Đề cương Xã hội học phần 4 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Đề cương Xã hội học phần 4 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
10 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương Xã hội học phần 4 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Đề cương Xã hội học phần 4 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

64 32 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG XÃ HỘI HỌC
Câu 1: Trình bày phương pháp phân tích tài liệu trong nghiên cứu xã hội học? Ưu và
nhược điểm của phương pháp này?
- Khái niệm tài liệu:
Theo quan niệm của xã hội học, tài liệu là nguồn cung cấp các thông tin nhằm đáp
ứng cho mục tiêu và đề tài nghiên cứu. Nguồn thông tin đó không chỉ được rút ra từ các
tài liệu viết, mà còn có thể rút ra từ các đồ vật khác như công cụ sản xuất, đồ dùng cá
nhân (quần áo, đồ trang sức,…) hoặc phim ảnh, băng hình
- Phân loại tài liệu
a. Căn cứ vào cách thức thể hiện thông tin, người ta phân chia tài liệu thành 2 loại: tài
liệu dạng văn tự và tài liệu dạng phi văn tự
+ Tài liệu dạng văn tự: thông tin được trình bày dưới dạng kí tự qua các văn bản, các
bảng biểu, số liệu. Nó có thể là bức thư, nhật ký, tiểu sử, sách báo, các ấn phẩm, các biên
bản,..
+ Tài liệu dạng phi văn tự: có thể là công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, phim
ảnh, các tác phẩm nghệ thuật, các công trình kiến trúc, các chương trình truyền hình, các
băng hoặc đĩa tiếng có liên quan đến cá nhân hay các sự kiện xã hội được nghiên cứu
b. Căn cứ vào tính chính xác của thông tin, người ta phân loại tài liệu thành 2 loại:
+ Tài liệu chính thức: là những tài liệu được xuất bản, được thừa nhận, được công bố
chính thức từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội
+ Tài liệu không chính thức: là những tài liệu không được thừa nhận, không được công
bố từ các cơ quan, các tổ chức xã hội của nhà nước
c. Căn cứ nguồn cung cấp thông tin, tài liệu có 2 loại:
+ Tài liệu sơ cấp: là tài liệu mà trực tiếp chứa đựng thông tin về hiện tượng được nghiên
cứu
+ Tài liệu thứ cấp: là tài liệu mà ở đó thông tin về hiện tượng được nghiên cứu là từ một
nguồn khác
- Khái niệm phân tích tài liệu:
Phân tích tài liệu là sự cải biến mục đích của thông tin có sẵn trong các tài liệu để
rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu của một đề tài
nhất định.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích tài liệu
* Ưu điểm:
+ Ít tốn kém về thời gian, công sức và kinh phí
+ Không cần sử dụng nhiều người
* Nhược điểm:
+ Thông tin trong các tài liệu còn mang tính chủ quan của tác giả
+ Nhiều tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải có các chuyên gia có trình độ cao khi phân
tích tài liệu
+ Không có sự giao tiếp giữa nhà nghiên cứu với khách thể nghiên cứu
Câu 2: Trình bày phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học? Ưu và nhược điểm
của phương pháp này
- Khái niệm
Quan sát trong nghiên cứu xã hội là quá trình tri giác và việc ghi chép mọi yếu tố
có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại quan sát
a. Theo mức độ chuẩn bị của quan sát, người ta thường chia quan sát thành 2 loại: quan
sát chuẩn mực và quan sát tự do (cách gọi khác là quan sát cơ cấu hóa và quan sát phi cơ
cấu hóa)
- Quan sát chuẩn mực/ quan sát cơ cấu hóa là hình thức quan sát mà người nghiên cứu
xác định trước những nội dung sau:
+ Những yếu tố nào của đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa nhất cho việc nghiên cứu
+ Tình huống nào trong các tình huống có tầm quan trọng nhất cho kết quả nghiên cứu để
tập trung quan sát của mình vào đó
+ Lập kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ cho quan sát từ khâu xác định khách thể, đối tượng quan sát
đến nội dung chi tiết cho việc ghi chép
- Quan sát tự do:
+ Khái niệm: Quan sát tự do/ quan sát phi cơ cấu hóa là dạng quan sát mà trong đó người
nghiên cứu còn chưa xác định trước được những yếu tố, tình huống nào sẽ là chủ yếu cho
nghiên cứu để định hướng sự chú ý. Cụ thể:
* Kế hoạch không được soạn thảo chi tiết và chưa chặt chẽ
* Nhà quan sát mới chỉ xác định được đối tượng cần quan sát trực tiếp
b. Theo vị trí của người quan sát có tham dự hay không tham dự vào các hoạt động của
những người được quan sát, người ta chia quan sát thành 2 loại: quan sát tham dự và quan
sát không tham dự
- Quan sát tham dự: là dạng quan sát mà ở đó người đi quan sát trực tiếp tham gia vào các
hoạt động của những người được quan sát
- Quan sát không tham dự: là dạng quan sát mà ở đó người đi quan sát hoàn toàn ở bên
ngoài hoạt động được quan sát và họ chỉ đơn thuần ghi chép lại những diễn biến đang xảy
ra.
c. Căn cứ vào tính công khai của việc quan sát đối với người được quan sát, người ta chia
quan sát thành 2 loại: quan sát công khai và quan sát bí mật
- Quan sát công khai: là loại quan sát mà người được quan sát biết rõ mình đang bị quan
sát.
- Quan sát bí mật: là loại quan sát trong đó cá nhân đực quan sát không biết mình đang bị
quan sát
d. Căn cứ vào số lần quan sát với cùng một khách thể về cùng một vấn đề người ta chia
quan sát thành 2 loại: quan sát một lần và quan sát lặp lại nhiều lần
- Quan sát một lần: là loại quan sát được thực hiện đúng một lần trên cùng một khách thể
và về cùng một vấn đề nghiên cứu
- Quan sát lặp lại nhiều lần: là loại quan sát được thực hiện lặp lai trên cùng một khách
thể và về cùng một vấn đề nghiên cứu.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp quan sát:
* Ưu điểm:
+ Quan sát cho phép chúng ta có được những ấn tượng trực tiếp về các sự kiện, quá trình
và hành vi xã hội
+ Quan sát cho phép nhà nghiên cứu ghi lại những biến đổi khác nhau của đối tượng
được nghiên cứu vào lúc nó xuất hiện
+ Quan sát thường mang lại những thông tin có đặc tính mô tả, vì vậy quan sát có khả
năng chỉ ra được những biểu hiện muôn hình muôn vẻ của cá nhân, của nhóm xã hội
được nghiên cứu, qua đó có thể giúp xác định chính xác ý nghĩa các quá trình đnag xảy ra
* Nhược điểm:
= Quan sát thường được sử dụng cho nghiên cứu những sự kiện đang diễn ra chứ không
thể nghiên cứu được các sự kiện đã diễn ra hoặc sẽ diễn ra
+ Khó đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong của đối tượng
+ Người quan sát trong nghiên cứu xã hội thường chỉ có khả năng quan sát một không
gian giới hạn nếu không có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật
+ Thông tin thu được từ quan sát bị phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố chủ quan của người
quan sát
Câu 3: Trình bày phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu xã hội học? Ưu và nhược
điểm của phương pháp này?
- Khái niệm
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu nhập thông tin của nghiên cứu xã hội
thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi
nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu
- Phân loại phỏng vấn:
a. Căn cứ vào mức độ chuẩn bị cũng như đặc tính của thông tin thu được, người ta chia
phỏng vấn thành 2 loại sau: phỏng vấn sâu và phỏng vấn cấu trúc.
- Phỏng vấn sâu: là dạng phỏng vấn mà trong đó ngươi nghiên cứu xác định sơ bộ những
vấn đề thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu, và người phỏng vấn hoàn toàn tự do
trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả
cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập được thông tin như mong muốn
- Phỏng vấn theo bảng hỏi: là dạng phỏng vấn mà người đi phỏng vấn sử dụng một bảng
hỏi hoàn thiện đã được chuẩn hóa để đưa ra các câu hỏi và ghi nhận lại các thông tin của
người trả lời
b. Căn cứ vào mức độ tiếp xúc giữa người đi hỏi và người trả lời, phỏng vấn được chia
thành 2 loại: phỏng vấn trực diện và phỏng vấn qua điện thoại.
- Phỏng vấn trực diện: phỏng vấn trực diện là dạng phỏng vấn có người hỏi và người trả
lời trong sự tiếp xúc mặt đối mặt
- Phỏng vấn qua điện thoại: phỏng vấn qua điện thoại là dạng phỏng vấn mà người phỏng
vấn và người được phỏng vấn tiếp xúc với nhau qua một phương tiện trung gian đó là
điện thoại
c. Căn cứ vào số lượng người cùng được hỏi trong một phỏng vấn, người ta chia phỏng
vấn thành 2 loại: phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm.
- Phỏng vấn cá nhân: là dạng phỏng vấn mà đối tượng được hỏi là những cá nhân riêng
biệt
- Thảo luận nhóm tập trung: là dạng phỏng vấn mà một tập hợp người phản ánh sự tập
trung của mình vào những chủ đề hẹp, hướng sự quan tâm, tìm hiểu của mình vào những
chủ đề đó.
d. Căn cứ vào tần số các cuộc phỏng vấn được thực hiện với cùng một đối tượng, người
ta chia phỏng vấn thành 2 loại: phỏng vấn một lần và phỏng vấn nhiều lần.
- Phỏng vấn 1 lần: là dạng phỏng vấn mà điều tra viên chỉ thực hiện một lần đối với một
đơn vị nghiên cứu
- Phỏng vấn nhiều lần: là dạng phỏng vấn mà điều tra viên thực hiện việc thu thập thông
tin từ cùng một đơn vị nghiên cứu về cùng một vấn đề nhưng ở những thời điểm khác
nhau.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phỏng vấn
* Ưu điểm:
Trong phỏng vấn do người phỏng vấn và đối tượng khảo sát thường tiếp xúc trực
tiếp với nhau, nên phỏng vấn cho phép thu được những thông tin có chất lượng cao, tính
chân thực và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn
* Nhược điểm:
Người phỏng vấn phải là chuyên gia có trình độ cao, có kỹ năng xử lý các tình
huống, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu, biết cách tiếp cận đối tượng được phỏng vấn, vì vậy
phỏng vấn khó triển khai được trên quy mô lớn.
Câu 4: Trình bày phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi trong nghiên cứu
xã hội học? Ưu và nhược điểm của phương pháp này?
- Khái niệm:
Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi/ phương pháp phát vấn/
phương pháp trưng cầu trực tiếp là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm trong
nghiên cứu xã hội được thực hiện theo các người được hỏi tiến hành trả lời các câu hỏi
bằng cách tự ghi ý kiến của mình vào bảng hỏi.
- Một số loại trưng cầu ý kiến chủ yếu
+ Trưng cầu ý kiến tại nhà hay tại nơi làm việc
Đây là loại trưng cầu mà điều tra viên phân phát bằng bảng hỏi cho các cá nhân được
điều tra tại nơi mà họ làm việc
+ Trưng cầu qua bưu điện
- Đây là loại trưng cầu mà bảng hỏi được gửi đến người được trưng cầu theo con đường
bưu điện, người được trưng cầu sau khi trả lời xong bảng hỏi sẽ gửi trở lại nhà nghiên
cứu
- Đối với loại trưng cầu này, nhà nghiên cứu phải gửi cho đối tượng được trưng cầu một
phong bì có dán tem và ghi sẵn địa chỉ cơ quan, cá nhân người nghiên cứu để người trả
lời gửi lại bảng hỏi đã trả lời theo đường bưu điện
+ Trưng cầu qua báo chí
Đây là loại trưng cầu mà bảng hỏi cũng như lời giải thích, giới thiệu và những yêu cầu
được đăng tải trên các phương tiện báo chí. Người trả lời dựa trên yêu cầu đó tiến hành
trả lời các câu hỏi. Sau khi trả lời xong người được trưng cầu gửi lại bảng hỏi cho nhà
nghiên cứu thông qua con đường bưu điện.
+ Trưng cầu theo nhóm
- Trưng cầu theo nhóm là loại trưng cầu mà những người được trưng cầu thường được
mời đến một địa điểm thuận lợi cho việc đọc và viết, vào một thời điểm phù hợp, thuận
tiện cho mọi người để tiến hành trả lời câu hỏi trong bảng hỏi.
- Trưng cầu ý kiến theo nhóm là một phương pháp thu thập thông tin rất tiết kiệm, nó
được thực hiện rất nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể thu nhập được nhiều
thông tin.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
* Ưu điểm:
+ Việc thu thập thông tin được thực hiện một cách nhanh chóng
+ Đảm bảo được tính khuyết danh rất cao
* Nhược điểm
+ Việc thu hồi lại bảng hỏi thường gặp rất nhiều khó khăn, người nghiên cứu ít khi nhận
lại được đủ số bảng hỏi so với số đã gửi đi
+ Hạn chế về tính đầy đủ của thông tin, bởi vì các bảng hỏi thu về từ người trả lời đôi khi
có một số thậm chí nhiều câu hỏi không nhận được sự trả lời
Câu 5. Phân tích nội dung của cấu trúc xã hội nghề nghiệp? Liên hệ cấu trúc xã hội ngh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
a) Khái niệm cấu trúc xã hội nghề nghiệp: là kết cấu và mối liên hệ xã hội giữa các lực
lượng lao động xã hội, các nghề nghiệp lao động xã hội khác nhau trong xã hội.
Cấu trúc xã hội nghề nghiệp phụ thuộc vào chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và
trình độ phát triển của nền sản xuất, học vấn của người lao động, ngoài ra nó còn phụ
thuộc vào các yếu tố: giới tính, truyền thống ngành nghề của một cộng đồng dân cư…
Thông qua cấu trúc xã hội – lao động xã hội (nghề nghiệp), giúp chúng ta thấy
được thông tin tổng thể về vấn đề lao động và việc làm của cơ cấu xã hội. Nó là một
trong những cơ sở đánh giá trình độ phát triển của một cơ cấu xã hội nhất định.
b) Nội dung nghiên cứu của cơ cấu xã hội nghề nghiệp:
Phân tích thực trạng bức tranh đa chiều về nghề nghiệp, chi ra đặc trưng xu hướng
và sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các loại nghề nghiệp mà trước hết là những ngành
nghề (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)
Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi, học vấn, lao động qua đào tạo
hay không qua đào tạo.
Phân tích lực lượng lao động theo lãnh thổ, vùng miền, khu vực kinh tế – xã hội.
Thực trạng tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động có việc làm và thất nghiệp…
Qua nghiên cứu trên các nhà xã hội học đưa ra dự báo về sự phát triển của cơ cấu
xã hội nghề nghiệp.
c) Liên hệ sự biến đổi của cấu trúc xã hội nghề nghiệp ở nước ta hiện nay
Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với sở hữu đa dạng về
tư liệu sản xuất, sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với những hình thức sở
hữu tương ứng là một thành phần kinh tế. Hiện nay nước ta có 5 thành phần kinh tế như
kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có
vốn đầu tư của nước ngoài. Trong đó, kinh tế quốc doanh giữ vai trò là mạch máu kinh tế,
chi phối tác động qua lại với các thành phần kinh tế khác…
Có sự chuyển dịch cấu trúc xã hội nghề nghiệp tăng tỷ trọng lao động trong các
ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.
Câu 6. Phân tích nội dung cấu trúc xã hội dân số? Liên hệ với cấu trúc xã hội dân số ở
Việt Nam hiện nay của
a) Khái niệm cấu trúc xã hội dân số là kết cấu và mối liên hệ xã hội trong thực tại của tái
sản xuất nhân khẩu (mức sinh, tử), của tỉ lệ giữa các mức tuổi, của chỉ số giới tính, của
mật độ dân số, của biến động dân cư (di dân), quy mô gia đình và quan hệ thế hệ (họ tộc).
Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên đều phụ thuộc vào tính chất vận hành
của hệ thống dân số. Tính quy luật của sự phát triển dân số là thường xuyên hướng tới
bảo tồn, cân bằng bên trong, nhờ tác động của nhiều yếu tố: trình độ phát triển của sản
xuất, tính chất của các quan hệ xã hội, các chuẩn mực văn hóa, định hướng giá trị, tâm lý
xã hội.
Trong lịch sử xã hội đã diễn ra 3 kiểu sản xuất dân cư:
* Kiểu cổ đại: chưa có giai cấp, nhà nước mẫu hệ, đa phu
* Kiểu truyền thống: trong xã hội nông nghiệp, với gia đình gia trưởng nhằm tái sinh các
thế hệ theo huyết thống gia đình.
* Kiểu hiện đại: thừa nhận quyền tự do cá nhân, tái sản xuất ra con người theo nguyên tắc
hợp lý.
b) Nội dung xã hội học dân số
- Quan tâm đến mức sinh, tử, di dân, đô thị hóa, tỉ lệ giới tính, các nhóm tuổi. xem xét
mức ảnh hưởng của nó tới xã hội và ngược lại.
- Qua nghiên cứu xã hội học dân số để đưa ra những dự báo xu hướng vận động của dân
số...
c) Liên hệ với cấu trúc xã hội dân số Việt Nam hiện nay
Tính đến 2019 dân số Việt Nam là 97.338.579 triệu
+ Phân bố rải rác giữa các vùng miền trong cả nước. Đồng bằng sông Hồng 22,5 triệu;
Tây Nguyên 5,8 triệu. Dân tộc kinh là 82.085.826.
+ Tỉ lệ giới tính có nhiều thay đổi. Tính đến ngày 1/4/2019 là 111, 5 trai/100 gái;
31/12/2019 là 108 trai/100 gái )
+ Mức sinh của dân số Việt Nam năm 2017 là 2,04 con; 2018 là 2,05 con; 2019 là 2,09
con.
+ Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tính đến 2020 là 73,6; nam giới 71,0, nữ giới
76.3.
Câu 7. Phân tích nội dung của cấu trúc xã hội lãnh thổ? Liên hệ với cấu trúc xã hội lãnh
thổ ở Việt Nam hiện nay?
a) Khái niệm cấu trúc xã hội lãnh thổ là kết cấu và mối liên hệ xã hội giữa các vùng miền
khác nhau trong xã hội mà ở đó có sự khác biệt về điều kiện sống, môi trường kinh tế,
trình độ sản xuất, đặc trưng văn hóa, mật độ dân cư, phong tục tập quán thói quen sinh
hoạt...
b) Nội dung cơ bản của cơ cấu xã hội lãnh thổ:
Nhận diện thông qua đường phân ranh giữa xã hội nông thôn và xã hội đô thị.
Ngoài ra cơ cấu xã hội lãnh thổ còn nghiên cứu về địa lý, kinh tế, văn hóa đồng bằng,
trung du, miền núi.
c) Liên hệ cấu trúc xã hội lãnh thổ Việt Nam
Hiện nay, cơ cấu xã hội lãnh thổ được phân thành nông thôn và đô thị. Nông thôn
gắn với sản xuất nông nghiệp... Đô thị tập trung cư dân phi nông nghiệp.
Việt Nam cư dân nông nghiệp chiếm khoảng 72,6%.
Miền Bắc 25 tỉnh, thành phố; Miền Trung có 19 tỉnh; Miền Nam có 19 tỉnh và
thành phố.
Theo tiêu chí vùng địa lý: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung
Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 8. Phân tích nội dung của cấu trúc xã hội dân tộc? Liên hệ cấu trúc xã hội dân tộc ở
Việt Nam hiện nay?
a) Khái niệm cấu trúc xã hội dân tộc: là kết cấu và mối liên hệ xã hội giữa các dân tộc
khác nhau trong mỗi quốc gia dân tộc hay trong một xã hội nhất định.
b) Nội dung nghiên cứu
Phân tích quy mô, tỷ trọng, phân bố sự biến đổi về số lượng, chất lượng cũng như
những đặc trưng, xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và tương
quan giữa các dân tộc với nhau.
Nghiên cứu nhằm hoạch định chính sách, phát triển văn hóa dân tộc, an ninh, quốc
phòng, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc, đảm bảo thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, và
thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa.
c) Liên hệ cấu trúc xã hội dân tộc Việt Nam hiện nay
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có 54 dân tộc anh em.
+ Dân tộc Kinh gọi là dân tộc đa số; 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số chiếm khoảng
13%, có dân số 11 triệu người.
+ Khoảng 12 dân tộc có cư dân từ 10 vạn người trở lên (6 dân tộc có cư dân 1 triệu người
trở lên Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng); 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người
trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất 428 người.
+ Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện sinh sống, các dân tộc còn có sự khác biệt khá lớn về
điều kiện kinh tế, môi trường sống và thu nhập...
+ Tuy nhiên, đa số các dân tộc sống xen kẽ, đoàn kết trong cộng đồng thống nhất, tin và
đi theo sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội; một bộ phận nhỏ do hạn chế về nhận thức nên bị các thế lực thù địch tìm
cách chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng nước ta hiện
nay.
+ Vì thế, Đảng và Nhà nước luôn có chính sách dân tộc đúng đắn để khai thác và phát
huy mặt mạnh, khắc phục hạn chế của mỗi dân tộc...
| 1/10

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG XÃ HỘI HỌC
Câu 1: Trình bày phương pháp phân tích tài liệu trong nghiên cứu xã hội học? Ưu và
nhược điểm của phương pháp này? - Khái niệm tài liệu:
Theo quan niệm của xã hội học, tài liệu là nguồn cung cấp các thông tin nhằm đáp
ứng cho mục tiêu và đề tài nghiên cứu. Nguồn thông tin đó không chỉ được rút ra từ các
tài liệu viết, mà còn có thể rút ra từ các đồ vật khác như công cụ sản xuất, đồ dùng cá
nhân (quần áo, đồ trang sức,…) hoặc phim ảnh, băng hình - Phân loại tài liệu
a. Căn cứ vào cách thức thể hiện thông tin, người ta phân chia tài liệu thành 2 loại: tài
liệu dạng văn tự và tài liệu dạng phi văn tự
+ Tài liệu dạng văn tự: thông tin được trình bày dưới dạng kí tự qua các văn bản, các
bảng biểu, số liệu. Nó có thể là bức thư, nhật ký, tiểu sử, sách báo, các ấn phẩm, các biên bản,..
+ Tài liệu dạng phi văn tự: có thể là công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, phim
ảnh, các tác phẩm nghệ thuật, các công trình kiến trúc, các chương trình truyền hình, các
băng hoặc đĩa tiếng có liên quan đến cá nhân hay các sự kiện xã hội được nghiên cứu
b. Căn cứ vào tính chính xác của thông tin, người ta phân loại tài liệu thành 2 loại:
+ Tài liệu chính thức: là những tài liệu được xuất bản, được thừa nhận, được công bố
chính thức từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội
+ Tài liệu không chính thức: là những tài liệu không được thừa nhận, không được công
bố từ các cơ quan, các tổ chức xã hội của nhà nước
c. Căn cứ nguồn cung cấp thông tin, tài liệu có 2 loại:
+ Tài liệu sơ cấp: là tài liệu mà trực tiếp chứa đựng thông tin về hiện tượng được nghiên cứu
+ Tài liệu thứ cấp: là tài liệu mà ở đó thông tin về hiện tượng được nghiên cứu là từ một nguồn khác
- Khái niệm phân tích tài liệu:
Phân tích tài liệu là sự cải biến mục đích của thông tin có sẵn trong các tài liệu để
rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu của một đề tài nhất định.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích tài liệu * Ưu điểm:
+ Ít tốn kém về thời gian, công sức và kinh phí
+ Không cần sử dụng nhiều người * Nhược điểm:
+ Thông tin trong các tài liệu còn mang tính chủ quan của tác giả
+ Nhiều tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải có các chuyên gia có trình độ cao khi phân tích tài liệu
+ Không có sự giao tiếp giữa nhà nghiên cứu với khách thể nghiên cứu
Câu 2: Trình bày phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học? Ưu và nhược điểm của phương pháp này - Khái niệm
Quan sát trong nghiên cứu xã hội là quá trình tri giác và việc ghi chép mọi yếu tố
có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu - Phân loại quan sát
a. Theo mức độ chuẩn bị của quan sát, người ta thường chia quan sát thành 2 loại: quan
sát chuẩn mực và quan sát tự do (cách gọi khác là quan sát cơ cấu hóa và quan sát phi cơ cấu hóa)
- Quan sát chuẩn mực/ quan sát cơ cấu hóa là hình thức quan sát mà người nghiên cứu
xác định trước những nội dung sau:
+ Những yếu tố nào của đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa nhất cho việc nghiên cứu
+ Tình huống nào trong các tình huống có tầm quan trọng nhất cho kết quả nghiên cứu để
tập trung quan sát của mình vào đó
+ Lập kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ cho quan sát từ khâu xác định khách thể, đối tượng quan sát
đến nội dung chi tiết cho việc ghi chép - Quan sát tự do:
+ Khái niệm: Quan sát tự do/ quan sát phi cơ cấu hóa là dạng quan sát mà trong đó người
nghiên cứu còn chưa xác định trước được những yếu tố, tình huống nào sẽ là chủ yếu cho
nghiên cứu để định hướng sự chú ý. Cụ thể:
* Kế hoạch không được soạn thảo chi tiết và chưa chặt chẽ
* Nhà quan sát mới chỉ xác định được đối tượng cần quan sát trực tiếp
b. Theo vị trí của người quan sát có tham dự hay không tham dự vào các hoạt động của
những người được quan sát, người ta chia quan sát thành 2 loại: quan sát tham dự và quan sát không tham dự
- Quan sát tham dự: là dạng quan sát mà ở đó người đi quan sát trực tiếp tham gia vào các
hoạt động của những người được quan sát
- Quan sát không tham dự: là dạng quan sát mà ở đó người đi quan sát hoàn toàn ở bên
ngoài hoạt động được quan sát và họ chỉ đơn thuần ghi chép lại những diễn biến đang xảy ra.
c. Căn cứ vào tính công khai của việc quan sát đối với người được quan sát, người ta chia
quan sát thành 2 loại: quan sát công khai và quan sát bí mật
- Quan sát công khai: là loại quan sát mà người được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát.
- Quan sát bí mật: là loại quan sát trong đó cá nhân đực quan sát không biết mình đang bị quan sát
d. Căn cứ vào số lần quan sát với cùng một khách thể về cùng một vấn đề người ta chia
quan sát thành 2 loại: quan sát một lần và quan sát lặp lại nhiều lần
- Quan sát một lần: là loại quan sát được thực hiện đúng một lần trên cùng một khách thể
và về cùng một vấn đề nghiên cứu
- Quan sát lặp lại nhiều lần: là loại quan sát được thực hiện lặp lai trên cùng một khách
thể và về cùng một vấn đề nghiên cứu.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp quan sát: * Ưu điểm:
+ Quan sát cho phép chúng ta có được những ấn tượng trực tiếp về các sự kiện, quá trình và hành vi xã hội
+ Quan sát cho phép nhà nghiên cứu ghi lại những biến đổi khác nhau của đối tượng
được nghiên cứu vào lúc nó xuất hiện
+ Quan sát thường mang lại những thông tin có đặc tính mô tả, vì vậy quan sát có khả
năng chỉ ra được những biểu hiện muôn hình muôn vẻ của cá nhân, của nhóm xã hội
được nghiên cứu, qua đó có thể giúp xác định chính xác ý nghĩa các quá trình đnag xảy ra * Nhược điểm:
= Quan sát thường được sử dụng cho nghiên cứu những sự kiện đang diễn ra chứ không
thể nghiên cứu được các sự kiện đã diễn ra hoặc sẽ diễn ra
+ Khó đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong của đối tượng
+ Người quan sát trong nghiên cứu xã hội thường chỉ có khả năng quan sát một không
gian giới hạn nếu không có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật
+ Thông tin thu được từ quan sát bị phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố chủ quan của người quan sát
Câu 3: Trình bày phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu xã hội học? Ưu và nhược
điểm của phương pháp này? - Khái niệm
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu nhập thông tin của nghiên cứu xã hội
thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi
nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu - Phân loại phỏng vấn:
a. Căn cứ vào mức độ chuẩn bị cũng như đặc tính của thông tin thu được, người ta chia
phỏng vấn thành 2 loại sau: phỏng vấn sâu và phỏng vấn cấu trúc.
- Phỏng vấn sâu: là dạng phỏng vấn mà trong đó ngươi nghiên cứu xác định sơ bộ những
vấn đề thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu, và người phỏng vấn hoàn toàn tự do
trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả
cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập được thông tin như mong muốn
- Phỏng vấn theo bảng hỏi: là dạng phỏng vấn mà người đi phỏng vấn sử dụng một bảng
hỏi hoàn thiện đã được chuẩn hóa để đưa ra các câu hỏi và ghi nhận lại các thông tin của người trả lời
b. Căn cứ vào mức độ tiếp xúc giữa người đi hỏi và người trả lời, phỏng vấn được chia
thành 2 loại: phỏng vấn trực diện và phỏng vấn qua điện thoại.
- Phỏng vấn trực diện: phỏng vấn trực diện là dạng phỏng vấn có người hỏi và người trả
lời trong sự tiếp xúc mặt đối mặt
- Phỏng vấn qua điện thoại: phỏng vấn qua điện thoại là dạng phỏng vấn mà người phỏng
vấn và người được phỏng vấn tiếp xúc với nhau qua một phương tiện trung gian đó là điện thoại
c. Căn cứ vào số lượng người cùng được hỏi trong một phỏng vấn, người ta chia phỏng
vấn thành 2 loại: phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm.
- Phỏng vấn cá nhân: là dạng phỏng vấn mà đối tượng được hỏi là những cá nhân riêng biệt
- Thảo luận nhóm tập trung: là dạng phỏng vấn mà một tập hợp người phản ánh sự tập
trung của mình vào những chủ đề hẹp, hướng sự quan tâm, tìm hiểu của mình vào những chủ đề đó.
d. Căn cứ vào tần số các cuộc phỏng vấn được thực hiện với cùng một đối tượng, người
ta chia phỏng vấn thành 2 loại: phỏng vấn một lần và phỏng vấn nhiều lần.
- Phỏng vấn 1 lần: là dạng phỏng vấn mà điều tra viên chỉ thực hiện một lần đối với một đơn vị nghiên cứu
- Phỏng vấn nhiều lần: là dạng phỏng vấn mà điều tra viên thực hiện việc thu thập thông
tin từ cùng một đơn vị nghiên cứu về cùng một vấn đề nhưng ở những thời điểm khác nhau.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phỏng vấn * Ưu điểm:
Trong phỏng vấn do người phỏng vấn và đối tượng khảo sát thường tiếp xúc trực
tiếp với nhau, nên phỏng vấn cho phép thu được những thông tin có chất lượng cao, tính
chân thực và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn * Nhược điểm:
Người phỏng vấn phải là chuyên gia có trình độ cao, có kỹ năng xử lý các tình
huống, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu, biết cách tiếp cận đối tượng được phỏng vấn, vì vậy
phỏng vấn khó triển khai được trên quy mô lớn.
Câu 4: Trình bày phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi trong nghiên cứu
xã hội học? Ưu và nhược điểm của phương pháp này? - Khái niệm:
Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi/ phương pháp phát vấn/
phương pháp trưng cầu trực tiếp là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm trong
nghiên cứu xã hội được thực hiện theo các người được hỏi tiến hành trả lời các câu hỏi
bằng cách tự ghi ý kiến của mình vào bảng hỏi.
- Một số loại trưng cầu ý kiến chủ yếu
+ Trưng cầu ý kiến tại nhà hay tại nơi làm việc
Đây là loại trưng cầu mà điều tra viên phân phát bằng bảng hỏi cho các cá nhân được
điều tra tại nơi mà họ làm việc
+ Trưng cầu qua bưu điện
- Đây là loại trưng cầu mà bảng hỏi được gửi đến người được trưng cầu theo con đường
bưu điện, người được trưng cầu sau khi trả lời xong bảng hỏi sẽ gửi trở lại nhà nghiên cứu
- Đối với loại trưng cầu này, nhà nghiên cứu phải gửi cho đối tượng được trưng cầu một
phong bì có dán tem và ghi sẵn địa chỉ cơ quan, cá nhân người nghiên cứu để người trả
lời gửi lại bảng hỏi đã trả lời theo đường bưu điện + Trưng cầu qua báo chí
Đây là loại trưng cầu mà bảng hỏi cũng như lời giải thích, giới thiệu và những yêu cầu
được đăng tải trên các phương tiện báo chí. Người trả lời dựa trên yêu cầu đó tiến hành
trả lời các câu hỏi. Sau khi trả lời xong người được trưng cầu gửi lại bảng hỏi cho nhà
nghiên cứu thông qua con đường bưu điện. + Trưng cầu theo nhóm
- Trưng cầu theo nhóm là loại trưng cầu mà những người được trưng cầu thường được
mời đến một địa điểm thuận lợi cho việc đọc và viết, vào một thời điểm phù hợp, thuận
tiện cho mọi người để tiến hành trả lời câu hỏi trong bảng hỏi.
- Trưng cầu ý kiến theo nhóm là một phương pháp thu thập thông tin rất tiết kiệm, nó
được thực hiện rất nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể thu nhập được nhiều thông tin.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi * Ưu điểm:
+ Việc thu thập thông tin được thực hiện một cách nhanh chóng
+ Đảm bảo được tính khuyết danh rất cao * Nhược điểm
+ Việc thu hồi lại bảng hỏi thường gặp rất nhiều khó khăn, người nghiên cứu ít khi nhận
lại được đủ số bảng hỏi so với số đã gửi đi
+ Hạn chế về tính đầy đủ của thông tin, bởi vì các bảng hỏi thu về từ người trả lời đôi khi
có một số thậm chí nhiều câu hỏi không nhận được sự trả lời
Câu 5. Phân tích nội dung của cấu trúc xã hội nghề nghiệp? Liên hệ cấu trúc xã hội nghề
nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
a) Khái niệm cấu trúc xã hội nghề nghiệp: là kết cấu và mối liên hệ xã hội giữa các lực
lượng lao động xã hội, các nghề nghiệp lao động xã hội khác nhau trong xã hội.
Cấu trúc xã hội nghề nghiệp phụ thuộc vào chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và
trình độ phát triển của nền sản xuất, học vấn của người lao động, ngoài ra nó còn phụ
thuộc vào các yếu tố: giới tính, truyền thống ngành nghề của một cộng đồng dân cư…
Thông qua cấu trúc xã hội – lao động xã hội (nghề nghiệp), giúp chúng ta thấy
được thông tin tổng thể về vấn đề lao động và việc làm của cơ cấu xã hội. Nó là một
trong những cơ sở đánh giá trình độ phát triển của một cơ cấu xã hội nhất định.
b) Nội dung nghiên cứu của cơ cấu xã hội nghề nghiệp:
Phân tích thực trạng bức tranh đa chiều về nghề nghiệp, chi ra đặc trưng xu hướng
và sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các loại nghề nghiệp mà trước hết là những ngành
nghề (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)
Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi, học vấn, lao động qua đào tạo hay không qua đào tạo.
Phân tích lực lượng lao động theo lãnh thổ, vùng miền, khu vực kinh tế – xã hội.
Thực trạng tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động có việc làm và thất nghiệp…
Qua nghiên cứu trên các nhà xã hội học đưa ra dự báo về sự phát triển của cơ cấu xã hội nghề nghiệp.
c) Liên hệ sự biến đổi của cấu trúc xã hội nghề nghiệp ở nước ta hiện nay
Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với sở hữu đa dạng về
tư liệu sản xuất, sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với những hình thức sở
hữu tương ứng là một thành phần kinh tế. Hiện nay nước ta có 5 thành phần kinh tế như
kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có
vốn đầu tư của nước ngoài. Trong đó, kinh tế quốc doanh giữ vai trò là mạch máu kinh tế,
chi phối tác động qua lại với các thành phần kinh tế khác…
Có sự chuyển dịch cấu trúc xã hội nghề nghiệp tăng tỷ trọng lao động trong các
ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.
Câu 6. Phân tích nội dung cấu trúc xã hội dân số? Liên hệ với cấu trúc xã hội dân số ở Việt Nam hiện nay của
a) Khái niệm cấu trúc xã hội dân số là kết cấu và mối liên hệ xã hội trong thực tại của tái
sản xuất nhân khẩu (mức sinh, tử), của tỉ lệ giữa các mức tuổi, của chỉ số giới tính, của
mật độ dân số, của biến động dân cư (di dân), quy mô gia đình và quan hệ thế hệ (họ tộc).
Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên đều phụ thuộc vào tính chất vận hành
của hệ thống dân số. Tính quy luật của sự phát triển dân số là thường xuyên hướng tới
bảo tồn, cân bằng bên trong, nhờ tác động của nhiều yếu tố: trình độ phát triển của sản
xuất, tính chất của các quan hệ xã hội, các chuẩn mực văn hóa, định hướng giá trị, tâm lý xã hội.
Trong lịch sử xã hội đã diễn ra 3 kiểu sản xuất dân cư:
* Kiểu cổ đại: chưa có giai cấp, nhà nước mẫu hệ, đa phu
* Kiểu truyền thống: trong xã hội nông nghiệp, với gia đình gia trưởng nhằm tái sinh các
thế hệ theo huyết thống gia đình.
* Kiểu hiện đại: thừa nhận quyền tự do cá nhân, tái sản xuất ra con người theo nguyên tắc hợp lý.
b) Nội dung xã hội học dân số
- Quan tâm đến mức sinh, tử, di dân, đô thị hóa, tỉ lệ giới tính, các nhóm tuổi. xem xét
mức ảnh hưởng của nó tới xã hội và ngược lại.
- Qua nghiên cứu xã hội học dân số để đưa ra những dự báo xu hướng vận động của dân số...
c) Liên hệ với cấu trúc xã hội dân số Việt Nam hiện nay
Tính đến 2019 dân số Việt Nam là 97.338.579 triệu
+ Phân bố rải rác giữa các vùng miền trong cả nước. Đồng bằng sông Hồng 22,5 triệu;
Tây Nguyên 5,8 triệu. Dân tộc kinh là 82.085.826.
+ Tỉ lệ giới tính có nhiều thay đổi. Tính đến ngày 1/4/2019 là 111, 5 trai/100 gái;
31/12/2019 là 108 trai/100 gái )
+ Mức sinh của dân số Việt Nam năm 2017 là 2,04 con; 2018 là 2,05 con; 2019 là 2,09 con.
+ Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tính đến 2020 là 73,6; nam giới 71,0, nữ giới 76.3.
Câu 7. Phân tích nội dung của cấu trúc xã hội lãnh thổ? Liên hệ với cấu trúc xã hội lãnh
thổ ở Việt Nam hiện nay?
a) Khái niệm cấu trúc xã hội lãnh thổ là kết cấu và mối liên hệ xã hội giữa các vùng miền
khác nhau trong xã hội mà ở đó có sự khác biệt về điều kiện sống, môi trường kinh tế,
trình độ sản xuất, đặc trưng văn hóa, mật độ dân cư, phong tục tập quán thói quen sinh hoạt...
b) Nội dung cơ bản của cơ cấu xã hội lãnh thổ:
Nhận diện thông qua đường phân ranh giữa xã hội nông thôn và xã hội đô thị.
Ngoài ra cơ cấu xã hội lãnh thổ còn nghiên cứu về địa lý, kinh tế, văn hóa đồng bằng, trung du, miền núi.
c) Liên hệ cấu trúc xã hội lãnh thổ Việt Nam
Hiện nay, cơ cấu xã hội lãnh thổ được phân thành nông thôn và đô thị. Nông thôn
gắn với sản xuất nông nghiệp... Đô thị tập trung cư dân phi nông nghiệp.
Việt Nam cư dân nông nghiệp chiếm khoảng 72,6%.
Miền Bắc 25 tỉnh, thành phố; Miền Trung có 19 tỉnh; Miền Nam có 19 tỉnh và thành phố.
Theo tiêu chí vùng địa lý: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung
Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 8. Phân tích nội dung của cấu trúc xã hội dân tộc? Liên hệ cấu trúc xã hội dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
a) Khái niệm cấu trúc xã hội dân tộc: là kết cấu và mối liên hệ xã hội giữa các dân tộc
khác nhau trong mỗi quốc gia dân tộc hay trong một xã hội nhất định.
b) Nội dung nghiên cứu
Phân tích quy mô, tỷ trọng, phân bố sự biến đổi về số lượng, chất lượng cũng như
những đặc trưng, xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và tương
quan giữa các dân tộc với nhau.
Nghiên cứu nhằm hoạch định chính sách, phát triển văn hóa dân tộc, an ninh, quốc
phòng, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc, đảm bảo thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, và
thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa.
c) Liên hệ cấu trúc xã hội dân tộc Việt Nam hiện nay
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có 54 dân tộc anh em.
+ Dân tộc Kinh gọi là dân tộc đa số; 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số chiếm khoảng
13%, có dân số 11 triệu người.
+ Khoảng 12 dân tộc có cư dân từ 10 vạn người trở lên (6 dân tộc có cư dân 1 triệu người
trở lên Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng); 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người
trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất 428 người.
+ Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện sinh sống, các dân tộc còn có sự khác biệt khá lớn về
điều kiện kinh tế, môi trường sống và thu nhập...
+ Tuy nhiên, đa số các dân tộc sống xen kẽ, đoàn kết trong cộng đồng thống nhất, tin và
đi theo sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội; một bộ phận nhỏ do hạn chế về nhận thức nên bị các thế lực thù địch tìm
cách chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay.
+ Vì thế, Đảng và Nhà nước luôn có chính sách dân tộc đúng đắn để khai thác và phát
huy mặt mạnh, khắc phục hạn chế của mỗi dân tộc...