Đề kiểm tra quản trị kinh doanh quốc tế | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Doanh nghiệp X đang xem xét thâm nhập thị trường quốc tế thông qua hình thức liên doanh. Anh/chị hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm của hình thức này. So sánh giữa chiến lược toàn cầu và chiến lược đa nội địa trong kinh doanh quốc tế. Cho ví dụ minh họa. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường sang Mỹ.
Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài KT1 QTKD Quốc tế - báo cáo BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ VÀ MARKETING
BÀI KIỂM TRA: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
GIẢNG VIÊN : Trần Mạnh Hùng
TÊN SINH VIÊN : Vũ Thị Trang MSV : 20107100640 LỚP : DHQT14A1CL Đề bài:
Chọn một hoạt động kinh doanh quốc tế và thực hiện những nội dung sau
1. Trình bày hiểu biết của mình về hoạt động kinh doanh quốc tế đó.
2. Trình bày vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế đó.
3. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh quốc tế đó
trong thời gian 5 năm gần đây và nhận xét làm rõ thành
công, hạn chế và nguyên nhân.
4. Đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của
hoạt động kinh doanh đó dựa trên thực trạng và nhận xét ở mục 3.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, sự phát triển của thương mại
hóa là nền tảng chiến lược của các quốc gia để phát triển kinh tế. Hiện nay,
Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức thương mại và quốc tế
như WTO, ASEAN và đang tiếp tục mở rộng mối quan hệ với các
nước khác trên thế giới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tận
dụng được lợi thế so sánh của mỗi nước. Hội nhập kinh tế quốc
tế và tự do hóa thương mại đã thúc đẩy quá trình hợp tác giữa
các quốc gia trên thế giới ngày càng chặt chẽ hơn trên nhiều
lĩnh vực và dưới nhiều góc độ khác nhau cả song phương lẫn đa
phương. Một trong những hoạt động chính của thương mại quốc
tế là xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu có vai trò quan trọng trong
việc liên kết thương mại giữa các nước, đồng thời thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
Do vậy, em lựa chọn phân tích hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu của CTCP Tập Đoàn Hòa Phát. I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1. Tổng quan
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hòa Phát
- Loại hình: Công ty Cổ Phần
- Trụ sở chính: 66 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Điện thoại: 024 628 48 666024 628 33 456 - Email: banpr@hoaphat.com.vn - Website: hoaphat.com.vn
- Năm thành lập: Tháng 8 năm 1992
2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi: - Tầm nhìn:
“Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng
dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi.” - Sứ mệnh:
“Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, đạt được sựtin yêu của khách hàng.” - Giá trị cốt lõi:
“Hòa hợp cùng Phát triển.”
3. Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn Hòa Phát.
Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực:
- Gang thép (thép xây dựng, thépcuộn cán nóng)
- Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản - Điện máy gia dụng.
Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh
thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8 triệu tấn
thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn
nhất khu vực Đông Nam Á.Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số
1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép. II. Trả lời câu hỏi
1. Trình bày hiểu biết về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nhập khẩu: là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ được sản
xuấ ở nước ngoài về cho chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân trong
nước đã đặt mua từ các nước khác nhau.
- Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Hòa Phát:
Ngày 28/5, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Liên bang Úc (FIRB) đã
chấp thuận phê duyệt hợp đồng mua 100% cổ phần Dự án mỏ
quặng sắt Roper Valley của công ty con tại Australia thuộc Tập đoàn Hòa Phát.
30% giá thép là than luyện cốc hiện được Hòa Phát nhập khẩu
từ Australia – thị trường cung cấp than luyện cốc lớn nhất thế giới.
Australia là thị trường nhập khẩu nguyên liệu đầu vào khá lớn của Hòa Phát.
Năm 2020 tương ứng 325 triệu USD và 705 triệu USD. Dự kiến
năm 2021, Hòa Phát sẽ nhập từ đất nước này 4 triệu tấn quặng,
3,5 triệu tấn than các loại. Với mặt bằng giá hiện nay, kim
ngạch nhập khẩu từ Australia ước đạt 1,44 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2020.
- Xuất khẩu: là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi một
nước, sang một nước khác để bán, trao đổi. Trường hợp đặc
biệt, đó là việc đưa hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ở trong
nước cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài đang sinh sống và
làm việc ở chính quốc gia đó (trường hợp này gọi là xuất khẩu
tại chỗ), chẳng hạn như cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho
ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế. Hoạt động này so
với xuất khẩu truyền thống có hiệu quả hơn do đó giảm bớt chi
phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thu hồi
vốn nhanh trong khi vẫn có thể thu được ngoại tệ.
- Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Hòa Phát:
Trong 11 tháng vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát đã xuất khẩu
914.000 tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng 90% so với cùng
kỳ. Riêng trong tháng 11, sản lượng xuất khẩu đạt hơn 100.000
tấn, gấp 2,3 lần so với năm ngoái. Dự kiến, sản lượng xuất khẩu
thép xây dựng thành phẩm cả năm 2021 của Hòa Phát sẽ vượt
1 triệu tấn, gấp đôi 2020, đóng góp gần 30% tổng sản lượng bán hàng.
Thép xây dựng Hòa Phát đã xuất khẩu tới 20 quốc gia thuộc
Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương. Trong đó, các thị
trường xuất khẩu nhiều nhất gồm Canada, Úc, Hồng Kông,
Nhật, Hàn Quốc, Campuchia,...
Hòa Phát đã đẩy mạnh xuất khẩu thành phẩm hơn thời điểm
chưa có dịch Covid-19 nhằm phát huy tối đa công suất thiết bị, hiệu quả sản xuất.
Hòa Phát đã đẩy mạnh xuất khẩu thép lớn Việt Nam cũng như
khu vực Đông Nam Á với sản lượng 8 triệu tấn/năm, trong đó có
5 triệu tấn phôi thép và thép xây dựng, 3 triệu tấn HRC/năm.
Nhờ lợi thế luyện thép khép kín từ quặng sắt, thép xây dựng
Hòa Phát có sức cạnh tranh tốt, chất lượng cao, đáp ứng những
tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thế giới như JIS (Nhật Bản), ASTM (Hoa Kỳ), BS (Anh),…
Cuối tháng 10/2021, tổ chức UK Cares, Vương quốc Anh đã cấp
Chứng nhận sản phẩm thép thanh từ D10 đến D40 của Hòa
Phát Dung Quất đáp ứng 3 tiêu chuẩn BS4449:2005, SS
560:2016 và CS2:2012, mác Grade B500B. Đây là chứng nhận
cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường Anh, Singapore, Hồng
Kông và các nước Trung Đông.
Ngay những tháng cuối năm 2021, thép Hòa Phát đã nhận
nhiều đơn đặt hàng lớn cho năm 2022 từ các thị trường Nhật
Bản, Singapore, Hồng Kông, Canada với khối lượng trên
300.000 tấn thép thanh, thép cuộn chất lượng cao các loại. Đây
là tín hiệu cho thấy thép Hòa Phát sẽ tiếp tục đạt sản lượng cao
trên thị trường xuất khẩu trong năm 2022.
Để thực hiện hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu có
thể được tiến hành thống qua giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch
gián tiếp (thông qua trung gian). - Giao dịch trực tiếp:
Giống với các hoạt động mua bán thông thường ở trong
nước, phương thức giao dịch trực tiếp trong xuất nhập
khẩu có thể được tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc trong đó
người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng
cách gặp mặt hay qua thư từ, điện tín, điện thoại... để bàn
bạc, thoả thuận với nhau về hàng hoá, giá cả và các điều
kiện giao dịch. Những nội dung này được thoả thuận một
cách tự nguyện, không có sự ràng buộc với lần giao dịch
trước, việc mua không nhất thiết với việc bán.
Quá trình giao dịch trực tiếp phải trải qua các giai đoạn:
(1). Nghiên cứu tiếp cận thị trường: Nhận biết mặt hàng,
lựa chọn thị trường, tìm kênh tiêu thụ, lựa chọn bạn hàng giao dịch...
(2). Người mua hỏi hàng.
(3). Người bán chào hàng (thông thường sau khi người
mua hỏi hàng thì người bán chào hàng - gọi là chào hàng
bị động, nhưng cũng có những trường hợp thì người bán
chào hàng trước khi người mua hỏi hàng - gọi là chào hàng chủ động). (4). Các bên hoàn giá.
(5). Các bên chấp nhận/không chấp nhận.
(6). Xác nhận (ký kết hợp đồng nếu như các bên chấp nhận). - Giao dịch gián tiếp
Nếu trong giao dịch trực tiếp, các bên trực tiếp thoả thuận
và quy định những điều kiện mua bán, trao đổi thì trong
giao dịch qua trung gian, mọi việc thiết lập quan hệ giữa
người bán và người mua trong việc quy định các điều kiện
mua bán đều phải thực hiện thông qua một bên thứ ba.
Bên thứ ba này được gọi là người trung gian mua bán.
Người trung gian buôn bán trên thị trường phổ biến là đại
lý và môi giới. Giao dịch qua trung gian hiện còn chiếm
khoảng 52 % kim ngạch buôn bán trên thị trường thế giới.
- Các phương thức giao dịch mà Hòa Phát đang sử dụng:
+Xuất khẩu trực tiếp: Đây là phương thức phổ biến, trong đó
Hòa Phát xuất khẩu hàng hóa trực tiếp tới các đối tác hoặc
khách hàng ở nước ngoài. Công ty có thể thiết lập các kênh
phân phối, hợp đồng và quan hệ trực tiếp với các đối tác để thực hiện giao dịch.
+Đặt hàng sản xuất OEM: Đôi khi Hòa Phát có thể nhận đặt
hàng sản xuất (OEM -Original Equipment Manufacturer) từ các
công ty hoặc thương hiệu khác để sản xuất và xuất khẩu hàng
hoá theo yêu cầu của khách hàng. Công ty có thể đảm nhận vai
trò sản xuất và xuất khẩu theo yêu cầu của đối tác.
+Hợp tác liên doanh: Tập đoàn Hòa Phát có thể thiết lập các
liên doanh với các công ty nước ngoài để cùng tham gia vào
hoạt động xuất khẩu. Qua đó, công ty có thể chia sẻ nguồn lực,
kiến thức và quyền truy cập vào thị trường đối tác.
Các phương thức trên chỉ là một số ví dụ phổ biến mà Tập đoàn
Hòa Phát có thể sử dụng trong hoạt động thương mại. Công ty
có thể áp dụng nhiều phương thức khác tùy thuộc vào yêu cầu
của thị trường và đối tác.
2. Vai trò của hoạt đông kinh doanh xuất, nhập khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Không chỉ vậy, xuất
nhập khẩu còn góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm và
cải thiện đời sống của người dân.
- Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân:
Một số quốc gia vùng lãnh thổ không thể tự sản xuất được
những hàng hóa nhất định (Chẳng hạn: Bamboo Airways
đặt mua dòng máy bay Boeing 777X – mặt hàng mà Việt
Nam không thể sản xuất được). Khi đó, nhập khẩu hàng từ
nước khác là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong
nước. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu còn giúp đa dạng hóa
mặt hàng sản phẩm có trên thị trường, tạo động lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp trong nước cải tiến sản phẩm
và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
- Xuất nhập khẩu mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại:
+Hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho hàng hóa
được lưu thông trên một thị trường rộng lớn hơn, mở ra cơ
hội giao thương, hợp tác xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế
chung của các nước. Do đó, đẩy mạnh xuất nhập khẩu làm
tăng cường sự hợp tác quốc tế. Mặt khác, chính các quan
hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện để mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu.
+Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu tác động trực
tiếp đến cán cân thương mại , tác động sâu rộng đến
nhiều ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu tăng hay kim ngạch xuất khẩu giảm
tác động thuận chiều, bù đắp vào thâm hụt cán cân
thương mại và ngược lại.
- Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất theo hướng tận dụng lợi thế cạnh tranh quốc gia:
+Khi tham gia vào thị trường quốc tế, hàng hóa của một
quốc gia phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa từ các quốc
gia khác. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn
đổi mới công nghệ sản xuất và quy trình quản lý kinh
doanh, mở rộng quy mô đầu tư theo hướng ngày càng hiện đại và hiệu quả.
+Mặt khác, xuất khẩu đồng thời thúc đẩy những ngành
sản xuất cung cấp đầu vào cho các ngành sản xuất xuất
khẩu, kích thích các lĩnh vực kinh tế đối ngoại như vận tải
quốc tế, dịch vụ hải quan, bảo hiểm quốc tế,… cùng phát
triển. Như vậy, xuất khẩu mở rộng sẽ tạo mối liên hệ gắn
kết, thúc đẩy lẫn nhau giữa các lĩnh vực của nền kinh tế,
góp phần hình thành cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý.
- Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn
nhập khẩu công nghệ hiện đại:
+Hiện nay các nước đang phát triển thiếu vốn và kỹ thuật
công nghệ nhưng lao động và nguồn tài nguyên thiên
nhiên rất dồi dào trong khi đó các nước phát triển lại dồi
dào về vốn và khoa học kỹ thuật. Để giải quyết tình trạng
này họ buộc phải nhập khẩu những yếu tố nguồn lực sản
xuất mà trong nước chưa có hoặc khó khăn trong sản
xuất. Nghĩa là họ cần một nguồn ngoại tệ lớn.
+Để có được nguồn ngoại tệ đó, các nước đang phát triển
cần đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có thể sản
xuất như nông sản, hàng dệt may,… Chính vì vậy, hoạt
động xuất nhập khẩu có ý nghĩa thiết thực: không những
thu về rất một nguồn ngoại tệ lớn mà quan trọng hơn còn
là cơ hội phát huy các lợi thế so sánh của đất nước, nhập
khẩu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để mở rộng các ngành nghề sản xuất.
- Xuất khẩu góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời
sống người dân: Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu
hút một lượng lớn lao động tham gia vào với mức thu nhập
cao. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu
vật phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân. Đồng thời
xuất khẩu cũng tác động tích cực đến trình độ tay nghề và
thay đổi thói quen của những người sản xuất hàng xuất khẩu.
3. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu trong thời gian 5 năm gần đây và nhận xét làm rõ
thành công, hạn chế và nguyên nhân.
3.1. Thực trạng ngành thép của Việt Nam trên thế giới
- Dựa theo số liệu thống kê của tổ chức thép thế giới, top 10
nước sản xuất thép thô trên thế giới gồm: Trung Quốc, •n
Độ, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil,
Ý. Trong năm 2021, Việt Nam vươn lên đứng thứ 13 về sản
lượng sản xuất thép. Đây có sự đóng góp không nhỏ của
Hòa Phát sau khi dự án nhà máy Dung Quất I đi vào hoạt
động hết công suất. Về tổng lượng thép xuất khẩu, Việt
Nam năm 2021, Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới, đạt 11.2 triệu tấn thép.
- Về nhu cầu thép theo sản phẩm trên thế giới cũng có sự
chênh lệch đăng kể do ứng dụng của các sản phẩm. Cụ
thể có thể thấy một số sản phẩm có nhu cầu lớn như:
Cuộn cán nóng (chiếm khoảng 20% nhu cầu), phôi thép
(chiếm khoảng 15% nhu cầu), cuộn mạ (chiếm khoảng
10% nhu cầu), ống và phụ kiện ống (chiếm khoảng 8.5%
nhu cầu), tấm cán nóng (chiếm khoảng 7.8% nhu cầu),
wirerod (chiếm khoảng 6% nhu cầu)……
- Năm 2021, tổng sản lượng thép thô tổng sản lượng thép
thô là 1.951 triệu tấn, Trong đó, Trung Quốc là nước chiếm
tỷ trọng chủ yếu 52.9%. Trong thị trường thép quốc tế,
Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn ngành thép, do đó mọi biến
động về kinh tế, chính trị, xã hội….của Trung Quốc không
chỉ tác động tại quốc gia này, mà luôn tạo ra biến động
mạnh trên thị trường thế giới. Thực tế chứng minh năm
2020, 2021 do ảnh hưởng covid trên toàn thế giới, chính
sách cắt giảm thuế suất xuất khẩu, chính sách cắt giảm
sản lượng theo lộ trình đáp ứng chính sách về môi trường,
thị trường thép chịu tác động rất lớn về giá. Hoặc khi các
chính sách thuế suất của Mỹ áp với các sản phẩm của
Trung Quốc dẫn đến nguồn cung tại thị trường Mỹ, Châu
Âu khan hiếm, từ đó giá bán của thép cũng leo thang.
- Ngoài ra, năm 2020, 2021 cũng có chứng kiến đứt gãy
chuỗi cung ứng của nhiều ngành nghề sản xuất, do đó dự
đoán về ngành thép cũng vô cùng biến động. Ngoài ra,
logistic cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tình trạng thiếu
container, cảng bãi tắc nghẽn dồn dập đến nay, dự đoán
sẽ vẫn còn vô cùng khó lường trong thời gian tới. Tất cả
những biến động này, tác động không nhỏ đến ngành thép
trên thế 40 giới. Ngành thép là một trong những ngành có
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhộn nhịp, tỷ trọng
trong cán cân xuất nhập khẩu lớn. Các nhà máy thép cũng
áp dụng nhiều hỉnh thức kinh doanh quốc tế để tạo lợi thế
cho mình, ví dụ như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu thông
qua các đơn vị thương mại của hãng, hoặc ngoài hãng...
hợp tác với hình thức liên doanh, liên danh để trao đổi công nghệ, vốn…
3.2. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu thép của Việt Nam
- Theo số liệu xuất nhập khẩu thép của các nước trên thế
giới, năm 2021 Việt Nam xuất khẩu 11.2 triệu tấn thép,
đứng thứ 14 trên thế giới, trong khi đó Việt Nam nhập
khẩu 13 tấn thép, đứng thứ 13 trên thế giới, do đó có thể
thấy Việt Nam vẫn đang được coi là nước xuất siêu thép
trên thế giới từ năm 2020 trở về trước. Tuy nhiên đến năm
2021, với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt sự
vươn mình mạnh mẽ của Hòa Phát năm 2021, thứ hạng
xuất khẩu thép của Việt Nam đã được cải thiện trên bảng thứ hạng.
- Trong năm 2021 là năm bùng nổ của ngành thép Việt Nam
khi lập được kỷ lục lần đầu tiên ghi danh vào danh mục
sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ 41 USD. Sau
nhiều năm là nước nhập siêu thép, ngành thép Việt Nam
năm 2021 trở thành nước xuất siêu thép. Trong năm 2021,
tổng sản lượng của ngành thép đạt 30.8 triệu tấn, tăng
trưởng 32.5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản
lượng xuất khẩu toàn ngành đạt 10.6 triệu tấn (tăng
trưởng 35.9%). Kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử đạt 12 tỷ USD.
- Trong năm 2021, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống
kê: kim ngạch xuất khẩu đạt 11,795 tỷ USD, tăng 123,4%
so với cùng kỳ năm 2020 với sản lượng xuất khẩu sắt thép
đạt 13,096 triệu tấn; kim ngạch xuất siêu đạt 272 triệu
USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 11,795 tỷ USD, tăng
123,4%. Trong năm 2021, thép xây dựng xuất khẩu đạt 2,2
triệu tấn, tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Thép
Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 30 thị trường nước
ngoài trên khắp thế giới.
- Trong năm 2021, theo công bố của Hiệp hội Thép Việt
Nam, sản xuất thép thô đạt khoảng 23 triệu tấn, tăng 16%
so với cùng kỳ năm 2020; đối với sản xuất thép thành
phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% so với cùng kỳ
năm 2020. Sự tăng trưởng do kế thừa kết quả kinh doanh
tốt trong đầu năm 2021 và sự sôi động của thị trường xuất
khẩu cuối năm mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trên
toàn cầu khiến cho thị trường bất động sản, xây dựng
giảm sút, giãn cách xã hội làm đứt chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Trong năm 2021, do sự thiếu hụt trong nguồn cung thép
tại thị trường Châu Âu và tận dụng tăng giá nhanh chóng
của HRC, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép đều
tăng biên độ lợi nhuận từ 3 – 6%. Mặt khác vào tháng 08
năm 2021, tại thị trường Bắc Mỹ, Giá HRC đã tăng 100%
và tạo đỉnh 1,920 USD/tấn.
- Sản lượng xuất khẩu thép năm 2021 tại thị trường Châu
Âu và Châu Mỹ tăng vọt. Tại thị trường Mỹ từ 0,3 triệu tấn
năm 2020 tăng lên 2,1 triệu tấn. Tại thị trường Châu Âu từ
0,2 triệu tấn năm 2020 lên 1,1 triệu tấn.
- Các thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao: ASEAN chiếm
26,2% tổng kim ngạch với 3.093 tỷ USD, EU chiếm 15,98%
tổng kim ngạch với 1.866 tỷ USD, Trung Quốc chiếm
14,12% tổng kim ngạch với 1.666 tỷ USD, Mỹ chiếm
11,57% tổng kim ngạch với 1.365 tỷ USD.
- Nga là nước xuất khẩu thép lớn thứ 2 trên thế giới, đặc
biệt tại thị trường Châu Âu khi chiếm 15% thị phần xuất
khẩu thép tại Châu Âu. Ngoài ra, Ukraine và Belarus cũng
chiếm thị phần xuất khẩu thép 23% đối với thị trường
Châu Âu. Khi Nga bị 43 cấm vận kinh tế dẫn tới việc thiếu
nguồn cung cấp thép trong khi nhu cầu về thép vẫn đang
tăng cao trên thế giới sau đại dịch Covid. Đây chính là cơ
hội cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tại các nước
khác như Nam Kim, Hòa Phát, Fomosa …
- Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thép chủ
yếu là xuất khẩu trực tiếp, thông qua các công ty thương
mại có chi nhánh tại các nước. Đây là chiến lược vô cùng
thông minh bởi lẽ, Việt Nam vẫn chưa là một trong các
nước xuất khẩu mạnh, do đó tận dụng các công ty thương
mại có chi nhánh tại các nước là cách để phát triển kênh
phân phối ban đầu một cách hiệu quả. Đồng thời, việc
xuất 44 khẩu thép có một khó khăn liên quan đến đặt tàu,
do đó khi sử dụng các công ty thương mại lớn có thể xuất
khẩu lượng hàng lớn, do đó khả năng đặt tàu với số lượng
lớn, giảm chi phí vận tải trên một đơn giá thép, giúp tăng
khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam.
3.3. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu thép của Hòa Phát
- Năm 2021, Hòa Phát đạt tiêu chí doanh thu vượt 26% kế
hoạch, doanh thu tăng trưởng 65% so với cùng kỳ năm
2020. Mức doanh thu cao gấp 8,3 lần so với năm 2011.
Ngành thép đóng góp doanh thu chính với mức tăng
trưởng 83%. Để có sự tăng trưởng vượt trội này, Hòa Phát
đã hoạt động tối đa khả năng của Khu liên hợp sản xuất
gang thép Hòa Phát Dung Quất. Lĩnh vực thép đã tăng
trưởng 200%. Trong đó, ngành nghề kinh doanh thép đóng
vai trò chủ đạo của Tập đoàn khi doanh thu chiếm 94%
doanh thu của toàn Tập đoàn và lợi nhuận sau thuế của
thép 96% lợi nhuận của Tập đoàn Hòa Phát. Trong đó, với
thị trường xuất khẩu thép đa dạng như Canada, Úc, Nhật,
Hàn Quốc, Trung Quốc nên doanh thu xuất khẩu thép
chiếm tỷ trọng 33% tổng doanh thu Tập đoàn Hòa Phát, đạt 49.722 tỷ VNĐ ...
- Trong năm 2021, các mặt hàng ống thép và tôn mạ , phôi
thép, thép xây dựng đạt sản lượng 8.871.000 tấn, tăng
35% so với cùng kỳ năm 2020. Hòa phát tiếp tục duy trì
thị phần số một thị trường với sản phẩm Thép xây dựng và
ống thép (thị phần lần lượt là 32,6% và 24,7%). Xuất khẩu
thép xây dựng và phôi thép đạt gần 2,3 triệu tấn lần đầu tiên trong lịch sử.
- Cụ thể kết quả xuất khẩu thép đạt tỷ trọng xuất khẩu lớn
nhất của Hòa Phát năm 2021 là sản phẩm tôn mạ màu
sang thị trường Mỹ 1,622,118 tấn thép – tương ứng với
45.78% doanh thu; xuất khẩu phôi thép sang Trung Quốc
786,317 tấn thép tương ứng với 22.19%, ngoài ra xuất
khẩu sang các nước sản phẩm rebar, cuộn cán nóng…..
- Từ năm 2020, do Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa
Phát Dung Quất đi vào sản xuất nên Hòa phát có sự bứt
phá từ năm 2020. Năng lực sản xuất thép của Hòa Phát từ
300.000 tấn/năm trong năm 2001 đã gấp 28 lần trong
năm 2021 với năng lực sản xuất lên 8,5 triệu tấn năm vào quý I năm 2021.
- Lượng thép thành phẩm xuất khẩu đã vượt mức một triệu
tấn trong năm 2021, gấp đôi cùng kỳ năm 2020. Thép xây
dựng Hòa Phát Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng 3,9 triệu
tấn thép xây dựng thành phẩm trong năm 2021, tăng 14%
so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần thép xây dựng Hòa
Phát duy trì vững chắc ở vị trí số hàng đầu với 32,6% đã
đưa Hòa Phát đã vươn lên là doanh nghiệp sản xuất thép
hàng đầu tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á,
tương đương Top 50 đơn vị sản xuất thép thô lớn nhất toàn cầu (theo World Steel 2021)
- Trong năm 2021 Hòa Phát đã đạt sản lượng bán hàng sản
phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 2,6 triệu tấn, gấp hơn
4 lần năm 2020. Nhu cầu với HRC cả nội địa và quốc tế
đều đang rất cao do khả năng sản xuất của Hòa Phát chỉ
đạt tối đa trên 200.000 tấn, tuy nhiên khách hàng nội địa
đặt mua trên 300.000 tấn HRC hàng tháng. Hòa Phát hiện
đang xúc tiến triển khai dự án Khu liên hợp 46 sản xuất
gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 để tăng mức sản lượng
sản xuất thép cuộn cán nóng.
3.4. Những thành công trong hoạt động tổ chức thực
hiện xuất nhập khẩu tại Hòa Phát
- Nguồn nhân lực: Tập đoàn Hòa Phát là một trong những
tập đoàn hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực sản xuất công
nghiệp và cung cấp dịch vụ. Nhân lực được chia thành
những nhóm như nhân sự nội bộ, nhân viên văn phòng,
nhân viên kinh doanh và nhân viên chuyên môn được
phân bổ trên toàn cầu thuộc hơn 420 công ty trực thuộc,
cộng với hơn 92.000 đối tác kinh doanh trong và ngoài
nước. Nó giúp đảm bảo rằng tất cả các quy trình và hệ
thống của tập đoàn được thực hiện một cách trơn tru và
đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
- Chất lượng dịch vụ: Với nguồn nhân lực dồi dào đã giúp
tập đoàn Hòa Phát tiếp cận được nhiều đối tác khách
hàng, xây dựng mối quan hệ tốt và giữ liên lạc với các
bênliên quan để giải quyết các vấn đề xảy ra
- Uy tín, trách nhiệm: Với kinh nghiệm 30 năm trong lĩnh
vực sản xuất thép, Hòa Phát đã xây dựng được thương
hiệu và chỗ đứng cho riêng mình. Top 10 doanh nghiệp tư
nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022, Top 10 cổ phiếu niêm
yết có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Là đối tác lớn
nhất, chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu của Úc vào Việt Nam.
- Thời gian giao hàng: Với nguồn nhân lực dồi dào cùng với
kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu, Hòa Phát luôn đặt sứ
mệnh, giá trị cốt lõi: “Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng.”
- Mạng lưới phân phối: Dây chuyền công nghệ hiện đại được
nhập khẩu từ châu Âu, Tôn Hòa Phát cung cấp các dòng
sản phẩm chính như tôn tẩy gỉ (PO), tôn cán nguội
(Fullhard), tôn mạ kẽm (GI), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm
(GL), tôn mạ màu, đặc biệt là dòngtôn mạ ứng dụng trong
điều kiện môi trường khắc nghiệt (sơn SPE, sơn PVDF), sử
dụng rộng rãi cho các công trình dân dụng, công nghiệp
trong nước và xuất khẩu tới các thị trường trên thế giới.
- Cơ sở hạ tầng: Với vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, hiện đại, từ hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống
điện, nước, xử lý nước thải tập trung … , các KCN của Hòa
Phát luôn hấp dẫn các nhà đầu tư và có tỷ lệ lấp đầy cao.
Hòa Phát giữ vững ngôi vị là nhà sản xuất ống thép số 1
Việt Nam với trên 31% thị phần
3.5. Những hạn chế trong hoạt động tổ chức thực hiện
xuất nhập khẩu tại Hòa Phát
- Xuất khẩu: Việc tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa tại
tập đoàn Hòa Phát có thể gặp phảimột số hạn chế như sau:
Đối thủ cạnh tranh mạnh: Các sản phẩm xuất khẩu của
Hòa Phát đang phải cạnh tranh với các sản phẩm tương tự
của các đối thủ như VNSteel, Hoa Sen Group,
Pomina,Vinausteel. Điều này đòi hỏi Hòa Phát phải tìm
cách tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời đưa ra
chiến lược giá cả và quảng bá sản phẩm hiệu quả.
Sự thay đổi của quy định xuất khẩu: Quy định xuất khẩu
thường xuyên thay đổi và có thể gây ra khó khăn cho các
tổ chức xuất khẩu. Điều này đòi hỏi Hòa Phát phải cập
nhật kiến thức và thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu theo cách thích hợp
Rủi ro về chất lượng và an toàn: Việc xuất khẩu các sản
phẩm thép đòi hỏi sự đảm bảo chất lượng và an toàn của
sản phẩm. Nếu sản phẩm không đáp ứng được các yêu
cầu về chất lượng và an toàn, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của
Hòa Phát trên thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là đối với các
thị trường khó tính và xuất khẩu nhiều nhất JIS (Nhật Bản), ASTM (Hoa Kỳ), BS (Anh),…
Chi phí vận chuyển và thủ tục hải quan: Chi phí vận
chuyển và thực hiện các thủ tục hải quan để xuất khẩu
hàng hóa có thể rất đắt đỏ và tốn nhiều thời gian. Điều
nàyđòi hỏi Hòa Phát phải có chiến lược quản lý chi phí và
tối ưu hóa các quy trình để giảm thiểu chi phí vận chuyển và thủ tục hải quan
Ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị và kinh tế: Các yếu
tố địa chính trị vàkinh tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của Hòa Phát. Các biện pháp chính
sách và thay đổi về thuế quan, thị trường và chính sách
kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến giá cả và khả năng
tiếp cận thị trường của Hòa Phát. Ảnh hưởng của tỷ giá
đồng tiền cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
=>Tóm lại, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hòa Phát
có thể gặp phải nhiều hạn chế và khó khăn. Để giảm thiểu
các rủi ro và tối ưu hóa các quy trình, Hòa Phát cần đầu tư
nhiều thời gian và nguồn lực để nghiên cứu và áp dụng
các biện pháp quản lý và kiểm soát rủi ro thích hợp. Ngoài
ra, việc tìm kiếm và duy trì các đối tác và thị trường mới
đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo để tận dụng các cơ hội
kinh doanh và phát triển các mối quan hệ kinh doanh bền
vững. Chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược giá cả
cũng là những thách thức quan trọng mà Hòa Phát cần đối
mặt để tăng tính cạnh tranh của sảnphẩm và nắm bắt
được xu hướng của thị trường, bởi thị trường khó tính luôn
đặt lợi ích cao nên cần nghiên cứu rõ ràng chiến lược trong tương lai - Nhập khẩu:
Thủ tục hải quan phức tạp: Việc nhập khẩu hàng hóa đòi
hỏi tuân thủ nhiều quy định pháp luật và các thủ tục hải
quan khác nhau tùy theo từng loại hàng hóa, điều khoản
Incoterms theo thỏa thuận. Điều này có thể gây ra khó
khăn và tốn nhiều thời gian cho quá trình nhập khẩu.
Chi phí cao: Việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới và
thực hiện các thủ tục hải quan đòi hỏi một khoản chi phí
đáng kể, bao gồm cả chi phí vận chuyển, lưu kho và
cáckhoản phí pháp lý khác.
Thay đổi thường xuyên của quy định nhập khẩu: Quy định
nhập khẩu hàng hóa thường xuyên thay đổi và có thể gây
ra khó khả năng thất thoát hàng hóa hoặc bị cấm nhập
khẩu vào các thị trường đích. Điều này đòi hỏi các tổ chức
phải cập nhật kiến thức và thực hiện các nghiệp vụ nhập
khẩu theo cách thích hợp.
Rủi ro về chất lượng và an toàn: Việc nhập khẩu hàng hóa
có thể gặp phải rủi ro về chất lượng và an toàn. Đặc biệt
đây là ngành công nghiệp nặng cần chú trọng hơn về sức
khỏe công nhân khi phải kiểm tra nguyên liệu đầu vào là
than luyện cốc… Điều này đòi hỏi các tổ chức phải đảm
bảo chất lượng và an toàn của hàng hóa trước khi nhập
khẩu và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro khi cần thiết.
Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác và thị trường mới:
Việc tìm kiếm đối tác và thị trường mới để mở rộng hoạt
động xuất khẩu có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các tổ chức
phải đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực để tìm kiếm
các đối tác và thị trường mới, và đồng thời phải nắm vững
kiến thức về thị trường và văn hóa kinh doanh của các quốc gia khác nhau
Ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị và kinh tế: Các yếu
tố địa chính trị và kinh tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa của các tổ chức. Các biện pháp
chính sách và thay đổi về thuế quan, thị trường và chính
sách kinh tế toàn cầucó thể ảnh hưởng đến giá cả và khả
năng tiếp cận thị trường của các tổ chức.
=>Tóm lại, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu tại Hòa Phát
cũng gặp phải nhiều hạn chế và khó khăn. Để giảm thiểu
các rủi ro và tối ưu hóa các quy trình, Hòa Phát cần đầu tư
nhiều thời gian và nguồn lực để nghiên cứu và áp dụng
các biện pháp quản lý và kiểm soát rủi ro thích hợp. Ngoài
ra, việc tìm kiếm và duy trì các đối tác và thị trường mới
đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo để tận dụng các cơ hội
kinh doanh và phát triển các mối quan hệ kinh doanh bền
vững. Chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược giá cả
cũng là những thách thức quan trọng mà Hòa Phát cần đối
mặt để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và nắm bắt
được xu hướng của thị trường. 3.6. Nguyên nhân - Xuất khẩu:
Đối với đối thủ cạnh tranh: Do điều kiện sản xuất của
Hòa Phát với các công ty đối thủ khác nhau.
Chất lượng hàng hoá: Hòa Phát có nhiều mặt hàng hóa
nên chất lượng không thể ổn định giữa các mặt hàng,
đối thủ cạnh tranh tập trung phát triển một hoặc nhiều
mặt hàng nào đó khiến Hòa Phát không thể cạnh tranh mặt hàng đó.
Giá cả và chiết khấu: Với cùng mặt hàng cùng chất
lượng nhưng giá cả đối thủ thấp hơn khiến cho Hòa Phát
không thể cạnh tranh. Mức chiết khấu khi mua số lượng
lớn hàng hóa cũng có thể khiến Hòa Phát gặp khó khăn khi xuất nhập khẩu
Kết quả sản xuất, kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp đều có
chiến lược kinh doanh, tập trung vào một hoặc ba sản
phẩm làm trọng tâm hoặc bán đa dạng sản phẩm
nhưng chất lượng đều nhau. Nền kinh tế, tài chính, điều
kiện sản xuất tốt góp phần làm cho năng suất và chất
lượng cũng tăng theo nên có nhiều lợi thế cạnh tranh về
giá cả,.... Cùng với đó các chủ thể có mục đích lợi ích
khác nhau nên cạnh tranh là điều tất yếu.
Sự thay đổi của quy định xuất khẩu: Ở mỗi quốc gia
xuất/ nhập khẩu của Hòa Phát đều có những quy định
xuất khẩu riêng. Nếu có sự thay đổi sẽ khiến doanh
nghiệp gặp khó khăn, chưa có sự chuẩn bị trước với cái
thay đổi của quy định xuất/ nhập khẩu
Rủi ro về chất lượng và an toàn: Trong quá trình sản
xuất vô tình xảy ra vài vấn đề làm ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm và trong quá trình vận chuyển, điều
kiện vận chuyển không đáp ứng tiêu chuẩn làm cho
hàng hóa bị ảnh hưởng
Chi phí vận chuyển và thủ tục hải quan: Do sự ảnh
hưởng của các yếu tố địa chính trị và kinh tế khiến cho
đa số các quốc gia mà Hòa Phát muốn xuất khẩu có quy
định nhập khẩu khá khắt khe và có tiêu chuẩn về chất
lượng cao nên chi phí và thời gian sẽ cần có đầy đủ
chứng từ xuất khẩu do đó chi phí sẽ nhiều hơn để phù
hợp. Và rủi rot rong quá trình vận chuyển sẽ cao hơn - Nhập khẩu
Chi phí cao: Vì nguồn nhập khẩu của Hòa Phát có khoảng
cách địa lí khá xa. Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác và
thị trường mới: Hòa Phát sản xuất chủ yếu để phục vụ
trong nước và lượng hàng sản xuất để xuất khẩu của Hòa
Phát khá ít, nên Hòa Phát chen chân vào thị trường xuất
khẩu trễ hơn so với các đối thủ khác vì thế việc Hòa Phát
kiếm được khách hàng mới và tiềm năng ở thị trường mới là rất khó khăn.
Ảnh hưởng của các yếu tố địa lí chính trị và kinh tế: Mỗi
nước sẽ có một đường lối về nền chính trị, kinh tế khác
nhau nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu.Về địa lí
thì Hòa Phát nhập khẩu từ Nam Phi nên sẽ cần vận
chuyển chi phí cao và cần thời gian.
4. Đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả
của hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu của Hòa Phát.
a. Đầu tư cở sở hạ tầng tăng sản lượng, tăng lợi thế chi
phí theo quy mô sản xuất:
- Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Công ty CP Hòa Phát đã
thực hiện giai đoạn 2 góp phần tăng công suất KLH với sản
lượng sản xuất trong một năm đạt 850 nghìn tấn thép. Về
cơ bản đã hoàn thành trên 70% dự án. Dự án sử dụng lò
cao 450m3, gang, lò thổi luyện thép, lò gió nóng. Hiện đã
hoàn thành phân đoạn xây dựng nhà xưởng của Nhà máy
Hòa Phát số 3 để lắp đặt thiết bị. Bồn chứa khí than với
dung tích 50.000 m3 đang được chạy thử thiết bị.
- Hòa Phát đã đầu tư xây dựng Khu liên hợp (KLH) hệ thống
các nhà máy: nhà mát luyện gang thép, nhà máy thêu kết
và sản xuất quặng, nhà máy chế biến quặng sắt và sản
xuất vôi; nhà máy cơ điện sửa chữa; nhà máy cán thép.
Khu liên hợp hệ thống các nhà máy là dây chuyền sản
xuất đồng bộ và khép kín khi đưa đầu ra của nhà máy này