-
Thông tin
-
Quiz
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111) 119 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111) 119 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
11/11/2021 BÁO CÁO MÔN HỌC
MÔN: LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đề tài: BỔN PHẬN CÔNG DÂN CỦA
DOANH NGHIỆP TOÀN CẦU
Thực hiện: Nhóm 3
Lớp: QT115DV01 – 0300
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Đức Quyền
Thành phố Hồ Chí Minh, 10/11/2021
Đề tài: Bổn phận công dân
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN MÔ ẠO ĐỨC NH Đề tài: B NG DÂN CỦA DOA OÀN CẦU
GVHD: Thầy Nguyễn Đức Quyền
Môn học: Luật và đạo đức kinh doanh Thực hiện: Nhóm 3
Lớp: QT 115DV01 - 0300 (Thứ 2 ca 1)
Thời gian thực hiện: Tháng 11, 2021 Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, 11/11/2021 1
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu DANH SÁCH NHÓM P/S: Chú thích Danh sách nhóm 3
Bảng chấm công nhóm 3 ST Đóng góp Tên thành viên MSSV Nội dung công việc T (%)
Phân chia tổng công việc của nhóm,
thực hiện nội dung phần “2.1.3 và 2.2”, Lê Tấn Phát (Nhóm 1
2191409 thuyết trình, hoàn thành báo cáo Word, 100% trưởng)
thực hiện game, tìm clip. Chỉnh sửa nội
dung phù hợp với turnitin.
Họp ý tưởng nội dung, hoàn thành PPT
của nhóm, thực hiện game, tìm clip, 2 Võ Minh Trung
2193615 thuyết trình, Tìm tài liệu tham khảo liên 100% quan đến đề tài.
Họp ý tưởng nội dung, thực hiện nội 3 Nguyễn Gia Hân 2193832 100%
dung phần “2.1.2”, Thuyết trình.
Họp ý tưởng nội dung, thực hiện nội 4 Lý Huy Chương
2191321 dung phần “2.1.1”, Thuyết trình. Tìm 100%
tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài
Thực hiện nội dung phần “2.1.1”, 5 Nguyễn Minh Hiếu 2191475 100% Thuyết trình
Họp ý tưởng nội dung, thực hiện nội 6 Trần Vĩnh Thuận 22000824 100%
dung phần “2.1.2”, Thuyết trình.
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2 Đ GVHD ký tên MỤC LỤC
........................................................................................................................................................... 1
........................................................................................................................................................... 1
DANH SÁCH NHÓM........................................................................................................................ 2
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN...........................................................................................3
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................................................. 6 3
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................................ 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................8
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... 9
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................................... 11 I.
Cơ sở lý thuyết...................................................................................................................... 11
I.1. Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu................................................................11 I.1.1.
Công dân của doanh nghiệp (Corporate Citizenship).............................................11 I.1.2.
Trách nhiệm xã hội (CSR – Corporate social responsibility).................................12 I.1.3.
Những vấn đề CSR doanh nghiệp cần thực hiện....................................................14
I.2. Các giai đoạn của bổn phận doanh nghiệp.......................................................................17 I.2.1.
Giai đoạn 1: Phòng thủ..........................................................................................18 I.2.2.
Giai đoạn 2: Tuân thủ............................................................................................19 I.2.3.
Giai đoạn 3: Quản lý..............................................................................................21 I.2.4.
Giai đoạn 4: Chiến lược, chủ động........................................................................21 I.2.5.
Giai doạn 5: Giai đoạn dân sự................................................................................22 I.2.6.
Bài học về 5 giai đoạn bổn phận của doanh nghiệp...............................................23
I.3. Hệ thống kiểm tra sự hoàn thành nhiệm vụ xã hội...........................................................23 I.3.1.
Các bộ tiêu chuẩn chất lượng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.........23 I.3.2.
Kiểm toán xã hội (Social Audit)............................................................................27 I.3.3.
Kết luận về kiểm toán xã hội.................................................................................30
II. Liên hệ thực tiễn................................................................................................................... 30 II.1.
Trách nhiệm xã hội thông qua chính sách vĩ mô đối với doanh nghiệp........................30 II.1.1.
Trung Quốc............................................................................................................30 II.1.2.
Hàn Quốc............................................................................................................... 32 II.2.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp toàn cầu............................................................32 4
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu II.2.1.
Doanh nghiệp nước ngoài......................................................................................32 II.2.2.
Doanh nghiệp Việt Nam.........................................................................................34 III.
GIẢI PHÁP......................................................................................................................... 37
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 39 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Corporate Citizenship..........................................................................................................11
Hình 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp........................................................................12
Hình 3. CSR..................................................................................................................................... 14
Hình 4. Con người cần chung tay giúp thiên nhiên tươi đẹp hơn.....................................................15
Hình 5. Cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu.......................................................................................16
Hình 6. Phát triển nhân công lao động..............................................................................................16
Hình 7. Cộng đồng doanh nghiệp chung tay phát triển giá trị xã hội................................................17 5
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
Hình 8. Tháp trách nghiệm của công dân.........................................................................................17
Hình 9. Mô hình các giải đoạn phát triển của doanh nghiệp.............................................................19
Hình 10. Thương hiệu thức ăn nhanh Mc Donald's..........................................................................20
Hình 11. Mc Donald upsize sản phẩm..............................................................................................21
Hình 12. Bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018..........................................................................................25
Hình 13. Bộ tiêu chuẩn ISO 26000...................................................................................................26
Hình 14. Bộ tiêu chuẩn SA 8000......................................................................................................27
Hình 15. Bộ tiêu chuẩn BSCI...........................................................................................................27
Hình 16. Tiêu chuẩn SMETA đánh giá.............................................................................................28
Hình 17. Social Audit.......................................................................................................................29
Hình 18. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) - United Nations Environment
Programme (UNEP)......................................................................................................................... 30
Hình 19. ISAB - Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế....................................................................31
Hình 20. ISO – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế...............................................................................31
Hình 21. Công ty Tencent – Trung Quốc..........................................................................................32
Hình 22. Công ty Samsung - Hàn Quốc...........................................................................................33
Hình 23. Logo Starbucks..................................................................................................................34
Hình 24. Tập đoàn Panasonic...........................................................................................................34
Hình 25. Vingroup tặng máy thở ngày 7/8........................................................................................35
Hình 26. Poster chương trình “Triệu ly sữa…” Của Vinamilk.........................................................36
Hình 27. Khu đô thị FPT Citi Đà Nẵng............................................................................................37
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. So sánh nền tảng CSR Việt Nam và nước ngoài..................................................................12
Bảng 2. Bảng xác minh phạm vi kiểm toán xã hội...........................................................................28 6
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT STT NỘI DUNG TẮT 1 ISO
International Organization for Standardization 2 CSR
Corporate Social Responsibilities 3 ISAB
International Accounting Standards 7
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu Board 4 UNEP United Nations Environment Programme 5 SA
Social Accountability International 6 SMETA
Sedex Members Ethical Trade Audit 7 VINIF
Vingroup Innovation Foundation LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Hoa Sen đưa môn học
“Luật và đạo đức kinh doanh” vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến giảng viên giảng dạy môn học này cho chúng tôi là thầy Nguyễn Đức Quyền đã chỉ bảo
chúng tôi tận tình trong thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học “Luật và đạo
đức kinh doanh” của thầy, chúng tôi đã hiểu được các khái niệm cơ bản của luật và đạo đức, dẫn
đến sự kết hợp đồng đều giữa hai yếu tố này trong đời sống và theo nhịp của sự phát triển xã hội ngày nay.
Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức để thực hiện đề tài này, tuy nhiên các nội dung bên
trong không thể không có sai sót, mong thầy đưa ra ý kiến để chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn
để thực hiện các bài báo cáo khác trong tương lai. 8
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu Nhóm 3. LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, việc toàn cầu hóa đã khiến câu chuyện cạnh tranh lẫn nhau giữa các
doanh nghiệp diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Và gần hơn chính là ở quốc gia chúng ta đang
sinh sống Việt Nam cũng đã bước vào giai đoạn hội nhập sâu với thị trường quốc tế.
Khi mà việc cạnh tranh đang là câu chuyện ngày càng được quan trọng hóa như vậy thì câu
hỏi mà chúng ta nên đặt ra là “Nếu bất cứ doanh nghiệp nào cũng chỉ hướng tới giá trị lợi nhuận
thuần túy, thì những giá trị trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội sẽ được đặt vào đâu, và
những doanh nghiệp nào sẽ còn phát huy giá trị đó”. Từ nhiều khía cạnh xã hội, lợi ích, tài sản vô
hình… đối với doanh nghiệp. Một thuật ngữ chỉ riêng cho vấn đề này đó chính là CSR (Corporate
Social Responsibility) ra đời. Vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp lúc này được quan 9
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
tâm hơn bao giờ hết bởi mọi người, thế nên tại bài báo cáo này chúng tôi sẽ làm rõ lý do tại sao mà
mỗi doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ đều phải cần có trách nhiệm đối với xã hội. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
I.1. Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
Trách nhiệm xã hội luôn được xem là một sứ mệnh trong các chiến lược của các doanh
nghiệp toàn cầu, việc thực hiện và đảm bảo được trách nhiệm giữa doanh nghiệp với xã hội sẽ giúp
doanh nghiệp có thể phát triển bền vững hơn trên thị trường.
I.1.1. Công dân của doanh nghiệp (Corporate Citizenship)
Công dân doanh nghiệp đó chính là đang nói đến trách nhiệm của công ty đối với xã hội.
Mục đích của trách nhiệm này nhằm năng cao mức sống và chất lượng đời sống cho cộng đồng xã 10
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
hội xung quanh họ, nhưng điều này vẫn phải đáp ứng được việc đem lại nguồn lợi nhuận đều đặn cho các bên liên quan.
Hình 1. Corporate Citizenship.
Ngày nay, hầu hêt các doanh nghiệp hoạt động đều dựa trên trách nhiệm xã hội, khuyến
khích các nhà đầu tư, nhân viên, người tiêu dùng lên án các công ty không có trách nhiệm đối với xã hội.
Các doanh nghiệp đều có trách nhiệm đạo đức và pháp lý cơ bản. Nhưng để thành công phải
thiết lập các nền tảng vững chắc, đảm bảo được sự cân bằng giữa nhu cầu của các bên liên quan và
lợi ích của cộng đồng và môi trường trong khu vực xung quanh, điều này sẽ giúp cho công ty thu
hút thêm nhiều khách hàng, đặc biệt là lòng trung thành đối với thương hiệu và vị thế của công ty. 11
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
Hình 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) là một quan
điểm đã tạo tiền đề cho khái niệm của Công dân doanh nghiệp. Hay nói một cách khác, bổn phận
công dân của doanh nghiệp được dựa trên trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
I.1.2. Trách nhiệm xã hội (CSR – Corporate social responsibility)
Trách nhiệm xa hội doanh nghiệp là những đạo đức trong kinh doanh, những quy tắt mà
doanh nghiệp đó đưa ra, phải đảm bảo và cam kết thực hiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
cộng động, xã hội, người lao động và gia đình của họ, góp phần phát triển nền kinh tế bền vững.
CSR được xem là một điều kiện bất buộc giành cho các chiến lược của doanh nghiệp, nếu
doanh nghiệp đó muốn tồn tại và phát triển. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để định vị thương hiệu.
CSR TẠI Ở CÁC NƯỚC PHÁT STT CSR TẠI VIỆT NAM TRIỂN
Cụ thể hóa trách nhiệm của các doanh Các doanh nghiệp đã bắt đầu có những 1
nghiệp bằng những bộ tiêu chuẩn chất doanh nghiệp áp dụng nhưng con số này
lượng quốc tế như ISO 45001 và ISO là rất ít 26000
Bắt buộc đối với doanh nghiệp
Còn phụ thuộc vào sự tự giác của doanh 2 nghiệp 3
Có nền tảng, cộng đồng phát triển Cộng đồng doanh nghiệp thực hiện CSR
CSR rất vững mạnh và lâu đời
còn non trẻ và chưa nhiều mối liên kết lẫn 12
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu nhau
Bảng 1. So sánh nền tảng CSR Việt Nam và nước ngoài
Ở ngoài phạm vi Việt Nam, tính ở các nước bên ngoài, CSR phát triển rất mạnh. CSR được
các nhà nước phát triển theo các quy chuẩn rõ ràng, kỷ luật theo tiêu chuẩn quốc tế. Và những tiêu
chuẩn này đã được áp dụng cho rất nhiều hoạt động như giao thương, ngoại thương, các công ty đa
quốc gia đang kinh doanh tại quốc gia khác.
Ở phạm vi Việt Nam của nước ta thì chưa được phát triển nhiều và theo tiêu chuẩn cụ thể.
Tuy nhiên đã có rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam tự ý thức và đã thực hiện rất tốt điều này. Và
thực tế, điều này còn phải dựa trên rất nhiều về ý thức của từng doanh nghiệp Hình 3. CSR
Trước đây, trách nhiệm xã hội (CSR) được xem như một chính sách riêng của từng nội bộ
đặc ra, hoặc là một chiến lược trong kinh doanh mang tính đạo đức. Cho đến khi những bộ luật
quốc tế được phát triển, đồng thời nhiều tổ chức khác cũng thấy được lợi ích tiềm tàng của trách
nhiệm xã hội mang lại cho họ, từ đó thuật ngữ này được đẩy mạnh vươn ra khỏi việc chỉ được xem
là một sáng kiến hay lý tưởng cá nhân hay là của một ngành nghề kinh doanh nhất định. Sau quá
trình đó, trách nhiệm xã hội được hiểu như là một cách “Tự điều chính của doanh nghiệp”. 13
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
Trong khoản 1 thập kỷ gần đây, ý nghĩa trách nhiệm xã hội lại một lần nữa được thay đổi.
Hiện nay, trách nhiệm xã hội không còn mang tính tự nguyện dưới cấp độ của một cá thể, tổ chức
nữa, mà đã trở thành một chính sách bắt buộc phải có của các tổ chức ở tầm cỡ khu vực, quốc gia hay quốc tế.
I.1.3. Những vấn đề CSR doanh nghiệp cần thực hiện
CSR có thể liên quan đến các hoạt động như:
- Hợp tác với cộng đồng địa phương
- Đầu tư có trách nhiệm xã hội
- Phát triển mối quan hệ với nhân viên và khách hàng
- Bảo vệ môi trường và bền vững
Có rất nhiều hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp có thể thực hiện,
bằng cách này hoặc một cách khác để có thể vừa làm hài lòng xã hội vừa mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp. Ngoài ra các hoạt động của CSR có thể nâng cao tinh thần làm việc và tạo sự liên kết giữa
các thành viên trong công ty. Tuy nhiên, có bốn trách nhiệm quan trọng của CSR cần được thực
hiện để giữ vững sự phát triển và lợi ích lâu dài:
Đầu tiên, chúng tôi muốn kể đến đó chính là vấn đề trách nhiệm xã hội của những doanh
nghiệp đối với môi trường xung quanh. Mỗi công dân cần phải bảo vệ môi trường và những doanh
nghiệp cũng cần chung tay thực hiện điều đó. I.1.3.1.
Trách nhiệm xã hội về môi trường
Đây là một trách nhiệm hàng đầu của các doanh nghiệp cần thực hiện. Vì đây chính là điều
kiện ảnh hưởng đến sự tồn tại và sống còn của nhân loại. Ngày nay, mọi người càng dần quan tâm
hơn đến với vấn đề môi trường, cho nên các doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải chú tâm đến điều này. 14
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
Hình 4. Con người cần chung tay giúp thiên nhiên tươi đẹp hơn
Trách nhiệm này mang tính dài lâu, kiên trì và nhiều sự nổ lực từ tất các doanh nghiệp.
Nghiêm túc thực hiện để giảm thiểu tối đa các vấn đề thiệt hại đến môi trường. Các sự việc liên
quan đến vấn đề môi trường, nếu không thực hiện tốt thường đều bị người dân tẩy chay kịch liệt. I.1.3.2.
Trách nhiệm xã hội về đạo đức kinh doanh
Đây là trách nhiệm về việc nộp thuế của một doanh nghiệp. Nguồn tiền thuế mà doanh
nghiệp đóng cho Nhà nước sẽ là nguồn quỹ hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn. Đây là trách nhiệm
bắt buộc của doanh nghiệp.
Hình 5. Cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu
Ngoài ra còn cả về trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Đây chính là sự đại diện của thương
hiệu, uy tín và cũng chính là sức khoẻ và sự hài lòng của khách hàng. I.1.3.3.
Trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động
Đảm bảo rằng nhân viên được làm việc trong một môi trường anh toàn, chất lượng. Đây là
sự đối đãi giữa các đồng nghiệp với nhau, sự tôn trọng giữa nhân viên và sếp và ngược lại. 15
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
Hình 6. Phát triển nhân công lao động I.1.3.4.
Trách nhiệm xã hội về sự tương trợ lẫn nhau
Khi nền kinh tế lâm nguy, nếu bạn là chủ doanh nghiệp lớn, bạn cần thể hiện vai trò và vị thế
của một đàn anh trong nền công nghiệp. Đó có thể là sự giúp đỡ từ hiện kim cho đến hiện vật.
Không những vậy, bạn có thể đóng góp thường niên vào các quỹ phúc lợi xã hội cho các mảnh đời
khó khăn. Hoặc tổ chức giao lưu học hỏi phát triển về công nghệ, kỹ năng, hay đơn giản là các kiến
thức về SEO, affiliate marketing,… giữa các doanh nghiệp với nhau. Đó cũng là một trách nhiệm
xã hội mà công ty nên có.
Hình 7. Cộng đồng doanh nghiệp chung tay phát triển giá trị xã hội
Thực tế đã chứng minh được rằng nền tảng để tạo nên lý thuyết CSR được dựa trên Tháp
Caroll (Caroll Pyamid). Thông qua lý thuyết về tháp Caroll có thể thấy được rằng, mong muốn mà
xã hội đòi hỏi ở doanh nghiệp cao hơn nhiều so với những gì mà doanh nghiệp đang làm như tạo lợi
nhuận và tuân thủ pháp luật. 16
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
Hình 8. Tháp trách nghiệm của công dân
Tuy nhiên, thuật ngữ này có khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam và thực tế thì chưa được các
doanh nghiệp chú tâm đến. Nhiều doanh nghiệp còn cho rằng đây là một gánh nặng về chi phí.
Chẳng hạn như vụ việc về nhà máy Bột ngọt Vedan gây ra ở sông Thị Vải, sử dụng nguyên liệu hết
hạn của THP, hay gần đây hơn là vụ việc của nhà máy Formosa làm cá chết hàng loạt. 17
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
I.2. Các giai đoạn của bổn phận doanh nghiệp
. Một công ty có thể sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau. Một số đơn vị kinh doanh cũng có
thể là người đổi mới (ví dụ: trong sản xuất, công nghệ mới, vật liệu mới và / hoặc quy trình mới,
đang được giới thiệu do tuân thủ các tiêu chuẩn ISO) trong khi các bộ phận khác của doanh nghiệp
chỉ là các Nhà cung cấp dịch vụ (ví dụ: chức năng tài chính vẫn miễn cưỡng cung cấp bất kỳ dữ liệu
nào về kết quả hoạt động kinh doanh ngoài dữ liệu được yêu cầu về mặt pháp lý). Người ta có thể
lập luận rằng sự tiến bộ không đồng đều như vậy là không thể tránh khỏi khi các chỉ thị của Hội
đồng quản trị hoặc Giám đốc điều hành được phân chia thông qua công ty, các bộ phận khác nhau
của công ty thực hiện chỉ thị với tỷ lệ khác nhau.Và vì vậy chúng ta thấy rằng con đường trở thành
một doanh nghiệp có trách nhiệm phải được thương lượng theo từng giai đoạn.
Đã có một số nỗ lực thiết lập một mô hình phân loại công ty dựa trên sự tiến bộ của công ty
trên con đường trở thành một Doanh nghiệp có trách nhiệm. Maon, Lindgreen và Swaen cung cấp
một bản tóm tắt về một loạt các mô hình trong một bảng đơn giản. Danh sách của họ không đầy đủ,
ví dụ như bỏ qua năm "Giai đoạn của Công dân Doanh nghiệp" được mô tả bởi Mirvis và Googins;
(Sơ cấp, Tham gia, Sáng tạo, Tích hợp và Chuyển đổi) cũng như phân loại do Tuppen và Porritt
phát triển (xem bên dưới). Spitzeck đã nhóm các phương pháp tiếp cận học thuật khác nhau về
Trách nhiệm doanh nghiệp theo lăng kính hoặc quan điểm được sử dụng để phân tích: Lịch sử (thời
gian), Hiệu suất (hành vi), Cấu trúc, Nhận thức (động lực) hoặc Nhận thức về đạo đức (Tư duy).
Khi các công ty nhận ra các vấn đề những cái có ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội và họ
tìm cách giải quyết chúng. Nếu như các công ty có thể giải quyết ổn thoả những vấn đề này, họ sẽ
được hưởng một số lợi ích nhất định, chẳng hạn như khả năng giữ được khách hàng hài lòng, thu
hút vốn, tuyển dụng và giữ chân được những nhân viên tài năng. Để học được cách xác định và phát
triển năng lực giải quyết các mối quan tâm của xã hội đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự cam kết. Bên
cạnh đó, nhiệm vụ này cũng rất khó khăn vì nhiều vấn đề quan trọng khác nhau sẽ khác nhau đối
với nhiều thành viên của công chúng. Ví dụ các đề liên quan đến môi trường, hạnh phúc của người
lao động (trong nước hoặc quốc tế), công bằng cho khách hàng, và cũng như là sự tôn trọng cộng
đồng nơi mà công ty đang hoạt động. 18
Đề tài: Bổn phận công dân của doanh nghiệp toàn cầu
Hình 9. Các giai đoạn bồn phận của doanh nghiệp
I.2.1. Giai đoạn 1: Phòng thủ
Khi các công ty bị chỉ trích về một số vấn đề ở lần đầu tiên, họ sẽ có xu hướng chọn phương
án phòng thủ, thường là theo chủ nghĩa pháp lý. Họ thường sẽ bác bỏ những cáo buộc về hành vi sai
trái và cũng như là từ chối chịu trách nhiệm, cho rằng việc giải quyết vấn đề không phải là công
việc của họ. Là giai đoạn mà phản ứng của doanh nghiệp là một kiểu từ chối. "Điều này không liên
quan gì đến tôi hoặc công việc kinh doanh của tôi". Giai đoạn này được mô tả khác nhau là "Phản
ứng", "Phòng thủ" hoặc "Từ chối". Tuppen và Porritt gọi giai đoạn này là “Vi phạm pháp luật” và
nhắc nhở độc giả rằng “phần lớn các công ty vừa và nhỏ ở Anh vẫn không tuân thủ các quy định về môi trường cốt lõi”.
Dunphy bổ sung thêm một biến thể của sự từ chối gọi một nhóm là Kẻ trộm cắp - những
doanh nhân không có chút đạo đức nào nhìn thấy cơ hội để leo lên tàu và tận dụng phong trào mới.
Một ví dụ về Thợ săn lén lút của Dunphy có thể là các nhà tư vấn đã cung cấp chứng chỉ ISO26000
rất lâu trước khi ISO26000 thực sự được phê duyệt. 19