-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương tự luận pháp luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nướcthông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho cácchủ thể thực hiện những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làmphát sinh, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Đề cương tự luận pháp luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nướcthông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho cácchủ thể thực hiện những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làmphát sinh, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

















Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
1. Áp dụng pháp luật là gì? Theo pháp luật Việt Nam,
trường hợp nào cần phải áp dụng pháp luật? -
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước
thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các
chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm
phát sinh, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật cần phải được tiến hành trong những trường hợp sau: -
Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc áp dụng các chế tài
pháp luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. -
Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. -
Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên
tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Trong
trường hợp này, dù quan hệ pháp luật đã phát sinh nhưng quyền và nghĩa vụ
của các bên chủ thể quan hệ pháp luật đó không được thực hiện và có sự tranh chấp. -
Trong một số quan hệ pháp luật, nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để
kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà
nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế.
2. Chỉ ra hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Trong lĩnh vực kinh tế: -
Tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế bởi các chính sách kinh tế của quốc
gia không được thực hiện đầy đủ hoặc hoàn toàn. Tham những làm cho nền
kinh tế mọt ruỗng, làm biến chất quan hệ sở hữu, làm rối loạn chính sách
phân phối, đi chệch hướng phát triển và không có khả năng thực hiện các
mục tiêu dự kiến ban đầu. -
Tham nhũng gây lãng phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế. Bởi lẽ một phần khá
lớn tiền của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài bị “rơi vào túi”
của những kẻ quan liêu, tham nhũng mà không được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. -
Tham nhũng tạo ra rào cản, cản trở đầu tư nước ngoài. Do nạn tham nhũng,
đầu tư trực tiếp nước ngoài không được khích lệ và các doanh nghiệp nhỏ
trong nước dù vật lộn cũng không thể vượt qua được các chi phí “bôi trơn.
Không những thế, tham nhũng làm vẩn đục cạnh tranh lành mạnh.
Trong lĩnh vực chính trị- xã hội:
- Tham nhũng gây trở ngại lớn đối với quá trình đổi mới và xây dựng đất
nước, làm thất thoát khoản tài chính, tài sản lớn.
- Tham nhũng tạo ra và làm gia tăng bất công trong xã hội. Trong khi những
người có thế lực, có điều kiện về kinh tế nhờ tham nhũng có thể làm giàu
một cách bất chính thì những người nghèo lại không có tiền để hối lộ nên
gặp những trở ngại so với những người có hành vi tham nhũng.
- Tham nhũng bóp méo hoạt động quản lý nhà nước, vô hiệu hóa quyền lực
nhà nước, khiến cho hoạt động quản lý nhà nước kém hiệu quả và không minh bạch.
- Tham nhũng làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ XHCN, gây bất
ổn xã hội. Làm xấu đi hình ảnh VN trong con mắt của cộng đồng thế giới,
trước hết là các nhà đầu tư nước ngoài.
- Tham nhũng làm biến chất cán bộ, công chức nhà nước, hủy hoại đạo đức công vụ.
- Làm băng hoại đạo đức xã hội, phá hoại các giá trị truyền thống văn hóa của
dân tộc- vốn là nguồn sức mạnh của dân tộc ta từ trước đến nay.
- Là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trật tự, kỷ cương trong các lĩnh vực
không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh; trật tự, an toàn xã hội chưa
đảm bảo, tình trạng tội phạm gia tăng. Tham nhũng là tội phạm gốc cho sự
xuất hiện của các loại tội phạm khác như tội phạm rửa tiền.
3. Chỉ ra mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, pháp
luật với chính trị và liên hệ vào điều kiện Việt Nam hiện nay.
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, thừa
nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội,
nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội.
Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối:
- Pháp luật do điều kiện kinh tế quyết định nhưng pháp luật cũng có sự tác
động trở lại mạnh mẽ đối với kinh tế.
- Chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật, sự thay đổi của chế độ kinh tế sẽ dẫn
đến sự thay đổi về pháp luật, pháp luật phản ánh trình độ của kinh tế.
- Khi pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có
nội dung tiến bộ và tác dụng tích cực.
- Ngược lại, khi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, lạc
hậu thì lúc đó pháp luật tác động vào kinh tế theo chiều hướng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển.
Trong mối quan hệ với chính trị, pháp luật là hình thức biểu hiện cụ thể của chính trị:
- Đường lối, chính sách của giai cấp thống trị luôn giữ vai trò chủ đạo đối với
pháp luật, thể hiện trước hết ở các chính sách kinh tế, được cụ thể hóa thành
những quy định chung, thống nhất trong toàn xã hội.
- Chính trị còn thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp và các lực lượng khác
nhau trên tất cả lĩnh vực.
- Pháp luật không chỉ phản ánh các chính sách kinh tế mà còn thể hiện các
quan hệ giai cấp và mức độ cuộc đấu tranh giai cấp.
4. Hợp đồng dân sự là gì? Làm rõ hình thức và thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
- Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi, chấm dứt
các quyền và nghĩa vụ dân sự, là giao dịch dân sự trong đó các bên bày tỏ ý
chí với nhau để đi đến xác lập các quyền và nghĩa vụ.
Hình thức hợp đồng dân sự là phương tiện thể hiện sự thỏa thuận của các chủ thể.
- Hình thức hợp đồng bằng miệng (lời nói): các giao kết chỉ cần thỏa thuận
miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện
những hành vi nhất định đối với nhau. Thường được dùng trong trường hợp
giá trị hợp đồng nhỏ hoặc những việc giản đơn.
- Hợp đồng bằng văn bản: các bên phải ghi đầy đủ nội dung của sự thỏa
thuận vào văn bản hợp đồng và cùng kí tên vào văn bản hợp đồng. Gồm 2 loại:
+ Hợp đồng bằng văn bản thường: không cần phải công chứng, chứng thực.
+ Hợp đồng bằng văn bản công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc phải xin phép với 1 số hợp đồng cụ thể (đối tượng là tài sản, quyền tài
sản mà nhà nước quản lý, kiểm soát khi được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác).
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự được xác định căn cứ vào
hình thức của hợp đồng, về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
- Với hợp đồng miệng: là thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận về những
nội dung chủ yếu của hợp đồng hoặc đã thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.
- Với hợp đồng văn bản thường: là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản.
- Với hợp đồng văn bản cần công chứng, chứng thực: là thời điểm hợp đồng
được công chứng, chứng thực.
5. Chỉ ra mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước, pháp
luật với đạo đức và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, thừa
nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội,
nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội.
Trong mối quan hệ với nhà nước: có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau:
- Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực chính
trị đó chỉ có thể được thực hiện và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật, còn pháp
luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
- Pháp luật có khả năng triển khai đường lối chính trị trên quy mô toàn xã hội
một cách nhanh nhất, ngược lại, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu
lực khi dựa trên sức mạnh quyền lực nhà nước.
Trong mối quan hệ với đạo đức:
- Giai cấp thống trị trong xã hội có điều kiện để thể hiện quan điểm, quan
niệm của mình thành pháp luật, do vậy pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền.
- Do có nhiều quan niệm khác nhau trong xã hội, nên khi xây dựng và thực
hiện pháp luật, giai cấp cầm quyền cũng phải tính đến yếu tố đạo đức để tạo
cho pháp luật khả năng “thích ứng”, làm cho nó “tựa hồ” như thê rhiện ý chí của mọi tầng lớp.
6. Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm bao nhiêu bộ phận
cấu thành? Trình bày các bộ phận cấu thành đó.
- Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại
thống nhất với nhau, được phân định thành các bộ phận cấu thành (ngành,
chế định) khác nhau, phù hợp với đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
- Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc pháp luật.
Trong quy phạm pháp luật thể hiện đầy đủ đặc điểm của pháp luật- tính
khuôn mẫu, tính chặt chẽ về hình thức, tính cưỡng chế nhà nước. Mỗi quy
phạm pháp luật thực hiện vai trò điều chỉnh với một quan hệ xã hội nhất định.
- Chế định pháp luật: gồm một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh
một nhóm quan hệ xã hội liên quan mật thiết đến nhau và có chung tính
chất. Chế định pháp luật mang tính chất nhóm, mỗi chế định có 1 đặc điểm
riêng nhưng đều có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau.
- Ngành luật: tổng hợp các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã
hội cùng loại thuộc lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội bằng những
phương pháp riêng của mình.
7. Hình thức nhà nước được hình thành từ các yếu tố
nào? Hãy làm rõ các yếu tố đó.
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm duy trì,
bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.
Hình thức nhà nước được hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chỉnh thể, hình thức
cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
8. Hợp đồng dân sự là gì? Chỉ ra nội dung cơ bản của hợp
đồng dân sự và cho ví dụ.
9. Kiểu nhà nước là gì? Nêu đặc trưng của các kiểu nhà
nước và sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử.
10. Luật Hành chính điều chỉnh những nhóm quan hệ xã
hội nào? Chỉ rõ đặc điểm của các nhóm quan hệ xã hội đó.
11. Nêu các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật. Lấy ví dụ minh họa?
12. Nhà nước là gì? Trình bày bản chất và đặc trưng của nhà nước.
- Nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước là một
phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước
chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một mức độ nhất định và
tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.
- Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
Bản chất của nhà nước:
- Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm duy trì, bảo
vệ trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.
Đặc trưng của nhà nước.
- Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập
với dân cư: để thực hiện quyền lực và quản lý xã hội, nhà nước có một lớp
người chuyên hoặc hầu như làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế.
- Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực hiện sự
quản lý đối với dân cư theo các đơn vị ấy chứ không tập hợp dân cư theo
chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính. Nhà nước thực thi
quyền lực chính trị trên phạm vi toàn lãnh thổ. Mỗi nhà nước có lãnh thổ
riêng, trên mỗi lãnh thổ ấy lại phân thành các đơn vị hành chính nhỏ như tỉnh, huyện...
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính
trị, pháp lý, thể hiện quyền độc lập, tự quyết định những vấn đề đối nội, đối
ngoại của mình, không phụ thuộc yếu tố bên ngoài.
- Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi
công dân. Nhà nước là một tổ chức duy nhất trong xã hội được quyền ban hành pháp luật.
- Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.bộ
máy nhà nước bao gồm một bộ phận đặc biệt, tách ra khỏi sản xuất và làm
công tác quản lý. Bộ phận này sẽ không thể tồn tại nếu không có nguồn nuôi
dưỡng. Đồng thời việc xây dựng CSVC kỹ thuật cho bộ máy nhà nước cũng rất cần thiết.
13. Phân biệt nhà nước với các tổ chức khác nhà nước. Nội dung Nhà nước Tổ chức khác
Là tổ chức đặc biệt của quyền Là hệ thống các quan hệ xã
lực chính trị, là bộ máy hội tập hợp các cá nhân có
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng cùng chung dấu hiệu, đặc
chế và thực hiện các chức điểm để hoạt động trong Khái niệm
năng quản lý đặc biệt nhằm xã hội nhằm mục đích nhất
duy trì trật tự xã hội, thực định, mang tính chất tự
hiệm nhiệm vụ bảo vệ địa vị nguyện
giai cấp thống trị, có tính bắt buộc. Đặc
Thiết lập quyền lực công cộng Không thiết lập được trưng
đặc biệt được thực hiện và quyền lực công, chỉ có tính
Thiết lập đảm bảo bằng sức mạnh chất bắt buộc do ban lãnh quyền
cưỡng chế của nhà nước, là đạo đưa ra. lực
quyền lực của giai cấp thống trị. Phân
Khi nhà nước ra đời đã lấy sự Chỉ thành lập được các
chia dân phân chia lãnh thổ làm điểm đơn vị hành chính quốc
cư theo xuất phát cho mỗi người gia.
đơn vị không kể họ thuộc tổ chức xã hành hội nào. chính Nhà
Nhà nước có chủ quyền quốc Chỉ đại diện cho tổ chức
nước có gia đại diện cho lợi ích quốc của mình. chủ
gia trong các quan hệ quốc tế. quyền quốc gia nhà nước
Chỉ có nhà nước mới ban Chỉ có thể ban hành các Ban
hành được pháp luật, thiết lập điều lệ, quy định nội quy
hành luật mối quan hệ pháp lý với nhân để áp dụng cho nội bộ tổ dân. chức.
Là bắt buộc, là nguồn thu Đặt ra các loại lệ phí, thu
chính để nuôi sống bộ máy phí để duy trì hoạt động Thuế
nhà nước và để nhà nước thực của tổ chức mình.
hiện các chứng năng nhiệm vụ
của mình, có tính chất cưỡng chế.
Mối quan hệ giữa Quyền lực- phục tùng Bình đẳng các thành viên
Phạm vi điều Cả nước bao gồm các cơ Là chủ thể của quản lý nhà chỉnh quan, tổ chức xã hội. nước.
14.Phân biệt tội phạm với những hành vi vi phạm pháp
luật khác. Lấy ví dụ minh họa? Nội dung Tội phạm
Hành vi vi phạm pháp luật khác
Là hành vi nguy hiểm cho xã hội Là hành vi trái pháp luật, có lỗi,
được quy định trong Bộ luật
do cá nhân, tổ chức có năng lực
Hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện,
trách nhiệm hình sự hoặc pháp
xâm phạm những quan hệ xã hội
Khái niệm nhân thương mại thực hiện một
được Pháp luật bảo vệ. Vi phạm
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
pháp luật có thể là vi phạm pháp
độc lập, chủ quyền, thống nhất
luật dân sự, hành chính, lao động
và toàn vẹn lãnh thổ của tổ
và vi phạm pháp luật hình sự (tội quốc... phạm) Căn cứ
Quy định trong Bộ luật hình sự.
Quy định trong các văn bản của pháp lý
Một hành vi là tội phạm khi đủ các ngành luật khác
các dấu hiệu: là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được pháp luật
hình sự bảo vệ, là hành vi có lỗi
(tính có lỗi), là hành vi trái pháp
luật hình sự (tính trái pháp luật
hình sự), là hành vi phải chịu
phạt (tính phải chịu phạt).
Vi phạm pháp luật khác là những
hành vi có tính nguy hiểm chưa
đáng kể cho xã hội. Những hành
Tội phạm là những hành vi có
vi tuy có dấu hiệu của tội phạm Tính chất
tính nguy hiểm đáng kể cho xã
nhưng tính chất nguy hiểm cho hội.
xã hội không đáng kể thì không
phải là tội phạm và được xử lý
bằng các biện pháp khác (Khoản
2 Điều 8 Bộ luật Hình sự)
Bị xử lý bằng các chế tài hình sự
(các hình phạt, kể cả tù chung
Bị xử lý bằng các biện pháp Hậu quả
thân hoặc tử hình), là những biện cưỡng chế nhà nước ít nghiêm pháp lý
pháp cưỡng chế nhà nước
khắc hơn và không để lại án tích.
nghiêm khắc nhất được quy định
tại BLHS và để lại án tích.
Đối tượng Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức bị xử phạt Cơ quan
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thẩm
Chỉ có thể do tòa án xét xử
vụ việc sẽ được giao cho cơ quan quyền xử
và người có thẩm quyền. lý
Người phạm tội bị truy tố trước
Vụ án vi phạm pháp luật khác là
Tòa án theo thủ tục tố tụng tư
vụ án phát sinh khi cá nhân tổ
pháp, có sự tham gia của luật sư chức khởi kiện yêu cầu Tòa án
nhằm bảo đảm đến mức cao nhất Thủ tục xử
xem xét hành vi của một người
quyền của công dân chỉ bị kết tội lý
xâm phạm đến các quan hệ được
bởi bản án hình sự khi có các
pháp luật đó bảo hộ và được Tòa
chứng cứ đầy đủ, rõ ràng và sau án thụ lý theo quy định của pháp
những thủ tục tranh tụng công luật. khai và bình đẳng. Ví dụ:
- Tội phạm: hành vi giết người, hiếp dâm, cướp giật tài sản...
- Hành vi vi phạm pháp luật khác: không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông với phương tiện là xe máy...
15. Phân tích bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
16. Thực hiện pháp luật là gì? Trình bày các hình thức
thực hiện pháp luật và chỉ rõ điểm khác biệt giữa áp
dụng pháp luật với các hình thức còn lại?
17. Trình bày bản chất của nhà nước và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
18. Phân tích bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
19. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì? Hãy trình bày những
yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
20. Trình bày các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
21. Trình bày các đặc điểm cơ bản của Nhà nước.
22. Pháp luật là gì? Làm rõ bản chất của pháp luật.
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, thừa
nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội,
nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội.
23. Pháp luật là gì? Trình bày nguồn gốc ra đời của pháp luật.
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, thừa
nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội,
nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội.
24. Sinh viên có trách nhiệm gì trong phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay?
- Không ngừng trau dồi, luôn cố gắng, phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng đạo
đức theo tư tưởng, đạo đức và lối sống của Hồ Chí Minh, giữ vững tinh thần
kiên quyết chống lại tệ nạn tham nhũng.
- Chủ động nâng cao ý thức làm chủ của mình: tích cực chủ động tìm hiểu các
quy định pháp luật để xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, hành động theo
những quy định pháp luật cho phép, có những hành vi xử sự tích cực trong
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm phòng chống tham nhũng.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách
nhiệm tới mọi người xung quanh nơi mình sinh sống và học tập.
25. Sự kiện pháp lý là gì? Nêu các loại sự kiện pháp lý và
lấy ví dụ minh họa?
- Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hoặc mất đi của
chúng sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
Sự kiện pháp lý được chia làm 2 loại là sự biến và hành vi:
- Sự biến là những hiện tượng khách quan của đời sống, xảy ra không phụ
thuộc vào ý chí của con người. Sự biến được coi là những sự kiện pháp lý
khi chúng xảy ra trong thực tế sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
- Ví dụ: sự kiện đắm thuyền do thiên tai bao lũ dẫn đến chấm dứt quan hệ
pháp luật như quan hệ vợ chồng...
- Hành vi: bao gồm hành động và không hành động là những sự kiện xảy ra
phụ thuộc trực tiếp ý chí con người.
- Ví dụ: nam nữ đủ tuổi kết hôn làm thủ tục đăng kí kết hôn theo quy định
pháp luật làm phát sinh quan hệ vợ chồng...
26. Tại sao nói Luật Dân sự là ngành luật độc lập trong
hệ thống pháp luật Việt Nam?
- Một ngành luật được gọi là độc lập trong hệ thống pháp luật khi nó có đối
tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng.
Đối tượng điều chỉnh: dựa trên quan hệ tài sản và quan hệ thân nhân:
- Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản nhất định.
Theo điều 105 bộ luật dân sự 2015 khái niệm tài sản bao gồm: tiền, giấy tờ trị giá
được bằng tiền, các quyền về tài sản.
- Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là quan hệ tài sản luôn mang tính
chất hàng hóa-tiền tệ và có các đặc điểm sau:
+ Được hình thành theo quy luật giá trị nói chung là sự đền bù ngang giá.
+ Quan hệ tài sản luôn mang tính chất ý chí, đó chính là mục đích và động cơ của
các chủ thể tham gia quan hệ tài sản.Tuy nhiên, ý chí của các chủ thể phải phù hợp
với ý chí của nhà nước.
+ Đối tượng của quan hệ tài sản là những tài sam theo quy định của pháp luật dân
sự và phải là những tài sản được phép lưu thông.
- Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị thân nhân của
cá nhân, tổ chức được pháp luật thừa nhận.
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mọi chủ thể và về nguyên tắc không
thể dịch chuyển cho chủ thể khác.
- Các quan hệ nhân thân do luật dân sự quy định được chia làm hai nhóm:
+ Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản.
+ Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản.
Phương pháp điều chỉnh:
- Phương pháp bình đẳng về mặt pháp lí giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
- Phương pháp tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự.
- Phương pháp chịu trách nhiệm của các chủ thể.
- Phương pháp tham gia quan hệ pháp luật dân sự
27. Tham nhũng là gì? Cán bộ, công chức, viên chức có
trách nhiệm gì trong phòng, chống tham nhũng? -
Tham nhũng là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý
làm trái pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân.
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm: -
Gương mẫu, liêm khiết, có trách nhiệm tuân thủ quyết định về việc luân
chuyển cán bộ, kê khai tài sản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung
thực của việc kê khai đó. Phải định kì kiểm điểm việc thực hiện chức trách,
nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng. -
Có trách nhiệm tiếp nhận những phản ánh, báo cáo về những hành vi có dấu
hiệu tham nhũng xảy ra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý -
Chỉ đạo việc thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Cần thường xuyên tổ chức kiểm tra
việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
28. Tham nhũng là gì? Chỉ rõ các loại tham nhũng. -
Tham nhũng là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý
làm trái pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân. Các loại tham nhũng:
Căn cứ vào mức độ tham nhũng: -
Tham nhũng lớn: là hành vi tham nhũng xâm nhập đến những cấp bậc cao
nhất của Chính phủ quốc gia, làm xói mòn lòng tin vào sự quản lý đúng đắn,
nguyên tắc nhà nước pháp quyền và sự ổn định của nền kinh tế. -
Tham nhũng nhỏ: là hành vi tham nhũng có liên quan đến việc đổi chác một
số tiền nhỏ, việc hàm ơn không đáng kể bởi những người tìm kiếm sự đối xử
ưu đãi hoặc việc sử fụng bạn bè hay họ hàng nắm giữ những chức vụ nhỏ.
Căn cứ vào mức độ chủ động của đối tượng có hành vi tham nhũng: -
Tham nhũng chủ động: chỉ hành vi đề nghị hoặc đưa hối lộ. -
Tham nhũng bị động: chỉ hành vi nhận hối lộ.
Căn cứ theo tiêu chí lĩnh vực: -
Tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế. -
Tham nhũng trong lĩnh vực chính trị. -
Tham nhũng trong lĩnh vực hành chính
Căn cứ theo tiêu chí giới hạn phạm vi lãnh thổ mà hành vi tham nhũng xảy ra: -
Tham nhũng trong nội bộ quốc gia. - Tham nhũng xuyên quốc gia.
Căn cứ theo phạm vi tham nhũng: -
Tham nhũng trong lĩnh vực công: hành vi tham nhũng xảy ra trong cơ quan nhà nước. -
Tham nhũng trong lĩnh vực tư: hành vi tham nhũng xảy ra ngoài cơ quan nhà nước.
Căn cứ theo tính chất hành vi tham nhũng: -
Tham nhũng cá nhân đơn lẻ. -
Tham nhũng có tổ chức (tham nhũng tập thể).
29. Tham nhũng là gì? Trình bày đặc trưng của tham nhũng
- Tham nhũng là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý
làm trái pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân.
Đặc trưng của tham nhũng:
- Về chủ thể của tham nhũng: là “người có chức vụ, quyền hạn”
- Chủ thể tham nhũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật.
- Động cơ của hành vi tham nhũng là vụ lợi- là lợi ích vật chất, tinh thần mà
người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng.
30. Thế nào là bộ máy nhà nước? Trình bày các loại cơ
quan trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay?
31. Phân tích các nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
- Tham nhũng là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý
làm trái pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân.
Nguyên nhân tham nhũng:
- Quản lý nhà nước yếu kém: chỉ khi nhà nước thực hiện tốt chức năng quản
lý xã hội của mình, các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền như dân chủ,
công bằng, công khai, minh bạch... được tôn trọng và đảm bảo một cách
thực sự thì khi đó tham nhũng mới bị kiềm chế.
- Khung pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn chưa đầy đủ, chặt chẽ
hoặc chưa được thi hành hiệu quả.
+ Nhiều quy định còn chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn phòng, chống
tham nhũng và tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế.
+ Một số quy định về phòng, chống tham nhũng còn chồng chéo, mâu thuẫn.
+ Thiếu công cụ pháp lý cho phép điều tra và xử lí các hành vi vi phạm một cách hữu hiệu.
+ Thiếu cơ chế khuyến khích người dân phát hiện và báo cáo, tố giác, cung cấp
thông tin về hành vi tham nhũng, các biện pháp bảo vệ đối tượng này.
- Hệ thống cơ quan phòng, chống tham nhũng quốc gia tuy đã được xây dựng
nhưng hoạt động còn thiếu hiệu quả, ít nhiều mang tính hình thức. Cơ quan
này thiếu tính độc lập và chưa có cơ chế phối hợp hữu hiệu với các cơ quan,
nhà nước khác trong phòng ngừa, chống tham nhũng.
- Phẩm chất đạo đức của một số cán bộ, công chức bị xuống cấp. Do ảnh
hưởng quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dẫn
đến phân chia giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh... khiến một số bộ
phận cán bộ, viên chức vẫn mang nặng tư tưởng, tâm lý tiêu cực.
- Lương và chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức viên chức còn thấp,
không đủ trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình họ.
- Thể chế chính trị và truyền thống văn háo hàm chứa những yếu tố ủng hộ
hay khoan dung với những hành vi tham nhũng.
- Nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng
đầu về sự nghiêm trọng, nguy hại của tham nhũng còn chưa đầy đủ.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng chưa
được coi trọng, còn hình thức, mang nặng tính phong trào.
32. Trình bày quy định cơ bản về thừa kế theo di chúc.
33. Phân tích nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
34. Thế nào là quy phạm pháp luật? Chỉ rõ cơ cấu của quy phạm pháp luật.
35. Thế nào là quyền sở hữu? Trình bày nội dung cơ bản
của quyền sở hữu và lấy ví dụ minh họa.
36. Thực hiện pháp luật là gì? Chỉ rõ nội dung các hình
thức thực hiện pháp luật.
37. Trình bày các giai đoạn áp dụng pháp luật và cho ví dụ minh họa.
38. Trình bày các thuộc tính cơ bản của pháp luật.
39. Trình bày khái niệm và phân tích đối tượng, phương
pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp.
40. Tại sao nói Luật Hành chính là ngành luật độc lập
trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
- Một ngành luật được gọi là độc lập trong hệ thống pháp luật khi nó có đối
tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng.
41. Tại sao nói Luật Hình sự là ngành luật độc lập trong
hệ thống pháp luật Việt Nam?
- Một ngành luật được gọi là độc lập trong hệ thống pháp luật khi nó có đối
tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng.
42. Trình bày phương hướng xây dựng và hoàn thiện bộ
máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
43. Trình bày quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về
nguồn gốc của nhà nước.
- Nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước là một
phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước
chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một mức độ nhất định và
tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.
44. Trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay,
công dân có trách nhiệm gì? -
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng. -
Lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng. -
Phát hiện, tố cáo những người có hành vi tham nhũng. -
Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý hành vi tham nhũng. -
Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính
sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng. -
Góp ý xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
45. Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Trình bày các loại văn bản quy
phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra giá trị pháp lý của chúng.