Đề tài “Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự” | Pháp luật đại cương | Đại học Ngoại thương

Đề tài “Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự” của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

lOMoARcPSD|45470368
MoARcPSD|4547036
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
_____***___
__
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
CỦA LUẬT DÂN SỰVIỆT NAM
Sinh viên thực
hiện:
SV:
Lớp:
Lớp 4n chỉ:
PLU111.BS
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh
Thủy
Hà Nội -
12/2021
lOMoARcPSD|45470368
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật đối với hội hiện nay cùng quan trọng mọi quốc gia trên thế giới.
Cùng với việc xây dựng một nhà nước kiểu mới, hệ thống pháp luật cũng nhanh chóng được
cải cách để phù hợp, củng cố, bảo vệ phát triển những thay đổi bản của hội trong
quá trình phát triển. Bên cạnh đó, nước Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn đề cao
vai trò của “Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa” như vậy việc thượng tôn pháp luật
vấn đề tất yếu. Trong hệ thống pháp luật hiện đại, những khía cạnh của học thuyết về luật
Dân sự đã tự chứng minh được ưu thế của nó. Luật Dân sự vai trò quan trọng, góp phần
vào nâng cao tính thiết thực, đầy đủ mọi khía cạnh của pháp luật. Qua bài tiểu luận em được
giao nhiệm vụ với đề tài “Đối tượng phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự”, em
mong bản thân có kiến thức và hiểu sâu sắc hơn về luật dân sự.
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đưa ra cái nhìn khái quát về luậtn sự phân tích
về “Đối tượng phương pháp điều chỉnh của luật dân sự”. Từ đó nâng cao nhận thức của
bản thân và hiểu sâu sắc hơn về cách vận hành của xã hội cùng với luật dân sự.
III. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận được chia thành 3 nội dung chủ yếu:
- Khái quát về luật dân sự
- Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
- Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
lOMoARcPSD|45470368
Trong quá trình viết không thể tránh khỏi sai sót nên em kính mong nhận được sự góp ý,
chỉnh sửa của cô và các bạn để bài tiểu luận này thêm phần hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT DÂN SỰ
Hệ thống pháp luật Việt Nam đa dạng về ngành mỗi ngành luật đều một vị trí
vai trò nhất định. Trong số đó điển hình ngành luật Dân sự được xem như nền tảng cho
các quan hệ hội bản. Luật Dân sựhiện đại xuất hiện từ nhiều thế kỷ sau khi phát triển
luật pháp. Ở thế kỷ XVIII và XIX, luật Dân sự Châu Âu dựa trên nền tảng của luật La Mã đã
xem khái niệm về quyền cá nhân và công dân là trọng tâm của các cuộc cách mạng về tự do.
Trong hệ thống luật pháp Việt Nam, luật Dân sự một ngành độc lập thế việc ra đời
tồn tại của kết quả lâu dài của lịch sử lập pháp. Luật Dân sự Việt Nam đã trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau với từng thời kỳ mang những nét đặc trưng riêng biệt ngày
càng trở nên đầy đủ và hoàn thiện để có thể đáp ứng nhu cầu từ thực tiễn đời sống.
I. Khái quát luật Dân sự
1. Khái niệm luật Dân sự
Luật Dân sự được coi luật gốc của hệ thống những văn bản đạo luật luật gốc
của luật tư. Trong khoa học pháp lý, khái niệm luật Dân sđược hiểu dưới các góc độ: một
bộ phận của hệ thống pháp luật nhà nước Việt Nam, một ngành khoa học pháp lý, một môn
học thuộc chương trình đào tạo đại học, cao đẳng,… Ngành luật dân sự quy định cách chuẩn
mực pháp cho cách ứng xử của các chủ thể trong giao lưu dân sự nhằm bảo đảm sự ổn
định và lành mạnh hoá các quan hệ dân sự trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường.
Ta thể hiểu luật Dân sự một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam
bởi nó có khái niệm riêng, hệ thống các nguyên tắc đặc thù, đối tượng điều chỉnh và phương
pháp điều chỉnh riêng, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật Dân sự do Nhà nước ban
hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc liên
lOMoARcPSD|45470368
quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng
pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người
tham gia quan hệ đó. Để thể hiểu hơn về khái niệm luật Dân sự trước hết ta phải tìm
hiểu về đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự.
II. Nội dung và quá trình phát triển của luật Dân sự hiện đại
1. Nội dung khái quát của luật Dân sự
“Luật Dân sgồm các nguyên tắc bản nhiều chế định khác nhau như: chế định
tài sản quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ dân sự hợp đồng dân sự, chế định nghĩa vụ
hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không căn cứ pháp luật; chế
định thực hiện công việc không ủy quyền; chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
chế định thừa kế; chế định chuyển quyền sử dụng đất; chế định quyền sở hữu trí tuệ
chuyển giao công nghệ. Mỗi chế định của luật Dân sựđều có những nguyên tắc riêng trên cơ
sở những nguyên tắc bản những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng
phù hợp với chế định đó.” (Luật minh khuê)
2. Quá trình phát triển của luật Dân sự hiện đại
Quá trình phát triển của pháp luật Dân sự Việt Namthể được chia thành ba giai đoạn
gồm: giai đoạn của luật cổ, giai đoạn của Luật cận đại giai đoạn của Luật hiện đại. Từ
năm 1945 giai đoạn hình thành nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hình thức thể hiện luật
Dân sự ngày càng rõ ràng. Cụ thể, Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm
1996 được thi hành trong 10 năm đã nhiều hạn chế bất cập, nên sau đó Bộ luật Dân sự
2005 được Quốc hội Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực
từ 01/01/2006. Bluật Dân s2005 đổi mới dựa trên sở của Bộ luật 1995 đã thể hiện
hơn nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể trong quan
hệ dân sự, giảm bớt sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào các quan hệ dân sự. Ngày
24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII đã thông qua Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, được Chủ tịch nước lệnh công bố
ngày 08/12/2015 hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Bộ Luật dân sự 2015 Bộ
Luật đang hiệu lực áp dụng hiện nay, gồm 6 phần, 27 chương, 689 điều. Bộ luật Dân
lOMoARcPSD|45470368
sự 2015 ra đời với nhiều đổi mới về nhận thức phù hợp thực tiễn, hoàn thiện chế điều
chỉnh quan hệ dân sự, xây dựng nền tảng pháp lý thống nhất, thực hiện, bảo vệ quyền dân sự
về nhân thân, tài sản của cá nhân, pháp nhân, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ hội nhập quốc tế.
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam gồm nhiều
ngành luật, điều chỉnh những lĩnh vực quan hệ hội nhất định phần đa dạng phức
tạp. Những nhóm quan hệ hội do một ngành luật điều chỉnh được gọi đối tượng điều
chỉnh của ngành luật đó. Pháp luật Dân sự phạm vi đối tượng điều chỉnh rất rộng nên
rất nhiều quy định. Ngay đoạn đầu của các bộ luật hoặcn bản luật ta thể thấy ngay
đó chính là đối tượng điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh được hiểu là ghi nhận quan hệ xã hội
đó bằng pháp luật, hướng dẫn cách xử sự của các bên tham gia quan hệ hội đó bảo vệ
khi quan hệ xã hội đó bị xâm hại.
Căn cứ vào điều 1 Bộ luật Dân sự 2015 “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của
cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc
lập về tài sản tự chịu trách nhiệm”. Với quy định được ghi trong Bộ luật, phạm vi điều
chỉnh được bao gồm đến cả các quan hệ thuộc linh vực luật trở thành luật chung điều
chỉnh các quan hệ tài sản. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật những đặc điểm chung
như:
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật những quan hệ hội trong đó thể hiện xử s
của con người.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ những quan hệ hội nào pháp luật
thể tác động được chứ không phải tất cả quan hệ xã hội.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật những quan hệ hội trong kinh tế - chính
trị, hội nhất định đòi hỏi một cách khách quan phải được điều chỉnh bằng pháp
luật.
lOMoARcPSD|45470368
Bên cạnh điểm chung đó đối tượng điều chỉnh cũng khác biệt với nhau được chia
thành hai nhóm, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong quan hệ hôn nhân gia đình,
thừa kế, kinh doanh thương mại, dân sự,… mà chúng ta gói gọn trong quan hệ dân sự.
I. Quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự
Nhóm quan hệ tài sản được coi là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật Dân sự.
1. Khái niệm quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản những quan hệ ý chí phát sinh giữa các chủ thể gắn liền với tài sản
nhất định thể hiện dưới dạng này hoặc dạng khác. Quan hệ tài sản không chỉ giới hạn
những vật tri còn hàm chứa nội dung hội những quan hệ hội liên quan đến
một tài sản. Tài sản theo quy định của điều 105 Bộ luật Dân sự 2015: “1. Tài sản là vật, tiền,
giấy tờ giá quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản động sản. Bất động sản
và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Vật: vật được coi tài sản những vật trênt đó chủ thể của quan hệ pháp luật
xác lập được các quyền cho phép khai thác lợi ích vật chất từ vật và lợi ích đó có giá
trị tiền tệ. Nói cách khác, vật hữu hình trở thành tài sản khi được pháp hóa
thành các quyền định giá được bằng tiền.
Tiền: được coi vật nhưng được xếp vào loại hàng hóa đặc biệt. Tiền phải do
quan nhà nước ban hành, có giá trị quy đổi và lưu thông trên thị trường. Lưu ý tiền cổ
không có giá trị lưu thông tại thời điểm hiện tại nên được coi là vật.
Giấy tờ giá: loạii sản đặc biệt do Nhà nước hoặc Chính phủ, Ngân hàng hay
Kho bạc phát hành theo trình tự nhất định. dụ: séc, cổ phiểu, trái phiếu,… dụ:
Mỗi cố phiểu có trị giá là 35.000 VNĐ hoặc trái phiếu năm 2004 mệnh giá
50.000VNĐ
Quyền tài sản: quyền trị giá được bằng tiền thể chuyển giao trong giao dịch
dân sự. Những quan hệ tài sản do luật Dân sự điều chỉnh bao gồm:
Quan hệ về quyền sở hữu
lOMoARcPSD|45470368
Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Quan hệ về thừa kế
Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất
Quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
→ Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh những quan hệ có ý chí phát sinh giữa người
với người gắn liền với tài sản và mang tính chất hàng hóa tiền tệ.
Quan hệ tài sản không chỉ bao gồm vật thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
còn bao gồm cả việc dịch chuyển những tài sản đó từ chủ thể này sang chủ thể khác,
quyền yêu cầu của một hay nhiều chủ thể nghĩa vụ tương ứng của các quyền yêu cầu đó
của một hay nhiều chủ thể khác trong quan hệ nghĩa vụ cũng được coi là quan hệ tài sản.
Các quan hệ tài sản rất đa dạng, phong phú bởi các yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó:
chủ thể, khách thể, nội dung của các quan hệ. Ngoài ra, quan hệ tài sản đối tượng điều
chỉnh của nhiều ngành luật : luật nhà nước ,luật hành chính ,luật tài chính , luật đất đai, luật
dân sự... ở một phạm vi, mức độ nhất định, bằng phương pháp đặc thù của mình.
2. Đặc điểm của quan hệ tài sản
Thứ nhất, về tính chất quan hệ tài sản quan hệ giữa người với người gắn với tài sản.
một quan hệ hội phát sinh giữa người này người khác liên quan đến một tài sản
nhất định. dụ: Hoa cho Lan mượn xe, khi đó Hoa đã chuyển giao quyền sử dụng xe cho
Lan.
Thứ hai, quan hệ tài sản là quan hệ có ý chí. Mỗi chủ thể tham gia vào một quan hệ kinh
tế cụ thể đều đặt ra những mục đích vớiu cầu, động nhất định. thế các bên chủ
thể thể thể hiện suy nghĩ, mục đích của mình nhưng phải phù hợp với ý chí của Nhà
nước. Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật n sự tác động lên các quan hệ kinh tế,
hướng cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi theo ý chí của Nhà nước.
Thứ ba, đó quan hệ mang tính chất hàng hóa, tiền tệ. Đặc điểm này khiến quan hệ tài
sản sự khác biệt rệt so với quan hệ nhân thân. Tính chất của tài sản giá trị phải
lOMoARcPSD|45470368
được quy bằng tiền. Trong hình kinh tế hiện nay sản xuất hàng hóa dịch vụ để trao
đổi, mua bán là cách thể hiện rõ của đặc điểm này. Tài sản là đối tượng và cũng là khách thể
của quan hệ tài sản phải trị giá được thành tiền thể chuyển giao thông qua các giao
dịch dân sự. Do vậy, các quan hệ tài sản này cũng không nằm ngoài sự chi phối của quy luật
hàng hoá - tiền tệ. Cần lưu ý rằng không phải bất kỳ quan hệ tài sản nào mang tính chất hàng
hóa tiền tệ đều do pháp luật dân sự điều chỉnh. Ví dụ: quan hệ tài sản phát sinh liên quan đến
việc thu và nộp thuế do pháp luật tài chính điều chỉnh.
Thứ tư, thường có sự đền bù ngang giá lợi ích vật chất đối với các chủ thể tham gia quan
hệ. Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hoá và tiền tệ, là đặc
trưng của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Thường được biểu hiện qua các hình thức như
sau:
Đổi tài sản lấy tài sản (qua việc trao đổi là chủ yếu) Đổi tài sản lấy
một khoản tiền (hoạt động mua bán)
Đổi khoản tiền lấy dịch vụ hoặc tài sản. dụ: trả phí cho dịch vụ
đám đình,..
Tuy nhiên cũng có quan hệ tài sản không có sự đền bù ngang giá như: quan hệ thừa kế, quan
hệ tặng không điều kiện, sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật,…
| 1/8

Preview text:

MoARcPSD|4547036

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT

_____***_____

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

CỦA LUẬT DÂN SỰVIỆT NAM

Sinh viên thực hiện:

Mã SV:

Lớp:

Lớp tín chỉ: PLU111.BS

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Thủy

Hà Nội - 12/2021

LỜI MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Pháp luật đối với xã hội hiện nay là vô cùng quan trọng ở mọi quốc gia trên thế giới. Cùng với việc xây dựng một nhà nước kiểu mới, hệ thống pháp luật cũng nhanh chóng được cải cách để phù hợp, củng cố, bảo vệ và phát triển những thay đổi cơ bản của xã hội trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn đề cao vai trò của “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” như vậy việc thượng tôn pháp luật là vấn đề tất yếu. Trong hệ thống pháp luật hiện đại, những khía cạnh của học thuyết về luật Dân sự đã tự chứng minh được ưu thế của nó. Luật Dân sự có vai trò quan trọng, góp phần vào nâng cao tính thiết thực, đầy đủ mọi khía cạnh của pháp luật. Qua bài tiểu luận em được giao nhiệm vụ với đề tài “Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự”, em mong bản thân có kiến thức và hiểu sâu sắc hơn về luật dân sự.

  1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra cái nhìn khái quát về luật Dân sự và phân tích về “Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự”. Từ đó nâng cao nhận thức của bản thân và hiểu sâu sắc hơn về cách vận hành của xã hội cùng với luật dân sự.

  1. Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận được chia thành 3 nội dung chủ yếu:

  • Khái quát về luật dân sự
  • Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
  • Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

Trong quá trình viết không thể tránh khỏi sai sót nên em kính mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô và các bạn để bài tiểu luận này thêm phần hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT DÂN SỰ

Hệ thống pháp luật Việt Nam đa dạng về ngành và mỗi ngành luật đều có một vị trí và vai trò nhất định. Trong số đó điển hình là ngành luật Dân sự – được xem như nền tảng cho các quan hệ xã hội cơ bản. Luật Dân sựhiện đại xuất hiện từ nhiều thế kỷ sau khi phát triển luật pháp. Ở thế kỷ XVIII và XIX, luật Dân sự Châu Âu dựa trên nền tảng của luật La Mã đã xem khái niệm về quyền cá nhân và công dân là trọng tâm của các cuộc cách mạng về tự do. Trong hệ thống luật pháp Việt Nam, luật Dân sự là một ngành độc lập vì thế việc ra đời và tồn tại của nó là kết quả lâu dài của lịch sử lập pháp. Luật Dân sự Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với từng thời kỳ mang những nét đặc trưng riêng biệt và ngày càng trở nên đầy đủ và hoàn thiện để có thể đáp ứng nhu cầu từ thực tiễn đời sống.

I. Khái quát luật Dân sự

1. Khái niệm luật Dân sự

Luật Dân sự được coi là luật gốc của hệ thống những văn bản và đạo luật và là luật gốc của luật tư. Trong khoa học pháp lý, khái niệm luật Dân sự được hiểu dưới các góc độ: một bộ phận của hệ thống pháp luật nhà nước Việt Nam, một ngành khoa học pháp lý, một môn học thuộc chương trình đào tạo đại học, cao đẳng,… Ngành luật dân sự quy định cách chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể trong giao lưu dân sự nhằm bảo đảm sự ổn định và lành mạnh hoá các quan hệ dân sự trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường.

Ta có thể hiểu luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bởi nó có khái niệm riêng, hệ thống các nguyên tắc đặc thù, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật Dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó. Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm luật Dân sự trước hết ta phải tìm hiểu về đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự.

II. Nội dung và quá trình phát triển của luật Dân sự hiện đại

  1. Nội dung khái quát của luật Dân sự

“Luật Dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có nhiều chế định khác nhau như: chế định tài sản và quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; chế định thực hiện công việc không có ủy quyền; chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định thừa kế; chế định chuyển quyền sử dụng đất; chế định quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Mỗi chế định của luật Dân sựđều có những nguyên tắc riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản và có những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó.” (Luật minh khuê)

  1. Quá trình phát triển của luật Dân sự hiện đại

Quá trình phát triển của pháp luật Dân sự Việt Nam có thể được chia thành ba giai đoạn gồm: giai đoạn của luật cổ, giai đoạn của Luật cận đại và giai đoạn của Luật hiện đại. Từ năm 1945 – giai đoạn hình thành nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hình thức thể hiện luật Dân sự ngày càng rõ ràng. Cụ thể, Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm

1996 được thi hành trong 10 năm đã có nhiều hạn chế bất cập, nên sau đó Bộ luật Dân sự 2005 được Quốc hội Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ 01/01/2006. Bộ luật Dân sự 2005 đổi mới dựa trên cơ sở của Bộ luật 1995 đã thể hiện rõ hơn nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể trong quan hệ dân sự, giảm bớt sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào các quan hệ dân sự. Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Bộ Luật dân sự 2015 là Bộ Luật đang có hiệu lực áp dụng hiện nay, gồm có 6 phần, 27 chương, 689 điều. Bộ luật Dân sự 2015 ra đời với nhiều đổi mới về nhận thức phù hợp thực tiễn, hoàn thiện cơ chế điều chỉnh quan hệ dân sự, xây dựng nền tảng pháp lý thống nhất, thực hiện, bảo vệ quyền dân sự về nhân thân, tài sản của cá nhân, pháp nhân, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ hội nhập quốc tế.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ

Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm nhiều ngành luật, điều chỉnh những lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định có phần đa dạng và phức tạp. Những nhóm quan hệ xã hội do một ngành luật điều chỉnh được gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Pháp luật Dân sự có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rất rộng nên có rất nhiều quy định. Ngay đoạn đầu của các bộ luật hoặc văn bản luật ta có thể thấy ngay đó chính là đối tượng điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh được hiểu là ghi nhận quan hệ xã hội đó bằng pháp luật, hướng dẫn cách xử sự của các bên tham gia quan hệ xã hội đó và bảo vệ khi quan hệ xã hội đó bị xâm hại.

Căn cứ vào điều 1 Bộ luật Dân sự 2015 “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm”. Với quy định được ghi trong Bộ luật, phạm vi điều chỉnh được bao gồm đến cả các quan hệ thuộc linh vực luật tư và trở thành luật chung điều chỉnh các quan hệ tài sản. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật có những đặc điểm chung như:

  • Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là những quan hệ xã hội trong đó thể hiện xử sự của con người.
  • Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ là những quan hệ xã hội nào mà pháp luật có thể tác động được chứ không phải tất cả quan hệ xã hội.
  • Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là những quan hệ xã hội mà trong kinh tế - chính trị, xã hội nhất định đòi hỏi một cách khách quan phải được điều chỉnh bằng pháp luật.

Bên cạnh điểm chung đó đối tượng điều chỉnh cũng khác biệt với nhau và được chia thành hai nhóm, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong quan hệ hôn nhân gia đình, thừa kế, kinh doanh thương mại, dân sự,… mà chúng ta gói gọn trong quan hệ dân sự.

I. Quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự

Nhóm quan hệ tài sản được coi là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật Dân sự.

  1. Khái niệm quan hệ tài sản

Quan hệ tài sản là những quan hệ có ý chí phát sinh giữa các chủ thể gắn liền với tài sản nhất định thể hiện dưới dạng này hoặc dạng khác. Quan hệ tài sản không chỉ giới hạn ở những vật vô tri mà còn hàm chứa nội dung xã hội là những quan hệ xã hội liên quan đến một tài sản. Tài sản theo quy định của điều 105 Bộ luật Dân sự 2015: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

 Vật: vật được coi là tài sản là những vật mà trên vât đó chủ thể của quan hệ pháp luật xác lập được các quyền cho phép khai thác lợi ích vật chất từ vật và lợi ích đó có giá trị tiền tệ. Nói cách khác, vật hữu hình trở thành tài sản khi nó được pháp lý hóa thành các quyền định giá được bằng tiền.

    • Tiền: được coi là vật nhưng được xếp vào loại hàng hóa đặc biệt. Tiền phải do cơ quan nhà nước ban hành, có giá trị quy đổi và lưu thông trên thị trường. Lưu ý tiền cổ không có giá trị lưu thông tại thời điểm hiện tại nên được coi là vật.
    • Giấy tờ có giá: là loại tài sản đặc biệt do Nhà nước hoặc Chính phủ, Ngân hàng hay Kho bạc phát hành theo trình tự nhất định. Ví dụ: séc, cổ phiểu, trái phiếu,… Ví dụ: Mỗi cố phiểu có trị giá là 35.000 VNĐ hoặc trái phiếu năm 2004 mệnh giá

50.000VNĐ

    • Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Những quan hệ tài sản do luật Dân sự điều chỉnh bao gồm:
    • Quan hệ về quyền sở hữu
    • Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
    • Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
    • Quan hệ về thừa kế
    • Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất
    • Quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

→ Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ có ý chí phát sinh giữa người với người gắn liền với tài sản và mang tính chất hàng hóa tiền tệ.

Quan hệ tài sản không chỉ bao gồm vật thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà còn bao gồm cả việc dịch chuyển những tài sản đó từ chủ thể này sang chủ thể khác, quyền yêu cầu của một hay nhiều chủ thể và nghĩa vụ tương ứng của các quyền yêu cầu đó của một hay nhiều chủ thể khác trong quan hệ nghĩa vụ cũng được coi là quan hệ tài sản.

Các quan hệ tài sản rất đa dạng, phong phú bởi các yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó: chủ thể, khách thể, nội dung của các quan hệ. Ngoài ra, quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật : luật nhà nước ,luật hành chính ,luật tài chính , luật đất đai, luật dân sự... ở một phạm vi, mức độ nhất định, bằng phương pháp đặc thù của mình.

  1. Đặc điểm của quan hệ tài sản

Thứ nhất, về tính chất quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người gắn với tài sản. Là một quan hệ xã hội phát sinh giữa người này và người khác liên quan đến một tài sản nhất định. Ví dụ: Hoa cho Lan mượn xe, khi đó Hoa đã chuyển giao quyền sử dụng xe cho Lan.

Thứ hai, quan hệ tài sản là quan hệ có ý chí. Mỗi chủ thể tham gia vào một quan hệ kinh tế cụ thể đều đặt ra những mục đích và với yêu cầu, động cơ nhất định. Vì thế các bên chủ thể có thể thể hiện suy nghĩ, mục đích của mình nhưng phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật dân sự tác động lên các quan hệ kinh tế, hướng cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi theo ý chí của Nhà nước.

Thứ ba, đó là quan hệ mang tính chất hàng hóa, tiền tệ. Đặc điểm này khiến quan hệ tài sản có sự khác biệt rõ rệt so với quan hệ nhân thân. Tính chất của tài sản là giá trị và phải được quy bằng tiền. Trong mô hình kinh tế hiện nay sản xuất hàng hóa và dịch vụ để trao đổi, mua bán là cách thể hiện rõ của đặc điểm này. Tài sản là đối tượng và cũng là khách thể của quan hệ tài sản phải trị giá được thành tiền và có thể chuyển giao thông qua các giao dịch dân sự. Do vậy, các quan hệ tài sản này cũng không nằm ngoài sự chi phối của quy luật hàng hoá - tiền tệ. Cần lưu ý rằng không phải bất kỳ quan hệ tài sản nào mang tính chất hàng hóa tiền tệ đều do pháp luật dân sự điều chỉnh. Ví dụ: quan hệ tài sản phát sinh liên quan đến việc thu và nộp thuế do pháp luật tài chính điều chỉnh.

Thứ tư, thường có sự đền bù ngang giá lợi ích vật chất đối với các chủ thể tham gia quan hệ. Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hoá và tiền tệ, là đặc trưng của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Thường được biểu hiện qua các hình thức như sau:

  • Đổi tài sản lấy tài sản (qua việc trao đổi là chủ yếu)  Đổi tài sản lấy một khoản tiền (hoạt động mua bán)
  • Đổi khoản tiền lấy dịch vụ hoặc tài sản. Ví dụ: trả phí cho dịch vụ đám đình,..

Tuy nhiên cũng có quan hệ tài sản không có sự đền bù ngang giá như: quan hệ thừa kế, quan hệ tặng không điều kiện, sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật,…