Đề kiểm tra vi mô 1 giải chi tiết | Trường đại học Thương mại
Đề kiểm tra vi mô 1 giải chi tiết | Trường đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Preview text:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN VI MÔ
(Đề 20 câu, thời gian làm 30’)
Group: Góc ôn thi TMU – Chia sẻ tài liệu và đề thi
Câu 1: Điều nào sau đây là tuyên bố của kinh tế học thực chứng?
A. Chính phủ cần kiểm soát giá tiền cho thuê nhà để bảo vệ quyền lợi cho sinh viên thuê trọ
B. Giá cho thuê nhà cao là không tốt đối với nền kinh tế
C. Không nên áp dụng quy định giá trần đối với giá nhà cho thuê
D. Tiền thuê nhà thấp sẽ hạn chế cung về nhà ở
=> D. Kinh tế học thực chứng mô tả, phân tích giải thích các sự kiện hiện tượng kinh tế
một cách khách quan, khoa học. Câu hỏi nhận biết: Vấn đề đó là gì? Là như thế nào?
Tại sao lại như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu?
Câu 2: Chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hóa x tăng lên, giả định các yếu tố khác không đổi, sẽ làm cho:
A. Cả đường cung và đường cầu hàng hóa X dịch chuyển sang trái
B. Đường cung hàng hóa X dịch chuyển sang phải
C. Đường cung hàng hóa X dịch chuyển sang trái
D. Đường cầu hàng hóa X dịch chuyển sang phải
=> C. Chi phí đầu vào tăng -> doanh nghiệp giảm sản xuất mặt hàng đó (cung giảm) ->
đường cung dịch chuyển sang trái
Câu 3: Đường cầu hàng hóa A dịch chuyển sang phải, giả định các yếu tố khác không đổi, là do:
A. Giá của hàng hóa A giảm đi
B. Kỳ vọng rằng giá của hàng hóa A trong tương lai tăng lên
C. Người tiêu dùng dự đoán trong tương lai thu nhập bị giảm
D. Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên
=> B. Khi người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá tăng trong tương lai sẽ dẫn đến tăng tiêu
dùng ở hiện tại -> cầu tăng
Câu 4: Giả sử cá và thịt bò là hai loại hàng hóa thay thế. Cho cung về thịt bò là cố định,
việc giá cá giảm sẽ dẫn đến A. Giá thịt bò giảm B. Giá thịt bò tăng
C. Đường cầu về cá dịch chuyển sang phải
D. Đường cầu về cá dịch chuyển sang trái
Group: Góc ôn thi TMU – Chia sẻ tài liệu và đề thi
=> A. Giá cá giảm -> cầu thịt bò giảm -> giá thịt bò giảm
Câu 5: Sự kiện nào sau đây sẽ làm cho cung cà phê tăng lên?
A. Có công trình nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê có lợi cho những người huyết áp thấp B. Dân số tăng lên
C. Giá phân bón giảm xuống
D. Thu nhập của dân chúng tăng lên (cà phê là hàng hóa thông thường)
=> C. Chi phí đầu vào giảm -> cung tăng
Câu 6: Nếu gạo là hàng hóa thứ cấp thì:
A. Cầu về gạo có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập
B. Khi thu nhập tăng sẽ làm cầu về gạo giảm đi
C. Độ co dãn của cầu về gạo theo thu nhập mang dấu âm
D. Các phương án trên đều đúng
=> D. Hàng hóa thứ cấp thì cầu và thu nhập có mối quan hệ ngược chiều và độ co dãn
của cầu theo thu nhập mang dấu âm
Câu 7: Biết rằng xăng là mặt hàng có cầu kém co dãn, khi xăng giảm xuống, khi các
yếu tố khác không đổi thì
A. Tổng chi tiêu cho xăng giảm xuống
B. Tổng chi tiêu cho xăng tăng lên
C. Đường cầu về xăng dịch chuyển sang phải
D. Đường cầu về xăng dịch chuyển sang trái
=> A. Cầu kém co dãn -> giá giảm thì doanh thu (tổng chi tiêu) giảm
Câu 8: Sự kiện nào sau đây sẽ làm dịch chuyển cả đường cung và đường cầu của hàng hóa X?
A. Có dự báo rằng giá hàng hóa X sẽ tăng trong thời gian tới
B. Công nghệ sản xuất ra hàng hóa X được cải tiến
C. Số lượng người bán hàng hóa X tăng lên
D. Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên
=> A. Dự báo giá tăng trong tương lai sẽ làm tăng cầu và giảm cung
Group: Góc ôn thi TMU – Chia sẻ tài liệu và đề thi
Câu 9: Gía của Y tăng làm cho lượng cầu của X giảm trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi. Vậy 2 hàng hóa X và Y có mối quan hệ
A. Bổ sung cho nhau B. Không xác định C. Thay thế cho nhau D. Độc lập cho nhau
=> A. Giá Y tăng -> lượng cầu Y giảm. Lượng cầu X cũng giảm -> X, Y là hàng hóa bổ sung
Câu 10: Một người tiêu dùng có thu nhập là 1000USD, lượng cầu hàng hóa X là 10 sản
phẩm, khi thu nhập tăng lên 1200USD, lượng cầu của hàng hóa X tăng lên 13 sản
phẩm, vậy hàng hóa X thuộc loại? A. Hàng thiết yếu B. Hàng thông thường C. Hàng thứ cấp
D. Hàng xa xỉ => D
Câu 11: Giả sử phần trăm thay đổi của giá cả là 10%, và phần trăm thay đổi của lượng
cầu là 20%. Hệ số co dãn của cầu theo giá là A. -1 B. -1/2 C. -2 D. 0
=> C. Áp dụng công thức Edp = %∆𝑄 = -2 %∆𝑃
Câu 12: Với giả định các yếu tố khác không đổi, cải tiến công nghệ sản xuất đĩa CD sẽ làm cho
A. Giá đĩa CD giảm và làm dịch chuyển đường cầu đĩa CD sang trái
B. Giá đĩa CD giảm và làm tăng cầu về bang cassette
C. Giá đĩa CD giảm và làm tăng cầu về đĩa CD
D. Giá đĩa CD giảm và đường cầu về bang cassette chuyển sang trái
=> D. Cải tiến công nghệ -> cung tăng -> giá giảm -> Giảm cầu về cassette
Group: Góc ôn thi TMU – Chia sẻ tài liệu và đề thi
Câu 13: Đối với thị trường của một loại hàng hóa X, nếu đường cầu là P=100-4𝑄𝐷 và
đường cung là P = 40 + 2𝑄𝑆 thì giá và lượng cân bằng trên thị trường của hàng hóa X sẽ là A. P = 10, Q = 6 B. P = 20, Q = 20 C. P =40, Q = 6 D. P =60, Q =10
=> D. QD = QS ó40 + 2QD = 100 – 4QD ó Q = 10, P =60
Câu 14: Các phương trình cung và cầu về một loại hàng hóa được cho như sau: 𝑄𝑆 = -
4 + 5P và 𝑄𝐷 = 18 – 6P. Mức giá và sản lượng cân bằng sẽ là: A. P = 14, Q = 66 B. P = 2, Q = 6 C. P = 22, Q = 106 D. P =3, Q = 6 => B. tt như câu 13
Câu 15: Giả sử thị trường của một ngành có hàm cung và cầu như sau: 𝑃𝐷 = 100 - 𝑄𝐷,
𝑃𝑆 = 10 + 0,5𝑄𝑆. Giả sử chính phủ đánh thuế t = 3 trên mỗi đơn vị bán ra. Khi đó giá và
lượng cân bằng trên thị trường là: A. P =36, Q = 64 B. P =38, Q=62 C. P=42, Q=58 D. P=44, Q=56 => C. tt như câu 13
Câu 16: Giả sử một người tiêu dùng toàn bộ ngân sách để mua 2 loại hàng hóa X và Y,
biết rằng Px=$8 và Py=$2. Tập hợp hàng hóa tối ưu đối với người này là 4 hàng hóa X
và 2 hàng hóa Y, thể hiện tại C. Tại C độ dốc đường bàng quan là: A. -1/2 B. -1/4 C. -2 D. -4
=> D. Điểm tối ưu: MUx/ Px = MUy/ Py
Group: Góc ôn thi TMU – Chia sẻ tài liệu và đề thi
=> Độ dốc đường bàng quan = - MUx/ MUy = -Px/Py = -4
Câu 17: Giả sử một người tiêu dùng có ngân sách là I, tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và
Y với giá lần lượt là Px và Py. Phương trình đường ngân sách người này là:
A. I = 𝑃𝑋X + 𝑃𝑌Y
B. 𝑀𝑈𝑋Px + 𝑀𝑈𝑌Py C. Y = 1 + 𝑃𝑋 X 𝑃𝑋 𝑃𝑌 D. Px = I – Py.Y => A
Câu 18: Khi mua hai hàng hóa A và B, với mức ngân sách nhất định, để tối đa hóa lợi
ích người tiêu dùng này sẽ đảm bảo rằng lợi ích cận biên tính trên một đơn vị tiền tệ chi tiêu cho hàng hóa A A. Bằng 0
B. Bằng lợi ích cận biên tính trên một đơn vị tiền tệ chi tiêu cho hàng hóa B C. Lớn nhất có thể D. nhỏ nhất có thể
=> B. Dựa vào điều kiện tối đa hóa lợi ích ta có
Câu 19: Minh tiêu dùng táo và chuối và đang ở mức tiêu dùng tối đa hóa lợi ích. Lợi ích
cận biên của trái táo cuối cùng là 10 và lợi ích cận biên của trái chuối cuối cùng là 5.
Nếu giá của một trái táo là $0,5 thì giá của một trái chuối là A. $0,1 B. $0,25 C. $0,5 D. $1,0 => B.
Điều kiện tối đa hóa lợi ích: MUtáo / Ptáo = MUchuối / Pchuối => Pchuối = $0,25
Câu 20: Đường bàng quan có dạng cong lồi về phía gốc tọa độ do:
A. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần B. Quy luật cung cầu
C. Quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào giảm dần
D. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần