Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề 3
Đề ôn thi giữa kì 1 Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo - Đề 3. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 LỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CÓ ĐÁP ÁN
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (2Đ)
Học sinh bắt thăm bài và đọc một đoạn trong một bài bất kì sau đây :
1/ Về miền Đất Đỏ- Anh Đức
2/ Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch
3/ Hội mùa thu- Nguyễn Thị Châu Giang
4/ Chia sẻ niềm vui- Minh Thư
Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
(Tham khảo các Bài đọc ở cuối trang)
II. ĐỌC - HIỂU (8Đ) Bài đọc:
Câu chuyện bó đũa
Ngày xưa, trong một ngôi làng nọ có một người giàu có, ông có năm người con. Lúc nhỏ, anh em
rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Dù cuộc sống sung túc nhưng những đứa con của ông không hòa thuận mà còn đố kỵ lẫn nhau -
điều này khiến ông rất buồn.
Ít lâu sau người cha bị bệnh nặng, biết mình không qua khỏi. Một hôm, ông bảo giai nhân
đem ra một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi ông gọi năm người con lại và bảo:
"Các con hãy thử bẻ bó đũa này xem ai có thể bẻ gãy được."
Người con cả gắng hết sức nhưng không thể bẻ nổi bó đũa. Người con thứ cũng bẻ, nhưng
vô ích. Các người con còn lại cũng lần lượt lấy hết sức bình sinh để bẻ, bó đũa vẫn không bị gãy một chiếc nào.
Người cha cầm lấy bó đũa và tháo ra, rồi bẻ từng chiếc một, không cần mất sức cũng bẻ gãy
hết rồi ôn tồn nói với các con:
"Các con ạ, bó đũa được ví như năm anh em các con đó, nếu mỗi người các con đều chung tay
gánh vác mỗi người một việc thì không kẻ thù nào làm các con gục ngã được, còn nếu các con chỉ
nghĩ đến bản thân mình thì sẽ trở nên lẻ loi và bị thất bại trong cuộc đời. Hãy hứa với cha rằng, ba
con sẽ chung sống hoà thuận và đoàn kết, thương yêu nhau sau khi cha nhắm mắt xuôi tay."
Sau khi người cha qua đời các con ông đã học được bài học lớn và trở nên yêu thương nhau hơn.
(Theo Ngụ ngôn Việt Nam)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Điều gì làm người cha thấy rất buồn:
A.Người cha bệnh nặng. B.Các con quá cực nhọc.
C. Các con luôn bất hòa. D.Người cha sống cô độc.
Câu 2: Vì sao không người con nào bẻ gãy được bó đũa:
A. Vì họ cầm cả bó đủa mà bẻ. B. Vì họ bẻ từng chiếc một.
C. Vì họ không đủ mạnh. D. Vì từng chiếc đũa quá cứng.
Câu 3: Khi thấy các con không bẻ gãy bó đũa người cha làm gì?
A. Bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc.
B. Chia đều đũa cho các con cùng bẻ.
C. Ném bó đũa xuống sàn. D. Giận dữ và bỏ đi.
Câu 4: Hành động của người cha dạy cho các con điều gì?
A. Hiểu được sức mạnh của sự đoàn kết.
B. Biết được sức mạnh của bản thân mình.
C. Cảm nhận được lòng cha thương con.
D. Cho thấy các con không đủ mạnh.
Câu 5: Người cha ví bó đũa như 5 anh em nhằm muốn các anh em, mỗi người làm gì?
....................................................................................................................
Câu 6: Người cha muốn các con hứa điều gì?
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Câu 7: Em học được điều gì, sau khi đọc xong câu truyện này ?
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Câu 8: Câu nào sau đây chỉ có động từ?
A.chăm, học, chạy, nhảy
B.học, giỏi, ngoan, hiền C.học, ăn, uống, ngủ
D.chăm, giỏi, ngoan, hiền
Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần “đoàn kết” của dân tộc ta là:
A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
B. Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu 10: Tìm 2 động từ, 2 danh từ riêng là tên thành phố em biết:
- Động từ: ………………………………………………………………………
- Danh từ riêng: ………………………………………………………………..
Câu 11: Viết 1 câu với động từ em vừa tìm được ở câu 10.
........................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………..............… III. VIẾT (10Đ)
Đề bài : Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. ĐÁP ÁN
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Tên bài đọc: Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4
Tiêu chuẩn cho điểm Điểm
1. Biết nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua
giọng đọc; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hay sau các ……/0,5đ cụm từ có nghĩa.
2. Đọc đúng tiếng, từ, cụm từ, câu. ……/0,5đ
3. Tốc độ đọc đạt yêu cầu (70-80 tiếng/1 phút). ……/0,5đ
4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu. ……/0,5đ Cộng ……/2đ II. ĐỌC HIỂU Câu 1: C (0,5đ) Câu 2: A (0,5đ) Câu 3: A (0,5đ) Câu 4: A (0,5đ)
Câu 5: Người cha ví bó đũa như 5 anh em nhằm muốn các anh em, mỗi người các con đều chung
tay gánh vác mỗi người một việc (1đ)
Câu 6: Người cha muốn các con hứa các con sẽ chung sống hoà thuận và đoàn kết, thương yêu
nhau sau khi cha nhắm mắt xuôi tay. (1đ)
Câu 7: Phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh (1đ) Câu 8: C (0,5đ) Câu 9: B (0,5đ)
Câu 10: - Động từ: hát, bơi, múa, nhảy,… (0,5đ)
- Danh từ riêng: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ,… (0,5đ)
Câu 11: Học sinh đặt câu đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp. (1đ) III. VIẾT
Đề bài : Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
Cấu trúc bài kiểm tra Viết: 10 điểm
Hướng dẫn chấm điểm Viết theo thang điểm Rubric Nội dung đánh giá Mức điểm Tiêu chí Hình thức 2đ
- Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận
- Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn thuộc thể loại kể chuyện/ tường thuật. - Bài viết ít gạch xoá Mở đoạn/Mở bài 0,5đ
Dẫn dắt được tới câu chuyện kể về lòng trung thực hoặc lòng
nhân hậu mà em định kể trong bài.
Kể chi tiết câu chuyện, diễn biến, tình tiết câu chuyện ra sao.
Có phần nào quan trọng nhất, phần nào em tâm đắc nhất.
Thân đoạn/Thân bài 3đ
Bày tỏ cảm nghĩ của em về lòng trung thực hoặc lòng nhân
hậu có ý nghĩ như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.
Kết đoạn/Kết bài 0,5đ
Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện, về những bài
học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.
Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả. 2đ
Sai 5 -10 lỗi chính tả trừ 0,5đ
Sai từ 11 lỗi trở lên trừ 1đ
Viết sai tên riêng của tổ chức/cơ quan: - 0,5đ/lỗi 1đ
Dùng từ, đặt câu bao gồm :
- Dùng từ, đặt câu: viết câu đúng ngữ pháp, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, dấu câu …
- Dùng từ đúng ngữ cảnh
- Diễn đạt câu chính xác, thể hiện ý rõ ràng. Kỹ năng
- Viết câu mạch lạc, đúng ngữ pháp, lời văn diễn đạt tự nhiên, sinh động, lôi cuốn.
- Bố cục rõ ràng; các phần cân đối; phù hợp với yêu cầu về
kiểu, loại văn bản có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu,
đoạn có mối liên kết với nhau mạch lạc. 1đ Tính sáng tạo
- Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật, diễn đạt câu trôi chảy,
câu văn giàu cảm xúc, có hình ảnh.
- Từ ngữ thể hiện ý rõ ràng, xưng hô lịch sự, lời văn nhẹ
nhàng, kể chuyện/ tường thuật sinh động, biết dùng vốn kiến
thức đã học như: từ láy, từ ghép, từ ngữ so sánh, nhân hóa... Bài đọc
Về miền Đất Đỏ
1. Về miền Đất Đỏ Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ. Hôm đi rừng học sa bàn đánh vào Đất Đỏ,
anh Ba Đẩu nói, về Đất Đỏ là về quê hương chị Võ Thị Sáu. Chúng ta phải đánh thắng, phải đưa
cho được đồng bào ở đó ra khỏi vùng kìm kẹp của giặc. Miền Đất Đỏ xích lại gần mãi. Đường di
chuyển dần từ màu cát ngả sang màu nâu nhạt, và đến ngày thứ tư thì đỏ hẳn lên. Đất Đỏ không còn xa chúng tôi nữa.
2. Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng, như mồ hôi, như màu cờ hòa chan với máu. Miền
đất rất giàu mà đời người thì lại rất nghèo. Xưa nay, máu không khi nào ngơi tắm đẫm gốc cao su.
Tôi biết đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người
con gái chết rồi mà bất tử. Người con gái sống mãi trong bài hát ca ngợi như một kỉ niệm rưng
rưng: “Mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền đất đỏ…”. Hôm nay, lời ca đó đã mấp máy trên môi
chúng tôi khi cầm súng tiến về nơi đã sinh ra người nữ anh hùng thời kháng Pháp.
3. Chúng tôi đã thật sự đặt chân lên vùng Đất Đỏ. Đế dép cao su của anh em quện thứ đất đỏ như
chu sa. Bỗng nhiên hôm nay trời hửng nắng. Chúng tôi vui mừng giữa khung cảnh rực đỏ của đất,
của những chùm chôm chôm, trái dừa lửa, của ráng chiều. (Anh Đức)
Đoạn 1,2,3 theo bài đã chia Câu hỏi
1/ Về miền đất đỏ gợi cho ta nhớ đến quên hương của anh hung nào?
2/ Màu sắc nào của thiên nhiên được nhắc nhiều trong bài đọc?
3/ Vì sao tác giả nói Đất Đỏ là miền đất anh hùng? Bài đọc Người bạn mới
Cả lớp đang giải bài tập toán, bổng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo:
- Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học...
- Mời bác đưa em vào - Thầy Kốt-ski nói.
Bà mẹ bước ra hành lang và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về
phía cô bé nhỏ xíu - em bị gù.
Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: "Các con đừng để người bạn mới cảm
thấy bị chế nhạo". Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn bạn mới. Thầy giáo giới thiệu:
- Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. - Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa.
- Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi
bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà.
Tất cả sau em học sinh tải và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay:
- Em nhường chỗ cho bạn ...
Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìm các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. (Mạnh Hường dịch)
Đoạn 1: Cả lớp đang giải ……… em bị gù.
Đoạn 2: Thầy giáo nhìn ……. nhỏ nhất lớp mà.
Đoạn 3: Tất cả……….tin cậy.
Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì?
Câu 2: Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn?
Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào? Bài đọc Hội mùa thu
1. Cái sông ấy nhỏ như một đầm lầy, nhưng cũng quy tụ biết bao nhiêu sinh vật. Mùa thu đến,
mang theo làn hương dìu dịu của cốm xanh thì anh chàng Dế Mèn trở về quê hương với cây vĩ cầm.
Rừng cỏ may vang động tiếng nói tiếng cười. Họ đang chuẩn bị cho đêm hội đấy!
2. Màn đêm buông xuống, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng.
Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất
trời. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe nhẹ nhàng quanh sân khấu. Những
giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi,
rạng rỡ như được thắp đèn.
3. Chợt tiếng đàn của chàng Dế Mèn vút lên, cao bát ngát. Tất cả lặng im. Chỉ có tiếng đàn như
được tiếp sức sống, khi dịu dàng, rủ rỉ như dòng suối bạc trong suốt luồn lách trong rừng thu, khi
âm u huyền bí, khi lanh lảnh tiếng chim. Đất trời như nín thở. Những bầy cá thôi giỡn trăng, nhịp
nhàng nép bên tán lá sen mát rượi.
Theo Nguyễn Thị Châu Giang
Các đoạn 1, 2, 3 theo bài đã chia Câu hỏi
Câu 1: Vì sao rừng cỏ may vang động tiếng nói tiếng cười?
Câu 2: Đêm hội mùa thu diễn ra vào lúc nào?
Câu 3. Tìm câu văn tả khung cảnh của lễ hội.
Câu 4. Khi tiếng đàn của chàng Dế Mèn cất lên, các sự vật thay đổi thế nào? Bài đọc: Chia sẻ niềm vui
Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có một bức ảnh
làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị
là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi.
Con trai tôi sốt sắng nói:
- Trường con đang quyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ.
- Bố mẹ giúp con chuẩn bị nhé? Mẹ còn muốn đóng một thùng riêng gửi tặng hai mẹ con trong bức ảnh này.
Chúng tôi cùng cậu con trai chất vào hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng,... Đứng
nhìn bố mẹ và anh sắp xếp, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay. Tay nó
ôm chặt con búp bê tóc vàng. Đó là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó hôn tạm biệt con búp bê rồi bỏ vào thùng. Tôi bảo:
- Con gửi cho em thứ khác cũng được. Đây là con búp bê con thích nhất mà. Con gái tôi gật đầu:
- Em bé nhận được sẽ rất vui, mẹ ạ.
Tôi xúc động nhìn con. Ôi, con gái tôi đã biết đem tặng niềm vui để em bé kia cũng được vui! Minh Thư
Đoạn 1: Mấy ngày liền…………sợ hãi.
Đoạn 2: Con trai tôi …. thích nhất mà. Đoạn 3: Con gái tôi …… được vui. Câu hỏi
Câu 1: Điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động
Câu 2: Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá?
Câu 3: Bé gái tặng gì cho em nhỏ trong bức ảnh?
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA A. Bài đọc
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh chuẩn bị trước 3 phút. Sau đó, gọi học sinh bốc thăm chọn bài,
giáo viên đưa phiếu của mình yêu cầu học sinh đọc trong thời gian 1 phút.
- Giáo viên dùng phiếu học sinh để ghi kết quả đánh giá. Tiếng nào học sinh đọc sai, giáo viên
gạch chéo (/), cuối cùng tổng hợp lại để tính điểm. B. Trả lời câu hỏi
Khi đọc xong, học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc do giáo viên chọn.
*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời theo cách diễn đạt của các em nhưng đảm bảo đúng trọng tâm câu hỏi vẫn tính điểm.
Bài đọc chọn những bài ngoài sách giáo khoa.
1/ Bài: Về miền đất đỏ - Tác giả: Anh Đức
Đọc đoạn: “Đoạn 1, 2 ,3 theo bài đã chia” Câu hỏi:
1/ Về miền đất đỏ gợi cho ta nhớ đến quên hương của anh hung nào?
2/ Màu sắc nào của thiên nhiên được nhắc nhiều trong bài đọc?
3/ Vì sao tác giả nói Đất Đỏ là miền đất anh hùng? Gợi ý trả lời:
1/ Về miền đất đỏ gợi ta nhớ đến quê hương chị Võ Thị Sáu.
2/ Màu đỏ được nói đến nhiều.
3/ Vì đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Hoặc (Vì tại đó có một
người con gái chết rồi mà bất tử.)
2/ Bài: Người bạn mới- Mạnh Hưởng dịch
● Đoạn 1: Cả lớp đang giải………em bị gù.
● Đoạn 2: Thầy giáo nhìn…….nhỏ nhất lớp mà.
● Đoạn 3: Tất cả ………. tin cậy. ● Câu hỏi:
Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì?
Câu 2: Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn?
Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào? ● Gợi ý trả lời:
Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm là: Bạn nhỏ bé và bị gù
Câu 2: Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới
Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới là:
Thân thiện, chủ động nhường chỗ cho bạn
3/ Bài: Hội mùa thu- Theo Nguyễn Thị Châu Giang
● Đoạn 1, 2, 3 theo bài đã chia ● Câu hỏi:
Câu 1: Vì sao rừng cỏ may vang động tiếng nói tiếng cười?
Câu 2: Đêm hội mùa thu diễn ra vào lúc nào?
Câu 3: Tìm câu văn tả khung cảnh của lễ hội.
Câu 4: Khi tiếng đàn của chàng Dế Mèn cất lên, các sự vật thay đổi thế nào? ● Gợi ý trả lời:
Câu 1: Vì những sinh vật ở đó đang chuẩn bị cho một đêm hội.
Câu 2: Khi trăng hiện ra vành vạnh như mâm cỗ đầy ánh vàng
Câu 3: Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay rì rào của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của
đất trời. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe nhẹ nhàng quanh sân khấu.
Những giọng hát, những điệu múa chan hòa trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui
tươi, rạng rỡ như được thắp đèn.
Câu 4: Đất trời như nín thở, bầy cá thôi giỡn trăng, nép bên tán lá sen.
4/ Bài: Chia sẻ niềm vui - Minh Thư
● Đoạn 1: Mấy ngày liền…………sợ hãi.
● Đoạn 2: Con trai tôi ……. thích nhất mà. Đoạn 3: Con gái tôi…… được vui. ● Câu hỏi:
Câu 1: Điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động
Câu 2: Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá?
Câu 3: Bé gái tặng gì cho em nhỏ trong bức ảnh? ● Gợi ý trả lời:
Câu 1: Điều khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động là bức ảnh một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ
trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi.
Câu 2: Gia đình hai bạn nhỏ đã chuẩn bị hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng, ..... để
quyên góp cho vùng bị bão.
Câu 3: Bé gái tặng con búp bê tóc vàng mà em thích nhất cho em nhỏ trong bức ảnh.