-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề kiểm tra giữa kì môn Kiểm toán căn bản
kiểm tra giữa kì môn Kiểm toán căn bản
Kiểm toán căn bản(EAUT) 1 tài liệu
Đại học Công Nghệ Đông Á 73 tài liệu
Đề kiểm tra giữa kì môn Kiểm toán căn bản
kiểm tra giữa kì môn Kiểm toán căn bản
Môn: Kiểm toán căn bản(EAUT) 1 tài liệu
Trường: Đại học Công Nghệ Đông Á 73 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công Nghệ Đông Á
Preview text:
Bài kiểm tra giữa kì môn Kiểm toán căn bản
Câu 1: Khái niệm và vai trò của kiểm toán? Phân biệt kế toán và kiểm toán? * Khái niệm kiểm toán:
Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có kỹ năng nghiệp vụ thu thập và
đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ
thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó
với các chuẩn mực đã được thiết lập. * Vai trò kiểm toán:
- Góp phần hướng dẫn nghiệp vụ, ổn định và củng cố hoạt động tổ chức kế toán nói chung
- Làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính
- Góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của doanh nghiệp, quản lý vĩ mô của Nhà nước
- Bảo vệ quyền lợi cho những người liên quan Tiêu chí Kiểm toán Kế toán Chủ thể Kiểm toán viên Kế toán viên
Công việc của kiểm toán bắt Thời điểm bắt đầu
Công việc kế toán bắt đầu khi
đầu khi kết thúc công việc công việc
giao dịch tài chính diễn ra của kế toán Hệ thống phương
Kiểm toán chứng từ và kiểm Bao gồm 4 phương pháp: pháp toán ngoài chứng từ - Chứng từ kế toán - Tài khoản kế toán - Tính giá
- Tổng hợp cân đối kế toán Tính chất công
Kiểm toán kiểm tra các sổ
Kế toán giữ các bản ghi, sổ việc sách, bản ghi
sách về giao dịch tài chính Phạm vi
Kiểm tra sổ sách kế toán,
Chuẩn bị các bản báo cáo về lợi
xem xét tính khách quan của
nhuận, bảng cân đối các tài
họ xem có tuân thủ các quy
khoản và các báo cáo khác theo
định của pháp luật hay không sự hướng dẫn của công ty kiểm toán
Kiểm toán là một người độc
Kế toán là một nhân sự của một lập
và được chỉ định làm việc
tổ chức và nhận lương từ các Nhân sự
trong một khoảng thời gian cụ hoạt động kinh daonh của tổ
thể. Nhận được một khoản chức đó
thù lao từ việc kiểm toán Các loại báo cáo -
Bảng cân đối kế toán Bao - gồm 2 loại báo cáo:
Báo cáo kết quả hoạt động Báo cáo - Báo cáo kiểm toán kinh doanh - Biên bản kiểm toán
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Không nhất thiết phải chuẩn bị Phải chuẩn bị và trình bày
báo cáo ngay sau khi ghi chép Việc chuẩn bị báo báo cáo ngay sau khi hoàn
sổ sách, nhưng cần báo cáo cáo
thành công việc của mình
định kỳ (cuối tháng, cuối năm, cho các cơ quan liên quan …) Đơn Kế
vị kiểm toán chịu trách
toán viên chịu trách nhiệm Trách nhiệm
nhiệm trước chủ sở hữu hoặc trước người quản lý cổ đông
Câu 2: Khái niệm và mục đích của hệ thống kiểm soát nội bộ? Phân tích các yếu tố cấu
thành hệ thống kiểm soát nội bộ? Lấy ví dụ minh họa? * Khái niệm:
Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội
bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của doanh nghệp, được thiết lập và được tổ chức thực
hiện nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và
xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra. * Mục đích:
* Phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ - Thủ tục kiểm soát
Là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện
trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể
Môi trường kiểm soát tốt là điều kiện cần, quan trọng để hoạt động kiểm soát có hiệu quả.
Để hoạt động kiểm soát có hiệu quả, hiệu lực thực sự thì điều kiện đủ là doanh
nghiệp phải thiết lập và thực hiện nghiêm túc các thủ tục kiểm soát - Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm những yếu tố ảnh hưởng có tính bao trùm đến việc
thiết kế và vận hành của các quá trình kiểm soát nội bộ của toàn hệ thống, ảnh hưởng
lớn đến hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
+ Quan điểm, cách thức điều hành của lãnh đạo, công tác kế hoạch
+ Tính chính trực và giá trị đạo đức của các nhà quản lý
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách, quy chế, quy trình, thủ tục kiểm soát
+ Chính sách nguồn nhân lực và quá trình thực hiện
- Hệ thống kế toán doanh nghiệp
Là các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp
dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính
Ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo các mục tiêu của hệ thống kiếm soát nội bộ
- Hệ thống chứng từ kế toán
- Hệ thống tài khoản kế toán
- Hệ thống sổ sách kế toán
- Hệ thống báo cáo kế toán
* Ví dụ minh hoạ: Để bảo quản tiền mặt của doanh nghiệp tránh bị mất cắp, nhà quản lý
quy định tiền mặt phải được bảo quản trong két sắt chắc chắn (Mục tiêu là bảo vệ tiền
khỏi mất cắp nên hoạt động kiểm soát được thực hiện là bảo quản tiền mặt trong két an toàn). Câu 3:
1. DN mua một lô nguyên vật liệu trị giá mua chưa thuế GTGT 10% là 600
triệu đồng để sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y (sản phẩm X không chịu thuế
GTGT). Kế toán xác định khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của lô nguyên
vật liệu là 60 triệu đồng. Biết trong kỳ số nguyên vật liệu trên đã xuất dùng sản xuất
sản phẩm X là 70%, sản phẩm Y là 30%.
- Trường hợp này là sai sót
- Vì số thuế GTGT kế toán xác định là của lô nguyên vật liệu cả X và Y. Nhưng sản
phẩm X không chịu thuế GTGT nên kế toán đã sai sót trong việc xác định khoản thuế
của lô nguyên vật liệu - Phân tích ảnh hưởng
2. Nghiệp vụ bán hàng phát sinh ngày 29/12/N-1 với tổng giá bán hàng chưa
thuế GTGT 10% là 500 triệu, giá vốn 380 triệu, khách hàng đã nhận hàng ngày
30/12/N-1 và chấp nhận thanh toán. Kiểm tra sổ, kế toán ghi sổ ngày 6/01/N (khi
nhận được tiền khách hàng thanh toán)
- Trường hợp này là gian lận
- Vì kế toán ghi chéo vào sổ thanh toán của khách hàng sai số năm vào năm N, trong
khi đó nghiệp vụ bán hàng, khách nhận hàng và thanh toán vào năm N - 1 - Phân tích ảnh hưởng
+ Doanh thu năm N - 1 sẽ giảm (sai thiếu): 500 triệu
+ Giá vốn bán hàng giảm (sai thiếu): 380 triệu
+ Thuế GTGT đầu ra phải nộp sẽ giảm: 50 triệu
+ Lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ sai thiếu là: 120 triệu
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành năm N – 1 sai thiếu là:
120 triệu x 20% = 24 triệu