Đề ôn tập kết thúc học phần - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1 (3 điểm): Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích tại sao.a. Hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hình thức văn bản quy phạm pháp luật.Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật còn tập quán pháp, tiền lệ pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phần I: ĐỀ ÔN PLĐC ĐỀ 1:
Câu 1 (3 điểm): Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích tại sao.
a. Hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật còn tập quán pháp, tiền lệ pháp.
b. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật.
Sai. Vì các hành vi trái pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
mới là vi phạm pháp luật. Ví dụ: nếu hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi người có vấn đề
về thần kinh thì không thể kết luận vi phạm pháp luật vì cá nhân không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
c. Pháp luật Việt Nam quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Sai. Vì theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, điều 8 mục 2: Nhà nước không thừa nhận hôn
nhân giữa những người cùng giới tính nhưng không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Câu 2 (3 điểm): Lý thuyết
Anh (Chị) hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau:
“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm (Khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015).
Cấu trúc quy phạm pháp luật:
Gỉa định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác
Quy định: ẩn ( không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác)
Chế tài: thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Câu 3 (4 điểm): Bài tập tình huống
Hãy xác định các yếu tố cấu thành của loại vi phạm pháp luật nào trong tình huống sau và
xác định hình thức trách nhiệm pháp lý tương ứng:
Minh và Tuấn là hai người bạn thân đang học đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Một hôm
Minh hỏi mượn chiếc xe máy Air Blade của Tuấn để đi về quê thăm gia đình và Tuấn đã
đồng ý. Sau 07 ngày, không thấy Minh trả xe máy và cũng không liên lạc được, vì vậy Tuấn
đã báo với cơ quan công an để nhờ giải quyết. Qua xác minh, cơ quan công an đã có đủ
chứng cứ xác định rằng Minh đã đem bán chiếc xe máy đó ở một tiệm chuyên thu mua xe
cũ không rõ nguồn gốc ở Thành phố Hồ Chí Minh và Minh đã dùng hết số tiền đó để tiêu
xài, đánh cờ bạc. Cơ quan công an cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật: -Chủ thể:
Minh: Năng lực trách nhiệm pháp lí hình sự đầy đủ
Năng lực hành vi: đầy đủ (học sinh đại học, điều kiện trí óc bình thường)
-Khách thể: quyền sở hữu tài sản là chiếc xe máy Air Blade của Tuấn -Mặt chủ quan:
Minh có lỗi cố ý trực tiếp
Mục đích: bán tài sản là xe máy để dùng số tiền đó tiêu xài, đánh cờ bạc -Khách quan:
Xác định hành vi của Minh trái pháp luật: lợi dụng sự tín nhiệm của Minh để chiếm đoạt
tài sản bằng cách mượn tài sản rồi đem đi bán lấy tiền tiêu xài, đánh cờ bạc.
Thiệt hại: Tuấn bị chiếm đoạt chiếc xe máy Air Blade
Mối quan hệ nhân quả: hành vi trái pháp luật của Minh là nguyên nhân trực tiếp gây hậu
quả Tuấn bị chiếm đoạt chiếc xe máy.
(Không có thời gian địa điểm rõ ràng)
Trách nhiệm pháp lý tương ứng:
Trách nhiệm pháp lý hành chính: lợi dụng sự tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.
Trách nhiệm pháp lý dân sự: bồi thường thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu tài sản. ĐỀ 2:
Câu 1 (3 điểm): Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích tại sao.
a. Ở nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội và Chủ tịch nước thực hiện quyền lập pháp.
Sai. Vì theo Hiến pháp 2013, ở nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội thực hiện quyền lập pháp.
b. Chủ thể của tội phạm ( vi phạm hình sự ) là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự.
Sai. Vì theo Bộ luật hình sự 2015, điều 2, chủ thể của tội phạm là cá nhân có năng lực trách
nhiệm hình sự hay pháp nhân thương mại.
c. Hành vi không hành động cũng có thể là vi phạm pháp luật.
Đúng. Vì hành vi vi phạm pháp luật có thể là hành vi hành động hay không hành động nguy hại
cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi.
Câu 2 (3 điểm): Lý thuyết
Anh (Chị) hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau:
“Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm” (Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự 2015).
Cấu trúc của quy phạm pháp luật:
- Gỉa định: Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
- Quy định: ẩn (không được vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác)
- Chế tài: thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến 01 năm
Câu 3 (4 điểm): Bài tập tình huống
Hãy xác định các yếu tố cấu thành của loại vi phạm pháp luật nào trong tình huống sau và
xác định hình thức trách nhiệm pháp lý tương ứng:
Sau nhiều lần bị mất trộm vịt, ông Phạm Đăng Tình (41 tuổi, ở phường Bình Tân, thị xã
Buôn Hồ, Đắk Lắk) cùng người thân nhiều đêm thức khuya bắt trộm nhưng không được.
Để phòng ngừa trộm tiếp tục vào bắt vịt, ngày 20/11/2020, ông Tình đã dùng dây điện gắn
vào hàng rào thép gai xung quanh trại vịt => Cố ý
Khoảng 1h00 sáng ngày 21/11/2020, Võ Hoàng Phiên (23 tuổi), Nguyễn Lê Quân (19 tuổi),
cùng ngụ ở phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk rủ nhau đi bắt trộm vịt. Khi đến
nhà ông Tình, Phiên leo qua hàng rào thì bị điện giật. Thấy bạn gặp nạn, Quân hô hoán để
mọi người đưa nạn nhân đi cấp cứu. Tuy nhiên, Phiên đã tử vong ngay sau đó.
Yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
Chủ thể: ông Phạm Đặng Tình: Năng lực trách nhiệm pháp lí hình sự đầy đủ
Năng lực hành vi: đầy đủ (41 tuổi, điều kiện trí óc bình thường)
Khách thể: tính mạng của Phiên được pháp luật bảo vệ Mặt chủ quan:
Anh Phạm Đặng Tình có lỗi cố ý gián tiếp
Động cơ mục đích: bắt trộm vịt Mặt khách quan:
Hành vi trái pháp luật: Ông Tình gắn dây điện vào hàng rào thép gai rất nguy hiểm gây chết người
Hậu quả: Làm Phiên bị điện giật dẫn đến mất mạng
Mối quan hệ nhân quả: hành vi trái pháp luật của ông Phạm Đặng Tình là nguyên nhân
trực tiếp gây ra hậu quả Phiên bị điện giật mất mạng
Thời gian, địa điểm: + Thời gian: Sáng ngày 21/11/2020
Địa điểm: Nhà ông Phạm Đặng Tình.
Phần II: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1/ Vào lúc 22h ngày 01/01/2020, anh A 25 tuổi điều khiển xe gắn máy trong tình
trạng say rượu. Khi đến ngã tư An Dương Vương – Trần Bình Trọng, Quận 5, A đã vượt
đèn đỏ, đụng vào xe của chị B đang lưu thông trên đường, chị B bị chấn thương nhẹ, xe chị
B bị bể đèn chiếu hậu.
Hỏi A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
Anh A có vi phạm pháp luật hình sự Chủ thể:
- Anh A: Năng lực pháp lí hình sự đầy đủ
Năng lực hành vi: đầy đủ (25 tuổi, điều kiện trí óc bình thường)
Khách thể: quyền được pháp luật bảo vệ sức khỏe của chị B
Mặt chủ quan: +Anh A có lỗi vô ý do cẩu thả sử dụng rượu bia, vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Mặt khách quan:
-Hành vi trái pháp luật: Anh A sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông
Anh A không tuân thủ luật giao thông – vượt đèn đỏ
- Hậu quả: - Chị B bị thương nhẹ, xe chị B bị bể đèn chiếu hậu
Mối quan hệ nhân quả: hành vi trái pháp luật của anh A là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả
chị B bị chấn thương nhẹ, xe chị B bị bể đèn chiếu hậu.
Thời gian địa điểm vi phạm pháp luật:
- Thời gian: 22h ngày 01/01/2022
- Địa điểm: ngã tư An Dương Vương – Trần Bình Trọng, Quận 5
2/ Ông A được UBND quận X thành phố H cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhưng sau đó ủy ban quận cho rằng việc cấp giấy chứng nhận này là sai vì đất đó đang
trong quá trình tranh chấp. Cho nên UBND quận đã ra quyết định thu hồi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đó. Không đồng ý với quyết định thu hồi, ông A đã làm đơn khởi
kiện ra TAND thành phố H, yêu cầu hủy quyết định thu hồi của ủy ban. Hỏi:
a/ Quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ủy ban là quyết định hành
chính hay hành vi hành chính? Vì sao?
(Quyết định hành chính : quyết định pháp luật do chủ thể quản lý hành chính nhà nước có
thẩm quyền ban hành nhằm đề ra các chủ trương, chỉnh sách, các quy tắc xử sự chung hay
giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quả trình quản lý hành chính nhà nước)
(Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công
vụ theo quy định của pháp luật)
- Quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ủy ban là quyết định hành
chính. Vì đây là văn bản do cơ quan quản lí hành chính Nhà nước ban hành, áp dụng cho một vấn đề cụ thể.
b. Ông A thực hiện pháp luật ở hình thức gì? Vì sao?
Ông A thực hiện pháp luật ở hình thức sử dụng pháp luật. Vì sử dụng quyền của công dân
(quyền được khởi kiện) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
c/ Xác định người khởi kiện, người bị kiện trong vụ án này?
Người khởi kiện: ông A.
Người bị kiện: UBND quận X.
d. Toà án nhân dân thành phố H đã đưa vụ án này ra xét xử sơ thẩm và tuyên bản án hủy
quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND quận X. Hỏi:
TAND Thành phố H đã thực hiện pháp luật ở hình thức nào?
TAND Thành phố H đã thực hiện pháp luật ở hình thức áp dụng pháp luật
Giải thích: Vì nhà nước thông qua TAND Thành phố H nhằm tổ chứa cho ông A được sử dụng
PL là có quyền khiếu nại UBND quận đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.
3/ Nguyễn Văn X (32 tuổi, cư trú tại Quận BT, TP.H có vợ là chị Lê Thị Y (22 tuổi) .Do X
nghi ngờ vợ mình “có quan hệ không trong sáng”, nên giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy
ra mâu thuẫn. Vào lúc 21 giờ, ngày 28/2/2020, X nằm đợi sẵn trong nhà, khi chị Y vừa mở
cửa vào thì X chồm dậy dùng cây gỗ đánh liên liếp vào người của vợ. Chị Y kêu cứu và
được hàng xóm kịp thời đến can ngăn, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo bệnh án, chị Y bị
thương tật với tỷ lệ 15%.
1. Nguyễn Văn X có vi phạm pháp luật không? Tại sao?
Nguyễn Văn X có vi phạm pháp luật hình sự *Mặt chủ thể:
Nguyễn Văn X: Năng lực pháp luật hình sự đầy đủ
Năng lực hành vi: đầy đủ (32 tuổi, điều kiện trí óc bình thường)
*Mặt khách thể: Quyền được bảo vệ ( quyền bất khả xâm phạm) về sức khỏe, tính mạng của chị Lê Thị Y Mặt chủ quan:
Hành vi của anh A là lỗi cố ý trực tiếp. Bơi ông A là người có năng lực pháp lý,
biết rõ hành vi của mình là hành vi vi phạm pháp luật có thể gây ra hậu quả xấu
và mong muốn hậu quả xảy ra.
Động cơ: Do vợ mình “có quan hệ không trong sáng” cùng với việc vợ chồng
thường xuyên xảy ra mâu thuẫn
Mục đích: Trút giận và làm chị Y bị thương
Mặt khách quan: Hành vi trái pháp luật: Nguyễn Văn X dùng cây gỗ đánh liên tiếp vào người của vợ.
Hậu quả: chị Y thương tật với tỷ lệ 15%
Mối quan hệ nhân quả: hành vi trái pháp luật của ông Nguyễn Văn X là nguyên nhân trực tiếp
gây ra hậu quả chị Y thương tật với tỷ lệ 15%
Thời gian, địa điểm: Vào lúc 21 giờ, ngày 28/2/2020, địa điểm: tại nhà chính
Công cụ phạm tội: cây gỗ 4/ Tình huống:
Chị A có kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức Tư pháp - Hộ tịch và được phân
công công tác tại UBND xã B, huyện C, tỉnh D. Trong quá trình công tác, chị A có một số vi
phạm pháp luật, ngày 30/10/2018, Chủ tịch UBND huyện C ra quyết định kỷ luật buộc thôi
việc đối với chị A. Không đồng ý với quyết định này, ngày 10/11/2018, Chị A đã khởi kiện
quyết định buộc thôi việc của Chủ tịch UBND huyện C ra Toà án nhân dân tỉnh D. Hỏi:
- Xác định cơ quan tiến hành tố tụng?
Căn cứ Luật tố tụng hành chính 2015, Điều 36, Khoản 1:
Cơ quan tiến hành tố tụng gồm: + Tòa án nhân dân tỉnh D
+ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh D.
- Xác định người tiến hành tố tụng?
Căn cứ Luật tố tụng hành chính 2015, Điều 36, Khoản 2:
+ Người tiến hành tố tụng gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm
tra viên, Thư ký Tòa án (TAND tỉnh D)
+ Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên (VKSND tỉnh D)
- Xác định đương sự trọng vụ án?
Đương sự trong vụ án này là:
+ Người khởi kiện: Chị A
+ Người bị kiện: Chủ tịch UBND huyện C.
(Căn cứ Luật tố tụng hành chính, Điều 3, Khoản 7: Đương sự bao gồm người khởi kiện,
người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) 5/ Tình huống:
Ông S và ông T (cùng cư ngụ tại huyện CB, G thực hiện hợp đồng mua bán mít.
Ông S đã giao đủ số lượng mít cho ông , nhưng ông mới trả cho ông S được một nửa sô
tiền mua mít. Số tiền còn lại là 30.000.000 đồng. Ông S đã nhiều lần liên hệ với ông ,
nhưng ông vẫn không trả số tiền trên. Vì vậy, ông S đã làm đơn khởi kiện ra AND huyện
CB, tỉnh G để yêu cầu ông trả cho mình số tiền còn nợ trên. Hỏi:
1. TAND huyện CB có thụ lý đơn khởi kiện của ông S không? Vì sao?
TAND huyện CB thụ lý đơn kiện của ông S, vì theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự,
TAND huyện CB (nơi bị đơn là ông T cư trú) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự này.
(Căn cứ: Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Điều 26, khoản 3; Điều 35, Khoản 1, Điểm a; Điều 39, Khoản 1, Điểm a)
2. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm này, TAND huyện CB đã không tiến
hành cho các đương sự (nguyên đơn: ông S, bị đơn: ông T) hoà giải.
Hỏi: Việc làm này của TAND có đúng thủ tục giải quyết vụ án dân sự không?
Việc làm này của TNAD huyện CB là không đúng thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Vì
trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án phải tiến hành hòa giải để các đương sự
thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Căn cứ: Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
+ Điều 10: Hòa giải trong tố tụng dân sự: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và
tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự
theo quy định của Bộ luật này.
+ Điều 205: Nguyên tắc tiến hành hòa giải: Khoản 1: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết
vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại
Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2022
PHẦN III: Lý thuyết, xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật
Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật
Cấu trúc của quy phạm pháp luật gồm: - Giả định - Quy định - Chế tài
Ví dụ: - Bộ luật hình sự 2015, Điều 196. Tội đầu cơ
1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình thiên tai,
dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt
hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi
bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Trả lời: + Giả định: Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo
trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng
hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định
giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng + Quy định: Ẩn
+ Chế tài: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Điều 63, Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly
Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn
thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được
quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.
Trả lời: + Giả định: Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi
ly… trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở.
+ Quy định: vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó…thì được quyền lưu cư trong thời hạn
háng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. + Chế tài: Ẩn
3. “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết
cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm
trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng,đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
+ Giả định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành; nếu có căn
cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của
vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích của hôn nhân không đạt được”
+ Bộ phận quy định: “Thì Tòa án giải quyết cho ly hôn” + Chế tài: Ẩn
4. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ
đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.”
Trả lời: + Gỉa định: Xe xin vượt; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ
+ Bộ phận quy dịnh: phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi, chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn + Chế tài: Ẩn