-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề kiểm tra giữa kỳ - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề kiểm tra giữa kỳ - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác - Lênin (PHI2) 58 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Đề kiểm tra giữa kỳ - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề kiểm tra giữa kỳ - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (PHI2) 58 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (30 câu)
Câu 1. Mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho câu hỏi:
A. Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
B. Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
C. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức.
D. Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
Câu 2. Cơ sở để phân chia các trào lưu triết học thành triết học nhất nguyên và
triết học nhị nguyên là:
A. Cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học
B. Cách giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học
C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
D. Quan điểm lý luận nhận thức
Câu 3. Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện mấy hình thức cơ bản? A. Hai hình thức B. Bốn hình thức C. Một hình thức D. Ba hình thức
Câu 4. Thuật ngữ “triết học”:
A. Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, nghĩa là khám phá (philos) sự thông thái (sophia)
B. Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, nghĩa là yêu thích (philos) sự thông thái (sophia)
C. Có nguồn gốc từ tiếng Latin, nghĩa là yêu thích (philos) sự thông thái (sophia)
D. Có nguồn gốc từ tiếng Latin, nghĩa là khám phá (philos) sự thông thái (sophia)
Câu 5. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Vật chất là vật thể
B. Vật chất là nguyên tử
C. Vật chất là đất, nước, lửa, không khí
D. Vật chất là hiện thực khách quan
Câu 6. Lựa chọn câu đúng:
A. Vận động thuộc tính cố hữu của tất cả mọi dạng vật chất
B. Vận động là kết quả do “cú hích của Thượng đế” tạo ra
C. Các sự vật trong thế giới không vận động, biến đổi
D. Vận động tồn tại trong giới tự nhiên và xã hội loài người
Câu 7. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm khách quan về mặt thứ nhất của vấn đề
cơ bản của triết học là như thế nào?
A. Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan
B. Thừa nhận cảm giác con người quyết định sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng
C. Thừa nhận thế giới vật chất do thực thể tinh thần tạo ra
D. Thừa nhận khả năng nhận thức của con người
Câu 8. Bộ phận nào là hạt nhân quan trọng nhất của ý thức: A.Tình cảm B. Ý chí C.Tri thức D. Niềm tin
Câu 9. Chức năng của triết học Mác – Lênin là:
A. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận
B. Chức năng chú giải văn bản
C. Chức năng khoa học của các khoa học
D. Chức năng làm sáng tỏ cấu trúc ngôn ngữ
Câu 10. Theo phép biện chứng duy vật, cái chung là:
A. Những sự vật liên quan đến tất cả mọi người
B. Cái toàn thể được tập hợp từ những bộ phận hợp thành tính khách quan, phổ biến
C. Những mặt, những thuộc tính lặp lại trong nhiều cái riêng, mang tính khách quan, phổ biến
D. Cái bao chứa tất cả mọi cái riêng
Câu 11. Trong lĩnh vực triết học, C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa trực tiếp những lý luận nào sau đây:
A. Chủ nghĩa duy vật cổ đại B. Thuyết nguyên tử
C. Phép biện chứng trong triết học Hêghen và quan niệm duy vật trong triết học Phoiơbắc
D. Chủ nghĩa duy vật cận đại
Câu 12. Hãy điền từ thích hợp: “Kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện
do….. giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng”. A. Sự phụ thuộc B. Sự tác động C. Sự đối lập D. Sự phủ định
Câu 13. Hãy chọn phán đoán đúng về khái niệm “điểm nút”:
A. Điểm nút là phạm trù triết học chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay
đổi về lượng có thể làm biến đổi về chất
B. Điểm nút thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật, chỉ
khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về
căn bản chất của sự vật ấy
C. Điểm nút là phạm trù triết học chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật
D. Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó lượng đã thay đổi đến mức đủ để
có thể làm thay đổi chất của sự vật
Câu 14. Dưới góc độ triết học, “lượng” của sự vật là:
A. Là số lượng các sự vật
B. Là phạm trù của số học
C. Là phạm trù của khoa học cụ thể để đo lường sự vật
D. Là phạm trù triết học, chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mô, tốc độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật
Câu 15. Từ nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, chúng ta rút
ra nguyên tắc phương pháp luận nào cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn: A. Quan điểm phát triển
B. Quan điểm lịch sử - cụ thể C. Quan điểm toàn diện
D. Quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể
Câu 16. Hãy điền từ thích hợp: “Kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện
do….. giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng”. E. Sự phụ thuộc F. Sự tác động G. Sự đối lập H. Sự phủ định
Câu 17. Hãy chọn phán đoán đúng về khái niệm “điểm nút”:
E. Điểm nút là phạm trù triết học chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay
đổi về lượng có thể làm biến đổi về chất
F. Điểm nút thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật, chỉ
khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về
căn bản chất của sự vật ấy
G. Điểm nút là phạm trù triết học chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật
H. Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó lượng đã thay đổi đến mức đủ để
có thể làm thay đổi chất của sự vật
E. mặt số lượng, quy mô, tốc độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật
Câu 18. Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: “Cảm giác là hình
ảnh chủ quan về thế giới khách quan”?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng D. Thuyết nhị nguyên
Câu 19. Hãy chọn phán đoán đúng:
A. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tương đối
B. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tạm thời
C. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối
D. Sự đấu tranh của các mặt đối lập vừa tương đối vừa tuyệt đối
Câu 20. Hãy chọn phán đoán đúng về mối quan hệ giữa “sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập”:
A. Không có “sự thống nhất của các mặt đối lập” thì vẫn có “sự đấu tranh
của các mặt đối lập”
B. Không có “sự đấu tranh của các mặt đối lập” thì vẫn có “sự thống nhất
của các mặt đối lập”
C. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời
nhau, trong thống nhất đã có đấu tranh và đấu tranh là để đi đến thống nhất
D. Sự đấu tranh của các mặt đối lập vừa tương đối vừa tuyệt đối
Câu 21. Theo quan điểm duy vật biện chứng, yếu tố nào dưới đây không phải là vật chất:
A. Thí nghiệm khoa học của con người
B. Nhận thức của con người về sự giới tự nhiên
C. Quan hệ xã hội của con người
D. Những bí ẩn của giới tự nhiên chưa được khám phá
Câu 22. Đâu là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật
B. Hoạt động thám hiểm đại dương
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học D. Hoạt động tinh thần
Câu 23. Quy luật nào được coi là hạt nhân của phép biện chứng duy vật?
A. Quy luật phủ định của phủ định
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
C. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại D. Cả 3 quy luật trên
Câu 24. Nhận định nào sau đây là đúng theo quan điểm của triết học Mác – Lênin:
A. Vật chất có giới hạn trong không gian và thời gian
B. Vật chất có giới hạn trong không gian, nhưng không có giới hạn trong thời gian
C. Vật chất không có giới hạn trong không gian và thời gian
D. Vật chất không vận động trong không gian và thời gian
Câu 25. Sự phát triển là:
A. Là sự thay thế sự vật này cho sự sự vật khác
B. Là xu hướng vận động của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
C. Là sự tăng lên về mặt lượng của sự vật D. Cả ba phương án trên
Câu 26. Mối liên hệ có những tính chất nào:
A. Khách quan, phổ biến, đa dạng
B. Khách quan, chu kỳ, lặp lại
C. Kế thừa, lặp lại, phức tạp
D. Phổ biến, lặp lại, đa dạng
Câu 27. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
A. Lượng là cái vốn có của sự vật, không phụ thuộc vào ý chí của con người
B. Lượng của sự vật do cảm giác của con người quy định
C. Lượng của sự vật tồn tại trước sự vật
D. Lượng của sự vật chỉ được biểu thị thông qua các con số
Câu 28. Hãy chọn phương án đúng:
A. Mâu thuẫn biện chứng trong sự vật triệt tiêu sự vận động, phát triển của nó
B. Hai mặt bất kỳ của sự vật đều tạo thành mâu thuẫn
C. Mâu thuẫn chỉ tồn tại trong tư duy
D. Mâu thuẫn là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
Câu 29. Hãy chọn phương án đúng trong trường hợp sau:
Để nhận thức được “chất” của sự vật, chúng ta cần:
A. Nhận thức nó trong mối quan hệ với sự vật khác
B. Nhận thức nó trong mối quan hệ với các chất khác
C. Hiểu được bản chất và hiện tượng của sự vật
D. Nhận thức được quy luật phát triển tất yếu của sự vật
Câu 30. Phép biện chứng xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới …
A. Như là những cái bí ẩn, quyết định đời sống con người và xã hội
B. Trong sự bất biến và tách biệt nhau, đứng cạnh nhau
C. Trong sự thay đổi, phát triển trên cơ sở các mối quan hệ của chúng
D. Là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên II.PHẦN TỰ LUẬN
Từ ý nghĩa phương pháp luận của anh/chị hãy liên hệ
với thực tiễn bản thân.