Đề cương thi học kì - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương

Đề cương thi học kì - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Hùng Vương 153 tài liệu

Thông tin:
8 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương thi học kì - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương

Đề cương thi học kì - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

111 56 lượt tải Tải xuống
1. Phân tích tính nguyên hợp của văn học dân gian?
- Nguyên hợp: sự kết hợp ngay từ nguồn gốc các yếu tố khác nhau trong một chỉnh
thể, là sự kết hợp tự nhiên, vô thức.
- Đặc trưng này chi phối cả nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian .
Phương diện nội dung: Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa
lẫn những hình thức khác nhau của ý thức hội trong các thể loại của nó. thể nói
rằng, văn học dân gian bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi
dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thứchôi thời nguyên
thuỷ, khi các lãnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các
hội thời kỳ sau, mặc các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng
văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi đại bộ phận nhân
dân, tác giả văn học dân gian, không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh
thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thứctưởng tình cảm của mình trong
văn học dân gian, một loại nghệ thuật không chuyên.
Cụ thể: mỗi tác phẩm văn học dân gian phản ánh nhiều mặt, nhiều phương diện
khác nhau của đời sống vật chất đời sống tinh thần của hội. Tác phẩm vừa thực
hiện chức năng sử học (p/a lịch sử), vừa thực hiện chức năng dân tộc học (p.a phong tục,
tôn giáo, tín ngưỡng…), vừa thực hiện c.năng triết học, tâm lí học (suy tư, chiêm nghiệm,
triết về thiên nhiên, hội, con người, p.a tưởng, tình cảm, nguyện vọng của nhân
dân…) vừa thực hiện chức năng răn dạy (truyền thụ vốn sống, đạo lí, cách ứng xử…)
→ TPVHDG trước hết là văn học, sau đó là lịch sử, triết học, TLH, KH…
VD 1.Sơn Tinh Thuỷ Tinh
+ P.a bằng hình tượng nghệ thuật công cuộc trị thuỷ của người Việt Nam thời Hùng
Vương (thực tế: nhiên nhiên hung dữ, sức phá hoại ghê gớm, ST đại khát vọng
lớn của nhân dân)
+ Cuộc kén rể: không khí tưng bừng của ngày hội ở kinh đô Phong Châu ngày trước.
+ Quân ST ném đá chặn quân TT: tiền thân của việc đắp đê trị thuỷ.
+ Đánh nhau nước sông đục ngầu, tôm cá, sinh vật chết: đặc điểm của cơn lũ.
+ Vua Hùng chỉ gả con cho 1 trong 2 chàng trai: chế độ hôn nhân một vợ một chồng, từ
bỏ chế độ quần hôn.
+ Lễ vật: tục thách cưới của chế độ hôn nhân này.
+ Cơn ghen của TT: Tâm lí sinh ra trong chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng…
Phương diện hình thức phản ánh: Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện
chỗ: Văn học dân gian không chỉ nghệ thuật ngôn từ thuần túy sự kết hợp của
nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp nàytự nhiên, vốnngay từ khi
tác phẩm mới hình thành. Một bài dân ca trong đời sống thực của nó, không chỉ có lời mà
còn nhạc, điệu bộ, lề lối hát... Nội dung TPVHDG được bộc lộ qua tất cả những
phương diện này.
- VD: Hát ru phải kết hợp cả lời + động tác + giai điệu; dân ca phải được thể hiện trong
lao động, bằng tâm tình của người lao động…
VHDG không phải thứ văn học đọc bằng mắt thứ văn học diễn
xướng. . Văn học dân gian Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp tính biểu diễn
ba dạng tồn taị: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), tồn taị cố định (tồn
tại bằng văn tự), tồn taị hiện (tồn taị thông qua diễn xướng). Tồn tại bằng diễn xướng
dạng tồn taị đích thực của văn học dân gian. Tuy nhiên ,không thể phủ nhận hai dạng tồn
tại kia; bởi như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian công việc
giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề, chính trong biểu diễn, các
phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau
tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp này một mặt là biểu hiện của tính nguyên
hợp, một mặt là lẽ tồn taị của tính nguyên hợp.
3. Trình bày mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết.
Văn học dân gian nền tảng củan học viết, chặng đầu của nền văn học dân
tộc.Khi chưa chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ văn học dân gian; khi chữ viết
nền văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư
tưởng đến hình thức nghệ thuật.Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng
văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ
được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân
gian...
Văn học viết cũng ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số
phương diện. Chẳng hạn, tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao
(những nhân vật trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên...)
Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của
văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả lĩnh vực sáng tác bộ
phận thơ văn quốc âm. thể nói, mảng truyện thơ Nôm khuyết danh sự gặp gỡ của
hai bộ phận văn học dân tộc.
5. Ngụ ngôn nghĩa là gì? Định nghĩa truyện ngụ ngôn? Kể tên 10 truyện ngụ ngôn
tiêu biểu của Việt Nam
- Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức, giáo
dục có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụng như một
nguyên tắc tổ chức tác phẩm
-
Truyện ngụ ngôn là những truyện kể có dụng ý chính nêu lên những kinh bài học nghiệm
sống hoặc những bài học luân lí, triết lí thông qua những cốt truyện tưởng tượng, trong đó
nhân vật chủ yếu là loài vật hoặc đồ vật.
Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự,
dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh
hay một nhận xét về thực tế xã hội.
6. Phân biệt ca dao, tục ngữ, câu đố ( có ví dụ minh hoạ). Chọn một bài ca dao anh
(chị) yêu thích về chủ đề gia đình, phân tích nội dung, tư tưởng của bài ca dao đó?
9. ý kiến cho rằng: Nếu tách khỏi chức năng sinh hoạt thực hành phương
thức diễn xướng của chính thì tác phẩm văn học dân gian sẽ mất đi sức sống
đích thực, thậm chí chỉ còn một cái xác không hồn”. Hãy phân tích ý kiến
trên?
Văn học dân gian nảy sinh tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt
nhân dân. Sinh hoạt nhân dân môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác
phẩm văn học dân gian tính ích dụng. Baì hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình
thức sinh hoạt gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru.
Tương tự, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội... Từ đặc
trưng nầy văn học dân gian tính đa chức năng , trong đó, đặc biệt chức năng
thực hành sinh hoạt.
Như vậy, VHDG có mqh với sinh hoạt nhân dân như “một sinh thể không thể sống ngoài
hệ sinh thái tự nhiên của mình”
10. Cách hiểu của anh (chị) về hai câu tục ngữ sau: “Không thầy đố mày làm nên”
và “Học thầy không tày học bạn”?
Câu tục ngữ thứ nhất khẳng định tầm quan trọng của người thầy với sự thành công của
mỗi con người. Từ “đố” đã góp phần khiến hình ảnh người thầy thêm cao lớn, trọng
vọng. Bởi nếu thiếu đi thầy cô thì khó mà chúng ta công dành danh toại được. Ngược lại,
câu tục ngữ thứ hai lại đề cao việc học từ bạn bè hơn cả thầy cô. Từ so sánh “không tày”
đã đặt nặng cán cân về phía bạn học. Và vô tình phần “xem nhẹ” việc học từ thầy cô.
Tuy nhiên, cả hai câu tục ngữ y đều không sai. Mỗi câu đều đúng trong chính khía
cạnh của mình. Khi đứng cạnh nhau, chúng bổ sung những điều còn thiếu cho nhau và từ
đó giúp chúng ta hoàn thiện hơn trên con đường học tập. Từ đó, chúng ta hiểu được rằng,
trên con đường học tập kia, việc học từ thầy quan trọng, nhưng việc học từ bạn
cũng quan trọng không kém. Chúng ta cần phải biết cân bằng phối hợp giữa hai cách
học này để đem lại những hiệu quả tốt nhất.
11. Đặc sắc nghệ thuật của sân khấu chèo sân đình. Theo bạn, Thị Mầu thuộc loại
nhân vật nào? Bạn biết những bài thơ nào viết về nhân vật này?
+ Khác các loại kịch hát khác trên thế giới (ca kịch), chèo là một loại kịch hát dân gian có
tính chất nguyên hợp từ trong cội nguồn.
+ Tính dân gian của chèo thể hiện trên nhiều phương diện: ngôn ngữ, đạo cụ, hình
thức trình diễn và khán giả.
+ Thường được trình diễn sân đình các làng vào mỗi mùa hội đình đám
chèo cổ được gọi chèo sân đình (chỉ cần trải một chiếc chiếu rộng trước sân đình
hình thành một sân khấu chèo, 3 mặt người xem xúm xít, một mặt sau lối ra vào cho
diễn viên, thậm chí người xem còn ngồi lấn cả vào → đầu màn kịch thường có màn “dẹp
đám” để xua người ngồi lấn; người xem còn là người tham gia cuộc diễn (tiếng đế)).
+ Kịch bản và trình diễn có sự co giãn vì khi diễn chèo có cả phần ngoài cốt truyện
(phụ thuộc vào người diễn và người xem). Xưa chèo cổ thời gian diễn được tính bằng số
que hương (3, 4 que hương một lần diễn) tùy thời gian người diễn thêm bớt vào
cốt truyện. Đa số những phần ngoài này là những phần hề chèo, có tính mua vui hay phê
phán nhẹ nhàng.
+ Hình thức biểu diễn: đơn giản, không phông màn, sử dụng ánh sáng màu mà chỉ
sử dụng ánh sáng ban ngày hoặc đèn đuốc.
+ Đạo cụ đơn giản, mang tính ước lệ (hòm → ghế ngồi, ngai; quạt → nón che đầu,
bút đề thơ…)
+ Diễn viên không chuyên, là nông dân, tập hợp thành gánh diễn làng này tới làng
khác → ít sử dụng hóa trang, phục trang.
+ Nghệ thuật biểu diễn mang tính tổng hợp: sự kết hợp của các nghệ thuật hát,
múa, nhạc các động tác biểu diễn phải tuân theo những làn điệu nhất định (Hàng
trăm làn điệu). Giọng hát bình dị trong sáng, múa sử dụng các động tác lao động sinh
hoạt, tín ngưỡng dân gian được cách điệu; động tác tay chân, cách đánh mắt linh hoạt
(Đọc thêm Giáo trình VHDG Việt Nam, tác giả Nguyễn Bích Hà). Nét nhạc chủ yếu
điệu vui tưng bừng rộn rã có sức thu hút.
-
Thị Mầu thuộc kiểu nhân vật nữ lệch
-
Bài thơ về thị Mầu: Thị Mầu, Thị Mầu lí sự
12. Tục ngữ là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ?
- Tục ngữ thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân
dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
“Thành ngữ tập hợp từ cđịnh đã quen dùng nghĩa của thường không thể giải
thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.
Thí dụ:
Một nắng hai sương
Rán sành ra mỡ
Đâm ba chẻ củ
“Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo
đức thực tiễn của nhân dân”.
Thí dụ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã.
Thừa người nhà mới ra người ngoài
Như vậy, sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều chứa đựng và phản
ánh tri thức của nhân dân về các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. Sự khác
nhau chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì ta thành
ngữ, còn khi được trình bày, diễn giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ.
Sự khác nhau về chức năng của các hình thức tư duy trên đây thể hiện ra ở sự khác nhau
về chức năng của các hình thức ngôn ngữ dùng để hiện thực hoá chúng
13. Giới thiệu ngắn gọn về văn học dân gian dân tộc thiểu số? Tóm tắt một Truyện
thơ học một sử thi mà anh chị yêu thích( Xống chụ xôn xao, Trường ca Đăm Săn).
Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những thành tựu độc đáo với những sắc thái
riêng biệt. Ðặc biệt, căn cứ vào quy luật phát triển của sáng tác dân gian thực tiễn
sự tồn tại những mảnh vụn thần thoại, các nhà nghiên cứuu văn học dân gian Việt
Nam đã nói đến s tồn tại của các thể loại sử thi, thực tế đã sưu tầm, phát hiện
được. Diện mạo của nền văn học dân gian Việt Nam được nhìn nhận đầy đủ, chính
xác hơn trên mối quan hệ tổng thể văn học dân gian các dân tộc. Ðó một nền văn
học dân gian thống nhất, đa dạng.
14. Chèo sân đình là gì? Trình bày những đặc trưng cơ bản của Chèo sân đình?
- Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội
nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
- Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp
+ Khác các loại kịch hát khác trên thế giới (ca kịch), chèo là một loại kịch hát dân
gian có tính chất nguyên hợp từ trong cội nguồn.
+ Tính dân gian của chèo thể hiện trên nhiều phương diện: ngôn ngữ, đạo cụ, hình
thức trình diễn và khán giả.
+ Thường được trình diễn sân đình các làng vào mỗi mùa hội đình đám
chèo cổ được gọi chèo sân đình (chỉ cần trải một chiếc chiếu rộng trước sân đình
hình thành một sân khấu chèo, 3 mặt người xem xúm xít, một mặt sau lối ra vào cho
diễn viên, thậm chí người xem còn ngồi lấn cả vào → đầu màn kịch thường có màn “dẹp
đám” để xua người ngồi lấn; người xem còn là người tham gia cuộc diễn (tiếng đế)).
+ Kịch bản và trình diễn có sự co giãn vì khi diễn chèo có cả phần ngoài cốt truyện
(phụ thuộc vào người diễn và người xem). Xưa chèo cổ thời gian diễn được tính bằng số
que hương (3, 4 que hương một lần diễn) tùy thời gian người diễn thêm bớt vào
cốt truyện. Đa số những phần ngoài này là những phần hề chèo, có tính mua vui hay phê
phán nhẹ nhàng.
+ Hình thức biểu diễn: đơn giản, không phông màn, sử dụng ánh sáng màu mà chỉ
sử dụng ánh sáng ban ngày hoặc đèn đuốc.
+ Đạo cụ đơn giản, mang tính ước lệ (hòm → ghế ngồi, ngai; quạt → nón che đầu,
bút đề thơ…)
+ Diễn viên không chuyên, là nông dân, tập hợp thành gánh diễn làng này tới làng
khác → ít sử dụng hóa trang, phục trang.
+ Nghệ thuật biểu diễn mang tính tổng hợp: sự kết hợp của các nghệ thuật hát,
múa, nhạc các động tác biểu diễn phải tuân theo những làn điệu nhất định (Hàng
trăm làn điệu). Giọng hát bình dị trong sáng, múa sử dụng các động tác lao động sinh
hoạt, tín ngưỡng dân gian được cách điệu; động tác tay chân, cách đánh mắt linh hoạt
(Đọc thêm Giáo trình VHDG Việt Nam, tác giả Nguyễn Bích Hà). Nét nhạc chủ yếu
điệu vui tưng bừng rộn rã có sức thu hút.
+ Chèo là lối kể chuyện bằng sân khấu
- Hình thức sân khấu của chèo diễn kể. Chèo đưa lên sân khấu cả một câu
chuyện, phát triển theo trục thẳng, s kiện nào diễn ra trước kể trước, tính kể đậm, tính
kịch không cao → dẫn dắt người xem đi từ sự kiện này đến sự kiện khác, mỗi sự kiện vừa
được giải quyết lại đến một sự kiện tiếp theo.
- Kịch bản của chèo khá lỏng lẻo, tùy thuộc nhiều vào sự ứng diễn của diễn viên
và yêu cầu của người xem. Tuy nhiên, tích chèo vẫn là phần quan trọng nhất của vở chèo.
Nhân vật chính đảm nhiệm diễn tích, nhân vật hề đảm nhiệm chuyện ngoài tích. Nhân vật
chèo thể đảm nhận hai vai trò, một vai người kể chuyện một vai diễn của mình
(điều hiếm thấy trong kịch hiện đại). Vai trò người kể chuyện khiến cho tính chất truyện
của chèo mang đậm dấu ấn, thậm chí đậm hơn tính kịch.
5.2.1. Chèo là tấm gương phản ánh xã hội Việt Nam thời phong kiến
Nội dung chèo xoay quanh đời sống người nông dân trong quan hệ gia đình và xã hội.
Xã hội trong chèo là xã hội có những kẻ thống trị, áp bức và những con người với những
nỗi oan khuất, thiệt thòi.
Giai cấp thống trị phong kiến áp đặt trong hội nhiều giềng mối, nhưng vua, quan
trên chiếu chèo mờ nhạt, không thể hiện vai trò đối với cuộc sống.
-Trời sinh thánh ế. (đế)
-Thánh đế chứ ?
-Ai chẳng biết đế với vương, nhưng không ai hỏi đến thì chẳng ế sưng ra à ?
-Trị nước ngang lưng. (đế)
- Trị nước lên ngôi chứ ?
-Nước lên ngôi thì ngồi mà chết à ? (Phù thủy xưng danh)
Quan lại trong chèo bộc lộ bản chất một bộ máy thống trị, áp bức.
-Quan đã ra, ai có gà thì nhốt lại.
(Từ Thức).
Những vị chức sắc trong làng xã hiện ra trên một chiếu chèo:
Trương Tuần:
-Cướp đến làng tôi bỏ chạy xa,
Cướp chạy xa tôi vào vơ vét.
Xã trưởng:
-Tôi đứng đầu trong xã,
Làng ta đây lệnh nghiêm phép cấm,
Sao còn giữ thói dâm hoang.
(nhìn sang Mẹ Ðốp)
Nhuận sắc gớm nhỉ. Mấy cháu rồi ?... Hôm nào mát giời tao sang ...
(Quan âm Thị Kính)
Thêm vào đó những bộ mặt đại diện cho bộ máy thống trị thôn, những Thầy
mù, Hương câm, Ðồ điếc...
Những hoạt cảnh hội được đưa lên sân khấu cho thấy thực trạng hội: cảnh
bắt lính, cảnh loạn lạc chiến tranh, cảnh bắt khoán, cảnh nhà quan hạch sách, cảnh tiểu
phá giới ...
Bên cạnh đó thực trạng cuộc sống người lao động nghèo khổ với những nỗi
khốn cùng, oan khuất. Cũng như những nhân vật của truyện dân gian, họ là những người
lương thiện, nhưng dưới xã hội bất công đó, họ phải chịu nhiều thống khổ, trở thành nạn
nhân của sự áp bức, bóc lột: bị hãm hại, loạn lạc, đói khổ, thân phận long đong, tủi
nhục ...
- Trách lòng ai nỡ phụ lòng,
Dang tay nỡ bẻ phiếm đồn làm đôi.
-Giời ơi oan con lắm mẹ ơi ! ...
Con ơi dù oan dù nhẫn chẳng oan,
Xa xôi cha biết nhẽ con nhường nào !
(Quan âm Thị Kính).
5.2.2. Chèo thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân
Khi phản ánh hiện thực hội, chèo thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức,
tiếng nói đòi quyền sống cho con người. Bên cạnh đó, chèo thể hiện lòng yêu thương,
trân trọng đối với những con người bị áp bức, cùng khổ, những con người đức tính,
phẩm hạnh tốt đẹp trải qua những thử thách cam go, những phẩm chất ấy càng toả
sáng. Ðó là tấm lòng bác ái, đức hy sinh, lòng hiếu thảo, sự trung trinh, phẩm chất trong
sạch, lòng dũng cảm ... Ðặc biệt, những người phụ nữ số phận đau khổ nhất chính
những tấm gương sáng về đạo đức, phẩm hạnh.
-Về cùng cha, có trở về như vậy,
Cũng không sao tránh được tiếng mỉa mai.
Không ! Không ! Phải sống ở đời mới tỏ rõ là người đoan chính.
(Quan âm Thị Kính).
- Có sinh có đẻ cho cam,
Nàng dâu nuôi mẹ thế gian mấy người.
(Trương Viên).
| 1/8

Preview text:

1. Phân tích tính nguyên hợp của văn học dân gian?
- Nguyên hợp: sự kết hợp ngay từ nguồn gốc các yếu tố khác nhau trong một chỉnh
thể, là sự kết hợp tự nhiên, vô thức.
- Đặc trưng này chi phối cả nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian .
Phương diện nội dung: Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa
lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói
rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi
dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên
thuỷ, khi mà các lãnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã
hội thời kỳ sau, mặc dù các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng
văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận nhân
dân, tác giả văn học dân gian, không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh
thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thức tư tưởng tình cảm của mình trong
văn học dân gian, một loại nghệ thuật không chuyên.
Cụ thể: mỗi tác phẩm văn học dân gian phản ánh nhiều mặt, nhiều phương diện
khác nhau của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Tác phẩm vừa thực
hiện chức năng sử học (p/a lịch sử), vừa thực hiện chức năng dân tộc học (p.a phong tục,
tôn giáo, tín ngưỡng…), vừa thực hiện c.năng triết học, tâm lí học (suy tư, chiêm nghiệm,
triết lí về thiên nhiên, xã hội, con người, p.a tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của nhân
dân…) vừa thực hiện chức năng răn dạy (truyền thụ vốn sống, đạo lí, cách ứng xử…)
→ TPVHDG trước hết là văn học, sau đó là lịch sử, triết học, TLH, KH… VD 1.Sơn Tinh Thuỷ Tinh
+ P.a bằng hình tượng nghệ thuật công cuộc trị thuỷ của người Việt Nam thời Hùng
Vương (thực tế: nhiên nhiên hung dữ, có sức phá hoại ghê gớm, ST vĩ đại khát  vọng lớn của nhân dân)
+ Cuộc kén rể: không khí tưng bừng của ngày hội ở kinh đô Phong Châu ngày trước.
+ Quân ST ném đá chặn quân TT: tiền thân của việc đắp đê trị thuỷ.
+ Đánh nhau nước sông đục ngầu, tôm cá, sinh vật chết: đặc điểm của cơn lũ.
+ Vua Hùng chỉ gả con cho 1 trong 2 chàng trai: chế độ hôn nhân một vợ một chồng, từ bỏ chế độ quần hôn.
+ Lễ vật: tục thách cưới của chế độ hôn nhân này.
+ Cơn ghen của TT: Tâm lí sinh ra trong chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng…
Phương diện hình thức phản ánh: Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở
chỗ: Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của
nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi
tác phẩm mới hình thành. Một bài dân ca trong đời sống thực của nó, không chỉ có lời mà
còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát... Nội dung TPVHDG được bộc lộ qua tất cả những phương diện này.
- VD: Hát ru phải kết hợp cả lời + động tác + giai điệu; dân ca phải được thể hiện trong
lao động, bằng tâm tình của người lao động…
VHDG không phải là thứ văn học đọc bằng mắt mà là thứ văn học diễn
xướng. Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có
ba dạng tồn taị: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), tồn taị cố định (tồn
tại bằng văn tự), tồn taị hiện (tồn taị thông qua diễn xướng). Tồn tại bằng diễn xướng là
dạng tồn taị đích thực của văn học dân gian. Tuy nhiên ,không thể phủ nhận hai dạng tồn
tại kia; bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc
giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề, chính trong biểu diễn, các
phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau
tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp này một mặt là biểu hiện của tính nguyên
hợp, một mặt là lẽ tồn taị của tính nguyên hợp.
3. Trình bày mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết.
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân
tộc.Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết
nền văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư
tưởng đến hình thức nghệ thuật.Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng
văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ
được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian...
Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số
phương diện. Chẳng hạn, tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao
(những nhân vật trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên...)
Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của
văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ
phận thơ văn quốc âm. Có thể nói, mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là sự gặp gỡ của
hai bộ phận văn học dân tộc.
5. Ngụ ngôn nghĩa là gì? Định nghĩa truyện ngụ ngôn? Kể tên 10 truyện ngụ ngôn tiêu biểu của Việt Nam
- Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức, giáo
dục có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụng như một
nguyên tắc tổ chức tác phẩm
- Truyện ngụ ngôn là những truyện kể có dụng ý chính nêu lên những kinh bài học nghiệm
sống hoặc những bài học luân lí, triết lí thông qua những cốt truyện tưởng tượng, trong đó
nhân vật chủ yếu là loài vật hoặc đồ vật. Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự,
dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh
hay một nhận xét về thực tế xã hội.
6. Phân biệt ca dao, tục ngữ, câu đố ( có ví dụ minh hoạ). Chọn một bài ca dao anh
(chị) yêu thích về chủ đề gia đình, phân tích nội dung, tư tưởng của bài ca dao đó?
9. Có ý kiến cho rằng: Nếu tách khỏi chức năng sinh hoạt – thực hành và phương
thức diễn xướng của chính nó thì tác phẩm văn học dân gian sẽ mất đi sức sống
đích thực, thậm chí nó chỉ còn là một “ cái xác không hồn”. Hãy phân tích ý kiến trên?
Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt
nhân dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác
phẩm văn học dân gian có tính ích dụng. Baì hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình
thức sinh hoạt gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru.
Tương tự, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội... Từ đặc
trưng nầy mà văn học dân gian có tính đa chức năng , trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt.
Như vậy, VHDG có mqh với sinh hoạt nhân dân như “một sinh thể không thể sống ngoài
hệ sinh thái tự nhiên của mình”
10. Cách hiểu của anh (chị) về hai câu tục ngữ sau: “Không thầy đố mày làm nên”
và “Học thầy không tày học bạn”?
Câu tục ngữ thứ nhất khẳng định tầm quan trọng của người thầy với sự thành công của
mỗi con người. Từ “đố” đã góp phần khiến hình ảnh người thầy thêm cao lớn, trọng
vọng. Bởi nếu thiếu đi thầy cô thì khó mà chúng ta công dành danh toại được. Ngược lại,
câu tục ngữ thứ hai lại đề cao việc học từ bạn bè hơn cả thầy cô. Từ so sánh “không tày”
đã đặt nặng cán cân về phía bạn học. Và vô tình có phần “xem nhẹ” việc học từ thầy cô.
Tuy nhiên, cả hai câu tục ngữ này đều không sai. Mỗi câu đều đúng ở trong chính khía
cạnh của mình. Khi đứng cạnh nhau, chúng bổ sung những điều còn thiếu cho nhau và từ
đó giúp chúng ta hoàn thiện hơn trên con đường học tập. Từ đó, chúng ta hiểu được rằng,
trên con đường học tập kia, việc học từ thầy cô là quan trọng, nhưng việc học từ bạn bè
cũng quan trọng không kém. Chúng ta cần phải biết cân bằng và phối hợp giữa hai cách
học này để đem lại những hiệu quả tốt nhất.
11. Đặc sắc nghệ thuật của sân khấu chèo sân đình. Theo bạn, Thị Mầu thuộc loại
nhân vật nào? Bạn biết những bài thơ nào viết về nhân vật này?
+ Khác các loại kịch hát khác trên thế giới (ca kịch), chèo là một loại kịch hát dân gian có
tính chất nguyên hợp từ trong cội nguồn.
+ Tính dân gian của chèo thể hiện trên nhiều phương diện: ngôn ngữ, đạo cụ, hình
thức trình diễn và khán giả.
+ Thường được trình diễn ở sân đình các làng vào mỗi mùa hội hè đình đám →
chèo cổ được gọi là chèo sân đình (chỉ cần trải một chiếc chiếu rộng trước sân đình là
hình thành một sân khấu chèo, 3 mặt người xem xúm xít, một mặt sau là lối ra vào cho
diễn viên, thậm chí người xem còn ngồi lấn cả vào → đầu màn kịch thường có màn “dẹp
đám” để xua người ngồi lấn; người xem còn là người tham gia cuộc diễn (tiếng đế)).
+ Kịch bản và trình diễn có sự co giãn vì khi diễn chèo có cả phần ngoài cốt truyện
(phụ thuộc vào người diễn và người xem). Xưa chèo cổ thời gian diễn được tính bằng số
que hương (3, 4 que hương một lần diễn) → tùy thời gian mà người diễn thêm bớt vào
cốt truyện. Đa số những phần ngoài này là những phần hề chèo, có tính mua vui hay phê phán nhẹ nhàng.
+ Hình thức biểu diễn: đơn giản, không phông màn, sử dụng ánh sáng màu mà chỉ
sử dụng ánh sáng ban ngày hoặc đèn đuốc.
+ Đạo cụ đơn giản, mang tính ước lệ (hòm → ghế ngồi, ngai; quạt → nón che đầu, bút đề thơ…)
+ Diễn viên không chuyên, là nông dân, tập hợp thành gánh diễn làng này tới làng
khác → ít sử dụng hóa trang, phục trang.
+ Nghệ thuật biểu diễn mang tính tổng hợp: là sự kết hợp của các nghệ thuật hát,
múa, nhạc và các động tác biểu diễn và phải tuân theo những làn điệu nhất định (Hàng
trăm làn điệu). Giọng hát bình dị trong sáng, múa sử dụng các động tác lao động sinh
hoạt, tín ngưỡng dân gian được cách điệu; động tác tay chân, cách đánh mắt linh hoạt
(Đọc thêm Giáo trình VHDG Việt Nam, tác giả Nguyễn Bích Hà). Nét nhạc chủ yếu là
điệu vui tưng bừng rộn rã có sức thu hút.
- Thị Mầu thuộc kiểu nhân vật nữ lệch
- Bài thơ về thị Mầu: Thị Mầu, Thị Mầu lí sự
12. Tục ngữ là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ?
- Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân
dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải
thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”. Thí dụ: Một nắng hai sương Rán sành ra mỡ Đâm ba chẻ củ
“Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo
đức thực tiễn của nhân dân”. Thí dụ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã.
Thừa người nhà mới ra người ngoài
Như vậy, sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều chứa đựng và phản
ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Sự khác
nhau là ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì ta có thành
ngữ, còn khi được trình bày, diễn giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ.
Sự khác nhau về chức năng của các hình thức tư duy trên đây thể hiện ra ở sự khác nhau
về chức năng của các hình thức ngôn ngữ dùng để hiện thực hoá chúng
13. Giới thiệu ngắn gọn về văn học dân gian dân tộc thiểu số? Tóm tắt một Truyện
thơ học một sử thi mà anh chị yêu thích( Xống chụ xôn xao, Trường ca Đăm Săn).
Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những thành tựu độc đáo với những sắc thái
riêng biệt. Ðặc biệt, căn cứ vào quy luật phát triển của sáng tác dân gian và thực tiễn
sự tồn tại những mảnh vụn thần thoại, các nhà nghiên cứuu văn học dân gian Việt
Nam đã nói đến sự tồn tại của các thể loại sử thi, và thực tế đã sưu tầm, phát hiện
được. Diện mạo của nền văn học dân gian Việt Nam được nhìn nhận đầy đủ, chính
xác hơn trên mối quan hệ tổng thể văn học dân gian các dân tộc. Ðó là một nền văn
học dân gian thống nhất, đa dạng.
14. Chèo sân đình là gì? Trình bày những đặc trưng cơ bản của Chèo sân đình?
- Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội
nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
- Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp
+ Khác các loại kịch hát khác trên thế giới (ca kịch), chèo là một loại kịch hát dân
gian có tính chất nguyên hợp từ trong cội nguồn.
+ Tính dân gian của chèo thể hiện trên nhiều phương diện: ngôn ngữ, đạo cụ, hình
thức trình diễn và khán giả.
+ Thường được trình diễn ở sân đình các làng vào mỗi mùa hội hè đình đám →
chèo cổ được gọi là chèo sân đình (chỉ cần trải một chiếc chiếu rộng trước sân đình là
hình thành một sân khấu chèo, 3 mặt người xem xúm xít, một mặt sau là lối ra vào cho
diễn viên, thậm chí người xem còn ngồi lấn cả vào → đầu màn kịch thường có màn “dẹp
đám” để xua người ngồi lấn; người xem còn là người tham gia cuộc diễn (tiếng đế)).
+ Kịch bản và trình diễn có sự co giãn vì khi diễn chèo có cả phần ngoài cốt truyện
(phụ thuộc vào người diễn và người xem). Xưa chèo cổ thời gian diễn được tính bằng số
que hương (3, 4 que hương một lần diễn) → tùy thời gian mà người diễn thêm bớt vào
cốt truyện. Đa số những phần ngoài này là những phần hề chèo, có tính mua vui hay phê phán nhẹ nhàng.
+ Hình thức biểu diễn: đơn giản, không phông màn, sử dụng ánh sáng màu mà chỉ
sử dụng ánh sáng ban ngày hoặc đèn đuốc.
+ Đạo cụ đơn giản, mang tính ước lệ (hòm → ghế ngồi, ngai; quạt → nón che đầu, bút đề thơ…)
+ Diễn viên không chuyên, là nông dân, tập hợp thành gánh diễn làng này tới làng
khác → ít sử dụng hóa trang, phục trang.
+ Nghệ thuật biểu diễn mang tính tổng hợp: là sự kết hợp của các nghệ thuật hát,
múa, nhạc và các động tác biểu diễn và phải tuân theo những làn điệu nhất định (Hàng
trăm làn điệu). Giọng hát bình dị trong sáng, múa sử dụng các động tác lao động sinh
hoạt, tín ngưỡng dân gian được cách điệu; động tác tay chân, cách đánh mắt linh hoạt
(Đọc thêm Giáo trình VHDG Việt Nam, tác giả Nguyễn Bích Hà). Nét nhạc chủ yếu là
điệu vui tưng bừng rộn rã có sức thu hút.
+ Chèo là lối kể chuyện bằng sân khấu
- Hình thức sân khấu của chèo là diễn kể. Chèo đưa lên sân khấu cả một câu
chuyện, phát triển theo trục thẳng, sự kiện nào diễn ra trước kể trước, tính kể đậm, tính
kịch không cao → dẫn dắt người xem đi từ sự kiện này đến sự kiện khác, mỗi sự kiện vừa
được giải quyết lại đến một sự kiện tiếp theo.
- Kịch bản của chèo khá lỏng lẻo, tùy thuộc nhiều vào sự ứng diễn của diễn viên
và yêu cầu của người xem. Tuy nhiên, tích chèo vẫn là phần quan trọng nhất của vở chèo.
Nhân vật chính đảm nhiệm diễn tích, nhân vật hề đảm nhiệm chuyện ngoài tích. Nhân vật
chèo có thể đảm nhận hai vai trò, một vai người kể chuyện và một là vai diễn của mình
(điều hiếm thấy trong kịch hiện đại). Vai trò người kể chuyện khiến cho tính chất truyện
của chèo mang đậm dấu ấn, thậm chí đậm hơn tính kịch.
5.2.1. Chèo là tấm gương phản ánh xã hội Việt Nam thời phong kiến
Nội dung chèo xoay quanh đời sống người nông dân trong quan hệ gia đình và xã hội.
Xã hội trong chèo là xã hội có những kẻ thống trị, áp bức và những con người với những
nỗi oan khuất, thiệt thòi.
Giai cấp thống trị phong kiến áp đặt trong xã hội nhiều giềng mối, nhưng vua, quan
trên chiếu chèo mờ nhạt, không thể hiện vai trò đối với cuộc sống.
-Trời sinh thánh ế. (đế) -Thánh đế chứ ?
-Ai chẳng biết đế với vương, nhưng không ai hỏi đến thì chẳng ế sưng ra à ?
-Trị nước ngang lưng. (đế)
- Trị nước lên ngôi chứ ?
-Nước lên ngôi thì ngồi mà chết à ? (Phù thủy xưng danh)
Quan lại trong chèo bộc lộ bản chất một bộ máy thống trị, áp bức.
-Quan đã ra, ai có gà thì nhốt lại. (Từ Thức).
Những vị chức sắc trong làng xã hiện ra trên một chiếu chèo: Trương Tuần:
-Cướp đến làng tôi bỏ chạy xa,
Cướp chạy xa tôi vào vơ vét. Xã trưởng:
-Tôi đứng đầu trong xã,
Làng ta đây lệnh nghiêm phép cấm,
Sao còn giữ thói dâm hoang. (nhìn sang Mẹ Ðốp)
Nhuận sắc gớm nhỉ. Mấy cháu rồi ?... Hôm nào mát giời tao sang ... (Quan âm Thị Kính)
Thêm vào đó là những bộ mặt đại diện cho bộ máy thống trị ở xã thôn, những Thầy
mù, Hương câm, Ðồ điếc...
Những hoạt cảnh xã hội được đưa lên sân khấu cho thấy thực trạng xã hội: cảnh
bắt lính, cảnh loạn lạc chiến tranh, cảnh bắt khoán, cảnh nhà quan hạch sách, cảnh tiểu phá giới ...
Bên cạnh đó là thực trạng cuộc sống người lao động nghèo khổ với những nỗi
khốn cùng, oan khuất. Cũng như những nhân vật của truyện dân gian, họ là những người
lương thiện, nhưng dưới xã hội bất công đó, họ phải chịu nhiều thống khổ, trở thành nạn
nhân của sự áp bức, bóc lột: bị hãm hại, loạn lạc, đói khổ, thân phận long đong, tủi nhục ...
- Trách lòng ai nỡ phụ lòng,
Dang tay nỡ bẻ phiếm đồn làm đôi.
-Giời ơi oan con lắm mẹ ơi ! ...
Con ơi dù oan dù nhẫn chẳng oan,
Xa xôi cha biết nhẽ con nhường nào ! (Quan âm Thị Kính).
5.2.2. Chèo thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân
Khi phản ánh hiện thực xã hội, chèo thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức,
tiếng nói đòi quyền sống cho con người. Bên cạnh đó, chèo thể hiện lòng yêu thương,
trân trọng đối với những con người bị áp bức, cùng khổ, những con người có đức tính,
phẩm hạnh tốt đẹp mà trải qua những thử thách cam go, những phẩm chất ấy càng toả
sáng. Ðó là tấm lòng bác ái, đức hy sinh, lòng hiếu thảo, sự trung trinh, phẩm chất trong
sạch, lòng dũng cảm ... Ðặc biệt, những người phụ nữ có số phận đau khổ nhất chính là
những tấm gương sáng về đạo đức, phẩm hạnh.
-Về cùng cha, có trở về như vậy,
Cũng không sao tránh được tiếng mỉa mai.
Không ! Không ! Phải sống ở đời mới tỏ rõ là người đoan chính. (Quan âm Thị Kính).
- Có sinh có đẻ cho cam,
Nàng dâu nuôi mẹ thế gian mấy người. (Trương Viên).