-
Thông tin
-
Quiz
Đề tài: Kinh tế phát triển có thể song hành với bảo vệ môi trường - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Kinh tế phát triển có thể song hành với bảo vệ môi trường - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Đề tài: Kinh tế phát triển có thể song hành với bảo vệ môi trường - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Kinh tế phát triển có thể song hành với bảo vệ môi trường - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
Đề tài: Kinh tế phát triển có thể song hành với bảo vệ môi trường GIỚI THIỆU
Theo [CITATION Học \l 1033 ], môi trường được định nghĩa là những gì đang hiện
diện xung quanh cuộc sống chúng ta, đó có thể là vật vô tri, vô giác như nhà, cửa,
sông, suối, đất, trời,… hay những thứ có giác quan và linh hồn như động vật, thực vật.
Và yếu tố môi trường mà chúng tôi muốn nói đến trong việc bảo vệ đó chính những
thứ liên quan đến tự nhiên, chúng có sẵn và tồn tại khắp mọi nơi.
Theo [ CITATION Hla16 \l 1033 ] nền kinh tế được gọi là phát triển khi nó trải qua
quá trình thay đổi chuyển mình, từ nền kinh tế sơ khai, đơn giản, có GDP thấp thành
một nền kinh tế phức tạp, thịnh vượng. Thông thường, các nước này thường có tầm
ảnh hưởng lớn với những nước còn lại.
Môi trường và kinh tế là hai sợi dây đan xen với nhau, ở đó chúng tác động qua lại tạo
nên những kết quả khác nhau, có thể tốt hoặc xấu đều do phần lớn mục đích và cách
mà con người vận hành nền kinh tế. Môi trường không chỉ sản sinh cho các doanh
nghiệp những trái ngon, quả ngọt mà nó còn là một vấn đề lớn mang rủi ro cao. Chất
thải sau khi sản xuất ra thành phẩm có thể là nổi ám ảnh kinh hoàng đến không chỉ
riêng doanh nghiệp mà còn những người dân nếu chúng không được xử lý sai cách.
Hay thiên tai diễn ra, bằng một cách vô tình, thiên nhiên đã giáng một đón “chí mạng”
đến các công ty bảo hiểm, chủ đầu tư, dịch vụ vận chuyển,… gây thiệt hại đến hàng tỷ
đồng,… [ CITATION Rog04 \l 1033 ] Nhờ vào những gì có sẵn trong tự nhiên, chúng
ta đã chinh phục và biến thiên nhiên thành một thứ sở hữu. Con người khai thác, biến
đổi và tạo ra những sản phẩm chỉ để thỏa mãn nhu cầu cho chính mình mà đánh mất đi
những thứ vốn từng thuộc về thế giới tự nhiên [ CITATION Bil \l 1033 ]. Một câu hỏi
đặt ra, nếu tình trạng cứ thế tiếp diễn, con người tiếp tục khai thác, kinh tế tiếp tục phát
triễn dựa trên nguồn lực sẵn có của tự nhiên mà quên mất một việc tối quan trọng là
bảo vệ môi trường, chuyện gì sẽ xảy ra? Thực sự giữa cho và nhận, giữa việc kinh tế
phát triển và môi trường được bảo vệ có thực sự cân bằng hay không? Đó chính là lý
do mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài này để khai thác và làm bài luận cuối kỳ. [CITATION Gio01 \l 1033 ]
Theo quan điểm truyền thống, tăng trưởng kinh tế được coi là đồng nghĩa với suy thoái
môi trường nhưng với cách tiếp cận ngày này, với những vấn đề diễn ra và những giải
pháp tân tiến, khái niệm thế nào là kinh tế bền vững ra đời và chúng tôi tin rằng, duy
trì việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai việc song hành và chúng có thể đi đôi cùng một lúc.
QUAN ĐIỂM VỀ ĐỀ TÀI
I.1. Quan điểm 1: Tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn
Mọi vật tồn tại ở thiên nhiên mà con người chúng ta không thể tạo ra được là những
hữu hạn. Không khí và môi trường là tài nguyên hữu hạn ấy, tuy rằng con người không
thể tạo ra một môi trường mới nhưng có thể giúp chúng phục hồi. Các công ty, doanh
nghiệp nhất là các lĩnh vực về công nghiệp khi vận hành sẽ thải ra nhiều CO2, chất
thải công nghiệp…gây tác hại lớn đến môi trường và nếu không cách xử lý môi trường
sẽ nhiều năm để có thể phục hồi.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển, có mức độ tăng trưởng mỗi năm đều tăng,
các doanh nghiệp công nghiệp cũng tăng đều, tuy nhiên trách nhiệm bảo vệ môi trường
và ý thức về doanh nghiệp đối với môi trường đã tăng lên rất nhiều. Việt nam thuộc
nhóm các quốc gia nguồn gốc công nghệ bảo vệ mội trường. Theo “Nguồn góc xuất sứ
của các công nghệ xử lý chất thải năm 2015” Việt Nam xếp vị trí thứ 2 sau Mỹ. có thể
thấy nền kinh tế phát triển cũng làm con người quan tâm hơn về môi trường cũng như
tạo ra các hoạt công nghệ xử lý chất thải, phục hồi môi trường tốt hơn.
Môi trường và kinh tế là các yếu tố cần song hành lẫn nhau, khi nền kinh tế đã đạt một
mức tăng trưởng cao con người sẽ tạo ra hoặc tìm cách mua lại các công nghệ giúp
môi trường cải thiện, xử lý tình trạng môi trường, xử lý các chất thải… Kinh tế phát
triển là tiền đề của sự ra đời các biện pháp giúp bảo vệ, phục hồi tình trạng xấu của môi trường.
Kết luận của báo cho cho rằng: “Khi kinh tế phát triển ở những giai đoạn đầu tiên, nó
làm ảnh hưởng gia tăng nồng độ CO2 trong không khi, tuy nhiên khi đạt được mức
nhất định nào đó, lượng chất thải giảm đinh và phục hồi lại môi trường. Qua số liệu
nghiên cứu và báo cáo kết luận đưa ra kết luận “môi trường luôn song hành và bổ trợ
cho sự phát triển cho nền khinh tế, và bổ trợ lẫn nhau”.
I.2. Quan điểm 2: Kinh tế và môi trường phải gắn liền lẫn nhau
Hiện nay, trong thế kỉ 21, đại đa số hầu hết ngành nông/công nghiệp hay thậm chí dịch
vụ hầu hết đều là những sản phẩm hiện hữu hoặc không hiện hữu nhưng xoay quanh
các sản phẩm hiện hữu. Nói một cách dễ hiểu hơn, các sản phẩm vật thể đều có phần
nào các nguồn gốc đến từ môi trường hoặc sử dụng không gian, không khí, nước,
đất, ... nhằm làm chất trung gian tạo nên sản phẩm hiện hữu. Đối với các sản phẩm phi
không hiện hữu, giá trị của chúng vẫn được gắn liền với các hàng hóa hiện hữu như
các ngành về dịch vụ giải trí đa lĩnh vực.
Môi trường là cơ sở cho những nguồn tài nguyên dồi dào, tuy nhiên, nó không phải là
vô hạn. Tiêu biểu hiện nay là dầu. Dầu được cho rằng sẽ biến mất trong thời gian tiếp
theo. Dầu là một sản phẩm giá rẻ, số lượng lớn, dễ mua và dễ bán, tuy nhiên, khi trữ
lượng dầu giá rẻ của chúng ta đang cạn kiệt, chúng ta phải đối mặt với chế tạo dầu từ
những hàng hóa bằng cách thức đắt tiền hơn, từ đó giảm nguồn cung (PennState, n.
d.). Tuy chính phủ và các tập đoàn đã, đang, và sẽ giới thiệu các giải pháp để bảo vệ
cuộc sống con người và động vật, chúng ta không thể khống đồng ý với sức tàn phá
của kinh tế. Đứng đầu danh sách để lại những hậu quả tiêu cực với chất lượng cuộc
sống là ngành nông nghiệp và đa dụng (Muller, 2011).
Hiện nay, tuy giải pháp để hạn chế hóa các tổn thất đối với môi trường đã được nhiều
chuyên gia đề ra, việc áp dụng là một bước cản trong quá trình áp dụng chúng. Việc
tăng chi phí lên bảo vệ môi trường sẽ khiến mức giá cơ bản của hàng hóa tăng, từ đó
thay đổi nhu cầu và sản xuất của thị trường.
“Theo The Guardian, Chính phủ New Zealand sẽ bắt buộc các cơ quan vận tải
công cộng mua xe bus không khí thải nhằm bảo vệ môi trường từ năm 2025.
Chính phủ sẽ tài trợ 50 triệu USD trong vòng bốn năm cho các hoạt động hỗ trợ
việc chuyển đổi sang xe bus không khí thải.” (Báo Thời Nay, 2021).
Về phía kinh tế, các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi có thể áp dụng dần phương
pháp trồng thủy canh với mục tiêu song hành: bảo vệ môi trường và đảm bảo
chất lượng sống của con người.
Một bài nghiên cứu của Charfeddine, Al-Mark, và Al Kobi chỉ ra rằng, giữa môi
trường và lượng tiêu thụ điện năng có mối liên hệ ngược chiều. Tuy nhiên, việc
tạo ra các chính sách cân bằng ở 2 phía là vô cùng quan trọng nhằm hạ thấp khí
CO2 được tạo mới đồng thời không khiến kinh tế đi xuống.
Vì thế, tuy kinh tế luôn được xem là ảnh hưởng đối với môi trường, việc kinh tế và
môi trường cùng nhau hỗ trợ phát triển là việc không thể thiếu. Kinh tế được lợi ích rất
nhiều từ các sản phẩm mang tính chất hữu hạn của môi trường vì thế các hành vi nhằm
giảm thiểu tác động của kinh tế lên môi trường cũng như phát triển cần được đặt lên hàng đầu.
LÝ DO ỦNG HỘ QUAN ĐIỂM
I.3. Lý do 1: Nếu kinh tế phát triển mà không đi đôi với việc bảo vệ môi trường,
hậu quả đã, đang và sẽ xảy ra rất nghiêm trọng
Khi kinh tế ngày một đi lên thì những yếu tố khác phát sinh, trong đó môi trường cũng
bị ảnh hưởng không kém. Bằng một cách vô tình hay cố tình mà hậu quả mà môi
trường đã gánh chịu tác động không chỉ riêng cho thiên nhiên mà còn có cả con người.
Chỉ xét riêng về mức độ ô nhiễm không khí, hiện này với độ phủ rộng của ô nhiễm
không khí đã khiến cho tầng ozon bị phả hủy nặng nề, dẫn đến khí hậu trên toàn cầu
đang ngày một thay đổi theo chiều hướng xấu. Không chỉ có Trái Đật đang chịu phải
những vấn đề như đất sói, băng tan, các loài vật bị đe dọa mạng sống… mà con người
còn chịu những ảnh hưởng này bởi nguy cơ cao mắc các bệnh như ung thư phổi, các
bệnh liên quan đến hô hấp như nhiễm trùng hệ hộ hấp,… Trên thực tế, theo ghi nhân
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trôi qua, có hơn 3 triệu người ra đi vì ô
nhiễm [ CITATION PNK21 \l 1033 ]. Hơn thế nữa, nếu môi trường ngày càng tệ đi mà
không được ai bảo vệ, sự sống con người sẽ thực sự bị đe dọa. Ngày nay, chất lượng
môi trường đang giảm đi đáng kể khiến cho sự đa dạng về mặt sinh học cũng ảnh
hưởng đến mức đang báo động. Kể từ năm 1500, theo IUCN – Liên minh Bảo tồn
Thiên nhiên Quốc tế trong thế giới tự nhiên đã chứng kiến sự biến mất của 953 loài vật
khác nhau, khoảng 33% động vật lưỡng cư và 20% động vật có vú đang trong tình
trạng sắp tuyệt chủng. Khi các loài động vật, thực vật hằng hữu dần tiêu biến, hệ sinh
thái sẽ mất đi sự cân bằng, sự sống con người sẽ bị đe dọa bởi chính những gì họ đã
lấy mà không giữ từ thiên nhiên.
Một số minh chứng cho thấy hậu quả mà các doanh nghiệp – một phần quan trọng
trong cấu trúc kinh tế đã gây ra cho môi trường Tại Việt Nam
Tại Hà Tĩnh, một công ty về gang thép xả chất thải vào môi trường biển, gây thiệt hại
nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và hệ sinh thái tại 4 tỉnh miền Trung. Sau sự cố
này, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào ngày 5/10/2016,
giá bán ở những khu vực này giảm nghiêm trọng, 90% tàu chuyên dụng khai thác
không thể hoạt động, năng suất khai thác chỉ khoảng 10% so với trước đây, thiệt hại
3200 tấn/tháng. Không những thế, có gần 1000 tấn cá, và 350 ha tôm được nuôi trong
ao bị chết do nguồn nước bị nhiễm chất độc [ CITATION Đặn16 \l 1033 ].
Năm 2019, một sự kiện lớn đã xảy ra ảnh hưởng đến môi trường và gây nên nhiều tổn
thất lớn cho người dân. Do sự cố mạch điện của các bóng đền chiêu sáng, một công ty
chuyên sản xuất và cung cấp bóng đèn đã khiến cho nhà máy có diện tích lên đến 6000
m2 cháy lớn. Trong đó, các sản phẩm bị thiệt hại liên quan đến các chất hóa học nguy
ngại đến sức khỏe như nhựa polyme có các phân tử monome, bột huỳnh quang, thủy
ngân,… những triệu chứng mà các chất hóa học độc hại này gây nên như khó thở, tức ngục, thiếu máu,…
Khai thác rừng để phát triển các địa điểm du lịch hay xây dựng nhà kính để phát triển
ngành rau củ quả sạch tại Đà Lạt đã đạt tới đỉnh điểm đáng báo động khi hiện nay, tình
trạng lũ lụt gây nên sói mòn, ngập úng,… kéo dài [ CITATION Qua19 \l 1033 ]. Trên thế giới
Thảm họa lịch sử Great Smog of London diễn ra vào đầu tháng 12/1952 tại London
đax khiến cho hàng nghìn người chết. Nguyên nhân trận khói mù đáng sợ này là do sự
kết hợp giữa ô nhiễm không khí do nền công nghiệp lúc bấy giờ gây ra và điều kiện
thời tiết áp suất cao. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra quá nhanh và vượt khỏi sự
kiểm soát về môi trường đã làm tiền đề cho chất lượng môi trường đi xuống và trở nên
ngày càng tồi tệ hơn [ CITATION Mar21 \l 1033 ].
Hạt nhân là một trong những vũ khí nguy hiểm và năm 1986, một thảm họa ảnh hưởng
lớn đến môi trường đã diễn ra tại Chernobyl, Liên Xô lúc bấy giờ. Sự sai lầm trong
việc điều khiển lò phản ứng đã khiến cho một vụ nổ kinh hàng đã diễn ra, khiến 50
người chết, hàng chục người mắc các bệnh phóng xạ, ung thư. Hơn nữa, từ 50 đến 185
triệu khối hạt nhân phóng xạ thoát ra ngoài bầu khí quyển khiến cho hàng triệu mẫu
rừng và đất trồng trọt bị ô nhiễm, vật nuôi sinh ra bị dị dạng và con người phải chịu
những gánh nặng tiêu cực lâu dài đến sức khỏe.
I.4. Lý do 2: Các công ty lớn đã áp dụng thành công trong các công nghệ vừa giúp
kinh tế đi lên vừa góp phần bảo vệ môi trường
Để so sánh, chúng ta hãy lấy những chiếc xe Honda có nhiều loại hệ thống động lực
khác nhau, một trong những loại động cơ diesel tiết kiệm nhất - VW JettaDiesel, và
một chiếc xe thể thao TeslaRoadster. Để so sánh, những chiếc xe Renault được lựa
chọn có trọng lượng không chênh lệch nhiều với một chiếc xe điện thể thao. Dữ liệu
của các phép tính được kết hợp trong bảng 1:
Bảng 1: So sánh mức năng lượng giữa các dòng xe khác nhau
Qua bảng này chúng ta có thể thấy, ô tô tiết kiệm năng lượng nhất là ô tô điện với hiệu
suất 1,84 km/MJ. Tổng hiệu suất năng lượng của xe điện cao gấp 2 lần so với đối thủ
cạnh tranh gần nhất là xe hybrid và pin nhiên liệu hydro.
Bảng 2: Chi phí trung bình của một xe điện.
Bảng 2 cho thấy tỷ lệ chi phí trung bình hàng ngày của xe vượt hơn 2,5 lần mức tiêu
thụ của xe điện. Vậy nếu dùng để di chuyển hàng ngày ở nội ô thì việc tiết kiệm năng
lượng tỉ lệ thuận với việc tiết kiệm tiền bạc sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân.
Bảng 3: Số lượng xe điện (PEV) bán ra trên toàn cầu. (Nguồn: Argonne National Laboratory, 2016).
Ở các nước phát triển điển hình như tại xứ sở mặt trời mọc, mỗi chủ phương tiện có
thể được nhận trợ cấp từ Chính phủ một khoảng tiền 250,000 Yên (tương đương 2500
Đô la) nếu bỏ chiếc xe ô tô cũ trên 10 năm tuổi để mua một chiếc xe mới, loại tiết
kiệm xăng và có tiêu chuẩn khí thải đời mới. Các chính sách trợ cấp tương tự cho các
xe có khả năng tiêu thụ năng lượng tiết kiệm và hệ thống khí thải đạt chuẩn EURO 5
cũng được ban hành tại nhiều quốc gia như Anh cùng các nước EU và Nhật. Nhờ vậy,
ngành công nghiệp ô tô trên toàn thế giới đang có xu hướng chuyển mình dần sang các
loại xe an toàn bảo vệ với môi trường. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô cũng tăng
cường đầu tư nghiên cứu mạnh mẽ các công nghệ sử dụng các loại năng lượng sạch
như năng lượng điện hay năng lượng mặt trời. Một dẫn chứng cụ thể để chứng minh
cho công nghệ xe điện là hãng xe VinFast của Việt Nam nước ta đã sản xuất thành
công các loại xe máy phù hợp cho môi trường Việt Nam,cũng như họ vừa cho ra mắt
loại xe hơi điện với mã VF e34 hiệu quả chi phí bảo dưỡng rẻ hơn lên tới 70% so với
xe xăng thông thường .Ngoài ra Tesla, hãng có xe điện đứng đầu thế giới phát triển rất
mạnh kéo theo các ông lớn xe cộ khác như Mercedes,BWM, Porsche chạy đua để phát
triển công nghệ xe điện.Nhờ vậy các hãng xe đều có chiến lược xe hơi điện để cạnh
tranh lẫn nhau,thúc đẩy nền công nghiệp xe hơi “sạch” phát triển nhanh chóng.
I.5. Lý do 3: Sử dụng các nguồn năng lực sạch để cân bằng hai yếu tố kinh tế và môi trường
Sử dụng năng lượng hạt nhân để tiêu thụ điện sẽ giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa
thạch, giảm thiểu biến đổi khí hậu (một nguồn điện sạch, chi phí tương đối thấp và
các-bon thấp) tăng cường phát triển bền vững mục tiêu và điện hạt nhân là một trong
những công nghệ có tiềm năng axit hóa thấp nhất (hóa chất axit và tác động đến nước
ngọt, thủy sản, đất, rừng / thảm thực vật) trên một đơn vị năng lượng được sản xuất.
Bảng 4: Tình trạng số lượng hoạt động điện nhà máy hạt nhân từng bước.
Ngoài năng lượng hạt nhân thì năng lượng mặt trời cũng là loại năng lượng sạch được
sử dụng nhiều. Công nghệ năng lượng mặt trời hiện là nguồn năng lượng tái tạo được
sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới sau thủy điện và năng lượng gió, lần lượt chiếm vị
trí thứ nhất và thứ hai. Các nguồn năng lượng PV(photovoltaic) tạo ra năng lượng với
mức phát thải carbon thấp gây ra hiện tượng nhà kính dẫn đến sự nóng lên toàn cầu .
Ngoài ra, điện tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch tạo ra lượng khí thải CO2 từ 400g đến
1000g CO2 eq/kWh, trong khi phát thải CO2 từ các tấm pin mặt trời làm từ silicon là không đáng kể.
Điện mặt trời an toàn, hiệu quả, không gây ô nhiễm và đáng tin cậy. Do đó, công nghệ
PV có một triển vọng rất thú vị như một cách đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng
trong tương lai của thế giới. Trong vài thập kỷ qua, việc sử dụng điện mặt trời đã tăng
lên. Hiện có một thị trường rộng lớn cho các tấm PV có tiềm năng sản xuất năng lượng
sạch trên toàn cầu. Hơn nữa, dự kiến trong thế kỷ hiện nay, điện do PV tạo ra sẽ trở
thành nguồn năng lượng được sử dụng chính trên toàn cầu.
Bảng 5: Công suất máy phát điện được lắp đạt năm 2017.
Việc lắp đặt điện mặt trời diện tích lớn giúp giảm chi phí sản xuất. Ả Rập Xê Út đã
đưa ra đấu thầu nhà máy 300 MW vào tháng 2 năm 2018, nhà máy này sẽ sản xuất
năng lượng mặt trời với giá thấp nhất thế giới là 0,0234 USD/kWh. Giá năng lượng
mặt trời đã giảm nhanh chóng do sự phát triển vượt bậc của công nghệ năng lượng mặt
trời. Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất năng lượng điện mặt trời vào năm 2017
và lắp đặt 50% công suất phát điện mặt trời mới của thế giới. Mặt khác, trong cùng
năm, châu Âu có tốc độ tăng công suất phát điện mặt trời chậm hơn, chỉ tăng 30% so
với năm trước. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, năng suất sản xuất năng lượng mặt trời
toàn cầu có thể tăng lên tới 1270,5 GW và do đó công suất tạo ra từ mặt trời sẽ vượt quá 1 TW (TWh).
I.6. Lý do 4: Xu hướng bảo vệ môi trường được sử hưởng ứng của người tiêu dùng
Hiện nay trên thị trường, người tiêu dùng rất ưa chuộng các “sản phẩm xanh”, những
sản phẩm như hộp giấy túi giấy, các loại ống hút kim loại, ống hút bằng cỏ…đang là
xu hướng của thị trường. Nhận ra điều đó các doanh nghiệp đã đưa ra những chiến
dịch marketing, các thương hiệu lớn để thu hút đã tạo ra các sản phẩm với bao bì có
thời gian phân nhanh, đáp ứng nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của khách hàng
yêu thích các “sản phẩm xanh”, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng mức độ
nhận diện và một phần giúp bảo vệ môi trường chung. Trong lĩnh vực marketing nói
riêng các sản phẩm thân nhiện với môi trường có thể coi là sản phẩm ngôi sao (hay có
thể nói sản phẩm chiếm thị phần lớn, có sự canh tranh và có tốc độ tăng trưởng mạnh).
Theo “Nghiên cứu về ý định nhu cầu mua sắm của khách hàng riêng ở thành phố Hồ
Chí Minh” đã đưa ra kết luận con người có ý định tiêu dùng xanh từ các mục tiêu góp
phần bảo vệ môi trường, họ quan tâm đến việc tiêu dùng bảo vệ môi trường và có nhận
thức về hành vi mua sắm. Và ngược lại đối với đối tượng khách hàng chưa nhận biết
sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp cũng góp phần tuyên truyền
và cũng giúp thay đổi tư duy, hành vi mua sắm của người tiêu dùng qua nhiều cách
thức tuyên truyền sử dụng các “sản phẩm xanh”, hạn chế sử dụng các loại bao ni lông,
hộp nhựa, mang theo vật đựng cá nhân sẽ được nhận ưu đãi từ các cửa hàng… Ngoài
ra theo khảo sát quản lý kinh tế của “Tạp Chí Quản Lý Kinh Tế Quốc Tế” cũng đã đưa
ra những số liệu cho thấy hiệu quản môi trường và hiệu quả kinh tế, tài chính là song
song hiệu quả bảo vệ môi trường: phương pháp xử lý rác, các chất phát thải và tái chế.
Có thể thấy mục tiêu cùng bảo vệ môi trường của khách hàng đã ảnh hưởng đến doanh
thu của doanh nghiệp, nền kinh tế và ngược lại. Hai yếu tố kinh tế và môi trường là
luôn luôn song hành cùng nhau và được con người quyết định.
Bảng 6: Ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
I.7. Lý do 5: Những chính sách mới ra đời nhằm ủng hộ việc phát triển kinh tế đi
đôi với bảo vệ môi trường
Cùng làn sóng bảo vệ môi trường với nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều nước đã đưa
ra nhiều chính sách kích thích nền kinh tế phát triển tích cực và song hành là bảo vệ môi trường: Việt Nam o
Kinh tế đi cùng với bảo vệ môi trường như: công tác quy hoạch đạt tiêu
chuẩn chấp thuận chung với tầm nhìn lâu dài, thu hút các dòng tiền và ưu
tiên các lĩnh vực sạch, và có cơ chế, chính sách pháp luật theo hướng bảo
vệ môi trường (Cổng TTĐT Bộ TN&MT, n. d.). o
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chia sẻ: Nhằm
tăng năng suất trong kiểm soát, sử dụng, và đề phòng trước các thay đổi
về thời tiết, chính phủ sẽ kết hợp xuyên suốt nhiều liên kết trên khắp đất
nước với kết quả đặt ra đạt được sự hài hòa và cân bằng giữa phát triển
kinh tế và môi trường. (Báo Nhân Dân, 2021).
Các quốc gia tiêu biểu:
Vào giữa năm 2021, Ủy ban châu Âu (EC) đã kiến nghị vào năm 2035 sẽ giảm
toàn bộ lượng khí CO2 (Bộ Công Thương Việt Nam, 2021). Điều này cũng
chứng minh cho quyết tâm phổ cập xe ô tô chạy bằng điện, giảm số lượng lớn ô
tô sử dụng xăng và dầu tại các nước hiện đang nằm trong danh sách thành viên của khối.
MỘT SỐ Ý KIẾN TRÁI CHIỀU VÀ PHẢN BIỆN
I.8. Ý kiến trái chiều 1: Tốn chi phí
Theo bài viết nguyên cứu về thách thức giữa “sản phẩm xanh” và sản phẩm mất nhiều
thời gian phân huỷ, cùng với chuỗi cung ứng phù hợp, họ hiểu rằng “sản phẩm xanh”
mang đến giá trị sử dụng cho khách hàng, phúc lợi về môi trường…đối với xã hội, tuy
nhiên cần phải cân nhắc nhiều vấn đề sản phẩm thân thiện với môi trường có đáp ứng
đủ các tiêu chí đặt ra từ đầu của sản phẩm công ty hay không?
Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp đã công bố các báo cáo hoạt động, quá trình
sản xuất trong đó có các doanh nghiệp sản xuất “sản phẩm xanh”. Trong báo cáo của
họ cho rằng các “sản phẩm xanh” giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật
liệu… doanh nghiệp “sản xuất sản phẩm từ bã mía” như: hộp và các dụng cụ đựng
thực phẩm, ly, mang bọc thực phẩm… họ sử dụng bã mía trong công nghiệp chế biến
đường mía, các cá nhân, tập đoàn sản xuất sản phẩm từ mía khác, quy trình sản xuất
nhanh, vật liệu đơn giản. Ngoài ra bã mía coi là loại rác thải công nghiệp, trên thế giới
hàng lượng bã mía tăng lên 1,7x10^3 triệu tấn/năm, nếu không qua sử lý sẽ gây ảnh
hưởng đến môi trường. Tuy nhiên sản xuất ra các sản phẩm từ bã mía thân thiện với
môi trường có thời gian phân huỷ nhanh (60 ngày), giảm bớt phí sản xuất cho doanh
nghiệp và mang lại lợi nhuận cao giá thành phù hợp được sự hưởng ứng đông đảo từ
người tiêu dùng là giải pháp giúp doanh nghiêp sản xuất sản phẩm từ mía có thể bán ra
loại rác thải công nghiệp này mang lại chi phí, đồng thời tiết kiệm được chi phí xử lý
rác thải sản xuất. Ngoài các sản phẩm từ bã mía trên thị trường còn rất nhiều báo cáo
về “sản phẩm xanh” khác nêu lên tính tiết kiệm của chúng đối với doanh nghiệp.
I.9. Ý kiến trái chiều 2: Chỉ có thể diễn ra ở các nước phát triển
Trên trang [ CITATION EPI15 \l 1033 ], khi bàn về vấn đề này, lý do họ đưa ra rằng
do mức thu nhập thấp, chi phí cao trong việc giải quyết các thực trạng môi trường và
quả nặng nề cho môi trường tỉnh Fukushima. Bụi do gió phát ra từ nhà máy điện hạt
nhân (trong thảm họa) có thể gây ô nhiễm thực phẩm và nước bởi các hoạt chất phóng
xạ có hại như Iodine-13, Cesium-137. Biến đổi khí hậu (bão, lốc xoáy, nước biển dâng
do nóng lên toàn cầu).Để làm sạch các khu vực nhiễm phóng xạ,Nhật Bản phải tốn 13
tỉ Đô la,cùng với thiệt hại vật chất lên đến con số khổng lồ 300 tỷ Đô la.
Thật không may, những vấn đề trong việc sử dụng ô tô,xe máy điện vẫn còn đó chưa
có lời giải. Vấn đề chính là dung lượng pin: một lần sạc chỉ cho phép chạy tốt nhất
100-300 km và thời gian sạc đầy khá lâu từ 2-6 tiếng ở trạm sạc của hãng xe,còn nếu
như chúng ta sạc ở nhà với hiệu điện thế dân dụng là 220V thì sẽ mất tới 10-12
tiếng.Với cường độ nhiều và liên tục pin sẽ bị hao mòn nhanh chóng. Trong trường
hợp tốt nhất, nó sẽ hoạt động trong 3-5 năm, sau đó sẽ cần thay thế và khá nhiều
tiền,một số tiền chiếm khoảng 30% với giá trị của toàn bộ chiếc xe.Và ở trong điều
kiện lạnh, ắc quy sẽ nhanh mòn hơn, đó là lý do tại sao ô tô sẽ cần một ga ra ấm và
khô thoáng. Tuy nhiên,Vinfast đã khắc phục bằng công nghệ sạc nhanh với 15 phút sạc
có thể cho phép chạy tối đa 180km.Tiếp đó là họ có chính sách cho thuê pin chỉ với
1,5 triệu đồng /1 tháng sẽ giúp khách hang thuận lợi trong việc di chuyển nếu không
muốn phải đợi chờ thời gian sạc.
Ở các tấm pin mặt trời sẽ trở thành một dạng chất thải nguy hại khi hết thời gian sử
dụng và có thể gây hại cho môi trường nếu chúng không được thu hồi hoặc xử lý đúng
cách.Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) ước tính rằng vào cuối năm 2016,
có khoảng 250.000 tấn chất thải tấm pin mặt trời trên toàn cầu .Các tấm pin mặt trời
chứa chì (Pb), cadmium (Cd) và nhiều hóa chất độc hại khác mà không thể loại bỏ nếu
toàn bộ tấm pin bị nứt .Vào tháng 11 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản
khuyến cáo rằng sản lượng chất thải từ tấm pin mặt trời mỗi năm của Nhật Bản dự
kiến sẽ tăng từ 10.000 lên 800.000 tấn vào năm 2040 và nước này không có kế hoạch
xử lý chúng một cách an toàn và hiệu quả Một tuyên bố gần đây cho thấy rằng Giải
pháp Môi trường của Toshiba sẽ mất khoảng 19 năm để xử lý lại toàn bộ lượng rác thải
khổng lồ bằng năng lượng mặt trời của Nhật Bản được tạo ra vào năm 2020. Lượng
rác thải hàng năm sẽ cao hơn 70–80 lần vào năm 2034 so với năm trước năm 2020. KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện báo cáo cuối kỳ của nhóm 7, chúng tôi rút ra được những đồng ý
chung về chủ đề “Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường có thể song hành với nhau” như sau:
Môi trường là vật hiện hữu hữu hạn. Hiện nay, tuy đã có nhiều cải cách khoa
học đề ra các phương pháp hàng hóa thay thế có chức năng tương đương, vẫn
còn nhiều nguồn tài nguyên của môi trường không thể thay thế vì giá thành rẻ và tính thực dụng cao.
Có thể thấy có mối tương quan nghịch của hai chủ thể trên, sự song hành của
môi trường và kinh tế tuy không thiếu giải pháp nhưng khó thực hiện. Mặc dù
vậy, việc thiếu vắng một trong hai chủ thể bất kỳ tạo ra những hậu quả nghiêm
trọng đối với cuộc sống cuộc sống con người và hành tinh.
Nhiều quốc gia, doanh nghiệp, và người tiêu dùng với xu hướng đạt được sự
cân bằng của hai chủ thể này. Đặc biệt, xu hướng bảo vệ môi trường đang ngày
được để ý nhiều hơn. Việc này thể hiện qua tiềm thức của mỗi con người, xu
hướng tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng, các động thái thay đổi kết cấu
sản phẩm của doanh nghiệp, và các chính sách bảo vệ và hỗ trợ các doanh
nghiệp theo hướng tích cực với môi trường.
Tiêu biểu liệt kê như: năng lượng điện sạch, xe điện, tiêu chuẩn xử lý rác thải,
thay thế các phụ kiện dùng một lần với các sản phẩm bằng kim loại có tuổi thọ cao, ...
Cuối cùng, với nan đề trở ngại nhằm phần nào hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng và phát triển
kinh tế của các đất nước nhưng đồng thời cũng gia cố, bảo vệ, và phát triển môi
trường, đã và đang có nhiều giải pháp thực dụng hơn được đề xuất xuyên suốt nhiều
lĩnh vực. Cùng với sự chung tay của các chủ thể như người tiêu dùng, các doanh
nghiệp, và trên hết là chính phủ, hai chủ thể kinh tế và môi trường hoàn toàn có thể
cùng nhau cân bằng và phát triển trong tương lai.