-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương Tình huống Pháp luật đại cương | Đại học Quy Nhơn
Đề cương Tình huống Pháp luật đại cương | Đại học Quy Nhơn. Tài liệu gồm 29 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp Luật Đại Cương (1130049) 19 tài liệu
Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Đề cương Tình huống Pháp luật đại cương | Đại học Quy Nhơn
Đề cương Tình huống Pháp luật đại cương | Đại học Quy Nhơn. Tài liệu gồm 29 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp Luật Đại Cương (1130049) 19 tài liệu
Trường: Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Quy Nhơn
Preview text:
Cặp 1. – Phần II 3.0 điểm
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật
sau? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
“Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm” – Khoản 1 Điều 197 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Câu 2(CĐR L2.1; 1.5 đ): Giải quyết tình huống
Chị H sinh năm 1987 mở cửa hàng bán đồ ăn sáng trong khu dân cư, tình
hình kinh doanh của chị gần đây gặp khó khăn do có thêm một cửa hàng ăn sáng
mở gần quán hàng của chị. Ngày 2/3/2019, lợi dụng sơ hở của quán đối thủ, H đã
lén bỏ thuốc độc vào nồi nước dùng của cửa hàng. Hậu quả làm 1 nhân viên của
cửa hàng và 3 khách đến ăn sáng tử vong. Hỏi hành vi của H có phải vi phạm pháp
luật không? Nếu có hãy phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật của H?
ĐÁP ÁN CÂU CÓ TỔNG 03 ĐIỂM 1
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Phân tích cấu trúc của quy phạm 1.5 đ
pháp luật sau? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình
thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
- Giả định: Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch 0.3đ
vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Gt: Vì giả định là bộ phận xác định chủ thể và điều kiện, hoàn
cảnh mà nhà nước dự liệu trước. Ở đây chủ thể là người quảng
cáo, đk hoàn cảnh là quảng cáo gian dối ….còn vi phạm
-Quy định: Không quảng cáo gian dối về hàng hóa dịch vụ
( khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã 0.3đ
bị kết án về tội này, mà chưa được xóa án tích.)
Gt: Quy định là bộ phận nêu lên cách thức xử sự mà nhà nước
đặt ra cho chủ thể khi ở vào điều kiện hoàn cảnh của giả định.
Ở đây là không quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ
- Chế tài: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 0.3đ
đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Gt: chế tài là biện pháp cưỡng chế NN áp dụng khi chủ thể ko
thực hiện đúng yêu cầu của quy định, ở đây là chế tài hình sự
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật 0.3 đ
- Giải thích: Tuân thủ PL là kiềm chế không thực hiện những
hoạt động pháp luật cấm ở đây là kiềm chế không quảng cáo
gian dối về hàng hóa dịch vụ .
Câu 2 (CĐR L2.1; 1.5 điểm): Giải quyết tình huống 1.5 đ Có VPPL 0.3đ
Phân tích 4 dấu hiệu của VPPL 1.2đ 2
-VPPL phải là hành vi biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng hành 0.3đ
động hoặc không hành động.
- Ơ đây H đã thực hiện hành động bỏ thuốc độc vào nồi nước dùng của cửa hàng.
- VPPL phải là hành vi trái pháp luật 0.3đ
- Ở đây hành vi bỏ thuốc độc của H vào nồi nước dùng gây
chết người đã xâm hại đến quyền được bảo vệ tính mạng của
con người do nhà nươc quy định.
- VPPL phải hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể 0.3đ
- Ở tình huống này H nhận thức được tính chất pháp lý của
hành vi, thấy trước hậu quả chết người và có ý thức bỏ mặc
cho hậu quả xảy ra, do đó H có lỗi cụ thể là lỗi: cố ý gián tiếp
- Chủ thể VPPL phải có NLTNPL 0.3đ
- H đủ tuổi chịu TNPL; ko mắc các chứng bệnh làm mất khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi, vẫn nhận thức rõ về
hành vi của mình tự mình thực hiện hành vi. Cặp 2:
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật
sau? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
“Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” Khoản 1 Điều 248 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Câu 2 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Giải quyết tình huống
A sinh viên một trường ĐH ở Hà Nội, do quên khóa cửa khi ngủ trưa nên bị
mất chiếc xe đạp điện trị giá 13 triệu đồng. A tới các cửa hàng bán xe cũ gần chỗ
trọ mong tìm lại chiếc xe đã mất. Chiều muộn, A phát hiện xe của mình đang được
bán tại cửa hàng của T. A hỏi thông tin thì biết T mua được chiếc xe từ một nam
thanh niên. A ngỏ ý xin lại xe với lý do đó là xe của mình mà kẻ gian đã trộm mất
nhưng bị T từ chối. Hỏi giữa A và T có phát sinh quan hệ pháp luật không? Nếu có
hãy phân tích cấu thành trong quan hệ pháp luật đó?
ĐÁP ÁN CÂU CÓ TỔNG 03 ĐIỂM 1
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Phân tích cấu trúc của quy phạm 1.5 đ
pháp luật sau? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình
thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
- Giả định: Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất 0.3đ kỳ hình thức nào
Gt: Vì giả định là bộ phận xác định chủ thể và điều kiện, hoàn
cảnh mà nhà nước dự liệu trước. Ở đây chủ thể là người sản
xuất, đk hoàn cảnh: sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
- Quy định:Cấm sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ 0.3đ hình thức nào
- Gt: Quy định là bộ phận nêu lên cách thức xử sự mà nhà
nước đặt ra cho chủ thể khi ở vào điều kiện hoàn cảnh của giả
định. ở đây là Cấm sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
- Chế tài: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Gt: chế tài là biện pháp cưỡng chế NN áp dụng khi chủ thể
ko thực hiện đúng yêu cầu của quy định, ở đây là chế tài hình
sự ở đây là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật 0.3 đ
- Giải thích: Tuân thủ PL là kiềm chế không thực hiện những
hoạt động pháp luật cấm ở đây là kiềm chế không sản xuất trái
phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
Câu 2 (CĐR L2.1; 1.5 điểm): Giải quyết tình huống 1.5 đ
- Giữa A và T có phát sinh quan hệ pháp luật 0.3đ 2
Phân tích các yếu tố cấu thành trong QHPL giữa A và T 1.2đ
Chủ thể: Là các cá nhân tổ chức có khả năng tham gia vào các 0.4đ
QHPL có các quyền và nghĩa vụ pháp lý
- A: SV trường ĐH ko bị hạn chế các quyền và nghĩa vụ
- T: Chủ cửa hiệu cầm đồ ko bị hạn chế các quyền và nghĩa vụ
Chủ thể trong QHPL này đều là cá nhân và có đầy đủ NLCT
- Khách thể: là lợi ích mà các chủ thể hướng đến khi tham gia vào QHPL
- Khách thể trong tình huống là lợi ích vật chất cụ thể là quyền 0.4đ
sở hữu đối với tài sản (chiếc xe đạp điện)
Nội dung của QHPL: là các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các 0.4đ chủ thể trong QHPL
- Đối với A: Là quyền được bảo vệ quyền sở hữu đối với tài
sản mà mình là chủ sở hữu, quyền yêu cầu người xâm hại
quyền sở hữu chấm dứt hành vi xâm hại và quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước bảo vệ. Nghĩa vụ chứng minh quyền sở hữu để được đảm bảo quyền.
- Đối với T: Nghĩa vụ chấm dứt xâm hại quyền sở hữu hợp
pháp của A (khi A minh chứng được theo quy định pháp luật).
Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ (thiệt hại về khoản
tiền mua xe) khi hành vi chiếm hữu đối với xe đạp là ngay tình. Cặp 3
Câu 3 (CĐR L2.1; 1.0 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau? Giải thích?
“Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, trong khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc làm việc cho cá nhân là công
dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và được pháp luật bảo
vệ.” (K2 Đ 150 - BLLĐ 2019).
Câu 4 (CĐR L2.1; 2.0 điểm): Giải quyết tình huống
Ngày 15/1/2020, Nguyễn Văn A (35 tuổi, không mắc các chứng bệnh về thần kinh) do
mâu thuẫn trong quá trình sử dụng lối đi chung với em trai của mình là Nguyễn Văn B, A
đã dùng gậy đánh liên tiếp vào người B. Hậu quả là B bị thương tật với tỷ lệ tổn thương
cơ thể là 32%. Anh A đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo
quy định tại Điều 134 BLHS sửa đổi năm 2017. Hãy phân tích các yếu tố cấu thành của
hành vi vi phạm pháp luật trên. 3
Câu 3 (CĐR L2.1; 1.0 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm pháp 1.0 đ luật sau? Giải thích?
- Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật
Giả định“Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài 0.5đ
tại Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất,
khu công nghệ cao hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam”
Giả định: Bộ phận này xác định chủ thể của quy phạm pháp luật
Công dân Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt
Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công
nghệ cao hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam
Quy định: “phải tuân theo pháp luật Việt Nam và được pháp luật 0.5 đ bảo vệ.”
Quy định: Bộ phận này đưa ra quy tắc xử sự buộc chủ thể xử sự theo
Câu 4 (CĐR L2.1; 2.0 điểm): Giải quyết tình huống 2.0 đ
- Mặt khách quan 0.5đ + Thời gian: Ngày 15/1/2020 0.3đ 4
+ Hành vi trái pl: Hành vi (A đã dùng gậy đánh liên tiếp vào người
B) là hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho B, nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong bộ luật hình sự
+ Hậu quả: B bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 32% 0.2đ
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra - Mặt chủ quan 0.5đ
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp vì A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy 0.3đ
hiểm gây hậu quả cho xã hội nhưng mong muốn hậu quả xảy ra
+ Động cơ, mục đích: Do mâu thuẫn trong quá trình sử dụng lối đi 0.2đ chung với em trai là B - Chủ thể 0.5đ
+ Nguyễn Văn A 35 tuổi, không mắc các chứng bệnh về thần kinh 0.3đ
+ A có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý 0.2đ - Khách thể 0.5đ
Hành vi của A xâm phạm đến quyền được bảo đảm về sức khỏe của công dân Cặp 4
Câu 3 (CĐR L2.1; 1.0 đ): Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện
pháp luật nào? Vì sao?
“Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” (Khoản
1 Điều 258 BLHS sửa đổi 2017)
Câu 4 (CĐR L2.1; 2.0 điểm): Giải quyết tình huống
Chị A (28 tuổi, nhận thức bình thường), là công nhân của Công ty May 10. Ngày
20/2/2020, chị A vội về để đón con nên đi đến ngã tư Khuất Duy Tiến mặc dù cột đèn
giao thông đang báo hiệu đèn đỏ nhưng chị vẫn phóng xe vượt lên. Với hành vi này chị A
bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính. Hãy phân tích các yếu tố cấu
thành của hành vi vi phạm pháp luật trên. 3
Câu 3 (CĐR L2.1; 1.0 đ): Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình 1.0 đ
thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
- Hình thức thực hiện pháp luật 0.5đ Tuân thủ pháp luật - Giải thích 0.5 đ
Vì tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các
chủ thể kiềm chế không tiến hành những gì mà pháp luật ngăn cấm
Câu 4 (CĐR L2.1; 2.0 điểm): Giải quyết tình huống 2.0 đ
- Mặt khách quan 0.5đ
+ Thời gian và địa điểm: Ngày 20/2/2020, ngã tư Khuất Duy Tiến 0.3đ 4
+ Hành vi trái pl: Hành vi vượt đèn đỏ của chị A trái với quy định 0.2đ
của Luật giao thông đường bộ
- Mặt chủ quan 0.5đ
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp vì Chị A nhận thức rõ hành vi của mình là trái 0.3đ
pháp luật, gây hậu quả cho xã hội nhưng mong muốn hậu quả xảy ra
+ Động cơ, mục đích: Do chị A vội đề kịp về đón con 0.2đ - Chủ thể 0.5đ
+ A 28 tuổi, nhận thức bình thường 0.3đ
+ A có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý 0.2đ
- Khách thể: Hành vi của Chị A đã xâm phạm đến quy tắc quản lý 0.5đ
Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Cặp 5:
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau và giải thích? Chủ
thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay
hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm” (Điều 282, Bộ luật Hình sự 2015)
Câu 2: (CĐR L2.1; 1.5 đ): Tình huống
Ngày 28/6/2019, Phan Đình Thành (SN 1973) đốt rác tại khu vườn nhà. Do có gió thổi mạnh,
lửa cháy lan sang khu rừng phòng hộ thuộc thị trấn Xuân An, Hà Tĩnh, thiệt hại gần 50ha rừng.
Hãy phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật và cho biết có vi phạm pháp luật xảy ra không? ĐÁP ÁN ĐỀ 01 1
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau và 1.5 đ
giải thích? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
- Phân tích cấu trúc:
- GĐ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm 0.2đ
chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy
- Giải thích: (sv lập luận dựa theo khái niệm giả định) 0.1đ
- QĐ: cấm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm 0,2đ
đoạt tàu bay hoặc tàu thủy
- Giải thích: (sv lập luận dựa theo khái niệm quy định) 0,1đ
- Chế tài: bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 0.2đ
- Giải thích: (sv lập luận dựa theo khái niệm chế tài) 0,1đ
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ PL 0.3 đ
- Giải thích: (sv lập luận dựa theo khái niệm hình thức tuân thủ PL) 0.3 đ
Câu 2 (CĐR L2.1; 1.5 điểm): Giải quyết tình huống 1.5 đ
Hành vi: đốt rác 0.2đ
Tính trái pháp luật: hành vi đã gây cháy rừng, vi phạm quy định về phòng cháy, 0.2đ 2 chữa cháy rừng Lỗi: Vô ý do cẩu thả 0.2
vì khi thực hiện hành vi chủ thể không nhận thức được nguy cơ có thể xảy ra cháy 0.2
rừng (vì bất cẩn mà dẫn tới cháy rừng) nhưng chủ thể cần phải thấy trước, buộc
phải thấy trước hậu quả đó.
Chủ thể: Phan Đình Thành (46 tuổi, nhận thức bình thường) 0.2đ
Có năng lực trách nhiệm pháp lý 0.2đ Có VPPL xảy ra 0.3đ Cặp 06:
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau và giải thích? Chủ
thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
“Người nào sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng
tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái
pháp luật, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” (Điều 285, Bộ luật Hình sự 2015)
Câu 2: (CĐR L2.1; 1.5 đ): Tình huống
Ngày 5/5/2016, một vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra tại địa phận phường Phúc
Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Nạn nhân là chị Lý Thị Niên thương tích rất nặng (tỷ lệ thương tật
60%). Qua điều tra cơ quan công an đã xác định chị N đã thuê anh Doãn Văn D (1995) gây
thương tích cho mình với số tiền 50 triệu đồng. Hãy phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật và
cho biết có vi phạm pháp luật xảy ra không? ĐÁP ÁN ĐỀ 02 1
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau và 1.5 đ
giải thích? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
- Phân tích cấu trúc:
- GĐ: Người nào sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần 0.2đ
mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
- Giải thích:(sv lập luận dựa theo khái niệm giả định) 0.1 đ
- QĐ: cấm sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm 0.2đ
có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để sử
dụng vào mục đích trái pháp luật
- Giải thích: (sv lập luận dựa theo khái niệm quy định) 0.1 đ
- Chế tài: thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo 0.2đ
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
- - Giải thích: (sv lập luận dựa theo khái niệm chế tài) 0.1 đ
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ PL 0.3 đ
- Giải thích: (sv lập luận dựa theo khái niệm hình thức tuân thủ PL 0.3 đ
Câu 2 (CĐR L2.1; 1.5 điểm): Giải quyết tình huống 1.5 đ Hành vi: gây thương tích 0.2đ
Tính trái pháp luật: hành vi xâm hại tới sức khỏe của N 0.2đ 2 Lỗi: Cố ý trực tiếp 0.2đ
vì khi thực hiện hành vi chủ thể nhận thức được hành vi và hậu quả sẽ xảy ra; chủ 0.2đ
thể mong muốn hậu quả xảy ra
Chủ thể: Doãn Văn D (21 tuổi, nhận thức bình thường) 0.2đ
Có năng lực trách nhiệm pháp lý 0.2đ Có VPPL xảy ra 0.3đ Cặp 7
Câu 1: Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật sau: (1đ)
“Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với
Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội: bảo vệ Nhân
dân và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013)
Câu 2: Giải quyết tình huống? (2đ)
Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B là đồng nghiệp trong một công ty bất động sản.
Do có mâu thuẫn cá nhân, ngày 26/3 /2020 A đã dùng dao cắt phanh xe của B.
Hậu quả trên đường đi làm về B gặp tai nạn do hỏng phanh dẫn đến tử vong. Phân
tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật ? Trách nhiệm pháp lý mà A phải chịu? 1
Câu 1 (CĐR L2.1; 1đ): Xác định cấu trúc của quy phạm 1 đ pháp luật sau? Vì sao?
Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân, Tổ quốc, Nhân dân, 0.5đ
với Đảng và Nhà nước,”
Phần giả định trong trường hợp này nêu lên quan hệ xã hội mà
quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải chịu sự
điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân
Quy định: “tuyệt đối trung thành, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, 0.5đ
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an
ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân,
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân
xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.
Phần quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự
của chủ thể tuyệt đối trung thành, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, Chế tài: Không có
Câu 2 (CĐR L2.1;2 điểm): Giải quyết tình huống 2 đ
Mặt khách quan: 0.4đ 2
+ Hành vi giết người (Cắt phanh gây tai nạn)
+ Hậu quả: 1 người chết
+ Mqh nhân quả trực tiếp từ hành vi giết người làm một người chết
+ Thời gian ngày 26/3/2020, trên đường đi làm về của B, công cụ là dùng dao đâm. Chủ quan: 0.4đ + Lỗi cố ý trực tiếp
+ Động cơ: Trả thù do mâu thuẫn cá nhân
+ Mục đích là giết người
Khách thể: Xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người 0.4đ
khác, Xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm của con người.
Chủ thể: A có đủ năng lực về độ tuổi, năng lực nhận thức và 0.4đ
điều khiển hành vi, đủ điều kiện năng lực trách nhiệm pháp lý
A phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự 0.4đ Cặp 8
Câu 1: Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật sau, vì sao? (1đ)
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. (Điều 127 BLDS 2015)
Câu 2: Giải quyết tình huống . (2đ)
X sinh năm 1980 là người có năng lực nhận thức bình thường. Vào hồi 21h30 phút
ngày 23/3/2020 do mâu thuẫn cá nhân , X đã chặn đường Y và dùng dao tấn công
với nhiều nhát đâm dẫn đến Y tử vong tại chỗ.
ANh / Chị hãy phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên? Xác định loại vi phạm pháp luật của X? 1
Câu 1 (CĐR L2.1; 1đ): Xác định cấu trúc của quy phạm 1đ pháp luật sau? Vì sao?
Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa 0.5đ
dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép”
Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn
cảnh chịu sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên
tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép
Quy định: “có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân 0.5 đ sự đó là vô hiệu”
Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của
đối tượng được nêu ở phần giả định.ở đây là quy định chủ thể
được phép yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu. Chế tài: Không có
Câu 2 (CĐR L2.1; 2 điểm): Giải quyết tình huống 2đ
Cấu thành vi phạm pháp luật 0.4đ 2 Mặt Khách quan:
+Hành vi : Giết người dùng dao đâm nhiều nhát dẫn đến nạn nhân tử vong) + Hậu quả làm Y chết
+ MQH nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm: Dùng
dao tấn công là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho người
khác, cụ thể ở đây là Y
+ Thời gian: Vào 21h30 phút ngày 23/3/2020
+ Thủ đoạn là dùng dao đâm +Công cụ phạm tội: Dao Mặt Chủ quan: 0.4đ
+Lỗi cố ý trực tiếp. X nhận thức được hành vi là nguy hiểm
nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
+Động cơ: Do mâu thuẫn cá nhân nên mong muốn trả thù +Mục đích: Giết chết Y khách thể.: 0.4đ
+X đã xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người khác, Xâm
hại đến quyền bất khả xâm phạm của con người. Chủ thể: 0.4đ
X 40 tuổi,có đủ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi.
Đủ năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể
X vi phạm pháp luật hình sự Cặp 9
Câu 1: Hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luâ ̣t, Giải thích? chủ thể
thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao? (1.5 đ)
“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự.” (Điều 13, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Câu 2:Bài tâ ̣p tình huống. (1.5 đ)
Anh Nghĩa (35 tuổi hoàn toàn bình thường) và anh Trang là hàng xóm của nhau,
do mâu thuẫn tranh chấp đất, anh Nghĩa đã lên kế hoạch giết gia đình anh Trang.
Vào 6 giờ tối gày 20/2/2019, anh Nghĩa lẻn vào bếp nhà anh Trang rắc 1 gói thuốc
chuột vào nồi canh nhà anh Trang vừa nấu xong. Hậu quả xảy ra là vợ và con trai
anh Trang tử vong, anh Trang bị ngộ độc nặng.
Anh/chị hãy phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống trên? 1
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm 1.5 đ
pháp luật sau? Giải thích? Chủ thể thực hiện pháp luật bằng
hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
- Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật 0,9 đ
+ Giả định: Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận 0.5 đ
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia
hoặc chất kích thích mạnh khác.
Vì trong phần giả định đã nêu lên chủ thể là người phạm tội, điều
kiê ̣n, hoàn cảnh trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.
+ Quy định: thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự 0.4đ
Vì quy định ở đây nêu nêu lên cách thức xử xự mà chủ thể phải
thực hiê ̣n đó là phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành ở phần giả định.
- Hình thức thực hiện pháp luật: Thi hành pháp luật 0.6 đ + Thi hành pháp luâ ̣t 0.3 đ
+ Giải thích: Chủ thể thực hiê ̣n nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là 0.3 đ
phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội trong tình trạng mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do
dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Câu 2 (CĐR L2.1; 1.5 điểm): Giải quyết tình huống 1.5 đ
Các yếu tố cấu thành Mă ̣t khách quan: 0.4 đ 2 + Hành vi: Giết người. (Mỗi
+ Hâ ̣u quả: 2 người chết, Trang bị ngô ̣ đô ̣c nă ̣ng. ý nhỏ
+ Mối quan hê ̣ nhân quả: Hành vi rắc thuốc độc vào nồi canh của 0,1đ)
anh Nghĩa trực tiếp dẫn đến hâ ̣u quả 2 người chết, Trang bị ngô ̣ đô ̣c nă ̣ng.
+ Công cụ: Thuốc đô ̣; Thời gian; 6 giờ tối gày 20/2/2019 Mă ̣t chủ quan 0.4đ
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp ((Lỗi: + Đô ̣ng cơ: Trả thù 0,2
+ Mục đích: Giết người đ)Mỗ i ý nhỏ 0,1đ,)
Khách thể: Tính mạng, sức khỏe con người 0.4đ
Chủ thể: Kiên có năng lực trách nhiệm pháp lý đầy đủ: 0.3đ
+ Đủ tuổi chịu trách nhiê ̣m pháp lý
+ Có nhâ ̣n thức hoàn toàn bình thường Cặp 10
Câu 1: Hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luâ ̣t? Giải thích? chủ thể
thực hiện pháp luật bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao? (1.5 đ)
“Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng
việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. (Khoản 1, Điều 13, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Câu 2:Bài tâ ̣p tình huống. (1.5 đ)
Vào lúc 8h tối ngày 27/09/2018 Ngao và Ngán (cả hai đều 20 tuổi) rủ nhau đi chơi,
khi ra đến ngã tư bị một nhóm thanh niên cầm đầu là Vêu chặn đánh Ngán bằng
gậy. Thấy Ngán bị đánh Ngao xông vào giật gậy đẩy mạnh Vêu ra đánh nhiều nhát
vào đầu khiến Vêu ngã xuống, sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu Vêu đã tử
vong do bị xuất huyết não.
Anh/chị hãy phân tích các các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống trên?
ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG 2 1
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm 1.5 đ
pháp luật sau? Giải thích? Chủ thể thực hiện pháp luật
bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
- Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật 0.9 đ
+ Giả định: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm (Mỗi
cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực ý nhỏ hiện. 0.3đ)
Vì trong phần giả định trên đã nêu lên chủ thể là người nào,
điều kiện hoàn cảnh là đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm
cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
+ Quy định: (Cấm, không được) đe dọa giết người, nếu có căn
cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Trong phần quy định đã nêu lên cách thức mà chủ thể không
được thực hiện đó là không được đe dọa giết người, nếu có
căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
+ Chế tài: thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nêu hình phạt mà chủ thể phải thực hiê ̣n là bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
- Hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật 0.3đ
- Giải thích: Chủ thể thực kiềm chế bản thân không làm 0.3 đ
những điều mà pháp luâ ̣t cấm không được đe dọa giết người,
nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa
này sẽ được thực hiện.
Câu 2 (CĐR L2.1; 1.5 điểm): Giải quyết tình huống 1.5 đ
Các yếu tố cấu thành Mă ̣t khách quan: 0.4 đ 2
+ Hành vi: Gây thương tích. (Mỗi
+ Hâ ̣u quả: Vêu bị chết ý nhỏ
+ Mối quan hê ̣ nhân quả: Hành vi cầm gậy đánh Vêu trực tiếp 0,1đ)
dẫn đến hậu quả Vêu chết.
+ Công cụ: gậy ; Thời gian; 8h tối ngày 27/09/2018 Mă ̣t chủ quan 0.4đ
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp chủ thể mong muốn hậu quả xảy ra ((Lỗi: + Đô ̣ng cơ: giúp bạn 0,2
+ Mục đích: Gây thương tích đ)Mỗ i ý nhỏ 0,1đ,)
Khách thể: Tính mạng, sức khỏe Vêu 0.4đ
Chủ thể: Ngao có năng lực trách nhiệm pháp lý đầy đủ: 0.3đ
+ Đủ tuổi chịu trách nhiê ̣m pháp lý 20 tuổi
+ Có nhâ ̣n thức hoàn toàn bình thường Cặp 11 Câu 1:
- Phân tích cấu trúc của quy phạm pl sau và giải thích : “Người
nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm” (Khoản 1 điều 171 BLHS)
- Chủ thể trong QPPL trên thực hiện PL ở hình thức nào? Vì sao? Câu 2:
A và B đều 20 tuổi rủ nhau trộm cắp tài sản trong kho của cơ quan
X vì biết có chứa tài sản giá trị 30 triệu đồng. Cả 2 đã phá được
khóa và chui vào kho nhưng không còn tài sản nên bỏ về, trên
đường về thì bị phát hiện. Hỏi hành vi của A và B có dấu hiệu của VPPL không? Vì sao?
ĐÁP ÁN CÂU CÓ TỔNG 03 ĐIỂM 1
Câu 1 (CĐR L2.1; 1.5 đ): Xác định cấu trúc của quy phạm 1.5 đ
pháp luật sau? Giai thích? Chủ thể thực hiện pháp luật
bằng hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
- Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật 0.3đ
+ Giả định: Người nào cướp giật tài sản của người khác
Vì GĐ là bp chỉ rõ ai,ở đâu,khi nào sẽ được áp dụng bởi
QPPL,ở đây là người nào...
+ Quy định: Không được cướp giật tài sản của người khác 0.3đ
Vì QĐ là bp chỉ rõ chủ thể được làm gì,ko được làm gì,phải
làm gì hoặc phải làm ntn?ở đây là ko được làm hvi trên