Đề minh họa Ngữ văn 2025 thi tốt nghiệp THPT Bộ GD và ĐT có đáp án

Đề minh họa Ngữ văn 2025 thi tốt nghiệp THPT Bộ GD và ĐT có đáp án. Tài liệu được sưu tầm và biên soạn dưới dạng PDF gồm 8 trang giúp em củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.

Môn:

Ngữ Văn 174 tài liệu

Thông tin:
8 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề minh họa Ngữ văn 2025 thi tốt nghiệp THPT Bộ GD và ĐT có đáp án

Đề minh họa Ngữ văn 2025 thi tốt nghiệp THPT Bộ GD và ĐT có đáp án. Tài liệu được sưu tầm và biên soạn dưới dạng PDF gồm 8 trang giúp em củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.

57 29 lượt tải Tải xuống
B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THAM KHO
thi có 01 trang)
KÌ THI TT NGHIP THPT NĂM 2025
Bài thi: NG VĂN
Thi gian làm bài: 120 phút, không k thời gian phát đề
H, tên thí sinh: .....................................................................
S báo danh: .........................................................................
I. ĐC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Đã dạt về cuối trời
vẫn đổ bóng sang vòm trời khác
những đám mây kia ơi
bay nhẹ thế làm ta kinh ngạc
bay như chưa biết mình từ nước
chưa từng hóa cơn mưa
chưa từng có phút giây cuồng nộ
vô ưu bay, chẳng để ai ngờ…
những đám mây kia ơi
chân trời ấy làm sao chứa được
đã có lúc ghì mình sát đất
rồi bay theo mộng mị kiếp người
hòa tất thảy vào đời sống khác
lại làm mây di tán lưng trời
(Trích Những đám mây cui tri, Đoàn Văn Mật,
Ngoài mây tri đy trng vng, NXB Hội Nhà văn, 2023, tr. 53-54)
Thc hin các yêu cu sau:
Câu 1. Xác định th thơ của đon trích.
Câu 2. Ch ra bin pháp tu t đưc th hin trong những dòng thơ sau:
bay như chưa biết mình t nước
chưa từng hóa cơn mưa
chưa từng có phút giây cung n
vô ưu bay, chẳng để ai ng...
Câu 3. Nêu ni dung ca những dòng thơ sau:
đã có lúc ghì mình sát đất
ri bay theo mng m kiếp người
hòa tt thy vào đi sng khác
li làm my di tán lưng trời
Câu 4. T suy ngm ca tác gi v Những đám mây cui tri trong đoạn trích trên, anh/ch hãy rút
ra bài hc v l sng cho bn thân.
II. LÀM VĂN (7,0 đim)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Ch hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ v ý nghĩa của thái đ sng
tích cc trưc th thách.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong tác phm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, nhà văn Hoàng Phủ Ngc Tưng viết:
Hình như trong khoảnh khc chùng li của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một ngưi tài
n đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều ln tôi tht vng khi nghe nhc Huế gia ban ngày, hoc trên
sân khu nhà hát. Qu đúng như vậy, toàn b nn âm nhc c điển Huế đã được sinh thành trên mt
nước ca dòng sông này, trong mt khoang thuyền nào đó, gia tiếng nước rơi bán âm
(1)
ca nhng
mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, vi mt phiến trăng sầu.
Và t đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chng kiến một người ngh nhân già, chơi đàn
hết na thế k, mt bui ti ngồi nghe con gái đọc Kiu: “Trong như tiếng hc bay qua - Đục như
tiếng sui mi sa na vi”... Đến câu ấy, người ngh nhân cht nhm dy v đùi, chỉ vào trang sách
Nguyn Du mà tht lên: “Đó chính là T đại cnh!
(2)
.
Ri khỏi kinh thành, sông Hương chếch v hướng chính bc, ôm lấy đảo Cn Hến quanh năm
màng trong sương khói, đang xa dần thành ph để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc ca tre trúc
và ca những vưn cau vùng ngoại ô Vĩ D. Và rồi, như sực nh li mt điều gì chưa kịp nói, nó đột
ngột đổi dòng, r ngot sang hướng đông tây để gp li thành ph ln cui góc th trn Bao Vinh
xưa cổ. Đối vi Huế, i đây chính chỗ chia tay i xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với
sông Hương, vốn đang xuôi chy giữa cánh đồng phù sa êm ái ca nó, khúc quanh này thc bt ng
biết bao. mt cái rt l vi t nhiên rt giống con người đây; để nhân cách hóa
lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, c mt chút lng lơ kín đáo của tình yêu. giống như nàng Kiều
trong đêm tình tự, ngã r này, sông Hương đã chí tình tr li tìm Kim Trng của nó, để nói mt
li th trưc khi v bin c: “Còn non, còn nước, còn dài, còn v, còn nh.... Li th y vang vng
khắp lưu vực sông Hương thành ging n gian; y tm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa
mãi mãi chung tình với quê hương xứ s.
(1)
Tiếng nước rơi bán âm: ch tiếng nước rơi trầm đc theo cách cm nhn âm nhc.
(2)
T đại cnh: tên mt bn nhc c Huế, tương truyền do vua T Đức sáng tác.
(Ng văn 12, Tp mt, NXB Giáo dc Vit Nam, 2020, tr. 200-201)
Anh/Ch hãy phân tích đoạn trích trên; t đó, nhận xét tình cm ca nhà văn Hoàng Ph Ngc
ờng đối với sông Hương được th hiện trong đoạn trích.
----------- HT -------------
Thí sinh không đưc s dng tài liu. Cán b coi thi không gii thích gì thêm.
H, tên thí sinh: ……………………………
Ch ký ca cán b coi thi 1: …………………
S báo danh: ………………………………
Ch ký ca cán b coi thi 2:………………
NG DN GII CHI TIT
I. ĐC HIU
Câu 1
Phương pháp: n cứ các th thơ đã học.
Cách gii:
Th thơ: tự do.
Câu 2
Phương pháp: n cứ các bin pháp tu t, phân tích.
Cách gii:
Các bin pháp tu t gm:
- Biện pháp so sánh: “bay như chưa biết mình t nước”.
- Phép điệp: “chưa từng”.
Câu 3
Phương pháp: n cứ bài đọc hiu, phân tích.
Cách gii:
- Nội dung câu thơ là: Kh tcho thy s hòa mình, hóa thân ca những đám mây trong nhiu
trng thái tn ti. Đng thi th hin s tun hoàn vô tn ca t nhiên, vũ trụ.
Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý gii, tng hp.
Cách gii:
Da vào nội dung bài thơ, học sinh đưa ra những bài học mà mình rút ra được.
Gi ý:
- Luôn sng lc quan, tích cc.
- Sng hết mình cho hin ti.
- Chp nhn nhng th thách trong cuc sống và vượt qua, hnh phúc và bình thn s đến.
-
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đ để xác định th loi, yêu cu, phm vi dn chng).
- S dng các thao tác lp lun (phân tích, tng hp, bàn luận,...) để to lp một văn bản ngh lun
xã hi.
Cách gii:
Yêu cu hình thc:
- Viết đúng một đoạn văn nghị lun xã hi theo cu trúc.
- Bài viết phi b cục đầy đủ, ràng, văn viết cm xúc, diễn đạt trôi chy, bảo đảm tính liên
kết; không mc li chính t, t ng, ng pháp.
Yêu cu ni dung:
* Nêu vn đ:m
Bàn lun:
1. Gii thiu vấn đề: Ý nghĩa của thái độ sng tích cc trưc th thách.
Hc sinh th la chn các thao tác lp lun phù hợp để trin khai vấn đề ngh lun theo nhiu
cách khác nhau min là hp lí, khoa hc, thuyết phc. Có th theo hướng sau:
2. Gii thích
- Sng tích cực tư duy theo chiều hưng lc quan, tin tưng mi vấn đề theo chiều hướng tốt đẹp,
tìm cách gii quyết vấn đề theo hưng thun li nht.
- Thái đ sng tích cực trước th thách là luôn bình tĩnh, lạc quan, tìm ra cách gii quyết phù hp
không chu khut phục trước những khó khăn.
3. Bàn lun
- Ý nghĩa ca thái đ sng tích cc trước khó khăn, thử thách:
+ Thái độ sng tích cc s giúp con người không d dàng gc ngã và chìm vào trng thái tiêu cc.
+ Thái độ sng tích cc giúp chúng ta tìm ra hưng gii quyết và vưt qua khó khăn.
+ Thái đ sng tích cc vô cùng quan trng, cùng vi ý chí, lc quan s giúp con người đến gn vi
thành công hơn.
- HS ly dn chng minh ha phù hp
+ Bác H v lãnh t đại ca Vit Nam minh chứng cho thái độ sng tích cc, trong lúc
tù thay vì tiêu cc và lo s Bác đã thả mình vào vn vật, sáng tác thơ, nghĩ đến nhng điều tt đp.
+ Thy giáo Nguyn Ngc b mt c hai tay t nh nhưng thầy không nn lòng, tích cc tp
viết cho đến khi thy thành tho viết bng chân và là thy giáo ca toàn nhân loi.
- Phê phán những người tiêu cc, bi quan, mt nim tin vào cuc sống, khi đứng trước khó khăn thử
thách không dám đương đu hoc luôn chán nn mà gc ngã.
4. Liên h bn thân và tng kết vn đ.
Câu 2:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đ để xác định th loi, yêu cu, phm vi dn chng).
- S dng các thao tác lp lun (phân tích, tng hp, bàn luận,...) để to lp một văn bản ngh lun
văn hc.
Cách gii:
Yêu cu hình thc:
- Thí sinh biết kết hp kiến thc và kĩ năng làm ngh lun văn học đ to lập văn bản
- Bài viết phi có b cục đầy đủ, ràng, văn viết cm xúc; diễn đạt trôi chy, bo đảm tính liên
kết, không mc li chính t, t ng, ng pháp.
Yêu cu ni dung:
I. M bài:
* Gii thiu tác gi, tác phm:
- Hoàng Ph Ngọc ng một nhà văn tài hoa chuyên viết bút kí. Ông mt tình yêu mãnh lit
vi thành ph Huế, thế Hoàng Ph Ngọc Tường rt am hiu v Huế. Phong cách sáng tác mang
đậm cht tài hoa và uyên bác.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? tác phm t ông viết v Huế cùng con sông Hương thơ mng
vi nhng khám phá v c địa lý, lch sử, văn hóa.
* Khái quát vấn đề ngh lun: V đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. T đó, nhận xét v tình
cm của nhà văn đối vi sông Hương.
II. Thân bài:
1) Khái quát chung:
a) V trí đoạn trích: Đon trích nm phn gia ca tác phẩm khi con sông ơng chy ra khi
thành ph Huế.
b) Khái quát v sông Hương trên bản đ địa lý:
- Sông Hương bắt ngun t dãy Trường Sơn với hai nhánh T Trch Hu Trch. Mi mt nhánh
đều đi qua rất nhiu ghnh thác.
- Gp nhau ti ngã ba Bằng Lăng. T đây ng Hương trở nên hin hòa chảy qua vùng đồng bng
châu th ngoi ô x Huế rồi sau đó chảy qua c đô Huế đi qua vùng làng mạc để chy ra bin
ti ca bin Thun An.
- Nếu so với sông Đà, sông Hương không có độ dài ngắn hơn, trong đó đoạn chính ch dài 33 km.
T dòng sông vô tri, sông Hương đã trở thành sinh th ngoi hình ca một người con gái có
tính, tâm hồn trong trang văn của Hoàng Ph Ngc Tưng.
2. Cm nhn v hình tượng sông Hương trong đon trích
a. Sông Hương dưới góc nhìn văn hóa:
- Sông ơng gắn trong cái nôi ca nn âm nhc Huế. Nghe âm nhc c điển Huế trên dòng
Hương, để thưởng thức nét đẹp trong không gian văn hoá nơi được sinh thành, để cm nhận
âm, trang trng, sang nhã ca toàn b nn âm nhc x C đô.
- S sinh thành nn âm nhc Huế được giải thích như thế này: Vào những đêm trăng thanh, không
gian lng t đến mc th nghe được tiếng động rt nh ca nhng nhịp chèo, mái đầy, câu hò,...
Nhịp chèo mái đẩy đã làm nên tiết tu, những câu đã làm nên giai điu, t đó dần to nên nhng
bn nhc, nhng khúc hát gn mình với ng Hương giang. Chính những người ngh trên sông
nước đã tạo nên những âm khúc đầu tiên, đặt nn móng cho nn âm nhc x Huế, ca khúc T đại
cnh ni tiếng.
- Nhưng còn một phát hin bt ng na, sông Hương chính cái nôi sinh thành bản đàn tuyệt diu
trong Truyn Kiu. Tác gi ởng tượng hai trăm m trưc, Nguyn Du từng lênh đênh trong lòng
Hương với vầng trăng sáng. t đó, những khúc đàn Kiều lẩy lên, đã mang âm của dòng
Hương giang lặng l, phiến trăng sầu ph nhum, ngân vang tâm trng.
- V đẹp sông Hương n trong chiu sâu linh hn của sông ơng, chứa đựng bn sc rất đặc
trưng tht phong phú ca mt nền văn hoá cố đô, dòng chảy ca khảm bao tinh hoa văn
hóa dân tc sut t ngàn đời
b. Sông Hương dưới góc nhìn đa lý khi phi chia tay thành ph:
- Cuc gp g nào rồi cũng phải đến lúc chia tay sông Hương không ngoi lệ. ng Hương
buc phi ri xa.
+ Sông Hương phải xa ri thành phố, lưu luyến ra đi giữa vùng ngoại ô Dạ vi màu xanh biếc
ca tre trúc và những vưn cau.
+ Sông ơng đột ngột đổi dòng r ngot tr li gp li thành ph mt ln na th trn Bao Vinh
xưa cổ.
- Lí gii
+ Theo địa lý t nhiên: Khúc ngoặt đột ngt, khúc quanh bt ng “rt l vi t nhiên" sông
Hương khi rời khi thành ph đã chếch v hướng chính Bắc, sau đó buộc phi nm dòng theo quy
lut đ chảy theo hướng Tây Đông. Vì thế nó quay li thành ph.
+ Theo l ca trái tim trong góc nhìn của người ngh tài hoa: cái rất l vi t nhiên, rt
ging với con người. Khúc quanh bt ng y chính là ni vn vương c mt chút lẳng lơ kín đáo của
tình yêu như Thúy Kiu quay tr li gp li Kim Trọng trong đêm tự tình để nói mt li th chung
tình trước lúc đi xa. Nó giống như tấm lòng của người dân Châu Hóa, mãi mãi chug nh vi quê
hương, xứ s.
c. Khái quát ngh thut
- Làm nên sc hp dn của đoạn trích trưc hết nh xúc cm sâu lng ca tác gi in hn trong
tng câu chữ. Được tng hp t vn hiu biết sâu rng v Huế.
- Văn phong súc tích, hưng ni, tinh tế, tài hoa.
- Bin pháp ngh thut s dng rất dày đặc như so sánh, nhân hóa,... gắn với liên tưởng bt ng,
sáng to.
-> Mang đến s thích thú đặc biệt cho người đọc.
3. Nhn xét vnh cm của nhà văn đi với dòng sông Hương.
- Trong cái nhìn v thiên nhiên đất nước, Hoàng Ph Ngọc Tường đã huy động kiến thc địa lí, lch
sử, văn hoá sâu rộng, th hin cái tôi tr tình khi khám phá v đẹp ca những con sông quê hương
đất nưc, kết đọng trong đó tình yêu xứ s.
- Góc nhìn ca tác gi khi viết v v đẹp của sông Hương rất đc biệt. Dưới góc nhìn ca Hoàng Ph
Ngọc Tường, sông Hương cũng tâm hồn giống như con người, s suy tư, sự e thn của người
con gái khi gặp được người tình mong đi hay s vấn vương khi phải ri xa thành ph thân yêu.
| 1/8

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: NGỮ VĂN
(Đề thi có 01 trang)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: .........................................................................
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Đã dạt về cuối trời
những đám mây kia ơi
vẫn đổ bóng sang vòm trời khác
chân trời ấy làm sao chứa được
những đám mây kia ơi
bay nhẹ thế làm ta kinh ngạc
đã có lúc ghì mình sát đất
rồi bay theo mộng mị kiếp người
bay như chưa biết mình từ nước
hòa tất thảy vào đời sống khác
chưa từng hóa cơn mưa
lại làm mây di tán lưng trời
chưa từng có phút giây cuồng nộ
vô ưu bay, chẳng để ai ngờ…
(Trích Những đám mây cuối trời, Đoàn Văn Mật,
Ngoài mây trời đầy trống vắng, NXB Hội Nhà văn, 2023, tr. 53-54)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
bay như chưa biết mình từ nước
chưa từng hóa cơn mưa
chưa từng có phút giây cuồng nộ
vô ưu bay, chẳng để ai ngờ...
Câu 3. Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
đã có lúc ghì mình sát đất
rồi bay theo mộng mị kiếp người
hòa tất thảy vào đời sống khác
lại làm mấy di tán lưng trời
Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả về Những đám mây cuối trời trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút
ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của thái độ sống
tích cực trước thử thách.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài
nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên
sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt
nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm (1) của những

mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu.
Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn
hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như
tiếng suối mới sa nửa vời”... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách
Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!” (2).
Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ
màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc

và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột
ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh
xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với
sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ

biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó
lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều
trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một

lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ...”. Lời thề ấy vang vọng
khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa
mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.
(1) Tiếng nước rơi bán âm: chỉ tiếng nước rơi trầm đục theo cách cảm nhận âm nhạc.
(2) Tứ đại cảnh: tên một bản nhạc cổ Huế, tương truyền do vua Tự Đức sáng tác.
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 200-201)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tình cảm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường đối với sông Hương được thể hiện trong đoạn trích.
----------- HẾT -------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ, tên thí sinh: ………………………………
Số báo danh: ………………………………
Chữ ký của cán bộ coi thi 1: …………………
Chữ ký của cán bộ coi thi 2:………………
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1
Phương pháp: Căn cứ các thể thơ đã học. Cách giải: Thể thơ: tự do. Câu 2
Phương pháp: Căn cứ các biện pháp tu từ, phân tích. Cách giải:
Các biện pháp tu từ gồm:
- Biện pháp so sánh: “bay như chưa biết mình từ nước”.
- Phép điệp: “chưa từng”. Câu 3
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích. Cách giải:
- Nội dung câu thơ là: Khổ thơ cho thấy sự hòa mình, hóa thân của những đám mây trong nhiều
trạng thái tồn tại. Đồng thời thể hiện sự tuần hoàn vô tận của tự nhiên, vũ trụ. Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải:
Dựa vào nội dung bài thơ, học sinh đưa ra những bài học mà mình rút ra được. Gợi ý:
- Luôn sống lạc quan, tích cực.
- Sống hết mình cho hiện tại.
- Chấp nhận những thử thách trong cuộc sống và vượt qua, hạnh phúc và bình thản sẽ đến. - … II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Làm Bàn luận:
1. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước thử thách.
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều
cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau: 2. Giải thích
- Sống tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng mọi vấn đề theo chiều hướng tốt đẹp,
tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng thuận lợi nhất.
- Thái độ sống tích cực trước thử thách là luôn bình tĩnh, lạc quan, tìm ra cách giải quyết phù hợp và
không chịu khuất phục trước những khó khăn. 3. Bàn luận
- Ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước khó khăn, thử thách:
+ Thái độ sống tích cực sẽ giúp con người không dễ dàng gục ngã và chìm vào trạng thái tiêu cực.
+ Thái độ sống tích cực giúp chúng ta tìm ra hướng giải quyết và vượt qua khó khăn.
+ Thái độ sống tích cực vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn.
- HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp
+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam và là minh chứng cho thái độ sống tích cực, trong lúc ở
tù thay vì tiêu cực và lo sợ Bác đã thả mình vào vạn vật, sáng tác thơ, nghĩ đến những điều tốt đẹp.
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù bị mất cả hai tay từ nhỏ nhưng thầy không nản lòng, tích cực tập
viết cho đến khi thầy thành thạo viết bằng chân và là thầy giáo của toàn nhân loại.
- Phê phán những người tiêu cực, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống, khi đứng trước khó khăn thử
thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã.
4. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề. Câu 2: Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên
kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: I. Mở bài:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tài hoa chuyên viết bút kí. Ông có một tình yêu mãnh liệt
với thành phố Huế, vì thế Hoàng Phủ Ngọc Tường rất am hiểu về Huế. Phong cách sáng tác mang
đậm chất tài hoa và uyên bác.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm bút kí ông viết về Huế cùng con sông Hương thơ mộng
với những khám phá về cả địa lý, lịch sử, văn hóa.
* Khái quát vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình
cảm của nhà văn đối với sông Hương. II. Thân bài: 1) Khái quát chung:
a) Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm khi con sông Hương chảy ra khỏi thành phố Huế.
b) Khái quát về sông Hương trên bản đồ địa lý:
- Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn với hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch. Mỗi một nhánh
đều đi qua rất nhiều ghềnh thác.
- Gặp nhau tại ngã ba Bằng Lăng. Từ đây sông Hương trở nên hiền hòa chảy qua vùng đồng bằng
châu thổ ở ngoại ô xứ Huế rồi sau đó chảy qua cố đô Huế và đi qua vùng làng mạc để chảy ra biển
tại của biển Thuận An.
- Nếu so với sông Đà, sông Hương không có độ dài ngắn hơn, trong đó đoạn chính chỉ dài 33 km.
→ Từ dòng sông vô tri, sông Hương đã trở thành sinh thể có ngoại hình của một người con gái có cá
tính, tâm hồn trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2. Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích
a. Sông Hương dưới góc nhìn văn hóa:
- Sông Hương gắn bó trong cái nôi của nền âm nhạc Huế. Nghe âm nhạc cổ điển Huế trên dòng
Hương, để thưởng thức nét đẹp trong không gian văn hoá nơi nó được sinh thành, để cảm nhận dư
âm, trang trọng, sang nhã của toàn bộ nền âm nhạc xứ Cố đô.
- Sự sinh thành nền âm nhạc Huế được giải thích như thế này: Vào những đêm trăng thanh, không
gian lặng tờ đến mức có thể nghe được tiếng động rất nhẹ của những nhịp chèo, mái đầy, câu hò,...
Nhịp chèo mái đẩy đã làm nên tiết tấu, những câu hò đã làm nên giai điệu, từ đó dần tạo nên những
bản nhạc, những khúc hát gắn mình với dòng Hương giang. Chính những người nghệ sĩ trên sông
nước đã tạo nên những âm khúc đầu tiên, đặt nền móng cho nền âm nhạc xứ Huế, của khúc Tứ đại cảnh nổi tiếng.
- Nhưng còn một phát hiện bất ngờ nữa, sông Hương chính là cái nôi sinh thành bản đàn tuyệt diệu
trong Truyện Kiều. Tác giả tưởng tượng hai trăm năm trước, Nguyễn Du từng lênh đênh trong lòng
Hương với vầng trăng sáng. Và từ đó, những khúc đàn mà Kiều lẩy lên, đã mang dư âm của dòng
Hương giang lặng lẽ, phiến trăng sầu phủ nhuốm, ngân vang tâm trạng.
- Vẻ đẹp sông Hương ẩn trong chiều sâu linh hồn của sông Hương, nó chứa đựng bản sắc rất đặc
trưng và thật phong phú của một nền văn hoá cố đô, mà dòng chảy của nó khảm bao tinh hoa văn
hóa dân tộc suốt từ ngàn đời
b. Sông Hương dưới góc nhìn địa lý khi phải chia tay thành phố:
- Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải đến lúc chia tay và sông Hương không là ngoại lệ. Sông Hương buộc phải rời xa.
+ Sông Hương phải xa rời thành phố, lưu luyến ra đi giữa vùng ngoại ô Vĩ Dạ với màu xanh biếc
của tre trúc và những vườn cau.
+ Sông Hương đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt trở lại gặp lại thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ. - Lí giải
+ Theo địa lý tự nhiên: Khúc ngoặt đột ngột, khúc quanh bất ngờ “rất lạ với tự nhiên" vì sông
Hương khi rời khỏi thành phố đã chếch về hướng chính Bắc, sau đó buộc phải nắm dòng theo quy
luật đề chảy theo hướng Tây Đông. Vì thế nó quay lại thành phố.
+ Theo lý lẽ của trái tim trong góc nhìn của người nghệ sĩ tài hoa: Có cái gì rất lạ với tự nhiên, rất
giống với con người. Khúc quanh bất ngờ ấy chính là nỗi vấn vương cả một chút lẳng lơ kín đáo của
tình yêu như Thúy Kiều quay trở lại gặp lại Kim Trọng trong đêm tự tình để nói một lời thề chung
tình trước lúc đi xa. Nó giống như tấm lòng của người dân Châu Hóa, mãi mãi chug tình với quê hương, xứ sở.
c. Khái quát nghệ thuật
- Làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích trước hết là nhờ xúc cảm sâu lắng của tác giả in hẳn trong
từng câu chữ. Được tổng hợp từ vốn hiểu biết sâu rộng về Huế.
- Văn phong súc tích, hướng nội, tinh tế, tài hoa.
- Biện pháp nghệ thuật sử dụng rất dày đặc như so sánh, nhân hóa,... gắn với liên tưởng bất ngờ, sáng tạo.
-> Mang đến sự thích thú đặc biệt cho người đọc.
3. Nhận xét về tình cảm của nhà văn đối với dòng sông Hương.
- Trong cái nhìn về thiên nhiên đất nước, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã huy động kiến thức địa lí, lịch
sử, văn hoá sâu rộng, thể hiện cái tôi trữ tình khi khám phá vẻ đẹp của những con sông quê hương
đất nước, kết đọng trong đó tình yêu xứ sở.
- Góc nhìn của tác giả khi viết về vẻ đẹp của sông Hương rất đặc biệt. Dưới góc nhìn của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, sông Hương cũng có tâm hồn giống như con người, có sự suy tư, sự e thẹn của người
con gái khi gặp được người tình mong đợi hay sự vấn vương khi phải rời xa thành phố thân yêu.