-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương tự luận môn chủ nghĩa xã hội | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Nội dung 1. Khái niệm, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đặc điểm, điềukiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ sứ mệnh lịch sửgiai cấp công nhân Việt Nam.a. Khái niệm:- Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trìnhphát triển của nền công nghiệp hiện đại.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa học(KH1) 70 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Đề cương tự luận môn chủ nghĩa xã hội | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Nội dung 1. Khái niệm, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đặc điểm, điềukiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ sứ mệnh lịch sửgiai cấp công nhân Việt Nam.a. Khái niệm:- Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trìnhphát triển của nền công nghiệp hiện đại.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa học(KH1) 70 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214
Nội dung 1. Khái niệm, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đặc điểm, điều
kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ sứ mệnh lịch sử
giai cấp công nhân Việt Nam. a. Khái niệm: -
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá
trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. -
Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, là lực lượng chủ yếu của tiến trình
lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. -
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ
bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. -
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những
tư liệusản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó
có lợi ích chính đáng của mình
. - Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế
độ TBCN, xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
b. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: -
Nội dung kinh tế: Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất cơ bản sản xuất ra của cải cho
xã hội xã hội chủ nghĩa. -
Nội dung chính trị - xã hội: Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giai cấp công nhân tiến
hànhđấu tranh giành chính quyền, xây dựng nhà nước mới của nhân dân. -
Nội dung văn hóa, tư tưởng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân
xây dựng nền văn hóa, con người mới với tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa... c. Đặc điểm sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: -
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền đề kinh tế - xã hội của
sản xuất mang tính xã hội hóa. -
Thực hiện sứ mệnh lịch sử là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân cùng đông đảo
nhân dân lao động do Đảng Cộng sản lãnh đạo và mang lại lợi ích cho đa số. -
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là thay thế chế độ sở hữu tư nhân này
bằng một chế độ sở hữu tư nhân khác mà là xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất -
Giành quyền lực thống trị là tiền đề cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nhằm giải phóng con người
d. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
- Do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân quy định: (Đại diện phương thức sản xuất tiên tiến; tạo
ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội; lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản thống nhất với
lợi ích của nhân dân lao động).
- Do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân quy định: (Có hệ tư tưởng Mác - Lênin; Tinh
thần cách mạng triệt để; Ý thức tổ chức, kỷ luật cao; tinh thần đoàn kết giai cấp và các lực lượng xã hội). lOMoAR cPSD| 45734214
- Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn trong Chủ nghĩa tư bản
e. Liên hệ sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam: - Đặc điểm:
+ Ra đời từ quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
+ Phát triển trong một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp hóa muộn, cơ sở kinh tế - kỹ
thuật ít và lạc hậu, nền công nghệ thấp và thiếu thiết bị công nghệ hiện đại.
+ Trải qua chiến tranh kéo dài. - Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều ưu thế về chính trị: +
Sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, có Đảng cộng sản lãnh đạo.
+ Vững vàng về chính trị, tư tưởng.
+ Được rèn luyện và có bản lĩnh chính trị.
+ Giai cấp công nhân là nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp cách mạng dân tộc và quá trình đổi mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Theo Hồ Chí Minh: “Giai cấp công nhân là giai cấp kiên quyết nhất, cách mạng nhất, đi đầu
trong đấu tranh cách mạng”.
- Quan hệ mật thiết với dân tộc, nhất là giai cấp nông dân:
+ Gắn bó lợi ích giai cấp với dân tộc.
+ Nhận thức rõ kẻ thù của giai cấp với dân tộc là một.
+ Sớm trở thành giai cấp lãnh đạo dân tộc.
Nội dung 2: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
- Có 2 kiểu quá độ: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp
+ Quá độ trực tiếp: Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước đã trải qua
chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Quá độ gián tiếp: Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước chưa trải
qua chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: “Đan xen” những mảnh, những bộ phận của
cả xã hội cũ và xã hội mới trên mọi lĩnh vực.
C. Mác: thực chất của thời kì quá độ là QUÁ ĐỘ CHÍNH TRỊ.
Lênin: làm rõ hơn quá độ trong KINH TẾ.
+ Trên lĩnh vực kinh tế: phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện kinh tế nhiều thành phần; Công
nghiệp hóa, điện khí hóa, hợp tác hóa; sử dụng chuyên gia tư sản
. + Trên lĩnh vực chính trị: thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản, thực chất là giai cấp công
nhân nắm và sử dụng quyền lực Nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng xã hội không giai cấp.
+ Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa: xác lập hệ tư tưởng mới và xây dựng nền văn hóa mới, tiếp
thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. lOMoAR cPSD| 45734214
+ Trên lĩnh vực xã hội: là thời kỳ dấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội
và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc
phân phối theo lao động là chủ đạo.
b. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Đặc điểm thời kỳ quá độ ở Việt Nam
Tính chất của thời kỳ quá độ: khó khăn, lâu dài, phức tạp.
Cách thức “bỏ qua chủ nghĩa tư bản”:
+ Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến thức thượng tầng tư bản chủ nghĩa.
+ Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc
biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện
đại (đại hội IX - 2001, của Đảng Cộng sản Việt Nam)
- Nhiệm vụ thời kỳ quá độ ở Việt Nam + “4 trụ cột” phát triển:
Phát triển KT - XH là trọng tâm.
Xây dựng Đảng là then chốt
Phát triển văn hóa, con người là nền tảng tinh thần.
Củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên. + “3 khâu đột phá”:
Hoàn thiện thể chế kiến thức thượng tầng định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao.
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ
Nội dung 3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ ở Việt Nam.
a. Dân chủ xã hội chủ nghĩa:
- Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
+ Giai đoạn 1: giai cấp công nhân làm cách mạng giành lấy dân chủ.
+ Giai đoạn 2: giai cấp công nhân dùng dân chủ tổ chức nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
+ Dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917)
- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
+ Là thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, dân tộc, giải phóng con người một cách triệt để, toàn
diện, thực hiện quyền tự do, bình đẳng của con người.
+ Đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân.
+ Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện trên các khía cạnh sau Bản chất chính trị: lOMoAR cPSD| 45734214
Mang bản chất chất giai cấp công nhân.
Do Đảng Cộng sản lãnh đạo (Bản chất nhất nguyên)
Thừa nhận chủ thể quyền lực của Nhà nước là nhân dân (nhân dân xây dựng Nhà nước). Bản chất kinh tế:
Sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Chủ thể phát triển lực lượng sản xuất và thụ hưởng lợi ích là nhân dân
Bản chất tư tưởng - văn hóa xã hội
Hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội là chủ nghĩa Mác – Lênin
Kế thừa những giá trị của các nền văn hóa trước đó.
Thực hiện giải phóng con người triệt để và phát triển toàn diện cá nhân.
-> Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền
dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp
luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. b. Nhà nước xã hội chủ nghĩa:
- Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa:
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân
dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa:
+ Là một kiểu nhà nước mới, khác về chất so với tất cả các nhà nước đã có trong lịch sử. + Về chính trị:
Mang bản chất chất giai cấp công nhân.
Do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước (Nhà nước của dân, do dân,
vì dân). Tất cả mọi chính sách,… + Về kinh tế:
Chịu sự quy định của cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa (chế độ sở hữu xã hội
về tư liệu sản xuất chủ yếu). Không ngững nâng cao đời sống vật chất của nhân dân.
+ Về Văn hóa - xã hội: Hệ tư tưởng chủ đạo trong Nhà nước là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Kế thừa những giá trị của các Nhà nước trước đó trong xây dựng nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Xóa bỏ sự phân hóa giai cấp, tầng lớp.
Bảo đảm quyền cơ bản của con người (tự do, bình đẳng…).
-> Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà ở đó, sự
thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có
sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất
cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao - xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa: lOMoAR cPSD| 45734214
+ Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực Nhà nước: Chức năng đối nội. Chức năng đối ngoại.
+ Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực Nhà nước: Chức năng kinh tế Chức năng chính trị
Chức năng văn hóa, xã hội
+ Căn cứ vào tính chất quyền lực Nhà nước:
Chức năng giai cấp (trấn áp)
Chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng) c. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
+ Chế độ dân chủ nước ta được xác lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đến năm 1976,
tên nước được đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng trong các Văn kiện của
Đảng hầu như chưa sử dụng cụm từ “dân chủ xã hội chủ nghĩa” mà thường nêu quan điểm “xây
dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa” gắn với “nắm vững chuyên chính vô sản”.
- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
+ Dân chủ là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh).
+ Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân)
+ Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội (phát huy sức mạnh của nhân dân, của dân tộc).
+ Dân chủ gắn với pháp luật (gắn liền với kỷ luật, kỷ cương).
+ Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực.
+ Cơ chế thực hiện dân chủ: trực tiếp và gián tiếp.
+ Thiết chế thực hiện dân chủ: thông qua nhà nước và cả hệ thống chính trị.
+ Do Đảng Cộng sản lãnh đạo (Thực hiện nhất nguyên chính trị)
- Quan niệm chung về nhà nước pháp quyền:
+ Là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp
luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh.
+ Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân,…
- Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam:
+ Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. lOMoAR cPSD| 45734214
+ Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Trong tất cả
các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp nhàng và
kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013.
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con người là
chủ thể, là trung tâm của sự phát triển.
+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân
công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự
chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
Nội dung 4. Vấn đề dân tộc (Khái niệm, đặc trưng, nguyên tắc, đặc điểm dân tộc Việt Nam).
a. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc:
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin:
+ Dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người.
+ Các hình thức cộng đồng: Thị tộc > bộ lạc > bộ tộc > dân tộc. + Sự biến đổi của phương thức
sản xuất chính là nguyên nhân quyết đinh sự biến đổi của cộng đồng dân tộc.
+ Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập thay
thế phương thức sản xuất phong kiến.
+ Ở phương Đông, dân tộc được hình thành trên cơ sở một nền văn hóa.
- Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ bản:
+ Thứ nhất: Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế.
Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt.
Có sự quản lý của nhà nước, nhà nược - dân tộc độc lập.
Có ngôn ngữ chung của quốc gia.
Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc.
+ Thứ hai: Dân tộc - tộc người (eithnies). Ví dụ: dân tộc Tày, Thái, Ê Đê… Ở Việt Nam hiện nay
thì dân tộc là cộng đồng người được hình thành lâu dài trong lịch sử và có ba đặc trưng cơ bản sau:
Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết; hoặc chỉ riêng ngôn ngữ nói).
Cộng đồng về văn hóa.
Ý thức tự giác tộc người. lOMoAR cPSD| 45734214
- Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc:
+ Xu hướng tách ra: Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập.
+ Xu hướng liên hiệp lại: Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia
muốn liên hiệp lại với nhau.
+ Biểu hiện hai xu hướng khách quan hiện nay:
Xu hướng tách ra: khá phức tạp.
Xu hướng liên hiệp lại: Đa dạng, phong phú. - Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác -
Lênin + Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
+ Các dân tộc có quyền tự quyết. + Liên
hiệp công nhân tất cả các dân tộc. b. Đặc
điểm dân tộc Việt Nam:
- Việt Nam là quốc gia đa tộc người.
- Thứ nhất: Có sự chênh lệch về dân số giữa các tộc người.
+ Việt Nam có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có 73.594.341 người chiếm 85,7% dân số cả nước; 53
dân tộc thiểu số có 12.252.656 người chiếm 14,3% dân số.
- Thứ hai: Các dân tộc cứ trú xen kẽ nhau.
- Thứ ba: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng.
- Thứ tư: Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều.
- Thứ năm: Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng
dântộc - quốc gia thống nhất.
- Thứ sáu: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của
nền văn hóa Việt Nam thống nhất
Nội dung 5. Vấn đề tôn giáo (Khái niệm, nguồn gốc, nguyên tắc giải quyết và đặc điểm tôn
giáo ở Việt Nam). - Khái niệm tôn giáo:
+ Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp
nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần
thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những
thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo,
được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau
- Nguồn gốc của tôn giáo:
+ Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế xã hội: xuất phát từ các giai cấp đối kháng, sự bất công sự lo âu sợ
hãi con người trông chờ vào sự giải phóng của 1 thế lực nào đó siêu nhiên.
+ Nguồn gốc nhận thức: là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu về mặt chủ thể của nhận thức con
người, biến nội dung khách quan thành cái siêu nhiên thần thánh. lOMoAR cPSD| 45734214
+ Nguồn gốc tâm lý: xuất phát từ tâm lý con người.
- Nguyên tắc giải quyết của tôn giáo:
+ Tôn trọng, bảo đàm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
+ Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới.
+ Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo -
Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam:
+ Thứ nhất: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo.
+ Thứ hai: Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không có xung đột, chiến tranh tôn giáo.
+ Thứ ba: Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
+ Thứ tư: Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội, có uy tín,
ảnh hưởng với tín đồ.
+ Thứ năm: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài.
+ Thứ sáu: Tôn giáo ở Việt Nam thường bị các thế lực phản động lợi dụng
Nội dung 7. Khái niệm, vị trí, chức năng gia đình, những biến đổi của gia đình Việt Nam. - Khái niệm gia đình:
+ Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ
yếu dựa trên cở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định
về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. - Vị trí của gia đình:
+ Gia đình là tế bào của xã hội.
+ Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên.
+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội.
- Chức năng cơ bản của gia đình:
+ Chức năng tái sản xuất ra con người.
+ Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục.
+ Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng.
+ Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
. - Những biến đổi của gia đình Việt Nam: lOMoAR cPSD| 45734214
+ Biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình => Thu nhỏ.
+ Biến đổi các chức năng của gia đình:
Tái sản xuất ra con người: Chủ động.
Kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Sản xuất hàng hóa.
Giáo dục: đầu tư tài chính cho giáo dục con cái tăng lên.
Thỏa mãn nhu cầu tâm, sinh lý, duy trì tình cảm gia đình: yếu tố quyết định sự bền vững của gia đình.
+ Sự biến đổi quan hệ gia đình:
Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng.
Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chu ऀ n mực văn hóa của gia đình. =>
Một số giá trị, chu ऀ n mực gia đình thay đổi
=>Một số giá trị, chu ऀ n mực gia đình thay đổi