-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương thi hết môn quyền tác giả, quyền liên quan | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày khái niệm và đặc điểm quyền tác giả, quyền liên quan? Trình bày vai trò của hệ thống quyền tác giả, quyền liên quan? Trình bày chủ thể quyền tác giả? Trình bày chủ thể, khách thể quyền người biểu diễn? Trình bày các chủ sở hữu quyền tác giả quyền liên quan? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quyền tác giả, quyền liên quan 3 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đề cương thi hết môn quyền tác giả, quyền liên quan | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày khái niệm và đặc điểm quyền tác giả, quyền liên quan? Trình bày vai trò của hệ thống quyền tác giả, quyền liên quan? Trình bày chủ thể quyền tác giả? Trình bày chủ thể, khách thể quyền người biểu diễn? Trình bày các chủ sở hữu quyền tác giả quyền liên quan? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quyền tác giả, quyền liên quan 3 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
Câu 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm quyền tác giả, quyền liên quan?
*Khái niệm quyền tác giả, quyền liên quan:
- Theo nghĩa rộng: Quyền tác giả, quyền liên quan là tổng hợp các quy phạm
pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động sáng tạo
và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
- Theo nghĩa hẹp: Quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm các quy phạm pháp
luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động sáng tạo và về
quyền, nghĩa vụ của các chủ thể quyền tác giả, các chủ thể quyền liên quan
*Đặc điểm của quyền tác giả, quyền liên quan
- Đặc điểm về căn cứ phát sinh quyền
+ Quyền tác giả tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được hình
thành dưới dạng vật chất nhất định. Điều này có nghĩa là ngay sau khi
hoạt động sáng tạo của tác giả kết thúc bằng việc cho ra đời tác phẩm,
thì quyền tác giả cũng được hình thành đối với tài sản trí tuệ của mình
+ Các quyền liên quan cũng tự động phát sinh ngay sau khi cuộc biểu
diễn được định hình, bản ghi âm, ghi hình được công bố, chương trình
phát sóng được thực hiện, trong trường hợp không gây phương hại đến quyền tác giả
+ Đối với đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) và giống cây
trồng thì quyền chỉ có được thông qua việc xác lập, từ hoạt động nộp
hồ sơ đăng ký của chủ thể và quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
- Đặc điểm về nội dung quyền: bao gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản 1
+ Quyền nhân thân được hiểu là các quyền gắn liền và vĩnh viễn với chủ
thể sáng tạo là tác giả, người biểu diễn; không thể từ bỏ, không được
chuyển giao; được pháp luật bảo hộ vô thời hạn
+ Các quyền tài sản thuộc quyền tác giả và quyền tài sản thuộc các quyền
liên quan là quyền độc quyền do các chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc
cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện
- Đặc điểm vời giới hạn quyền
+ Về thời gian, đó là thời điểm phát sinh quyền, là thời hạn bảo hộ đối với các quyền + Về không gian
● Luật pháp quốc gia thì chỉ có hiệu lực trong lãnh thổ quốc gia
● Các điều ước quốc tế song phương, đa phương thì có hiệu lực
trên lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên
+ Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực
hiện quyền của mình, hoặc buộc cho phép tổ chức cá nhân khác sử
dụng một hoặc một số quyền với những điều kiện phù hợp, nhằm đảm
bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của nhà nước, xã hội
Câu 2: Trình bày vai trò của hệ thống quyền tác giả, quyền liên quan?
- Vai trò của quyền tác giả, quyền liên quan
+ Khuyến khích công dân tự do nghiên cứu, sáng tác
+ Bảo hộ thành quả lao động sáng tạo của công dân được kết tinh trong tác phẩm
+ Thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
+ Khuyến khích thương mại các sản phẩm thuộc quyền tác giả, quyền
liên quan; tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động 2
+ Đảm bảo hài hòa lợi ích người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ
+ Mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ
Câu 3: Trình bày chủ thể quyền tác giả? *Chủ thể là tác giả
- Tác giả là những người bằng lao động trí tuệ của mình, trực tiếp sáng tạo ra
một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học thể hiện
dưới dạng vật chất nhất định
+ Những người làm công việc dịch thuật, phóng tác, cải biên, chuyển thể,
biên soạn, chú giải, tuyển chọn cũng được coi là tác giả của tác phẩm phái sinh
+ Trong trường hợp có từ 2 người trở lên trực tiếp tham gia sáng tạo tác
phẩm thì họ là đồng tác giả của tác phẩm
- Tác giả được bảo hộ phải là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài sáng
tạo tác phẩm trên lãnh thổ Việt Nam, tác giả của tác phẩm được công bố lần
đầu tiên tại Việt Nam hoặc theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên
*Tổ chức, cá nhân nắm giữ quyền tài sản độc quyền là chủ thể
- Chủ thể quyền tác giả bao gồm các tổ chức, cá nhân đặt hàng, được giao
nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm, hoặc nhận chuyển nhượng, thừa kế quyền tác giả
+ Nhà nước cũng có thể là chủ thể quyền tác giả trong một số trường hợp.
+ Các họa sĩ làm việc trong nhà xuất bản, vẽ bìa sách trong chỉ tiêu kế
hoạch theo nhiệm vụ giám đốc giao, thì các bìa sách đó thuộc sở hữu của nhà xuất bản 3
+ Tư nhân đầu tư cho việc sản xuất các tác phẩm điện ảnh là chủ sở hữu
của các tác phẩm điện ảnh do họ thực hiện
Câu 4: Trình bày chủ thể, khách thể quyền người biểu diễn? - Chủ thể quyền:
+ Người biểu diễn thực hiện cuộc biểu diễn được bảo hộ
+ Tổ chức cá nhân nắm giữ quyền tài sản độc quyền - Khách thể quyền:
+ Theo Công ước Rome, quy định tại Điều 4, cuộc biểu diễn được bảo hộ
gồm cuộc biểu diễn được thực hiện trong một nước thành viên khác,
cuộc biểu diễn đã được định hình vào một bản ghi âm, nhưng lại được
phát sóng trong một chương trình phát sóng được bảo hộ
+ Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, khách thể quyền biểu diễn là các
cuộc biểu diễn tác phẩm thuộc quyền tác giả, do người Việt Nam thực
hiện tại lãnh thổ quốc gia và ở nước ngoài; các cuộc biểu diễn do người
nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; các cuộc biểu diễn đã
định hình trên bản ghi âm, ghi hình; các cuộc biểu diễn chưa được định hình nhưng đã phát sóng
Câu 5: Trình bày các chủ sở hữu quyền tác giả quyền liên quan?
- Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn
bộ các quyền tài sản theo quy định pháp luật. Theo Bộ Luật Dân sự, chủ sở
hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt đối với quyền tài sản độc quyền thuộc về mình.
- Các dạng sở hữu quyền tác giả 4
+ Chủ sở hữu quyền là tác giả: Những người tạo ra tác phẩm từ nguồn tài
chính cùng các điều kiện vật chất, kể cả thời gian vật chất của mình thì
họ là tác giả của tác phẩm, đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả
+ Chủ sở hữu quyền là các đồng tác giả: Những người cùng tạo ra tác
phẩm từ nguồn tài chính cùng các điều kiện vật chất, kể cả thời gian
vật chất của mình thì họ là đồng tác giả của tác phẩm, đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả
● Trường hợp các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần
riêng biệt, có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương
hại đến phần của các đồng tác giả khác, thì có các quyền nhân
thân và quyền tài sản đổi với phần riêng biệt đó
+ Chủ sở hữu quyền là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc
giao kết hợp đồng với tác giả
● Tổ chức cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả là trường hợp tổ chức
quản lý trực tiếp người lao động phân công công việc sáng tạo,
với sự đầu tư tài chính, thời gian làm việc và các điều kiện vật chất khác
● Giao kết hợp đồng với tác giả là việc một bên là tổ chức hoặc cá
nhân thỏa thuận với một bên là tác giả trong việc sáng tạo tác phẩm
+ Chủ sở hữu quyền là người thừa kế: Tùy theo hàng thừa kế, theo quy
định của luật thừa kế, những người được hưởng thừa kế, được hưởng
quyền đối với di sản văn học, nghệ thuật và khoa học của người chế là
chủ sở hữu quyền tác giả để lại
+ Chủ sở hữu là người nhận chuyển nhượng quyền sở hữu: là trường hợp
một tổ chức hoặc cá nhân thỏa thuận với tổ chức hoặc cá nhân là chủ 5
sở hữu quyền tác giả, để trở thành người nắm giữ quyền sở hữu quyền tác giả + Chủ sở hữu quyền trong trường hợp là Nhà nước
● Các loại hình tác phẩm còn thời hạn bảo hộ nhưng chủ sở hữu quyền đã chết
● Không có người thừa kế
● Người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản
● Chủ sở chuyển giao quyền tác giả cho Nhà nước
Câu 6: Trình bày sự hình thành các tổ chức quản lý quyền tác giả ở Việt Nam?
SACD1 là tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả2 đầu tiên được ra đời vào năm
1777 tại Pháp, là kết quả thắng lợi của những hoạt động ‘tranh chấp pháp lý’ dẫn
đầu bởi nhà biên kịch Beaumarchais, chống lại những nhà hát tại Pháp để yêu cầu
họ thừa nhận và tôn trọng các quyền nhân thân và quyền kinh tế của tác giả
Hơn 50 năm sau, các nhà văn trong đó có Honoro - De Balzac, Alexandre
Dumas, Victor Hugo cũng làm những việc tương tự trên lĩnh vực văn học và đi đến
thành lập SGDL3 vào năm 1837
Tuy nhiên, chỉ đến khi một vụ kiện của hai nhà soạn nhạc là Paul Henrison,
Victor Parizot và một nhà văn Ernet Bourget vào năm 1847 diễn ra, về việc quán cà
phê tại Paris không trả tiền sử dụng, trong khi vẫn thu tiền bán cà phê, đã cho thấy
sự bất hợp lý rõ ràng. Họ đã đưa ra quyết định không trả tiền cà phê khi không được
thanh toán tiền sử dụng âm nhạc, và kết quả đã dẫn đến thắng lại. Từ đó dẫn đến
1 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam gọi là Đại diện tập thể
2 Viết tắt của ‘Société des auteurs et compositeurs
dramatique’ (SACD) - Hiệp hội của các tác giả và các nhà biên kịch
3 Viết tắt của ‘Hiệp hội các nhà sáng tác văn học’ 6
việc ra đời tổ chức tập thể hoàn thiện hơn vào năm 1850 với tên gọi là SACEM4 thay thế cho SACD
Đến cuối thế kỷ XIX và những thập niên đầu thế kỷ XX, các tổ chức tương tự
được ra đời như CISAC, IFRRO, FICM, FIA, AIDAA, v.v…
Tại các quốc gia cũng hình thành các tổ chức quản lý tập thể có lịch sử lâu
đời và tên tuổi như GEMA ở Đức, ASCAP của Mỹ, PRS của Anh, SUSA của Thụy Sỹ, v.v…
Tại Việt Nam, các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan để
giải quyết bức xúc về việc tự quản lý quyền cá nhân. Hệ thống thực thi mới với mô
hình quản lý tập thể lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam được đánh dấu ở sự xuất hiện
của VCPMC vào ngày 19/4/2002, sau nhiều nỗ lực vận động thành lập và sau đó là
sự ra đời của RIAV (16/6/2003), của VLCC (25/8/2004), của VIETRHO (2010) và APPA (2015).
Câu 7: Trình bày biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan?
- Các biện pháp tự bảo vệ quyền tác giả của mình
+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm hại
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm
phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính đối với
hành vi xâm phạm quyền theo quy định pháp luật
+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
4 Tổ chức của các tác giả, nhà soạn nhạc và soạn lời âm nhạc 7
Câu 8: Trình bày bộ máy quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan?
Bộ máy là hệ thống các cơ quan hoặc bộ phận bảo đảm thực hiện những
nhiệm vụ chung của một tổ chức.
Bộ máy quản lý nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Bộ máy quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan được hình thành
theo mô hình quản lý nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng của Việt Nam nói chung. Đó là hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước, gồm các cơ quan có thẩm quyền chung và các cơ quan có thẩm
quyền riêng, từ Trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý
hành chính nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan,
Bộ máy quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan được thiết lập như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền chung (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp)
- Cơ quan có thẩm quyền riêng
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
+ Cục bản quyền tác giả
+ Các Bộ, ngành khác ở Trung ương
+ Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
+ Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
Câu 9: Trình bày sự cần thiết phải tự bảo vệ tài sản trí tuệ của nhà xuất bản?
- Về phía tổ chức xuất bản
Nhà xuất bản tồn tại và phát triển tùy thuộc vào nguồn tài sản trí tuệ đã có và
sẽ có trong tương lai do lao động sáng tạo của công dân tạo ra. Nguồn tài sản trí tuệ
này sẽ đa dạng về số lượng và chất lượng do chính sách khuyến khích đầu tư sáng 8
tạo của Nhà nước. Tuy nhiên, nó chỉ trở thành hiện thực khi các tổ chức, cá nhân
trong đó có lĩnh vực xuất bản, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình
trong các trường hợp sử dụng tài sản trí tuệ. Việc tôn trọng tác giả là tôn trọng lao
động sáng tạo, tôn trọng các giá trị lao động do tác giả tạo ra, từ đó góp phần
khuyến khích động viên, cổ vũ cho các công dân đầu tư trí lực vào hoạt động sáng tạo.
Nguồn tài sản trí tuệ luôn là đầu vào, là nguyên liệu chính cho sự tồn tại và
phát triển của nhà xuất bản. Việc phổ biến, truyền bá những tư tưởng tiến bộ, khoa
học và nhân văn về văn hóa, nghệ thuật, khoa học và công nghệ, bằng hoạt động sản
xuất, kinh doanh xuất bản phẩm, phục vụ công chúng là sứ mệnh của các nhà xuất
bản. Hoạt động xuất bản, được pháp luật trong đó có Luật Xuất bản, đã tạo ra cơ
chế cho các tổ chức, cá nhân tham gia với địa vị pháp lý rõ ràng. Vì vậy, không
riêng nhà xuất bản, mà các công ty sách, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể tham
gia hoạt động xuất bản theo luật định, nhằm sử dụng có hiệu quả tài sản trí tuệ do
lao động của các tác giả, nghệ sĩ, trí thức đã tạo ra.
Câu 10: Trình bày về việc áp dụng các biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền
của nhà xuất bản, khi truyền đạt các tác phẩm lên mạng điện tử?
Khi phát hành các tác phẩm lên mạng điện tử, nhà xuất bản hay chủ thể nắm giữ bản
quyền có thể áp dụng biện pháp công nghệ để ngăn ngừa các hành vi xâm hại
- Sử dụng các ký tự, mã ký hiệu để khóa tài khoản, nhằm ngăn chặn các hành
vi tiếp cận, xâm phạm quyền bất hợp pháp. Các “khóa công nghệ” này phải
luôn luôn thay đổi và đặt nhiều tầng nấc khác nhau, càng sâu càng tốt để hạn
chế tối đa hành vi xâm phạm bất hợp pháp
Câu 11: Trình bày các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả?
Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thuộc các lĩnh vực về văn học nghệ thuật, khoa học. 9
- Tác phẩm thể hiện dưới dạng các ký tự, là tác phẩm thể hiện bằng các ký hiệu
thay cho chữ viết, như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký, và các ký
hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Bài giảng, bài phát biểu, và bài nói khác là loại hình thể hiện bằng ngôn ngữ
nói và phải được định hình dưới hình thức vật chất nhất định. Định hình là sự
biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác hoặc tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới
dạng vật chất nhất định, để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt
- Tác phẩm báo chí bao gồm phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn,
phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại
báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo phát thanh, báo truyền hình,
báo điện tử hoặc các phương tiện khác
- Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là sáng tạo của tập thể trên nền tảng
truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của
cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa xã hội của họ, các tiêu
chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng các khác gồm 4 loại sau
+ Truyện, thơ và câu đối
+ Điều hát, làn điệu âm nhạc
+ Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi
+ Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu
kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ
hình thức vật chất nào (Bắt buộc phải định hình)
- Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt, trong bản
nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào
việc đã trình diễn hay không trình diễn 10
- Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên
tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh,
được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới
công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ bao gồm phim truyện, phim
tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác
- Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình
khối, bố cục như hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình
thức thể hiện tương tự tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng loại hình đồ họa, có
thể được thể hiện ở phiên bản thứ 50 và được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu
sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay
hoặc bằng máy như biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ, hình thức thể hiện
trên sản phẩm, bao bì sản phẩm
- Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan
trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có
thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào như phương pháp hóa
học, điện tử hoặc phương pháp khác. Các hình ảnh lấy ra từ tác phẩm điện
ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh
- Tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy
hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng, bao gồm bản vẽ thiết kế về mặt
bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà,
công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh
quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học kiến trúc 11
- Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các
lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương
tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện một công
việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
- Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo từ tác phẩm gốc, chẳng hạn
như bản dịch tiếng Việt từ tác phẩm tiếng nước ngoài, các tác phẩm cải biên,
chuyển thể, phiên âm, chú thích, khảo dị => Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo
hộ quyền tác giả trong trường hợp không gây phương hại đến quyền tác giả
của tác phẩm được sử dụng để sáng tạo tác phẩm phái sinh
- Tác phẩm gốc là tác phẩm được sử dụng để sáng tạo tác phẩm phái sinh
- Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết. Tác
phẩm đã công bố là tác phẩm được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu
quyền tác giả, để phổ biến đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý
- Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả, bao gồm cả tên thật
hoặc bút danh trên tác phẩm khi công bố
- Bản gốc của tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc
sáng tạo được định hình lần đầu tiên
- Bản sao tác phẩm là bản sao trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm
Câu 12: Trình bày chủ thể, khách thể, đối tượng bảo hộ quyền nhà sản xuất bản ghi âm?
Nhà sản xuất bản ghi âm là pháp nhân tổ chức thực hiện các hoạt động sáng tạo của
các nghệ sĩ, với sự hỗ trợ của công nghệ phù hợp, để chuyển tải tác phẩm thuộc
quyền tác giả đến công chúng, thông qua việc sản xuất ra bản ghi âm 1. Chủ thể quyền 12
- Là những tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và các điều kiện vật chất khác
quyết định việc hình thành bản ghi âm, ghi hình
- Họ là chủ sở hữu đối với bản ghi âm và được hưởng các quyền tài sản đối với bản ghi âm
- Phải thực hiện nghĩa vụ xin phép, trả nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật
chất khác cho tác giả có tác phẩm được sử dụng trong bản ghi âm, ghi hình;
trả thù lao cho người biểu diễn thực hiện cuộc biểu diễn được ghi âm, ghi hình
2. Khách thể quyền: Là các bản ghi âm, ghi hình (không bao gồm tác phẩm điện
ảnh, hoặc tác phẩm được tạo ra tương tự như tác phẩm điện ảnh)
3. Đối tượng bảo hộ:
Đối tượng bảo hộ là các quyền độc quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đối
với bản ghi âm, ghi hình bao gồm:
- Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình
- Quyền nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao bản ghi âm,
ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bất kì
phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận
Câu 13: Trình bày chủ thể, khách thể, đối tượng bảo hộ quyền tổ chức phát sóng?
Tổ chức phát sóng là tổ chức truyền bằng phương tiện vô tuyến, hữu tuyến bao gồm
các truyền qua vệ tinh, Internet dịch vụ viễn thông những âm thanh hoặc những
hình ảnh và âm thanh để công chúng thu về từ những thiết bị tương thích 1. Chủ thể quyền
- Chủ thể phát sóng là các tổ chức xây dựng chương trình và thực hiện việc phát sóng. 13
- Tổ chức phát sóng gồm các đài phát thanh, đài truyền hình và các tổ chức
khác thực hiện các công việc tương tự 2. Khách thể quyền
- Khách thể quyền phát sóng là các chương trình phát sóng của các tổ chức
phát sóng đã thực hiện , được bảo hộ 3. Đối tượng bảo hộ
Đối tượng bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là các quyền độc quyền do tổ chức
phát sóng tự thực hiện hoặc cho phép tổ chức cá nhân khác thực hiện thông qua hợp đồng, bao gồm:
- Quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình
- Quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình
- Quyền định hình chương trình phát sóng của mình
- Quyền sao chép chương trình phát sóng của mình
Câu 14: Trình bày tài sản trí tuệ của tổ chức xuất bản?
Hai loại tài sản quyền tác giả, quyền liên quan trong nhà xuất bản, công ty sách và
tổ chức, cá nhân khác có tham gia hoạt động xuất bản (tổ chức xuất bản):
- Loại tài sản sử dụng có thời hạn: là tài sản tổ chức xuất bản được quyền khai
thác trong thời gian nhất định, về một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản
độc quyền đối với tài sản trí tuệ nói chung, tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng nói
riêng, theo thỏa thuận tại hợp đồng bằng văn bản với chủ thể quyền đã được
ký, phù hợp với các quy định pháp luật
- Loại tài sản thuộc quyền sở hữu: Là tài sản do tổ chức xuất bản tạo ra, hoặc
được chuyển nhượng một, một số hay toàn bộ các quyền độc quyền đối với
những sáng tạo trí tuệ nói chung, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học,
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nói riêng theo 14
thỏa thuận tại hợp đồng bằng văn bản với chủ thể quyền đã được ký kết, phù
hợp với quy định pháp luật
+ Tổ chức xuất bản nhận chuyển nhượng một, một số hoặc toàn bộ các
quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, quyền liên quan theo hợp
đồng đã ký kết, là trường hợp tổ chức xuất bản “mua đứt bản quyền”.
Loại tài sản được “mua đứt” này là sự đầu tư lâu dài, phục vụ cho hoạt
động xuất bản sinh lợi và cũng có thể đưa ra khai thác sinh lợi khi có
nhu cầu sử dụng để xuất bản hoặc làm tác phẩm phái sinh của tổ chức, cá nhân khác
+ Tài sản thuộc quyền sở hữu của tổ chức xuất bản còn gồm một số loại
tài sản được đặt hàng sáng tạo, phục vụ cho các hoạt động quản lý,
điều hành, tác nghiệp trong tổ chức xuất bản như các tác phẩm kiến
trúc cảnh quan, trụ sở làm việc, các chương trình máy tính phục vụ
việc quản lý hành chính, văn thư, tổ chức, nhân sự, tài chính, kế toán,
kho xuất bản phẩm,... hoặc chương trình máy tính đặc thù phục vụ hoạt
động biên tập, hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu đưa in, quy trình đọc duyệt bản thảo
+ Các loại hình sáng tạo mà tổ chức xuất bản được hiến, tặng, nhận
chuyển nhượng hoặc được thừa kế như các tác phẩm nghệ thuật tạo
hình, điêu khắc, tượng đài, phù điêu, logo, video clip,... cũng thuộc loại tài sản này
+ Ngoài ra, nhà xuất bản còn có thể sở hữu đối với các tài sản sở hữu trí
tuệ khác như tên thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, giải pháp
hữu ích, bố trí mạch tích hợp hoặc giống cây trồng mới… 15
Câu 15: Trình bày các hình thức khai thác quyền tác giả, quyền liên quan phục
vụ hoạt động xuất bản?
Tùy theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động xuất bản, mà
có lựa chọn hình thức khai thác phù hợp. Tổ chức xuất bản có thể lựa chọn một
hoặc cả hai hình thức khai thác sau: hình thức khai thác quyền sử dụng và khai thác
để được chuyển nhượng quyền sở hữu thuộc quyền tác giả quyền liên quan
- Khai thác quyền sử dụng
đối với quyền tác giả, quyền liên quan
+ Là việc tổ chức xuất bản thỏa thuận với chủ sở hữu quyền tác giả,
quyền liên quan về việc sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ
quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, quyền liên quan
+ Là hình thức phổ biến, diễn ra thường xuyên tại mỗi tổ chức xuất bản;
đảm bảo cho hoạt động xuất bản diễn ra thông suốt, hiệu quả, phù hợp pháp luật
+ Tổ chức xuất bản có thể khai thác quyền sao chép, quyền truyền đạt tác phẩm
- Khai thác quyền sở hữu
đối với quyền tác giả, quyền liên quan
+ Là việc tổ chức xuất bản thỏa thuận với chủ sở hữu quyền tác giả,
quyền liên quan để được nhận chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ
các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, quyền liên quan
+ Thỏa thuận để được nhận chuyển giao các quyền tài sản độc quyền, là
việc “mua đứt” quyền của chủ sở hữu, nhằm tạo sự chủ động trong
hoạt động tổ chức xuất bản đồng thời là sự đầu tư tài sản trí tuệ lâu dài
cho hoạt động xuất bản, kinh doanh và dịch vụ của mình
+ Theo đó, các tổ chức xuất bản cũng có thể khai thác các quyền tài sản
độc quyền này thuộc mình, thông qua việc cho phép tổ chức, cá nhân
khác sử dụng có thời hạn hoặc chuyển nhượng quyền tài sản 16
Câu 16: Hãy xác định tài sản quyền tác giả, quyền liên quan và các tài sản trí
tuệ khác thuộc nhà xuất bản, liên hệ thực tiễn hoạt động xuất bản hiện nay?
- Tài sản quyền tác giả, quyền liên quan
- Các tài sản khác thuộc nhà xuất bản - Liên hệ thực tiễn
Câu 17: Phân tích hiện trạng áp dụng biện pháp tự bảo vệ quyền trong hoạt động
xuất bản tại các nhà xuất bản và công ty sách hiện nay?
Câu 18: Phân tích và có ví dụ chứng minh về việc áp dụng các biện pháp hành
chính và hình sự tại toà án để bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản.
- Phân tích việc áp dụng các biện pháp hành chính và hình sự tại tòa án để bảo
vệ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản - Ví dụ chứng minh
Câu 19: Phân tích thực trạng in lậu xâm phạm quyền sao chép trong hoạt động
xuất bản kể từ năm 2013 đến nay (tình hình, nguyên nhân, tác hại) và giải pháp khắc phục.
- Thực trạng in lậu xâm phạm bản quyền sao chép trong hoạt động xuất bản + Tình hình + Nguyên nhân + Tác hại - Giải pháp
Câu 20: Phân tích, chứng minh các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố
không phải xin phép, không phải trả nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật
chất khác, nhưng phải dẫn chiếu nguồn gốc xuất xứ?
Theo điều luật 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009 đã quy định các
trường hợp được sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao: 17
- Tự sao chép nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân
- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh
họa trong tác phẩm của mình
- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn
phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu
- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác
giả, không nhằm mục đích thương mại
- Sao chép để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu
- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các
buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào
- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy
- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng
dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó
- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị
- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng
Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm với những mục đích như trên không được
làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến
các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải có những thông tin cụ thể về
tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Đối với trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng
dạy của cá nhân và trường hợp sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục
đích nghiên cứu mà các tác phẩm là tác phẩm kiến trúc, tạo hình, chương trình máy
tính sẽ không thuộc trường hợp miễn trả thù lao nhuận bút, bởi vì những đối tượng
trên là những đối tượng đặc biệt, có giá trị cao và dễ bị sao chép dẫn đến các dị bản khác nhau. 18
Câu 21: Phân tích, chứng minh các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố
để phát sóng, không phải xin phép, nhưng phải trả nhuận bút, thù lao và các
quyền lợi vật chất khác?
Theo Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022, các trường hợp sử dụng tác
phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả nhuận bút, thù lao, tiền bản quyền
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã được công bố không phải xin phép
nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc,
xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở
hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố
nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền
dưới bất kỳ hình thức nào mà không xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền
cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và
phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được
thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ
- Trường hợp tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên
bản ghi âm ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân
sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại
không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác
giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt
được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy
định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này
2. Việc sử dụng tác phẩm không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường
tác phẩm và không gây phương hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp
của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả 19
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này
không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh
4. Tổ chức cá nhân Việt Nam hưởng ưu đãi dành cho các nước đang phát triển
đối với quyền dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và quyền sao
chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy
định tại các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên thì thực hiện theo quy định của Chính phủ
5. Tổ chức cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố của tổ
chức, cá nhân Việt Nam nhưng không thể tìm được hoặc không xác định
được chủ sở hữu bản quyền thì thực hiện theo quy định của Chính phủ
Câu 22: Từ những kiến thức đã học, hãy phân tích về các đối tượng không
thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả (3 đối tượng):
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin, là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin
vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo
- Văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu được hiểu như sau:
+ Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công hành
+ Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức
năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất
+ Phương pháp là cách nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự
nhiên và đời sống xã hội 20