bản.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển hoạt động xuất bản;
- Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và
bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản.
- Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;
- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;
- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản;
- Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng
trong hoạt động xuất bản;
- Phối hợp tổ chức tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao. Đề 4
Câu 1 (2 điểm): Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Xuất bản, In và Phát hành
trong hoạt động quản lý nhà nước về xuất bản.
- Giới thiệu khái quát về vị trí, chức năng của Cục Xuất bản, In và Phát hành;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong xuất bản.
- Tạm đình chỉ hoạt động xuất bản của nhà xuất bản, cơ sở in, phát hành
- Xử lý vi phạm hoạt động xuất bản Trả lời:
* CXB Là cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, giúp Bộ trưởng
thực hiện việc quản lý nhà nước về xuất bản
* Theo Điều 2, Quyết định số 2479/QĐ-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Xuất bản, In và Phát hành có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ
trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc
lĩnh vực xuất bản, in và phát hành.
- Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn,
hàng năm; chương trình, đề án, dự án về xuất bản, in và phát hành, các biện pháp
phòng, chống in lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm, các sản phẩm in
không phải xuất bản phẩm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép thành
lập nhà xuất bản, giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà
xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài, giấy phép nhập
khẩu xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật.
- Quyết định đình chỉ phát hành, buộc sửa chữa, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành và
tiêu hủy xuất bản phẩm vi phạm theo quy định pháp luật.
- Xác nhận và quản lý đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, đăng ký hoạt động cơ sở
in, đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm, đăng ký hoạt động xuất bản điện
tử, phát hành xuất bản phẩm điện tử, đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
- Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận
đăng ký, chứng chỉ hành nghề biên tập, giấy chứng nhận trong lĩnh vực xuất bản,
in và phát hành theo quy định của pháp luật, trừ giấy phép quy định tại mục thứ 3.
- Nhận và tổ chức kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quản lý việc lưu chiểu xuất
bản phẩm, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu; thẩm định nội dung xuất bản phẩm
nhập khẩu không kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên xuất bản phẩm.
- Tham mưu giúp Bộ trưởng có ý kiến về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức triển lãm và hội xuất chợ
bản phẩm cấp quốc gia và quản lý việc phát
hành xuất bản phẩm ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Câu 2 (3 điểm): Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Thông tin và Truyền thông trong
quản lý nhà nước về xuất bản. (lặp đề 1)
- Vị trí, chức năng của Sở Thông tin và Truyền thông;
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
trong xuất bản của địa phương.
- Tạm đình chỉ hoạt động xuất bản của nhà xuất bản, cơ sở in, phát hành tại địa phương.
- Xử lý vi phạm hoạt động xuất bản tại địa phương.
Câu 3 (5 điểm): Phân tích đặc điểm quản lý nhà nước về xuất bản ở Việt Nam.
- Quản lý nhà nước về xuất bản ở Việt Nam trong điều kiện một đảng cầm quyền
- Quản lí nhà nước về xuất bản được thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước
- Quản lý nhà nước về xuất bản chủ yếu bằng luật pháp
- Quản lí nhà nước về xuất bản theo hệ thống phân cấp từ trên xuống dưới.
- Quản lý nhà nước về xuất bản mang tính tổ chức và điều chỉnh là chủ yếu.
- Quản lý nhà nước về xuất bản mang tính khoa học
- Quản lý nhà nước về xuất bản mang tính tổ chức và điều chỉnh là chủ yếu
- Quản lý nhà nước về xuất bản mang tính kế hoạch.
- Quản lý nhà nước về xuất bản mang tính liên tục và ổn định.
người, nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đôi tượng theo mục tiêu đã định.
*Quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nước đối với một lĩnh vực hoạt động xã hội nào đó chính là những tác
động do một hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện, bằng những biện pháp và
công cụ riêng của Nhà nước nhằm định hướng, điều tiết, kiểm tra, kiểm soát hoạt
động của các tập thể xã hội và cá nhân công dân theo lợi ích giai cấp cầm quyền và
nhu cầu phát triển khách quan của xã hội.
Quản lý nhà nước là quản lý ở tầm vĩ mô thông qua các chiến lược phát triển,
chương trình mục tiêu, kế hoạch, pháp luật và các chính sách điều tiết thị trường.
Đó là sự quản lý xã hội bằng pháp quyền, bằng quyền lực chính trị, trong đó, luật
là một trong những công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước.
=> Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các chủ
thểmang quyền lực nhà nước tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức
năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Như vậy, tất cả các cơ quan nhà nước
đều làm chức năng quản lý nhà nước.
*Quản lý nhà nước về xuất bản:
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước về xuất bản được thực hiện trong hoạt
động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cụ thể là hoạt động của ba cơ quan nhà
nước bao gồm: Quốc hội – thực hiện hoạt động lập pháp; Cơ quan hành chínhnhà
nước còn gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và Cơ quan tư pháp – thực hiện hoạt động pháp lý.
- Về cơ quan lập pháp: Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật xuất bản
như: Luật Xuất bản, các Nghị quyết về xuất bản thực hiện các hoạt động giám sát
tối cao đối với hoạt động xuất bản; quyết định mục tiêu và chính sách lớn phát
triển sự nghiệp xuất bản trong phạm vi cả nước.
- Về cơ quan hành chính: Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng quản lý
nhà nước hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước. Chính phủ ban hành các văn
bản dưới luật như: Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị về xuất bản.
Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện
thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. Các bộ, cơ quan ngang bộ
phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động xuất bản theo thẩm quyền. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà
nước về hoạt động xuất bản tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
- Về cơ quan tư pháp: Viện kiểm soát nhân dân thực hiện hoạt động khởi tố
và thực hiện quyền công tố tại toà để xử lý hành vi vi phạm pháp luật xuất bản gây
hậu quả nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Toà án nhân dân xét xử các
hành vi vi phạm pháp luật xuất bản, tranh chấp quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Luật Xuất bản năm 2004 thì quản lý nhà nước về xuất bản theo
nghĩa hẹp được hiểu: là toàn bộ hoạt động của Chính phủ, các Bộ, các cơ quan
ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và các cơ quan quản lýchuyên môn về xuất
bản, trong việc chấp hành các quy định của pháp luật xuất bản do Quốc hội ban
hành, nhằm tổ chức điều hành các đối tượng quản lý triển khai thực hiện các quy
định của pháp luật xuất bản trong các vấn đề như: đăng kí kế hoạch xuất bản,
nhận, đọc, kiểm tra nội dung xuất bản phẩm, nộp lưu chiểu, xây dựng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản... Đồng thời thực
hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
trong hoạt động xuất bản để thực hiện các mục tiêu về xuất bản mà Nhà nước đã đề ra.
Câu 3 (5 điểm): Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản.
- Giúp cho ngành xuất bản phát triển lành mạnh, đúng định hướng.
- Tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học.
- Quản lý nhà nước nhằm chống việc thương mại hóa xuất bản,
- Quản lí nhà nước về xuất bản nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng xuất bản phẩm.
- Góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội trong quá trình phát triển đất nước.
- Góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. Đề 6
Câu 1 (2 điểm): Phân tích khái niệm quản lý nhà nước về xuất bản.
- Nêu khái niệm quản lí nhà nước về xuất bản
- Phân tích nội dung khái niệm
+ Mục tiêu của quản lý + Đối tượng quản lý + Chủ thể quản lý + Nội dung quản lý + Cơ chế quản lý
Câu 2 (3 điểm): Theo quy định hiện hành, đối tượng nào được thành lập nhà
xuất bản và nhà xuất bản được tổ chức theo những mô hình nào?
- Dẫn Điều 12 Luật Xuất bản
- Đối tượng được thành lập nhà xuất bản
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương
+ Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương.
- Loại hình tổ chức nhà xuất bản
+ Loại hình đơn vị sự nghiệp công lập
+ Loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
Điều 12. Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản
1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ
quan chủ quản nhà xuất bản):
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp
ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập
hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
Câu 3 (5 điểm): Hệ thống những quan điểm cơ bản đổi mới và hoàn thiện
pháp luật trong quản lí nhà nước về xuất bản.
- Quan điểm về pháp luật trong quản lí nhà nước về xuất bản
- Pháp luật là phương tiện bảo đảm quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm
- Pháp luật là phương tiện bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với xuất bản
trong điều kiện cơ chế thị trường.
- Pháp luật là phương tiện đảm bảo quyền bình đẳng và tự do trong hoạt động xuất bản
- Pháp luật là phương tiện bảo đảm sự thống nhất trong các hoạt đông văn hoá - thông tin.
- Mở rộng giao lưu quốc tế về văn hoá, phát triển xuất bản là hoà nhập vào pháp
luật và thông lệ quốc tế.
- Đổi mới tư duy pháp lý trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay. Đề 7
Câu 1 (2 điểm): Trình bày việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê
và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản. (lặp câu 1 đề 1)
- Đây là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lí nhà nước theo quy định của Luật xuất bản.
- Các cấp có thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Mục tiêu nhằm động viên kịp thời các cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động xuất bản.
- Xử lí đúng hành vi vi phạm hay khen thưởng kịp thời có tác động tích cực trong hoạt động quản lí.
Câu 2 (3 điểm): Trong hoạt động quản lí nhà nước về xuất bản, cơ quan, tổ
chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm có trách nhiệm gì?
- Giới thiệu về hoạt động triển lãm, hội chợ sách
- Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép;
- Kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu,
phát hành tại triển lãm, hội chợ;
- Không được đưa vào triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm vi pháp.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm đưa vào triển lãm, hội chợ.
Câu 3 (5 điểm): Liên hệ thực tế việc thực thi quyền hạn, nhiệm vụ của Cục
Xuất bản, In và Phát hành.
- Tham mưu cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành văn bản
pháp luật về quản lý hoạt động xuất bản
- Tổ chức thanh kiểm tra liên ngành về xuất bản. Phối hợp với Ban Tuyên giáo,
Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm cũ và phương
hướng nhiệm vụ năm mới;
- hoạt động báo cáo hoạt động hàng năm của ngành xuất bản trước cơ quan chủ quản.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức giải thưởng
sách quốc gia và ngày sách Việt Nam.
- Tổ chức các hoạt động hội trợ, triển lãm trong nước và sách quốc tế.
- Tham gia hội nghị, giao lưu, hợp tác khu vực và quốc tế về xuất bản. Đề 8
Câu 1 (2 điểm): Hệ thống bộ máy quản lý về hoạt động xuất bản ở Việt Nam
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực
hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà
nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.
- Các sở thông tin và truyền thông là cơ quan chức năng giúp UBND cấp tỉnh
trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về xuất bản.
Câu 2 (3 điểm): Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách của nhà
nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm.
- Ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở
phát hành xuất bản phẩm tại một số vùng ưu tiên.
- Hỗ trợ cước vận chuyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn khó khăn.
- Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt
Nam thông qua xuất bản phẩm;
- Tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm trong và ngoài nước.
- Ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước.
- Ưu đãi lãi suất vay vốn đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm.
Câu 3 (5 điểm): Trong vai trò người thực hiện công tác quản lí nhà nước về
xuất bản, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập
nhà xuất bản được quy định như thế nào?
- Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
- Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định.
- Ký hợp đồng liên kết xuất bản.
- Ký duyệt bản thảo trước khi đưa in.
- Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm.
- Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;
- Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo.