Đề cương và Kế hoạch giảng dạy môn giao tiếp kinh doanh | Học viện Ngân Hàng
Đề cương và Kế hoạch giảng dạy môn giao tiếp kinh doanh | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH ********
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
Áp dụng cho lớp Đại học hệ chính quy 1. Tên học phần:
Giao tiếp trong kinh doanh 2. Mã học phần: BUS20A 3.
Trình độ/ hình thức đào tạo (hệ đào tạo): Chính quy 4.
Điều kiện tiên quyết của học phần: Không 5.
Số tín chỉ của học phần: 02 tín chỉ 6.
Mô tả ngắn về học phần:
Mục tiêu của học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức nền
tảng về giao tiếp nói chung và các kỹ năng lõi cần phải có, trên cơ sở đó người học
vận dụng những kỹ năng này trong hoạt động kinh doanh và cuộc sống làm cho
chất lượng công việc được nâng lên và con người trở nên hạnh phúc hơn. Ngoài ra,
sinh viên cần phải có thái độ và động cơ đúng đắn trong rèn luyện, phát triển và
hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp này trong thực tiễn.
Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu
các nội dung như: Khái quát chung về hoạt động giao tiếp, Chiến lược giao tiếp
trong kinh doanh, Các kỹ năng giao tiếp lõi trong hoạt động kinh doanh như kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng làm
việc nhóm và kỹ năng thuyết trình.. 7.
Mục tiêu/ chuẩn đầu ra của học phần:
Để hoàn thành học phần, người học phải đạt được:
7.1 Hiểu được các kiến thức cơ bản về giao tiếp, chiến lược giao tiếp, kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ
năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh.
7.2. Phát triển và hoàn thiện bản thân thông qua rèn luyện chiến lược giao
tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, kỹ năng đặt câu
hỏi, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh.
7.3. Vận dụng những chiến lược giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao
tiếp bằng văn bản, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng Trang / 1 14
thuyết trình trong kinh doanh một cách thường xuyên nhằm đạt được hiệu
quả tốt trong cuộc sống và kinh doanh ứng với từng tình huống cụ thể. 8.
Các yêu cầu đánh giá người học:
Chương tham khảo của Chuẩn đầu ra
Yêu cầu đánh giá chi tiết
giáo trình/ tài liệu chính
8.1. Hiểu được
- Hiểu khái niệm, đặc điểm, chức - Tài liệu tham khảo bắt
các kiến thức cơ năng, vai trò, phân loại, phong buộc 1, 2: Chương 1 - 9
bản về giao tiếp
cách, nguyên tắc và các phương
- Tài liệu tham khảo : 1, 2,
và các kỹ năng
tiện của hoạt động giao tiếp. 3
giao tiếp lõi
- Hiểu được các nội dung chính trong kinh
của các kĩ năng lõi trong hoạt doanh.
động kinh doanh như : kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi,
chiến lược giao tiếp, kỹ năng phát
triển thông điệp viết; kỹ năng làm
việc nhóm và kỹ năng thuyết trình.
8.2. Phát triển và - Thực hành được các kỹ năng - Tài liệu tham khảo bắt
hoàn thiện bản
giao tiếp lõi này thông qua các buộc 1, 2: Chương 1 - 9
thân thông qua
hoạt động tổ chức trên lớp theo - Tài liệu tham khảo : 1, 2,
rèn luyện các kỹ yêu cầu của giảng viên 3
năng giao tiếp lõi - Phân tích, đánh giá việc vận
dụng kiến thức về kỹ năng giao
tiếp lõi trong các hoạt động
- Rút ra bài học kinh nghiệm để
phát triển và hoàn thiện hiện các
kỹ năng giao tiếp lõi trong cuộc sống và trong kinh doanh
8.3. Vận dụng
- Ứng dụng các kỹ năng giao tiếp - Tài liệu tham khảo bắt
những kỹ năng
lõi này vào trong thực tiễn cuộc buộc 1, 2: Chương 1 - 9
giao tiếp lõi này sống và kinh doanh một cách hiệu - Tài liệu tham khảo: 1, 2,
một cách thường quả. 3 Trang / 2 14
xuyên nhằm đạt được hiệu quả tốt trong cuộc sống và kinh doanh ứng với từng tình huống cụ thể
9. Đánh giá học phần:
Để hoàn thành học phần, người học phải đạt được các chuẩn đầu ra của học
phần thông qua hoạt động đánh giá của giảng viên. Theo quy định hiện hành của
HVNH, sinh viên sẽ tham gia 2 lần kiểm tra tích luỹ giữa kỳ và phải tham gia thi kết thúc học phần.
Tỷ trọng các lần đánh giá cần được quy định và công bố rõ, cụ thể như sau:
• Kiểm tra giữa kỳ: 02 lần, tỷ trọng điểm là 30% trong tổng điểm học phần
(mỗi lần chiếm trọng điểm là 15%).
• Thi cuối kỳ: tỷ trọng điểm là 60% trong tổng điểm học phần.
• Điểm chuyên cần: tỷ trọng điểm là 10% trong tổng điểm học phần
- Kế hoạch đánh giá học phần được thể hiện qua bảng như sau: Hình thức
Hình thức kiểm tra, Thời Chuẩn đầu ra đánh giá thi điểm
9.1. Hiểu được các kiến Kiểm tra lần 1 Kiểm tra viết trên lớp Sau 15 thức cơ bản về giao tiết giảng
tiếp và các kỹ năng lõi (buổi 6) trong kinh doanh. 9.2. Phát triển và hoàn Kiểm tra lần 2 Chia nhóm thuyết trình Trong thiện bản thân thông
theo chủ đề (gồm lý suốt quá qua rèn luyện các kỹ
thuyết và tình huống trình học năng giao tiếp lõi.
ứng dụng trong thực tế của sinh viên). 9.3. Vận dụng những Thuyết trình Thi viết Kết thúc kỹ năng giao tiếp lõi nhóm, thi kết học kỳ này một cách thường thúc học phần xuyên nhằm đạt được Trang / 3 14 Hình thức
Hình thức kiểm tra, Thời Chuẩn đầu ra đánh giá thi điểm
hiệu quả tốt trong cuộc sống và kinh doanh ứng với từng tình huống cụ thể
- Ngưỡng đánh giá học phần (áp dụng cho mỗi lần thi và kiểm tra):
• Điểm D (điểm số 4.0-5.4): Người học đáp ứng chuẩn đầu ra ở mức hiểu
được kiến thức cơ bản về Kỹ năng Giao tiếp và Thuyết trình.
• Điểm C (điểm số 5.5-6.9): Người học đạt mức điểm D và có khả năng phân
tích các nội dung lý thuyết được thể hiện trong bài kiểm tra, bài thi.
• Điểm B (điểm số 7.0-8.4): Người học đạt mức điểm C và có khả năng lập
luận logic, mạch lạc, kết cấu hợp lý khi phân tích, đưa ra các ý kiến trong
phân tích lý thuyết và tình huống được thể hiện trong bài kiểm tra, bài thi.
• Điểm A (điểm số 8.5-10): Người học đạt mức điểm B và phải thể hiện
được tư duy sáng tạo, phân tích, tổng hợp và khả năng vận dụng thông tin
khoa học để lập luận, minh chứng xác thực, thuyết phục trong phân tích lý
thuyết và giải quyết tình huống thực tiễn được thể hiện trong bài kiểm tra và bài thi.
10. Phân bổ thời gian các hoạt động dạy và học:
• Giảng lý thuyết trên lớp: 10 tiết.
• Thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận: 10 tiết.
• Thảo luận, báo cáo bài tập lớn trên lớp: 10 tiết.
• Tự học của sinh viên: 45 tiết tự học.
11. Phương pháp dạy và học
• Giảng viên sẽ tập trung hướng dẫn học, tư vấn học, phản hồi kết quả thảo
luận, bài tập lớp, kết quả kiểm tra và các nội dung lý thuyết chính mỗi
chương phù hợp với yêu cầu về khả năng ứng dụng cao của học phần. Giảng
viên sẽ giới thiệu các cách thức ứng dụng lý thuyết vào thực tế giao tiếp và
thuyết trình trong học tập và cuộc sống
• Sinh viên tập trung nghiên cứu lý thuyết, thực hiện áp dụng các nội dung lý
thuyết vào hoạt động thực tế (do sinh viên hoặc nhóm chủ động lựa chọn).
Sinh viên cần hoàn thành (có sáng tạo) các yêu cầu/ nhiệm vụ của giảng viên Trang / 4 14 giao.
• Trong quá trình học tập, sinh viên được khuyến khích trình bày quan điểm,
các ý tưởng, mô hình- công cụ một cách đa dạng.
12. Giáo trình và tài liệu tham khảo (trong và ngoài nước):
* Tài liệu tham khảo bắt buộc:
1. Tài liệu môn học “Kỹ năng giao tiếp và Thuyết trình trong Kinh doanh”,
TS. Phạm Thùy Giang, NXB ĐH KTQD, 2017
2. Slide bài giảng “Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình”, nhóm giảng viên biên soạn
* Tài liệu tham khảo:
1. Thái Trí Dũng, 2012, Kỹ năng Giao tiếp và Thương lượng trong kinh
doanh, NXB Lao động Xã hội
2. Trịnh Quốc Trung, 2010, Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh,
NXB Phương Đông, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
* Các tài liệu điện tử / website:
Theo sự hướng dẫn và cung cấp của giảng viên
* Nghiên cứu tình huống, thảo luận:
Theo sự hướng dẫn của giảng viên
13. Nội dung học phần: Thời Tên
Mục tiêu/Chuẩn đầu ra lượng STT Nội dung chương của Chương (tiết quy chuẩn) 1
Chương Sau khi hoàn thành chương 1.1. Khái quát chung 6T 1: Khái
học, người học có thể: về hoạt động giao quát
- Hiểu được khái niệm, vai tiếp
chung về trò, nguyên tắc, đặc điểm, 1.2. Chức năng của
hoạt động chức năng, phân loại và các giao tiếp
giao tiếp phương tiện giao tiếp trong 1.3. Phân loại giao trong kinh doanh. tiếp kinh 1.4. Các phương tiện doanh giao tiếp 1.5. Các nguyên tắc trong giao tiếp Trang / 5 14 2
Chương Sau khi hoàn thành chương 2.1. Xác định đối 3T
2: Chiến này học, người học có thể: tượng giao tiếp
lược giao - Hiểu được các nội dung cơ 2.2. Xác định mục
tiếp trong bản về chiến lược giao tiếp tiêu giao tiếp kinh
như: Xác định đối tượng 2.3. Xác định kịch doanh
giao tiếp, xác định mục tiêu bản giao tiếp
giao tiếp và xác định kịch 2.3.1. Chuẩn bị giao bản giao tiếp. tiếp 2.3.2. Trong quá trình giao tiếp 2.3.3. Kết thúc giao tiếp 3
Chương Sau khi hoàn thành chương 3.1. Tổng quan về 9T 3: Kỹ
học, người học có thể: thuyết trình năng
- Hiểu được các bước cần 3.2. Các bước thuyết thuyết
thiết khi thuyết trình và các trình trình
lỗi cơ bản khi thuyết trình 3.3. Công cụ thuyết
- Thực hành được kỹ năng trình
thuyết trình thông qua các 3.4. Những lỗi cơ
hoạt động tổ chức trên lớp bản khi thuyết trình
theo yêu cầu của giảng viên
- Rút ra bài học kinh nghiệm
để phát triển và hoàn thiện
hiện kỹ năng thuyết trình
của bản thân trong cuộc sống và kinh doanh 4
Chương Sau khi hoàn thành chương 4.1. Kỹ năng lắng 4T 4: Kỹ
này học, người học có thể: nghe
năng lắng - Khái quát chung về kỹ 4.1.1 Khái niệm lắng
nghe và năng lắng nghe như: khái nghe đặt câu
niệm, tầm quan trọng của 4.1.2 Vai trò của
hỏi trong lắng nghe; những nguyên lắng nghe kinh
nhân cản trở lắng nghe 4.1.3 Rào cản trong doanh
không hiệu quả; các kiểu lắng nghe Trang / 6 14
lắng nghe; chu trình lắng 4.1.4 Các mức độ
nghe và kỹ năng lắng nghe lắng nghe
hiệu quả; và Kỹ năng đặt 4.1.5 Kỹ năng lắng
câu hỏi như: Khái niệm về nghe hiệu quả
đặt câu hỏi; dùng câu hỏi để 4.1.6 Một số chú ý
thu thập thông tin; các loại để lắng nghe hiệu
câu hỏi và dùng câu hỏi quả
nhằm những mục đích khác. 4.2. Kỹ năng đặt câu
- Thực hành được các kỹ hỏi
năng lắng nghe, kỹ năng đặt 4.2.1. Khái niệm câu câu hỏi. hỏi
- Phân tích, đánh giá việc 4.2.2. Vai trò của đặt
vận dụng kiến thức về kỹ câu hỏi
năng lắng nghe, kỹ năng đặt 4.2.3. Nguyên tắc câu hỏi. đặt câu hỏi 4.2.4. Phân loại câu hỏi 4.2.5. Các dạng câu hỏi thường gặp 4.2.6. Một số lưu ý khi đặt câu hỏi 4.2.7. Kỹ năng đặt câu hỏi 5
Chương Sau khi hoàn thành chương 5.1. Tổng quan về 4T 5: Kỹ
học, người học có thể: giao tiếp bằng văn
năng giao - Hiểu được các nội dung cơ bản
tiếp bằng bản về các kỹ năng viết 5.1.1. Khái niệm
văn bản - Thực hành được các kỹ giao tiếp bằng văn trong năng viết bản kinh
- Phân tích, đánh giá việc 5.1.2. Đặc điểm của doanh
vận dụng kiến thức về kỹ giao tiếp bằng văn
năng viết trong các hoạt bản động kinh doanh a. Ưu điểm của thông điệp viết Trang / 7 14 b. Hạn chế của thông điệp viết 5.2. Phân loại giao tiếp bằng văn bản 5.3. Quy trình phát triển thông điệp viết trong kinh doanh 5.3.1. Lập dàn ý cho thông điệp viết 5.3.2. Soạn thảo thông điệp 5.3.3. Hoàn chỉnh thông điệp 6
Chương Sau khi hoàn thành chương 6.1. Tổng quan về 6:
học, người học có thể: nhóm
Kỹ năng - Hiểu được các nội dung cơ 6.1.1. Khái niệm
làm việc bản về các kỹ năng làm nhóm nhóm việc nhóm 6.1.2. Phân loại
- Thực hành được các kỹ nhóm năng làm việc nhóm 6.1.3. Các giai đoạn
- Phân tích, đánh giá việc phát triển của nhóm
vận dụng kiến thức về kỹ 6.1.4. Các nguyên
năng làm việc nhóm trong tắc cơ bản khi làm các hoạt động việc nhóm 4T 6.1.5. Tầm quan trọng của làm việc nhóm 6.1.6. Nhóm làm việc hiệu quả 6.2. Kỹ năng làm việc nhóm 6.2.1. Phân công nhiệm vụ 6.2.2. Truyền thông Trang / 8 14 trong nhóm 6.2.3. Thảo luận và ra quyết định 6.2.4. Giải quyết xung đột 6.2.5. Đánh giá kết quả
14. Thông tin về giảng viên: Giảng viên ĐT Email Phòng làm TT việc 1 PGS.TS. 0983831714 giangpt@bav.edu.vn P401, VP Phạm Thùy Khoa Giang QTKD 2 TS. Nguyễn 0915239797 viethaba@gmail.com P401, VP Thị Việt Hà Khoa QTKD 3 TS. Lê Thị 0912040295 hanglt@hvnh.edu.vn P401, VP Thu Hằng Khoa QTKD 4 TS. Nguyễn 0912351995 binhnt@hvnh.edu.vn P401, VP Thanh Bình Khoa QTKD 5 ThS. Nguyễn
0906250782 nguyenha1982@gmail.com P401, VP Thị Thúy Hà Khoa QTKD 6 ThS. Lê Đức
0982991819 ducanhle82@gmail.com P401, VP Anh Khoa QTKD 7 ThS. Nguyễn
01668742498 tramnt@hvnh.edu.vn P401, VP Thu Trâm Khoa QTKD
8 ThS. Trần Ng. 0966642968 haianh.trannguyen@gmail.com P401, VP Hải Anh Khoa Trang / 9 14 QTKD 9 ThS. Nguyễn
01682424142 giangnth@hvnh.edu.vn P401, VP Thị Hương Khoa Giang QTKD 10 ThS. Lê Thị
00936875999 tranglth@hvnh.edu.vn P401, VP Huyền Trang Khoa QTKD 11 PGS.TS.
0912123928 phamtuyethvnh@gmail.com TT ĐT-BD Phạm Thị HVNH Tuyết 12 ThS. Nguyễn
0975417881 quangnga2011@gmail.com PV Bắc Phi Nga Ninh
15. Tiến trình học tập
Tiết (quy Hoạt động dạy và học tập chuẩn) 1 - 3
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động giao tiếp trong kinh doanh
Các hoạt động chính :
+ Giảng viên giới thiệu chuẩn đầu ra và tài liệu môn học, nội dung
môn học, hình thức kiểm tra và thi kết thúc học phần, đề cương và kế hoạch giảng dạy
+ Nêu những qui định và yêu cầu cụ thể về nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên
+ Xây dựng các nhóm học tập và cho gắp thăm nhóm chủ đề sẽ thuyết trình
- Nhóm 1: Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ trong kinh doanh
- Nhóm 2: Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh
- Nhóm 3: Kỹ năng lắng nghe trong kinh doanh
- Nhóm 4: Kỹ năng đặt câu hỏi trong kinh doanh
- Nhóm 5: Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản trong kinh doanh
- Nhóm 6: Kỹ năng sử dụng email trong kinh doanh
- Nhóm 7: Kỹ năng làm việc nhóm trong kinh doanh
- Nhóm 8: Kỹ năng giải quyết xung đột trong làm việc nhóm Trang 10 / 14
+ Giới thiệu mục đích, yêu cầu của chương 1
Giảng viên trình bày 2 nội dung :
1.1. Khái quát chung về hoạt động giao tiếp
1.2. Chức năng của giao tiếp
§ Đặt các hỏi ở mỗi nội dung cho sinh viên thảo luận và đưa ra
những tình huống thực tế để sinh viên giải quyết phù hợp với
những phần đó. Giảng viên chốt lại những vấn đề chính để sinh
viên có sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết
§ Giải đáp những thắc mắc của sinh viên trong quá trình giảng dạy
§ Giảng viên cho sinh viên làm bài tập tình huống thực tế (case
study), cho các nhóm thảo luận và yêu cầu mỗi nhóm lên trên
bảng thuyết trình, cho các nhóm phản biện lẫn nhau. Sau khi các
nhóm đã trình bày xong thi giảng viên chốt lại vấn đề để sinh
viên tiếp nhận kiến thức một cách có hệ thống. 4-6
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động giao tiếp trong kinh doanh (tiếp)
Các hoạt động chính :
+ Giảng viên ôn tập nội dung 1.1 và 1.2
Giảng viên trình bày 2 nội dung: 1.3 và 1.5
1.3. Phân loại giao tiếp
1.5. Các nguyên tắc trong giao tiếp
§ Đặt các hỏi ở mỗi nội dung cho sinh viên thảo luận và đưa ra
những tình huống thực tế để sinh viên giải quyết phù hợp với những
phần đó. Giảng viên chốt lại những vấn đề chính để sinh viên có sự
kết nối giữa thực tế và lý thuyết
§ Giải đáp những thắc mắc của sinh viên trong quá trình giảng dạy
§ Giảng viên cho sinh viên làm bài tập tình huống thực tế (case
study), cho các nhóm thảo luận và yêu cầu mỗi nhóm lên trên bảng
thuyết trình, cho các nhóm phản biện lẫn nhau. Sau khi các nhóm
đã trình bày xong thi giảng viên chốt lại vấn đề để sinh viên tiếp
nhận kiến thức một cách có hệ thống. 7-9
Chương 2: Chiến lược giao tiếp trong kinh doanh
Các hoạt động chính
+ Giới thiệu mục đích, yêu cầu của chương 2 Trang 11 / 14
+ Thực hiện nội dung bài giảng
Giảng viên trình bày các nội dung:
2.1. Xác định đối tượng giao tiếp
2.2. Xác định mục tiêu giao tiếp
2.3. Xác định kịch bản giao tiếp
§ Giảng viên đặt các hỏi ở mỗi nội dung cho sinh viên thảo luận và
đưa ra những tình huống thực tế để sinh viên giải quyết ứng với
những phần đã học. Giảng viên chốt lại những vấn đề chính để
sinh viên có sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết.
§ Giải đáp các thắc mắc cho sinh viên trong quá trình giảng dạy
§ Giảng viên cho sinh viên làm bài tập tình huống thực tế, cho các
nhóm thảo luận và yêu cầu mỗi nhóm lên trên bảng thuyết trình,
cho các nhóm phản biện lẫn nhau. Sau khi các nhóm đã trình
bày xong thi giảng viên chốt lại vấn đề để sinh viên tiếp nhận
kiến thức một cách có hệ thống. 10-12
Chương 3: Kỹ năng thuyết trình
Các hoạt động chính
+ Giới thiệu mục đích, yêu cầu của chương 3
+ Thực hiện nội dung bài giảng
Giảng viên trình bày những nội dung:
3.1. Tổng quan về thuyết trình
3.2. Các bước thuyết trình
§ Giảng viên đặt các hỏi ở mỗi nội dung cho sinh viên thảo luận và
đưa ra những tình huống thực tế để sinh viên giải quyết ứng với
những phần đã học. Giảng viên chốt lại những vấn đề chính để sinh
viên có sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết.
§ Giải đáp các thắc mắc cho sinh viên trong quá trình giảng dạy
§ Giảng viên cho sinh viên làm bài tập tình huống thực tế, cho các
nhóm thảo luận và yêu cầu mỗi nhóm lên trên bảng thuyết trình,
cho các nhóm phản biện lẫn nhau. Sau khi các nhóm đã trình bày
xong thi giảng viên chốt lại vấn đề để sinh viên tiếp nhận kiến thức một cách có hệ thống. 13-15
Chương 3: Kỹ năng thuyết trình (tiếp)
Các hoạt động chính Trang 12 / 14
+ Thực hiện nội dung bài giảng
Giảng viên trình bày những nội dung:
3.3. Công cụ thuyết trình
3.4. Những lỗi cơ bản khi thuyết trình
§ Giảng viên đặt các hỏi ở mỗi nội dung cho sinh viên thảo luận và
đưa ra những tình huống thực tế để sinh viên giải quyết ứng với
những phần đã học. Giảng viên chốt lại những vấn đề chính để sinh
viên có sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết.
§ Giải đáp các thắc mắc cho sinh viên trong quá trình giảng dạy
§ Giảng viên cho sinh viên làm bài tập tình huống thực tế, cho các
nhóm thảo luận và yêu cầu mỗi nhóm lên trên bảng thuyết trình,
cho các nhóm phản biện lẫn nhau. Sau khi các nhóm đã trình bày
xong thi giảng viên chốt lại vấn đề để sinh viên tiếp nhận kiến thức một cách có hệ thống. 16-18
Sinh viên thực hành kỹ năng thuyết trình:
- Nhóm 1 thuyết trình bài tập nhóm về chủ đề: Kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ trong kinh doanh
- Các nhóm phản biện lẫn nhau
- Giảng viên tổng kết nội dung, tổ chức các hoạt động để rèn kĩ năng
Sinh viên làm bài kiểm tra số 1 19-21
Chương 4: Kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi trong kinh doanh
Sinh viên thực hành kỹ năng thuyết trình:
- Nhóm 2 thuyết trình bài tập nhóm về chủ đề: Kĩ năng giao tiếp
phi ngôn ngữ trong kinh doanh
- Nhóm 3 thuyết trình bài tập nhóm về chủ đề: Kĩ năng lắng nghe trong kinh doanh
- Các nhóm phản biện lẫn nhau
- Giảng viên tổng kết nội dung, tổ chức các hoạt động để rèn kĩ năng 22-24
Chương 4: Kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi trong kinh doanh (tiếp)
Chương 5: Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản trong kinh doanh
Sinh viên thực hành kỹ năng thuyết trình: Trang 13 / 14
- Nhóm 4 thuyết trình bài tập nhóm về chủ đề: Kĩ năng đặt câu hỏi trong kinh doanh
- Nhóm 5 thuyết trình bài tập nhóm về chủ đề: Kỹ năng giao tiếp
bằng văn bản trong kinh doanh
- Các nhóm phản biện lẫn nhau
- Giảng viên tổng kết nội dung, tổ chức các hoạt động để rèn kĩ năng 25-27
Chương 5: Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản trong kinh doanh (tiếp)
Chương 6: Kỹ năng làm việc nhóm
Sinh viên thực hành kỹ năng thuyết trình:
- Nhóm 6 thuyết trình bài tập nhóm về chủ đề: Kĩ năng sử dụng email trong kinh doanh
- Nhóm 7 thuyết trình bài tập nhóm về chủ đề: Kỹ năng làm việc nhóm
- Các nhóm phản biện lẫn nhau
- Giảng viên tổng kết nội dung, tổ chức các hoạt động để rèn kĩ năng 28-30
Sinh viên thực hành kỹ năng thuyết trình:
- Nhóm 8 thuyết trình bài tập nhóm về chủ đề: Kỹ năng giải quyết
xung đột trong làm việc nhóm
- Các nhóm phản biện lẫn nhau
- Giảng viên tổng kết nội dung, tổ chức các hoạt động để rèn kĩ năng
- Hệ thống hóa và giải đáp các thắc mắc của sinh viên sau khi kết thúc học phần
Công bố điểm kiểm tra và điểm chuyên cần Trang 14 / 14