Top 6 cách kết bài chữa cháy cho bài văn nghị luận - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương
Top 6 cách kết bài chữa cháy cho bài văn - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn học dân gian (LITR1234)
Trường: Đại học Hùng Vương
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
6 CÁCH KẾT BÀI CHỮA CHÁY CHO BÀI VĂN NLVH
————-————-————-————-
1. Soi vào thực tế văn học, tôi chợt hiểu vì sao có những nhà văn suốt cả cuộc
đời không tạo nên được một tác phẩn có giá trị đích thực, để rồi phải ngậm đắng
nuốt cay, than thở sự bạc bẽo của nghề văn. Và vì sao lại có những nghệ sĩ lớn
như …., tác phẩm … chính là một minh chứng không thừa nhận “định luật băng
hoại của thời gian”, đã để lại nhiều giá trị…
2. Có những tác phẩm "ra đời như bươm bướm nở ngày mùa, như chuồn chuồn
vỡ tổ" khiến chúng ta đọc xong quên ngay, đến khi cầm lại mới ngỡ như mình đã
đọc rồi. Nhưng cũng có những tác phẩm như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để
lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm. Và "..." (ghi tên tác phẩm) cũng
là một sự chạm khắc như thế. Tác phẩm đã tôn vinh/ khẳng định... (yêu cầu mà
đề cho, khẳng định lại giá trị của tác phẩm).
3. Hoài Thanh trong "Ý nghĩa văn chương" đã từng viết: "Từ khi các thi sĩ ca tụng
cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng
chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới
hay." Và tôi nghĩ, áng văn/ thơ.... của tác giả...chính là minh chứng cho ý nghĩa
đó. Tác phẩm đã... (ghi yêu cầu đề, nhấn mạnh giá trị nội dung) qua đó nuôi
dưỡng cho con người lòng yêu cuộc sống/ yêu con người, hiểu được rằng "cuộc
đời chật hẹp của mỗi cá nhân, nhờ văn chương mà rộng rãi thâm trầm đến trăm ngàn lần."
4. Nhà văn Aimatov đã từng nhận định rằng: "Một tác phẩm chân chính không
bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng". Bởi lẽ khi trang sách đóng lại, tác phẩm mới
thực sự đang sống, sống với những trăn trở và tình cảm của người đọc. Và khi
gấp lại ... (ghi tác phẩm) đúng là tôi vẫn cứ hoài trăn trở/ hoài suy nghĩ/hoài bận
lòng về.... (chỗ ba chấm này ghi nội dung: phù hợp với những tác phẩm tạo nên
những day dứt suy tư nhé).
5. Lev Tolstoy khi viết về tác phẩm văn học đã nói rằng: "Một tác phẩm nghệ
thuật là kết quả của tình yêu con người, một ước mơ cháy bỏng về một xã hội
công bằng bình đẳng bác ái luôn hôi thúc nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt
những dòng suy nghĩ và hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại". Tác
phẩm nghệ thuật đều xuất phát từ chính trái tim người nghệ sĩ, nơi những tâm
tư tình cảm đã được gửi vào trong tác phẩm văn học. Và có lẽ tác giả...đã luôn
xúc động thường trực khi viết tác phẩm... Áng thơ/ văn đã mang đến... ( chỗ này
khẳng định lại giá trị, hoặc vấn đề đề bài cho)
6. Dòng chảy thời gian vẫn miệt mài chảy trôi, bao đời người dâu bể, bao thế kỉ
thăng trầm thì cái công việc của nó vẫn là phủi bụi - là gạt bỏ đi những trang
văn vô giá trị, không địch lại được với thời gian. Và trong những gì còn lại ấy, có
những trang văn của ... (ghi tên tác phẩm) đã để lại những giá trị …
-> Ngắn gọn dễ nhớ, cấp tốc cho khi thiếu thời gian
Nguồn: Tổng hợp (Reup Văn ôn võ luyện NTL + @meee)
————-————-————-————-
[PHẢI LÀM SAO] GỢI Ý MỞ BÀI – KẾT BÀI, TRÁNH TÌNH TRẠNG ‘ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT"
[MB1] Chiếc nhẫn của vua Solomon có khắc “Gam zeh ya’avor” – “Tất cả rồi sẽ
qua”. Biển có thể hóa núi, núi có thể hóa sông, vạn vật trong tự nhiên cứ thể
chuyển tiếp luân hồi, chẳng gì là mãi mãi. Ấy vậy mà nhà văn Sêđrin vẫn khẳng
định: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa
nhận cái chết”. Những thiên sử thi của Hô-me-rơ sau hai mươi tám thế kỷ vẫn
vang vọng cùng biết bao nhân vật khác được thổi hồn từ trang sách. Quả thật,
nghệ thuật giúp bất tử hóa cuộc sống. Nhờ có nghệ thuật, tôi mới biết đến …..
trong tác phẩm … của nhà văn/ thơ…..
[KB1] Có người từng viết:
“Nhà văn chết nhân vật từ trang sách
Vẫn ngày ngày lăn lóc chốn trần ai”
Có thể tác phẩm … đã khép lại, nhưng những dấu ấn trong lòng người đọc vẫn
vang vọng đến vô cùng. Có thể sau này, ta chẳng thể nhớ chính xác từng câu
văn, nhưng cái hồn của chi tiết, nhân vật đã nhập vào ta, “hóa” thành một mảnh
tâm hồn và nhân lên trong đời sống thực đến vạn lần.
[MB2] Trong truyện ngắn “Bụi quý”, Pau-tôp-xki viết: “Cũng giống như bông
hồng vàng của Samet làm ra là để cho Xuytan được hạnh phúc, sáng tác của
chúng ta là để cho cái đẹp của Trái Đất”. Quả thật, văn học phát hiện, ngợi ca
và làm đẹp thêm vẻ đẹp của cuộc đời. Ta nhìn mùa thu đâu chỉ đơn giản là một
mùa, trong đấy còn thấp thoáng chút “sương thu” vương trên thơ Lý Bạch hay
chút “lá rụng” từ ngòi bút của Olga Berggoltz. Một tác phẩm chân chính luôn
làm ta nhớ về một nét thẩm mĩ nào đó, cũng như khi nhắc tới “tên tác phẩm”, ta
lại nhớ về ....(vẻ đẹp) … của … sáng ngời.
[KB2] Trong “Theo going”, Thạch Lam tâm sự về thiên chức của người nghệ sĩ:
“Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái
đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và
thưởng thức”. Tôi tin, “Tên tác giả” đã làm tròn sứ mệnh thẩm mĩ của mình, để
rồi hòa mình vào dòng chảy văn học của dân tộc, để “bất tử hóa” vẻ đẹp cuộc sống, con người.
[MB3] Trong “Thơ bình phương – Đời lập phương”, Chế Lan Viên bộc bạch một niềm ước mong:
“Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngày
Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ cho đỡ khổ
Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngả vào tay”
Văn học đâu phải là bông hoa làm bằng vỏ bào chỉ để ngắm, văn học là nơi giúp
người gần người hơn, để cảm thông, chia sẻ trong đau khổ cõi người. Càng trong
đau thương, người ta càng cần một điểm tựa để bấu víu tinh thần. Thấu hiểu
điều đó, nhà văn/thơ “Tên tác giả” đã tìm đến những người “không có ai để bênh
vực” và viết nên những trang văn/thơ day dứt cõi lòng trong “Tên tác phẩm”.
[KB3] Lê Ngọc Trà cho rằng nỗi buồn là ngôn ngữ chung của nhân loại, nhà thơ
Allan Poe khẳng định giọng ca buồn là thích hợp nhất trong thi ca. Viết về những
nỗi đau cũng là một con đường để văn học “nhân đạo hóa” con người.
[MB4] “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, còn tôi muốn tiểu thuyết là
sự thật ở đời” là câu khẳng định mạnh mẽ của Vũ Trọng Phụng khi khẳng định
lập trường hiện thực của mình. Văn học trước hết phải đạt được chữ “chân”
trong “chân thiện mĩ”, tức đạt được cái thật. Nhà văn phải dùng ngòi bút không
tô hồng, không bôi đen để nói lên hiện thực với tư cách một con người đang
sống và hòa mình vào dòng chảy của xã hội. Ta thấy “Những người khốn khổ”
khắc họa chân thực bối cảnh nước Pháp đầu thế kỷ XIX, thấy “Truyện Kiều” nói
lên tất thảy những vấn nạn trong xã hội xoay vần lúc bấy giờ. Và ta còn thấy sự
chân thật ấy xuất hiện trong tác phẩm “…” của ….
[KB4] “Tên nhà văn” đã là người “thư ký trung thành của thời đại” và khắc họa
chân thực cuộc sống con người thời bấy giờ qua nhân vật “Tên nhân vật”. Quả
thật, dù văn học có sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo đến bao nhiêu, văn học vẫn cứ
phản ánh cuộc đời ở mặt này hay mặt khác và lấy tâm điểm là con người.