-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh (HVE) 1 tài liệu
Học viện Tài chính 292 tài liệu
Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HVE) 1 tài liệu
Trường: Học viện Tài chính 292 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Tài chính
Preview text:
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HCM
a) Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho
mình một nền văn hóa riêng, phong phú, bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý.
Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm:
+ Truyền thống này là cơ sở cho ý chí, hành động cứu nước và xây dựng đất nước của
người Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng. Chính lòng yêu nước đã thôi thúc Người
ra đi tìm đường cứu nước và ý chí kiên cường đã giúp người vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ để thực hiệ mục đích của mình là độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.
+ Chính Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy
lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Tinh thần tương than, tương ái,
đoàn kết của dân tộc:
+ Truyền thống này hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh
và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Người Việt Nam quen
sống gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau.
Tinh thần lạc quan, yêu đời:
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời đã giúp người Việt Nam có niềm tin vào sức mạnh của
bản thân mình, tin vào thắng lợi của chính nghĩa.
Tinh thần cần c ù , dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu
+ Với tinh thần ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa của văn
hoá nhân loại, từ Nho, Phật, Lão của phương Đông đến tư tưởng văn hoá hiện đại phương
Tây, biến cái của người thành cái của mình. b)Tinh hoa văn hoá nhân loại
❖ Văn hoá phương Đông
• Nho giáo: Còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do
Khổng Tử phát triển để xây dựng một XH thịnh trị.
Yếu tố tích cực:
Nho giáo xây dựng nên cho mình một hệ thống những triết lý, tư tưởng tích cực có sức
sống mãnh liệt trong mấy ngàn năm. Đó là:
Triết lý của Nho giáo là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời
Tư tưởng về một xã hội an bình thịnh trị, tức là ước vọng về 1 XH an ninh, hoà mục,
một “thế giới đại đồng”
Triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính, chủ trương từ thiên tử đến thứ dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc.
Nho giáo còn đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học Yếu
tố lạc hậu (hạn chế):
Bên cạnh những ưu điểm trong Nho giáo còn có những nhược điểm:
❖ Tư tưởng phân biệt đẳng cấp
❖ Khinh lao động chân tay ❖ Khinh phụ nữ…
• Phật giáo:
Những yếu tố tích cực
Thứ nhất, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương
thân, một tình yêu bao la đến cả chim muông, cây cỏ.
Thứ hai là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
Thứ ba là tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp.
Thứ tư là Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”, đề cao lao động, chống lười biếng.
Phật giáo là một tôn giáo chủ trương bất bạo động, và luôn luôn hướng mọi người đến
sự tự hoàn thiện bản thân mình, để đạt tới Chân - Thiện - Mỹ hay sự giác ngộ. Đây là cái đẹp
và là điều cốt tủy nhất của Phật giáo.
Những yếu tố lạc hậu
Không chủ trương đấu tranh để cải tạo thế giới và cũng không đề đến đấu tranh giai
cấp để thực hiện công bằng xã hội mà chủ trương thông qua giáo dục để làm con người trở nên tốt đẹp.
Tư tưởng mê tín dị đoan, an bài số phận
Hồ Chí Minh tiếp thu Phật giáo, thể hiện ở nếp sống, đạo đức trong sạch, giản dị, chăm
làm điều thiện, tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp. •
Tư tưởng khác:
+ Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
Chủ nghĩa Tam dân là 1 Cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề xuất, với tinh thần
nhằm biến Trung Quốc thành 1 quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh.
HCM đánh giá: “Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích
hợp với điều kiện nước ta” + Tư tưởng của Hàn Phi Tử Hàn Phi Tử đề cao pháp luật.
HCM tiếp thu xây dựng NN pháp quyền kết hợp giữa pháp trị và đức trị.
❖ Văn hoá phương Tây
• Tại Mỹ: Tiếp thu ý chí và tinh thần đấu tranh vì độc lập của nhân dân Mỹ
Thời gian dừng chân ở Mỹ khoảng cuối năm 1912 đến cuối năm 1913, Người đã ở
Bruclin, đến thăm khu da đen Háclem, đã chiêm ngưỡng tượng nữ thần tự do…Xứ sở mới mẻ
này đã gây cho Người bao ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc. Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.
Người khâm phục ý chí của nhân dân Mỹ, khâm phục những tư tưởng vĩ đại của
Oasinhtơn, Jepphesơn, Lincôn, nhưng đồng thời Người cũng phát hiện những nghịch lý : đằng
sau những lời lẽ hoa mỹ về tự do, bình đẳng là sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu
người lao động, là điều kiện sống khủng khiếp của người da đen, là nạn phân biệt chủng tộc
ghê ghớm mà người đã mô tả trong bài “Đảng 3k”,vv…
• Tại Anh: rèn luyện trong phong trào công nhân
Khoảng đầu năm 1913, Người sang Anh, nơi đang diễn ra cuộc đấu tranh giành độc
lập của nhân dân Airơlen. Chính ở Anh, Người đã đi những bước đầu tiên trong cuộc đời hoạt
động chính trị của mình, gia nhập công đoàn thủy thủ và cùng giai cấp công nhân Anh tham
gia các cuộc biểu tình, đình công bên bờ sông Thêmdơ…
• Tại Pháp: Tiếp xúc với nhiều tác phẩm của các nhà tư tưởng tiến bộ
Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh sang Pháp, việc Người chuyển đến sống và hoạt
động ở thủ đô nước Pháp là một quyết định có ý nghĩa lịch sử, mở ra một thời kỳ mới trong
cuộc đời của Người. Người đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức
của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa và tiến bộ của nước Pháp.
Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được
phong cách dân chủ của mình trong thực tiễn. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc có thể hoạt động và
đấu tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đất nước mình (thông qua
vai trò to lớn của báo chí). Người có thể tự do hội họp, tham gia đảng phái, ra báo, phát biểu
ý kiến, trình bày quan điểm của mình trước dư luận Pháp, có thể viết bài phê phán bọn quan
lại, vua chúa nước mình, phê phán cả thống sứ, toàn quyền ở thuộc địa như A.Xarô, Liôtây, Varen…
Hồ Chí Minh cũng luôn tìm ra cách làm việc sao cho khoa học và hợp lý, Người tranh
thủ thời gian từng giờ từng phút để học ngoại ngữ, để đọc sách, trau dồi thêm vốn tri thức,
đồng thời hoà mình và cuộc sống và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động cần lao.
HCM tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại theo 3 cách:
- Thứ nhất, những tư tưởng nào tiến bộ và tích cực thì Người kế thừa và phát huy.
- Thứ hai, tư tưởng nào chưa phù hợp với thực tiễn cách mạng thì Người cải biến cho phù hợp.
- Thứ ba, tư tưởng nào xấu, có hại cho cách mạng thì Người kiên quyết loại bỏ. c) Chủ
nghĩa Mác – Lênin
Là học thuyết cách mạng do Mác và Ăngghen sáng lập, được V.I.Lênin phát triển và
hoàn thiện, đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, nhân dân lao động và giải
phóng con người và là cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đọc được Sơ thảo luận cương của Lênin bàn về các vấn
đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo. Nhờ đọc được Luận cương của Lênin đã giúp
Hồ Chí Minh đến được chủ nghĩa Mác – Lênin và trên cơ sở đó đã tìm thấy con đường giải
phóng cho dân tộc mình. Vì chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học của
thời đại, đã chỉ ra con đường đi đúng cho các dân tộc nói chung và các dân tộc bị áp bức nói
riêng trong đó có Việt Nam.
Vai tr ò của CN Mác – Lênin đối với việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin mà HCM có được phương pháp luận khoa học. Trên
cơ sở đó Người đánh giá đúng về truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, để từ đó
tiếp thu cái hay, cái tốt, loại trừ cái xấu.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin là lý luận vạch ra con đường giải phóng cho con người.
Nếu không có lý luận thì không thể có một sự giải phóng nào cả. Lênin đã khẳng định: Không
có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động… Chỉ có theo lý luận cách mệnh
tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong - HCM đánh giá:
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”
Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết các vấn đề của CMVN:
Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của CN Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp
thu chuyển hóa và nâng cao được những yếu tố tích cực, tiến bộ của truyền thống dân tộc,
cũng như tinh hoa văn hoá nhân loại, để hình thành nên tư tưởng của mình, tìm thấy con
đường dân tộc Việt Nam phải đi và đích phải đến. Đó là con đường CMVS và đích của nó là
CNXH và CNCS, là ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
Việc tiếp thu CN Mác – Lênin là một bước ngoặt trong cuộc đời của HCM, không
những nâng trí tuệ của Người lên tầm cao mới, đem lại cho Người một phương pháp nhận
thức hành động đúng đắn, mà còn giúp Người giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề thực
tiễn của cuộc sống đặt ra.
2_CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
*Các giai đoạn hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Giai đoạn 1: Trước năm 1911:
Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm đường cứu nước mới.
- Giai đoạn 2: Từ năm 1911 đến năm 1920:
Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường CMVS.
-Giai đoạn 3: Từ năm 1920 đến năm 1930:
Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam.
- Giai đoạn 4: Từ năm 1930 đến năm 1941:
Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp CM VN đúng đắn, sáng tạo -Giai
đoạn 5: Từ năm 1941 đến năm 1969:
Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển, soi đường cho sự nghiệp CM của Đảng và nhân dân ta
***Trong giai đoạn 3: từ năm 1920 đến năm 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư
tưởng về cách mạng Việt Nam.
HCM đã đi nhiều nơi với tư cách là một chiến sĩ cộng sản:
-Năm 1920-1923: HCM ở Pháp. -Năm 1923-1924: HCM ở Liên Xô.
-Năm 1924-1927: HCM ở Trung Quốc. -Năm 1927-1928: HCM ở Thái Lan.
-Năm 1928-1930: HCM quay lại Trung Quốc.
Người tham gia nhiều hoạt động chính trị
- Tham gia các Đại hội Quốc tế như: nông dân Quốc tế, phụ nữ Quốc tế, cộng hội đỏ, đại
hội V - Quốc tế cộng sản ( năm 1924)...tại đây Người có những bài nói, bài
viết bàn về thuộc địa.
VD: Trong Đại hội , Người đưa ra dẫn chứng:
Diện tích thuộc địa của Anh = 250 lần diện tích nước Anh
Dân số thuộc địa Anh = 8.5 lần dân số nước Anh
HCM tham gia sáng lập nhiều tổ chức Cộng sản như:
- Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ( ở Pháp)
- Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
- Ban nghiên cứu thuộc địa của Quốc tế Cộng sản
- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
- Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản VN thành ĐCS VN
Người còn viết nhiều sách, báo:
- Báo: Người cùng khổ, báo đời sống thợ thuyền, báo thanh niên- cơ quan ngôn luậnhội
Việt Nam cách mạng thanh niên... - Sách:
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
+ Đường cách mệnh (1927): Tập hợp những bài giảng của HCM.
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên(1930) Nội
dung chính của 3 tác phẩm:
• Tố cáo tội ác của Thực dân Pháp.
• Thức tỉnh quần chúng nhân dân.
• Đưa ra những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Trong giai đoạn này HCM đã chuẩn bị mọi tư tưởng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+Về chính trị tư tưởng: tiếp tụctruyền bá Chủ nghĩa Mác- Lê-ninvào trong phong trào công
nhân và phong trào yêu nướcở nhân dân Việt Nam.
+ Về tổ chức: HCM đã thành lập HCM cách mạng thanh niên và tổ chức hợp nhất 3 tổ
chức Cộng sản ( An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn).
+ Về cán bộ: mở lớp huấn luyện chính trị,đào tạo được 77 cán bộ ưu tú.
>>>>Kết luận: Đây là giai đoạn hình thành cơ bản Tư tưởng HCM về cách mạng VN.
Bởi vì, đây là lần đầu tiên những vấn đề cơ bản của cách mạng VN được hình thành 1
cách có hệ thốngtrên nền tảng triết học nhất quán, cụ thể:
+ Về con đường cách mạng giải phóng dân tộc: Con đường cách mạng vô sản.
+ Lực lượng lãnh đạo cách mạng: Giai cấp công nhân.
+ Lực lượng tiến hành cách mạng: Toàn thể nhân dân.
+ Phương pháp cách mạng: Bạo lực cách mạng.
+ Cách mạng VN là một bộ phận gắn bó khăng khít đối với cách mạng Thế giới.
3_QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
- Nội dung của độc lập dân tộc
1. Độc lập, tự do l à quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dận tộc
Sự toàn vẹn lãnh thổ; yếu tố lãnh thổ là 1 trong yếu tố đầu tiên khẳng định quyền độc
lập dân tộc của VN được xây dựng và gìn giữ bằng xương máy của ông cha ta mấy nghìn năm lịch sử.
⇨ Hồ Chí Minh nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đó là tất cả
những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu”
⇨ Chứng kiến tội ác dã man của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc địa. Hồ
Chí Minh nhận thấy rất rõ: một dân tộc không có quyền bình đẳng là do dân tộc đó mất độc
lập tự do. Vì vậy, đối với mỗi người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của tổ
quốc, tự do cho nhân dân. Người từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do”. Có lúc, Người
lại nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc
⇨ Ngày 18/6/1919, Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc, Người gửi bản “Yêu sách” đến
Hội nghị VécXây. Bản yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
⇨ Tháng 5/1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ Tám BCHTW Đảng, viết thư
Kính cáo đồng bào, chỉ ra: “trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”.
Người chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh
⇨ Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân
ta trong câu nói bất hủ: “Dù phải hy sinh tới dâu, dù phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng
phải kiên quyết giành cho được độc lập”
⇨ Đặc biệt, năm 1945, Người thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đó trở thành một nước tự do và
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết điem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và
của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
⇨ Năm 1946, trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Người viết: “Không!
Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
⇨ Sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người đã đưa ra một chân lý
bất hủ có giá trị cho mọi dân tộc, mọi thời đại: “không có gì quý hơn độc lập tự do”
2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Độc lập dân tộc gắn liền với tự do là một trong những lẽ đương nhiên trong các cuộc
đấu tranh cách mạng của các dân tộc.
Người trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Đại CM Pháp 1791:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi” và Người cũng khẳng định dân tộc Việt Nam cũng phải có được quyền tự do và
bình đẳng về quyền lợi, vì “đó là lẽ đương nhiên không ai chối cãi được” .
Năm 1919, Người gửi lên Hội Nghị Véc Xây bản Yêu sách đòi các quyền tự do tối thiểu cho dân tộc VN.
Năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng xác định mục tiêu của
đấu tranh cách mạng là “làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập… dân chúng được tự do…”
Và khi nước nhà giành được độc lập, một lần nữa CTHCM lại khẳng định: “Nước độc
lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”
Độc lập dân tộc phải gắn liền với ấm no, hạnh phúc của nhân dân bởi vì chỉ có ấm no
hạnh phúc mới làm yên lòng dân
Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia của mỗi dân tộc phải do chính nhân dân của dân
tộc đó tự quyết định, không có sự can thiệp của nước khác.
Độc lập thực sự phải được thể hiện ở cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
“Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do độc lập khi dân được ăn no mặc đủ”. Độc lập ấy phải gắn
liền với hạnh phúc của mỗi người dân. “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
“Làm cho dân có ăn
Làm cho dân có mặc
Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành”
3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Theo HCM, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự, ngoại giao trong đó độc lập về chính trị là quan
trọng nhất. Các dân tộc sẽ chẳng có được độc lập nếu thật sự không có độc lập về chính trị,
độc lập về chính trị là cơ sở cho độc lập về kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Và độc lập còn gắn
liền với quyền tự quyết của dân tộc.
Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không
có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì.
4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Trong Hiến pháp 1946 Người đã khẳng định: “Đất nước VN là một khối thống nhất
Trung Nam Bắc không thể phân chia” Đến Hiến Pháp 1959 vấn đề quyền dân tộc cơ bản đã
được nhắc lại: “Đất nước VN là một khối thống nhất không thể chia cắt”.
Với hoàn cảnh đất nước bị chia cắt năm 1946, trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ 1946,
Người khẳng định: “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể
mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.
Sau khi HĐ Giơnevo được ký kết, Hồ Chí Minh với một quyết tâm, ý chí sắc đá không
gì lay chuyển được: “Nước Việt Nam là một, dân tộc VN là một, không ai có thể chia cắt được”
Trong tác phẩm Di chúc, đến cuối cuộc đời, Nguời vẫn có niềm tin tuyệt đối về sự
thống nhất nước nhà:… Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà…
Và đến cuối cùng, nhân dân VN đã tiến hành giải phóng miền Nam thống nhất nước
nhà năm 1975 và độc lập dân tộc từ đó gắn liền với toàn vẹn lãnh thổ. Ý nghĩa
Quan điểm HCM về vấn đề độc lập dân tộc là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MLN
vào điều kiện cụ thể ở VN.
Là cơ sở, nền tảng để Đảng đề ra những đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc
bảo vệ nền độc lập nước nhà.
Quan điểm HCM về độc lập dân tộc đã được thực tiễn CMVN chứng minh là đúng
đắn và còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ nước nhà trong giai đoạn hiện nay. VẬN DỤNG 1. Khái quát 2. Thành tựu
-Trong khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã lâm vào khủng hoảng, tan rã thì
Đảng Cộng sản vẫn lãnh đạo quân và dân ta đứng vững và tiếp tục kiên trì sự nghiệp cách
mạng còn dang dở. Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc để đưa nước ta đến với bến bờ của tự do, giường cao ngọn cờ độc lập.
- Đất nước đã giành được độc lập về mọi mặt, tự chủ về mọi khía cạnh: chính trị - kinh
tế- văn hoá – xã hội và toàn vẹn lãnh thổ.
- Bên cạnh đó, ta cũng tích cực tham gia vào công cuộc hội nhập quốc tế, lần lượt
trởthành thành viên của các tổ chức như ASEAN, APEC, ...
VD: Hiện nay Việt Nam đang có mối quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia và vùng lãnh
thổ, thiết lập quan hệ kinh tế với 220 thị trường, tham gia rất nhiều các hiệp định thương mại
quốc tế: CPTPP, EVFTA, ...
- Đất nước ta ngày càng phát triển về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, ... Đặc Đảng
vàNhà nước đã chủ động đưa ra chính sách để nâng cao đời sống của nhân dân, xóa đói giảm
nghèo, kết hợp với bảo vệ độc lập của đất nước.
-> Tiếp thu quan điểm của Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” Đảng, toàn
dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ và giàu mạnh, góp phần làm nên tên tuổi và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 3. Hạn chế
Không ít sự tiêu biến, biến chất của một số cán bộ, đảng viên, đã tiếp tay cho các thế lực
để thực hiện hành vi xâm chiếm chủ quyền độc lập dân tộc.
VD: Nguyễn Duy Linh, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo (Bộ Công an),
bị tuyên án 14 năm tù về tội nhận hối lộ vào đầu tháng 11/2021.
• Công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tình
trạng tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
• Các vấn đề xã hội, quản lý phát triển xã hội chưa được nhận thức rõ, chưa có những
giải pháp hiệu quả, triệt để, đạo đức ở một số bị xuống cấp, tác động tiêu cực đến đời
sống tinh thần của xã hội.
VD: Tình trạng suy thoái về đạo đức xã hội ngày càng có xu hướng tăng lên với những
hành vi bạo lực gia đình, bạo lực học đường, tâm lý bất ổn, ...gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với xã hội đặc biệt là với thanh thiếu niên,
• Các thế lực thù địch, phản động có âm mưu, thủ đoạn và hành động lợi dụng quan
hệdân tộc xuyên biên giới gây bất ổn về chính trị.
• Tài nguyên thiên nhiên: bị khai thác bừa bãi, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí
hậu,vùng thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt.
VD: Từ đầu năm 2017 đến nay phát hiện 757 vụ, tăng 88 vụ (13%), diện tích rừng bị
thiệt hại gần 420 ha, tăng 145 ha (trên 50%) so với cùng kỳ 2016. Tại Đắk Nông, diện tích
rừng bị phá từ đầu năm đến Hay tới 225 ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế khá phát triển, tuy nhiên vẫn chưa xứng đáng với năng lực và yêu cầu. Năng lực
cạnh tranh còn thấp, nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
VD: mỗi năm có khoảng hơn 50 nghìn kỹ sư công nghệ thông tin ra trường và có khoảng 12
nghìn nhân lực công nghệ thông tin được đào tạo từ hơn 400 trường đào tạo nghề bậc cao
đẳng và trung cấp. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% trong số nhân lực đó đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. 4. Nguyên nhân •
Sự kiểm soát chưa được chặt chẽ ở các khu vực biên giới, lợi dụng sơ hở trong quy
định vànhững lỏng lẻo trong quản lý, giám sát để thực hiện hành vi phạm tội, chưa thực sự
răn đe các trường hợp vi phạm về độc lập dân tộc. •
Thiêu sót trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đạo đức, nâng cao kỷ luật của toàn thể
quầnchúng nhân dân cũng như cán bộ đảng viên, coi nhẹ những dấu hiệu vi phạm. •
Nhiệm vụ xây dựng tư tưởng bảo vệ độc lập trong Đảng, Nhà nước chưa được triển
khaitích cực, xem nhẹ, không ít sự tiêu biến, biến chất của một số cán bộ, đảng viên, đã tiếp
tay cho các thế lực để thực hiện hành vi xâm chiếm chủ quyền độc lập dân tộc. •
Sự mơ hồ, bàng quang, thiếu kiến thức và mất cảnh giác của một số bộ phận quần
chúngnhân dân, xuyên tạc, bôi nhọ, gây mất uy tín sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, coi
thường không tuân thủ những chính sách mà đã được đưa ra. •
Ý thức của mỗi cá nhân chưa cao, đặc biệt là bộ phận giới trẻ trong việc giữ gìn độc
lập,bảo vệ chủ quyền của đất nước, chạy theo những xu hướng mà không biết chọn lọc cho
phù hợp với văn hóa, xã hội của đất nước. 5. Giải pháp
• Tiếp tục nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc vào thựctiễn
để phát huy các thành tựu và khắc phục mặt hạn chế từ đó đưa nước ta ngày càng phát triển hơn.
• Nâng cao nhận thức về độc lập dân tộc, chủ quyền, và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền chocả
hệ thống chính trị và toàn xã hội.
• Xây dựng “thế trận lòng dân” trên toàn bộ lãnh thổ, xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dânvững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc trong tình hình mới. •
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ độc lập dân tộc, nắm vững được hai nhiệm vụ
chính xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc.
• Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, sinh thái.
• Trách nhiệm của sinh viên: Đối với sinh viên nói chung và sinh viên Học Viện Tài Chínhnói
riêng, ta cần tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. Nâng cao
kỹ năng, năng lực, chuyên môn của bản thân để có thể tự tin tham gia vào thị trường việc
làm ngày càng hội nhập. Hơn thế nữa cần trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ
nghĩa, cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu
tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ý nghĩa -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về…………. là kế thừa, vận dụng, phát triển chủ nghĩa
MácLê Nin ở Việt Nam, là cơ sở, nền tảng để Đảng đề ra đường lối chủ trương đúng đắn
trong cách mạng về....... -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về …… còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn đối với
côngcuộc xây dựng bảo vệ chế độ Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
4_ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN •
Phải tuyệt đối trung thành với Đảng. Cán bộ ĐV phải tuyệt đối trung thành với Đảng,
suốt đời phấn đấu cho lợi ích của cách mạng, vì mục tiêu lý tưởng của Đảng. •
Phải là nhữg người nghiêm tục thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương,
nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng. •
Phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. •
Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. •
Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Phải làm đầy tớ trung thành cho nhân dân,
tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiên phong, gương mẫu, chịu khổ
trước nhân dân và vui sau nhân dân; “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” •
Phải luôn luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo. luôn có tinh thần hăng hái, sáng
tạo, nêu cao trách nhiệm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân; “thắng
không kiêu, bại không nản” •
Phải là những người luôn luôn phòng và chống các tiêu cực. Hồ Chí Minh nghiêm
khắc chỉ rõ: “chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì cần phải ra
sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lỗi lầm… thì nên chú ý tránh đi, và
gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi… thì phải hết sức sửa chữa…
Chúng ta phải ghi sâu nhữg chữ “công bình, chính trực” vào lòng”; “Đảng không
che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết
điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ và để dạy bảo cán bộ và đảng viên”
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, vì Người cho rằng: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc”; “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu:
+ Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ
+ Phải chú trọng huấn luyện cán bộ, huấn luyện một cách thiết thực, có hiệu quả.
+ Phải đề bạt đúng cán bộ
+ Phải sắp xếp, sử dụng cán bộ cho đúng
+ Phải kết hợp cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương
+ Phải chống bệnh địa phương cục bộ
+ Phải kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ cũ
+ Phải phòng và chống các tiêu cực trong công tác cán bộ
+ Phải thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ cán bộ. Liên hệ thực tiễn a.Thành tựu
Với lợi ích từ việc áp dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh vào công tác cán bộ hiện nay
đã đem lại những thành tựu đáng mong đợi:
- Dưới sự chỉ đạo của Đảng, nhiều Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương về công tác cán bộđã
được triển khai. Do đó, công tác cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực
- Đội ngũ cán bộ và bộ máy tổ chức được tinh giản, từng bước kiện toàn từ Trung ương đếnđịa
phương, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
- Đội ngũ cán bộ cơ bản được trẻ hóa và được cơ cấu theo chủ trương dân chủ hóa và bìnhđẳng,
hài hòa giữa các dân tộc, vùng miền
- Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị được đầu tư mạnh mẽ-
Công tác kết nạp đảng viên hằng năm luôn đạt trên 115% chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đã xóa hết
những thôn không có đảng viên. Đội ngũ đảng viên được nâng lên cả về số lượng và chất
lượng, phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu, vững vàng về chính trị, phẩm chất đạo
đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, gắn bó với nhân dân, hoàn thành tốt chức trách,
nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm luôn đạt trên 77%.
b.Mặt hạn chế của vấn đề
- Tuyển chọn cán bộ có nhiều trường hợp chưa thật đúng, chưa sát đối tượng - Việc bố trí,sử
dụng, đề bạt cán bộ thực hiện đúng quy trình nhưng sai đối tượng - Nội dung chương trình
đào tạo, bồi dưỡng còn bất cập, chưa thật sự phù hợp - Tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn
đang diễn ra - Một bộ phận không nhỏ cán bộ bị suy thoái về tư tưởng, chính trị, lối sống:
tình trạng lãng phí, quan liêu, tiêu cực, tệ nạn xã hội Ví dụ: Cán bộ Thanh tra Bộ Xây dựng
Nguyễn Thị Kim Anh bị bắt quả tang nhận hối lộ tại tỉnh Vĩnh Phúc vào năm 2019. - Công
tác bồi dưỡng, rèn luyện tư tưởng lý luận một số cấp, địa phương chưa thực sự hiệu quả, còn
mang nặng tính hình thức. c.Nguyên nhân
- Do công tác tuyển chọn còn “chưa đến nơi”, chỉ mang tính chất hình thức dẫn đến tìnhtrạng
“tài không xứng đức”.
- Do khâu đánh giá cán bộ còn nhiều hạn chế trong việc nhìn nhận, đánh giá chất lượng- Do
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn lạc hậu, nặng về lý thuyết, chưa cập nhật kiến thức
và thiếu nội dung về kỹ năng lãnh đạo, xử lý tình huống...
- Do đời sống cán bộ chưa được cải thiện cho nên vẫn chưa thu hút được nhiều người tàid.Giải pháp
- Tiếp tục nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề công tác cán bộ vào thực
tiễn để phát huy các thành tựu và khắc phục các hạn chế, Đảng ta đã vận dung tư tưởng Hồ
Chí Minh một cách sáng tạo hơn để có thể giảm bớt về mặt han chế: càng mới có thể thu hút hiền tài.
- Công tác tuyển chọn cán bộ phải được thực hiện bài bản, phải qua “sàng lọc” kĩ
- Phải lựa chọn cán bộ một cách có khoa học. Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có
phẩmchất về lãnh đạo, quản lý từ đó có thể quy hoạch, bồi dưỡng có hiệu quả
- Thường xuyên đánh giá, kiểm tra cán bộ qua các kì tổng kết. Đánh giá cán bộ một cáchcông minh, công bằng
- Nâng cao nội dung chương trình đào tạo cán bộ
- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, đơn vị về việc đàotạo
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra trước khi đề bạt, bổ nhiệm. Ý nghĩa -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về…………. là kế thừa, vận dụng, phát triển chủ nghĩa
MácLê Nin ở Việt Nam, là cơ sở, nền tảng để Đảng đề ra đường lối chủ trương đúng đắn
trong cách mạng về....... -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về …… còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn đối với
côngcuộc xây dựng bảo vệ chế độ Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
5_LỰC LƯỢNG CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
a. Chủ thể của khối Đ.Đ.K toàn dân tộc
Chủ thể cuả khối Đ.Đ.K toàn dân tộc theo Hồ Chí Minh bao gồm toàn thể nhân dân,
tất cả những người VN yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới,
các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái….
Khái niệm “dân” và “nhân dân” theo TTHCM có nội hàm rất rộng, vừa là tập hợp
đông đảo quần chúng nhân dân (cùng một cộng đồng, cùng một quốc gia, cùng 1 lãnh thổ
thống nhất), vừa là mỗi 1 con người VN cụ thể, cả 2 đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.
Không phân biệt dân tộc thiểu số - đa số, tín ngưỡng, già trẻ gái trai, giàu – nghèo, ai
có tài có đức có sức có lòng phụng sự Tổ quốc thì ta đoàn kết với họ. Vai trò của nhân dân theo TTHCM
• Dân là gốc rễ, là nền tảng, là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc
• Dân là nguồn sức mạnh vô tận, là lực lượng quyết định thắng lợi cho mọi cuộc cách mạng
• Dân là chỗ dựa vững chắc của ĐCS, của cả hệ thống chính trị cách mạng
b. Nền tảng của khối Đ.Đ.K toàn dân tộc
Muốn xây dựng khối Đ.Đ.K toàn dân tộc, phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối
Đ.Đ.K toàn dân tộc và những lực lượng tạo nên nền tảng đó. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn
kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân,
nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của khối đại đoàn kết. Nó
cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết
các tầng lớp nhân dân khác”.
Như vậy, lực lượng làm nên nền tảng của khối Đ.Đ.K toàn dân tộc là công nhân, nông
dân và trí thức. Nền tảng này càng được củng cố vững chắc thì khối Đ.Đ.K toàn dân tộc càng
có thể mở rộng, khi ấy không có thế lực nào có thể làm suy yếu khối Đ.Đ.K toàn dân tộc.
Vị trí, vai trò từng tầng lớp, giai cấp trong đđk dt
Cần phải ĐK rộng rãi, ĐK mọi nơi, mọi tầng lớp, mọi giai cấp
Công- Nông là gốc, là chủ của cách mạng, là động lực của cách mạng, làm nền tảng cho khối ĐĐK.
Tiểu tư sản, tư sản dân tộc, một bộ phận giai cấp địa chủ (trung, tiểu địa chủ) là bạn
đồng minh của cách mạng)
Trong khối Đ.Đ.K toàn dân tộc, phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt nhân” là sự đoàn
kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã hội. Sự đoàn kết của
Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết toàn dân tộc càng được tăng cường, để dân tộc ta có
thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, đi đến thắng lợi cuối cùng của CM.
c. Điều kiện để xây dựng khối Đ.Đ.K toàn dân tộc.
Để xây dựng khối Đ.Đ.K toàn dân tộc, quy tụ, đoàn kết được mọi giai cấp, tầng lớp
cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
• Một là, phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi ích khác biệt chính đảng.
Theo CT.HCM đại đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu
nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu. Đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao
của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu. Đây là nguyên tắc
bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng
phái, dân tộc, tôn giáo vào trong Mặt trận.
• Hai là, Phải kế thừa truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc. Đây là
điểm tương đồng lớn nhất, là mẫu số chung của tất cả nhân dân VN, là cội nguồn sức mạnh DT.
Truyền thống này được hình thành củng cố và phát triểm trong suốt quá trình dựng
nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc và đã trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào
tư tưởng, tình cảm và tâm hồn của mỗi con người VN, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên
tai dịch hoạ, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
• Ba là, Có lòng khoan dung, độ lượng với con người
Theo Hồ Chí Minh, mỗi cá nhân, cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm,
khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu… cho nên vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan
dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất trong mỗi con người, có như vậy mới có thể
tập hợp, quy tụ được rộng rãi đông đảo mọi lực lượng.
• Bốn là, Tin tưởng ở nhân dân, biết dựa vào nhân dân
Với CTHCM, hiểu dân, tin dân, dựa vào dân, sống đấu tranh vì hạnh phúc của nhân
dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống của cha anh “nước
lấy dân làm gốc”; “chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
Đồng thời Người quán triệt tư tưởng Mác xít “CM là sư nghiệp của quần chúng nhân
dân – nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử” - Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn
sức mạnh vô tận của khối Đ.Đ.K, quyết định thắng lợi của CM.
Có dân là có tất cả, dân là lực lượng vô cùng đông đảo, lại rất cần cù, chăm chỉ, thông
minh, khéo léo. “dễ 10 lần không dân cũng chịu – khó vạn lần dân liệu cũng xong”. VẬN DỤNG
Khái quát nội dung vấn đề 1. Thành tựu:
PHI1 lọc Việt Nam đã phát huy sức mạnh của toàn dân tộc giành được nhiều
9 như: CMT8 năm 1945; kháng chiến chống Pháp 1954, chống Mỹ 1975; P8 Cuộc đổi mới
1986; công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước...Đời sống nhân đau không ngừng cải thiện, xây
dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
• Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò giam sát của nhân dân, để nhân dân thảo luận
và đóng góp ý kiến với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” VD: Đảng
và Nhà nước đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân: - Tham gia bầu cử
- Tham gia thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng
- Giám sát, kiểm tra các đại biểu, cán bộ •
Đảng và Nhà nước có các chính sách đoàn kết kiều bào chung tay xây dựng và bảo vệ
Tổquốc; các phong trào, các cuộc vận động toàn dân; chung tay ủng hộ đồng bào lũ lụt; đền ơn đáp nghĩa,... •
Trước tình hình chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nhân dân tỏng nước cũng như kiều
bàokiên quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ
cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo (Biển Đông), biên giới quốc gia,... 2. Hạn chế:
Song song với những thành tựu đó thì cũng có những hạn chế nhất định:
• Tình trạng tham nhũng, quan liêu, suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ, Đảng viên làm giảm niềm tin của nhân dân vào khả năng quản lý của Nhà nước.
VD: vụ án tham ô tài sản, rửa tiền 3200 tỷ đồng xảy ra tại công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin,...
• Các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mưu “Diến biến hòa bình lợi dụng vấn đềtôn
giáo, ra sức kích động, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, li gián chia rẽ nội bộ Đảng, nhà nước và nhân dân.
VD: khối 8406 mục tiêu chống phá Đảng, nhà nước kêu gọi dân chủ đa nguyên.
• Cuộc sống của một số bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, lạc hậu, nghèo nàn, côngtác
chăm sóc sức khỏe, giáo dục còn kém, trình độ dân trí chưa cao, còn nhiều hủ tục và tư
tưởng lệch lạc, một số chính sách phúc lợi xã hội chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa triệt để,... 3. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân của thành tựu:
• Nhân dân ta có lòng yêu nước sâu sắc, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc, có niềm tin vàoĐảng
và Nhà nước, từ đó thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
• Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã phát động, triển khai nhiều phongtrào,
cuộc vận động thi đua yêu nước, chung tay góp sức,... được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình
hưởng ứng, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Nguyên
nhân của hạn chế:
• Tàn dư của chiến tranh làm cho nền kinh tế đất nước chậm phát triển không đủ điều
kiệnchăm sóc, quan tâm tới đời sống quần chúng nhân dân đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,...
• Đảng còn chẫm trễ trong việc phân tích và dự báo đầy đủ những biến đổi cơ cấu giai cấp-xã
hội trong quá trình đổi mới đất nước và những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ nhân dân
nên chưa kịp thời đưa ra các chính sách phù hợp để phòng tránh, khắc phục hiệu quả.
• Do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến lối sống chạy theo đồng tiền,làm
tha hóa và biến chất một số cán bộ Đảng viên chưa thực hiện được vai trò tiên phong gương
mẫu, chưa thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có các biểu hiện suy thoái đạo
đức, chưa thực sự quan tâm đến đời sống nhân dân.
• Một số cơ quan còn coi nhẹ công tác dân vận, xa rời quần chúng, chưa tự giác, tích cựctrong
các hoạt động vì nhân dân.
VD: Hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn, Trương Minh
Tuấn trong vụ Mobiphone mua AVG
• Sự tham gia, chống phá, thừa dịp kích động của các thế lực thù địch trong nước và nướcngoài. 4. Giải pháp •
Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, coi sự nghiệp đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của
toàndân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, trình độ giữa các bộ phận nhân dân, kiên quyết loại
bỏ các âm mưu chia rẽ, chống phá của các thế lực thù địch. •
Khơi nguồn tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào, niềm tự tôn dân tộc của tất cả các
ngườiViệt Nam trong nước và nước ngoài thông qua các hoạt động giao lưu xã hội hay các
sự kiện của đất nước, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy tính năng động của mỗi cá nhân. •
Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, kiên quyết chống phá các tệ nạn
thamnhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. •
Đẩy mạnh thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, chống phân biệt
vàkì thị các thành phần xã hội. •
Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi sinh viên cần tự ý thức được vai
tròtrách nhiệm của bản thân. Phát huy được tinh thần đoàn kết- truyền thông của dân tộc,
tham gia nhiều hoạt động tình nguyện giúp ích cho xã hội. Tích cực rèn luyện, phát triển bản
thân về mọi mặt, không để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo tham gia vào các hoạt động
chống phá Đảng và Nhà nước. Hiểu chính xác và hết mực tin tưởng vào chủ trương chính
sách của Đảng, Nhà nước. Ý nghĩa -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về…………. là kế thừa, vận dụng, phát triển chủ nghĩa
MácLê Nin ở Việt Nam, là cơ sở, nền tảng để Đảng đề ra đường lối chủ trương đúng đắn
trong cách mạng về....... -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về …… còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn đối với
côngcuộc xây dựng bảo vệ chế độ Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
6_ NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH VỮNG MẠNH
a. Kiểm soát quyền lực nhà nước
Để giữ vững bản chất của NN, đảm bảo cho NN hoạt động có hiệu quả, phòng chống
thoái hoá biến chất trong đội ngũ CB NN, Hồ Chí Minh rất chú trọng vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước.
Tính tất yếu của việc kiểm soát quyền lực nhà nước: theo CTHCM, các cơ quan
nhà nước, đội ngũ cán bộ viên chức NN ít hay nhiều đều nắm quyền lực trong tay.
Quyền lực này là do nhân dân uỷ thác cho, nhưng một khi đã nắm quyền lực thì đều
có thể trở nên lạm quyền. Vì thế để đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về tay nhân dân lao động
thì cần phải kiểm soát quyền lực nhà nước.
Về hình thức kiểm soát quyền lực NN, theo Hồ Chí Minh thì cần phải:
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản.
- Cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm chính sách, đường lối của Đảng.
- Các cấp uỷ Đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: kiểm tra có hệ thống, người kiểm tra phải uy tín.
- Đảng phải phát huy vai trò kiểm soát quyền lực của nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối
cao của quyền lực NN vì thế nhân dân có quyền kiểm soát quyền lực của NN.
b. Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước.
Đặc quyền, đặc lợi. Cán bộ, công chức tự cho mình quyền được hưởng những đặc ân
từ công việc, chức vụ của mình trong NN: cậy quyền, cậy thế; hách dịch, lạm quyền; lợi dụng
chức quyền để làm lợi cho cá nhân (sa vào CN cá nhân).
Tham ô, lãng phí, quan liêu. Là giặc nội xâm, giặc ở trong lòng; là bạn đồng minh của
thực dân, phong kiến. “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê hèn nhất trong xã hội.
..Nó làm hại đến sự nghiệp xd nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sông của nhân dân,
hại đến đạo đức CM của người cán bộ”
• “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê hèn nhất trong xã hội. ..Nó làm hại đến
sự nghiệp xd nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sông của nhân dân, hại đến đạo
đức CM của người cán bộ”.
• Lãng phí là căn bệnh àm HCM lên án gay gắt. Lãng phí ở đấy được xác định là lãng
phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí tiền của. Chống lãng phí là biện pháp để
tiết kiệm, là quốc sách của quốc gia.
• Quan liêu là không sát sao công việc, xem trọng hình thức, không kiểm tra đến nơi đến
chốn, có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng,
có kỷ luật mà không nắm vững…
“Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”. Những căn bệnh gây mất đoàn kết, gây rối cho
công tác, làm mất uy tín của Chính phủ. Hồ Chí Minh kịch liệt lên án tệ kéo bè kéo cánh, tệ
nạn bà con bạn hữu mình không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có
đức nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài.
Phòng, chống tiêu cực trong NN là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Khái quát lại có một
số biện pháp cơ bản sau:
o Một là, Nâng cao trình độ dân chủ, thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy cao độ quyền
làm chủ của nhân dân đó là giải pháp căn bản và có ý nghĩa lâu dài.
o Hai là, pháp luật của NN, kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra phải
thường xuyên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, và kỷ luật nghiêm minh đối
với những cán bộ vi phạm.
o Ba là, phạt nghiêm minh, nghiêm khắc, đúng người đúng tội là cần thiết, song việc gì
cũng xử phạt thì lại không đúng. Chủ động giáo dục đạo đức cách mạng trong đội ngũ
cán bộ viên chức, xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức của người cầm quyền, khơi dậy
lương tâm trong mỗi con người
o Bốn là, Thực hiện nêu gương, phê bình và tự phê bình. Cán bộ phải đi trước làm gương,
cán bộ, người đứng đầu có ý thức nêu gương tu dưỡng đạo đức, chống tiêu cực.
o Năm là, Phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước vào cuộc chiến chống lại tiêu cực
trong con người, trong xh và trong bộ máy NN. VẬN DỤNG 1. Thành tựu.
- Đa số cán bộ Đảng viên, nhân dân có phẩm chất tốt, tuyệt đối trung thành Với mục tiêu,
lítưởng của Đảng, pháp luật của nhà nước, lợi ích của nhân dân. Có ý thức học tập, trau dồi,
tu dưỡng đạo đức, thường xuyên phê bình , tự phê bình học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
- Đội ngũ cán bộ Nhà nước ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao về chất lượng, đáp ứng
cácyêu cầu về vận hành bộ máy Nhà nước.
- Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân. Mọi việc liên quan đến nội bộ, chính sáchđều
do dân phúc quyết mà không có sự can thiệp của bên ngoài.
- Công tác kiểm tra, thanh tra của Đảng hiện nay được củng cố, tăng cường sát sao và đánhgiá chính xác hơn.
- Công tác bồi dưỡng đạo đức cán bộ được quan tâm hơn.
VD: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong thời buổi dịch bệnh căng thẳng đã luôn dẫn dắt hiệu
quả công tác phong trào phòng chống dịch Covid19 tại Việt Nam.
VD: Nhà nước đã thường xuyên tổ chức các kì thi sát hạch năng lực cán bộ, công chức trong mỗi năm. 2. Hạn chế. -
Suy thoái về tư tưởng chính trị: phai nhạt lý tưởng Cách mạng, không kiên định theo
conđường xã hội chủ nghĩa. -
Suy thoái về đạo đức: lối sống gắn liền với tư tưởng thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám
danh,lãng phí. Ví dụ: Vụ án hình sự đối với sai phạm liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia
năm 2018 Hội đồng thi tỉnh Sơn La. -
Việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ còn nhiều bất; Tình trạng con ông cháu cha
cònkhá phổ biến, bổ nhiệm chức vụ dựa vào mối quan hệ. -
Bộ máy Nhà nước vẫn chưa hoàn thiện một cách triệt để, tình trạng tham ô, tham
nhũngquan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm quyền làm chủ của dân.
Ví dụ: Vụ án Trần Phương Bình và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - DAB
3. Nguyên nhân đạt được thành tựu. -
Nhờ có công sức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó vai trò lãnh đạo của
Đảngcó ý nghĩa quyết định. -
Phương thức lãnh đạo của Đảng được đổi mới và ngày càng hoàn thiện, đội ngũ cán
bộlãnh đạo, quản lý các cấp trưởng thành về mọi mặt, nâng cao năng lực lãnh đạo, tinh thần
đoàn kết, sức chiến đấu được nâng lên. -
Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức
lốisống, có ý thức phục vụ nhân dân, niềm tin với nhân dân được giữ vững.
4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.
- Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa được coi trọng đúng mực. Công tác xây dựngđội
ngũ cán bộ còn thiếu sót; ít kiểm tra đôn đốc và còn nặng tính hình thức; chưa có chế tài xử
lý nghiêm đối với các sai phạm.
- Tồn tại bất bình đẳng trong hệ thống pháp luật, chưa đảm bảo và phát huy hết quyền làmchủ
của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực.
- Chưa chú trọng thực hiện các quy tắc dân chủ trong cộng đồng dân cư.
5. Giải pháp cho thực trạng.
- Cân nhận thức, tích cực bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo đức, văn hoá cho cán bộ,
côngchức, phát huy đúng đắn quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, Nhà
nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu quả.
- Nhà nước đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.- Hoàn
thiện đồng bộ các văn bản Pháp luật, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Ban hành các cơ chế, chính sách về đồng bộ tài chính nhằm quản lý sử
dụng tài sản Nhà nước theo đúng tiêu chuẩn,...
- Yêu cầu hình phạt nghiêm khắc đối với các tội tham nhũng và đối với những người cótrách
nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nâng cao nhận thức về quyền dân chủvà
thực hiện quyền dân chủ cho nhân theo cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”,
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ”. Ý nghĩa -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về…………. là kế thừa, vận dụng, phát triển chủ nghĩa
MácLê Nin ở Việt Nam, là cơ sở, nền tảng để Đảng đề ra đường lối chủ trương đúng đắn
trong cách mạng về....... -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về …… còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn đối với
côngcuộc xây dựng bảo vệ chế độ Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
7_QUAN ĐIỂM CỦA HCM VỀ GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC LÝ THUYẾT
Bản sắc văn hoá dân tộc là những giá trị văn hoá bền vững của cộng dồng các dân tộc
Việt Nam; là thành quả của quá trình lao dộng, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người
Việt Nam qua các lớp thế hệ.
Bản sắc văn hoá dân tộc được nhìn nhận qua 2 lớp quan hệ.
• Về nội dung: Lòng yêu nước thương nòi; Tinh thần độc lập, tự lực, tự cường; Lòng tự tôn dân tộc.
• Về hình thức: Ngôn ngữ; Phong tục, tập quán…; Lễ hội, truyền thống…; Cách cảm và nghĩ…
Bản sắc văn hoá dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọng đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó phản ảnh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc. Là
ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trách nhiệm của con người Việt Nam là phải trân trọng, khai tháo, giữ gìn, phát huy, phát
triển những giát trị của văn hoá dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai
đoạn lịch sử. “Dân ta phải biết sử ta – Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Chăm lo cốt
cách dân tộc, đồng thời triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá
đế quốc, tôn trọng phong tục tập quán, văn hoá của các dân tộc ít người.
Trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, cần phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Tiếp
biến văn hoá ( tiếp nhận và biến đổi ) là một quy luật của văn hoá. “Văn hoá Việt Nam ảnh
hưởng của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại… Tây phương hay Đông
phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh
nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh
thần thuần tuý Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú
trọng việc chắt lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.
Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của việc tiếp thu văn hoá nhân loại là để làm giàu cho văn
hoá VN, xây dựng nền văn hoá Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ.
Nội dung tiếp thu là toàn diện, bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh.
Tiêu chí tiếp thu là cái gì hay, cái gì tốt ta học lấy.
Trong mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hoá dân tộc và tiếp thu văn hoá nhân loại là
phải lấy văn hoá dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, là cơ sở để tiếp thu văn hoá nhân loại VẬN DỤNG
Khái quát vấn đề
Về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Bản sắc văn hoá dân tộc là những giá trị văn hoá bền vững của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam. Nội dung:
• Lòng yêu nước thương nòi
• Tinh thần độc lập, tư lực, tự cường.
• Lòng tự tôn dân tộc Hình thức: • Ngôn ngữ
• Phong tục, tập quán…
• Lễ hội, truyền thống… • Cách cảm và nghĩ…
Bản sắc văn hoá dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọng đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó phản ảnh nhữg nét độc đáo, đặc tính dân tộc.
Trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, cần phải biết tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại: “văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung
đúc lại… Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy đề tạo ra một nền văn hoá
Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay, trau dồi văn hoá Việt
Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ”.
è Mục đích của việc tiếp thu văn hoá nhân loại là đề làm giàu cho văn hoá VN, xây dựng
nền văn hoá VN hợp với tinh thần dân chủ.
è Nội dung tiếp thu là toàn diện, bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh.
è Tiêu chí tiếp thu là cái gì hay, cái gì tốt ta học lấy. Thành tựu
+ Luôn đi theo con đường chủ nghĩa Mác Lê Nin, vận dụng sáng tạo để phát triển nền văn
hóa dân tộc, đảm bảo đời sống tinh thần, xã hội phát triển đúng hướng. Lấy chủ nghĩa Mác
Lê Nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động,
+ Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những cái mới bên cạnh việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và có ý ghi, phấn đấu
+ Các bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn và phát huy. Nhiều bộ môn nghệ thuật
mới được sáng tạo thêm và học hỏi từ các nước bạn bè trên thế giới
+ Hoạt động giao lưu văn hóa với người nước ngoài được mở rông
+ Đảng và nhà nước đã quan tâm tăng cường bộ máy tổ chức, ban hành những văn bản pháp
luật nhằm điều chỉnh hoạt động của văn hóa và nghệ thuật nước nhà. Hạn chế
+ Nhiều người dân, cán bộ, Đảng viên hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩộ, phủ nhận
thành quả của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta, phủ nhận thành quả lịch sử cách mạng hào hùng của nước ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản.
+ Nhiều người còn sung bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa của dân tộc, chạy
theo lối sống thực dụng, cá nhân đang gây hại tới thuần phong mỹ tục của dân tộc
+ Suy thoái đạo đức trong mối quan hệ thầy trò, bạn bè, môi trường giáo dục xuống cấp, ăn
chơi ở 1 bộ phận học sinh, sinh viên
+ Nạn mê tín, đị đoạn khá phổ biến, gây nhiều hậu quả xấu cho nhân dân
+ Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật được tạo ra chỉ với mục đích thương mại, không mang
tính nghệ thuật, nhân văn
+ Còn tồn tại văn hóa phẩm đồ truỵ, phản động Nguyên nhân
+ Do dân trí nhiều nơi còn thấp nhưn dân dã bị các thể lực phản động kích động vào tư tưởng
+Chưa chú trọng đầu tư vào việc giữ gìn và phát triển những nghệ thuật truyền thống
+ Do sự “xáo trộn" và "đứt gãy" của các giá trị văn hóa
+ Do hệ thống giáo dục chưa đạt đến hiệu quả tối đa
+ Hệ thống Pháp luật nghiệm khắc nhưng chưa thật nghiêm minh Giải pháp
+ Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các cấp Đảng
ủy và toàn bộ Đảng viên. Sau đó là cho toàn bộ xã hội nhận thức đúng đắn, đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý của nhà nước, phát huy vai trò
của đoàn thể nhân dân, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong xây dựng và phát triển
nền văn hóa, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình Giao lưu hội nhập quốc tế +
Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, tình cảm bao la, những phẩm chất phong cách, lối sống lành mạnh và tốt đẹp. Ý nghĩa -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc....... là kế thừa, vận
dụng,phát triển chủ nghĩa Mác Lê Nin ở Việt Nam, là cơ sở, nền tảng để Đảng đề ra đường
lối chủ trương đúng đắn trong cách mạng về giưgiuwx gìn bản sắc dân tộc....... -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc dân tộc…… còn nguyên giá trị lý luận
vàthực tiễn đối với công cuộc xây dựng bảo vệ chế độ Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
8_ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC
Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
Hồ chí Minh là một những nhà tư tưởng, nhà cách mạng thế giới bàn nhiều về vấn đề
đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức.
Đạo đức được Hồ Chí Minh bàn đến là đạo đức mới, đạo đức CM; không phải là đạo
đức cũ, đạo đức phong kiến hay tư sản
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947) Người đã viết: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công
việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình hủ hoá, xấu xa thì còn
làm nổi việc gì?”
Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958) Hồ Chí Minh viết: “Làm cách mạng để
cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất
nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp và lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được
nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Đạo đức trở thành nên tố quyết định sự thành công của mọi công việc, phẩm chất
của mỗi con người. Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong sáng mới có thể làm được những
việc cao cả, vẻ vang. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp con người vững
vàng trong mọi thử thách, gian khổ, khó khăn.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm
thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời
nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế.
Đức và tài phải là những phẩm chất thống nhất của con người. Nếu đạo đức là tiêu
chuẩn cho mục đích hành động thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó. Vì vậy, con người
cần có cả đức và tài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, thiếu đức thì vô dụng, thậm chí có hại.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực phải
thống nhất làm một. Trong đó, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Người đòi
hỏi tài năng phải gắn chặt và đặt vững trên nền tảng đạo đức.
Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con người. Thực
hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị của mình mà còn
tạo ra sức mạnh nội sinh giúp vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Hồ Chí Minh hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các em học sinh, sinh viên cả
“Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Trong đó, đức là gốc, là trước hết; tài là cực kỳ quan trọng, không có tài
thì không xây dựng và phát triển được đất nước. Đức bao gồm cả nếp ăn ở, sinh hoạt hằng
ngày, trước hết là với gia đình, anh em, bạn bè, rộng ra là với quốc gia, dân tộc; học để làm
việc, làm người, làm cán bộ.
Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh sức hấp dẫn của CNXH chưa phải ở lý tưởng cao xa, ở mức sống
vật chất dồi dào, ở tư tưởng tự do, giải phóng, mà trước hết là những
+ Giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm
gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng trở thành hiện thực.
+ Cán bộ, đảng viên phải là một tấm gương sáng về đạo đức. - Ý nghĩa:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng có ý luận và thực tiễn
đối với mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên, với Đảng với dân tộc và nhân loại. VẬN DỤNG 1. Khái quát 2. Thành tựu •
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã kế thừa, vận dụng
linhhoạt, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đáp
ứng với đòi hỏi của tình hình cách mạng đặt ra ở mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau. •
Trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, lớp lớp thanh niên đã không
quảnhy sinh, chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân; không
ngại khó khăn, vất vả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. •
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, cấp ủy đảng và người đứng đầu các cơ
quan,đơn vị, địa phương đã quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; triển khai nhiều chương trình, dự án, như Dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú,
có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; Đề án thí điểm tuyển
chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã nghèo tham gia phát triển nông thôn, miền núi...
Qua đó, nhiều thanh niên đã trở thành nguồn cán bộ có chất lượng, những doanh nhân
trẻ thành đạt, những gương điển hình tiên tiến trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Một số thành trụ điển hình:
• Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc họctập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã triển
khai thực hiện nghiêm túc, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh vào chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; xác
định nội dung đột phá, nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo chuyển biến rõ nét về học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí | Minh, cá nhân cán bộ, đảng viên xây dựng kế
hoạch làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và ký cam kết bằng văn bản
về việc giữ gìn phẩm chất đạo | đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” theo hướng dẫn của | Ban Tổ chức Trung ương; tỷ lệ đảng viên là cán bộ, công chức,
viên chức ký cam kết đạt 100%; đảng viên ở nông thôn ký cam kết đạt 75,4%.
• Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thể hiện rõ bản lĩnh, tinh thần kiên quyết, mở rộng phạmvi,
đối tượng kiểm tra xuống đến cả cấp uỷ cấp huyện và cơ sở; xử lý dứt điểm nhiều vụ việc
phức tạp, kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa
phương. Trong giai đoạn 2013 - 2020, cấp uỷ, Uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật
hơn 131 nghìn đảng viên. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã thi hành kỷ luật
hơn 87 nghìn cán bộ, đảng viên, trong đó, có trên 3.200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến
tham nhũng; đã thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (27 Uỷ
viên Trung ương Đảng, nguyên Uy viên Trung ương Đảng, 4 Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên
Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang). Đây là bước đột
phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.
• Đấu tranh chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay không còn đã trở thành “phongtrào”,
“xu thế” và được “làm có bài bản”, có sự tham g thể của cả hệ thống chính trị, xã hội. Để
phát huy vai trò giám sát của quần chúng Nhân dân, tại Điều 5, Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019) quy định “Quyền và nghĩa vụ của công
dân trong phòng, chống tham nhũng”. 3. HẠN CHẾ:
Tuy nhiên việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn một số hạn chế:
• Một số cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự chú trọng
đếnviệc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.
• Còn nặng về hình thức, chưa chú trọng đến nội dung, đi sâu vào những vấn đề đặt ra cầntập
trung giáo dục cho thanh niên, như: ý chí, khát vọng vươn lên trong công việc, cuộc sống,
tình yêu thương với quê hương, đất nước
• Kỹ năng sống, hoạt động thực tiễn; khả năng chịu đựng những khó khăn, vất vả ở vùngsâu,
vùng xa, vùng biên giới của thanh niên vẫn chưa nhiều, chủ yếu chọn nơi sinh sống, làm
việc có nhiều thuận lợi, điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế.
• Một số thanh niên thiếu tu dưỡng phấn đấu rèn luyện, học tập, sống buông thả thờ ơ,
bàngquan với bản thân, gia đình và xã hội; thậm chí có nhiều thanh niên vi phạm pháp luật. 4. NGUYÊN NHÂN:
• Cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu rèn luyện về phẩm chất, đạo đức,
• Tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm chưa nghiêm túc;
• Đấu tranh chống các tệ nạn chưa quyết liệt; nói mạnh làm nhẹ, mạnh với tội nhỏ, nhẹ vớitội
to, nể nang ô dù bao che cho nhau;
• Nói nhiều làm ít, nói nhưng không làm, nói một đằng làm một nẻo. 5. GIẢI PHÁP:
Tiếp tục nhận thức và vận dụng TTHCM về vấn đề đạo đức vào thực tiễn để phát huy các
thành tựu và khắc phục các hạn chế: •
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức
cáchmạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. •
Hai là, đa dạng hóa các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức cách mạng chothanh niên. •
Ba là, phát huy tính tích cực, chủ động của thanh niên trong tự rèn luyện đạo đức cáchmạng. •
Mặt khác, cần tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội, phù hợp với
môitrường, điều kiện công tác; tự đấu tranh với chính bản thân mình trong quá trình rèn luyện
đạo đức cách mạng, không vì những khó khăn, thất bại trước mắt mà nản lòng, nhụt ý chí,
không có động cơ, mục tiêu phấn đấu, càng ở trong tình huống khó khăn, thử thách càng phải
tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, bình tĩnh, kiên định đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý, hiệu quả. Ý nghĩa -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về…………. là kế thừa, vận dụng, phát triển chủ nghĩa
MácLê Nin ở Việt Nam, là cơ sở, nền tảng để Đảng đề ra đường lối chủ trương đúng đắn
trong cách mạng về....... -
Quan điểm của Hồ Chí Minh về …… còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn đối với
côngcuộc xây dựng bảo vệ chế độ Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay