



















Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ
ĐỀ ÁN LẬP KẾ HOẠCH MARKETING ĐỀ TÀI
LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
CHO FANPAGE KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ
ĐẠI HỌC HOA SEN
Mã môn học: MK315DV01 – 0100
Thời gian thực hiện: Học kỳ 21.1A (2021-2022)
GVHD: Cô Nguyễn Vũ Diệu Linh
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 2021
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC MSSV
Họ tên Phân công Đánh giá
hiệu quả 2173142 Vũ Huy Hồng Phúc
- Giới thiệu doanh nghiệp 100%
- Chuẩn bị nội dung đăng bài
- Tổng kết báo cáo 2173153
Mai Thị Như Quỳnh
- Phân tích thực trạng hoạt ộ đ ng 100%
marketing của công ty
- Thiết kế hình ảnh 2173272
Nguyễn Thị Thu Thảo
- Cơ sở lý luận 100%
- Phân tích thực trạng hoạt ộ đ ng
marketing của công ty
- Thiết kế hình ảnh
2172980 Hoàng Thụy Minh Thư
- Cơ sở lý luận 100%
- Phân tích thực trạng hoạt ộ đ ng
marketing của công ty
- Thiết kế hình ảnh 2173207
Nguyễn Thị Thùy
- Phân tích thực trạng hoạt ộ đ ng 100% Trang
marketing của công ty
- Chuẩn bị nội dung đăng bài TRÍCH YẾU
Ngày nay, xu hướng người dùng truy cập Internet và sử dụng các trang mạng xã hội đang
phát triển mạnh mẽ trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhờ đó, Marketing
kỹ thuật số (Digital Marketing) tại Việt Nam đang ngày càng phổ biến, hoặc dần chiếm vị thế
trọng yếu trong một chiến lược Marketing tổng thể. Các công ty, nhãn hàng đang sử dụng nhiều
hơn các công cụ Digital Marketing để tiếp cận khách hàng của mình. Nhận thức được xu hướng
ấy, trường đại học Hoa Sen đã mở ngành học Digital Marketing vào năm học mới và với mong
muốn truyền tải những thông tin, kiến thức về lĩnh vực Digital Marketing cho các bạn sinh viên.
Vì thế, đề án “Lập kế hoạch Marketing” này là cơ hội ể
đ chúng tôi thực hiện điều đó.
Báo cáo này là kết quả của 15 tuần thực hiện Đề án Lập kế hoạch Marketing của nhóm
chúng tôi, được tham gia vào những công việc thực tế tại doanh nghiệp, cụ thể là phụ trách đăng
tải nội dung những thông tin liên quan đến lĩnh vực Digital Marketing của trang Khoa Kinh tế
& Quản trị – Đại học Hoa Sen, đây cũng là đề tài của chúng tôi trong Đề án. Trong suốt quá
trình thực hiện Đề án, chúng tôi có cơ hội được áp dụng những kiến thức chuyên ngành
Marketing từ môi trường Đại học áp dụng vào công việc. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ nhưng chúng
tôi đã cố gắng để hoàn thiện khả năng của mình để hoàn thành Đề án tốt nhất. Cuối cùng, chúng
tôi tổng kết và đánh giá chung toàn bộ trang của Khoa Kinh tế & Quản trị – Đại học Hoa Sen
và đưa ra những đề xuất để trang có thể phát triển hơn. Cụ thể, chúng tôi chia bài báo cáo thành 08 chương:
Chương 1: Tổng quan về Khoa Kinh tế & Quản trị - Đại học Hoa Sen
Chương 2: Phân tích các môi trường marketing
Chương 3: Chiến lược Marketing hiện hành
Chương 4: Trao đổi với doanh nghiệp
Chương 5: Cơ sở lý thuyết
Chương 6: Kế hoạch truyền thông Fanpage Khoa Kinh tế & Quản trị - Đại học Hoa Sen
Chương 7: Thực hiện kế hoạch Chương 8: Kết luận
LỜI CẢM ƠN
Sự thành công của báo cáo “Đề án lập kế hoạch Marketing” ngày hôm nay không thể thiếu sự
giúp đỡ, tận tình hỗ trợ, đóng góp đến từ nhiều tổ chức và cá nhân khác nhau. Sau đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Cô Nguyễn Vũ Diệu Linh - Giảng viên hướng dẫn làm việc trực tiếp của nhóm. Xin chân thành
cảm ơn cô vì đã kịp thời sửa chữa những lỗi sai của nhóm và góp ý để nhóm chúng tôi có thể hoàn thiện bài làm tốt hơn.
Anh Nguyễn Vũ Xuân Khoa - Quản trị viên Fanpage Khoa Kinh tế & Quản trị - Đại học Hoa
Sen. Cảm ơn anh đã hỗ trợ nhóm đăng bài lên trang web và gửi email cho các bạn sinh viên.
Chị Lê Nguyễn Ngọc Thảo - Sinh viên tại trường Đại học Hoa Sen. Cảm ơn chị đã giúp nhóm
định hướng kế hoạch, góp ý để cả nhóm cùng xây dựng những ý tưởng ban đầu từ những ngày đầu tiên làm việc.
Sau cùng, vì đây là lần đầu tiên trải nghiệm thực tế về việc lập một một Kế hoạch Marketing,
nên nhóm chúng tôi đã không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa
thẳng thắn từ thầy cô, và anh chị và bạn . Để nhóm chúng tôi có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chuyên môn cho mình. Xin chân thành cảm ơn.
LỜI CAM KẾT
Chúng tôi hiện đang làm nhóm sinh viên năm cuối tr ờng ư
Đại học Hoa Sen thực hiện Đề án
Lập kế hoạch Marketing. Chúng tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm liêm chính học
thuật. Chúng tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài làm này do tôi tự thực hiện và không
vi phạm về liêm chính học thuật.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY ................................................................................. 1
1.1. Lịch sử công ty ................................................................................................................... 1
1.2. Thông tin liên hệ................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ........................................................................ 4
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ............................................. 5
3.1. Chiến lược marketing hiện hành của công ty: ................................................................ 5
3.1.1. Phân khúc thị trường ................................................................................................................ 5
3.1.2. Thị trường mục tiêu .................................................................................................................. 6
3.1.3. Khác biệt hóa ............................................................................................................................. 6
3.1.4. Định vị ........................................................................................................................................ 7
3.2. Chiến thu t ậ marketing h n
ỗ hợp của công ty ................................................................... 7
3.2.1. PROGRAM ................................................................................................................................ 8
3.2.2. PLACE: ...................................................................................................................................... 9
3.2.3. PRICE ........................................................................................................................................ 9
3.2.4. PROMOTION: ........................................................................................................................ 10
3.2.5. PEOPLE ................................................................................................................................... 10
3.2.6. PROCESS: ............................................................................................................................... 11
3.2.7. PHYSICAL EVIDENCE: ....................................................................................................... 11
3.3. Phân tích SWOT .............................................................................................................. 11
3.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................................................... 11
3.3.2. Điểm yếu ................................................................................................................................... 12
3.3.3. Cơ hội ....................................................................................................................................... 12
3.3.4. Thách thức ............................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 4: TRAO ĐỔI VỚI DOANH NGHIỆP.............................................................. 14
CHƯƠNG 5: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 15
5.1. Truyền thông marketing tích hợp I
– MC ...................................................................... 15
5.1.1. Các bước lập kế hoạch IMC ................................................................................................... 15
5.1.2. Các công cụ của IMC ........................................................................................................... 17
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO FANPAGE KHOA KINH TẾ & QUẢN
TRỊ - ĐẠI HỌC HOA SEN .................................................................................................... 19
6.1. Mục tiêu ............................................................................................................................ 19
6.2. KPI .................................................................................................................................... 19
6.3. Đối tượng truyền thông ................................................................................................... 19
6.4. Timeline ............................................................................................................................ 20
6.5. Công cụ ............................................................................................................................. 21
6.5.1. Quan hệ công chúng ................................................................................................................ 21
6.5.2. Marketing kỹ thuật số ............................................................................................................. 21
6.5.3. Marketing trực tiếp ................................................................................................................. 22
CHƯƠNG 7: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO FANPAGE KHOA KINH
TẾ & QUẢN TRỊ - I
ĐẠ HỌC HOA SEN ............................................................................ 23
7.1. Giai đoạn 1: Phát triển Fanpage..................................................................................... 23
7.1.1. Mục tiêu .................................................................................................................................... 23
7.1.2. Thời gian .................................................................................................................................. 23
7.1.3. KPI ............................................................................................................................................ 23
7.1.4. Công cụ ..................................................................................................................................... 24
7.2. Giai đoạn 2: Workshop Digital ....................................................................................... 37
7.2.1. Mục tiêu .................................................................................................................................... 37
7.2.2. Thời gian .................................................................................................................................. 37
7.2.3. KPI ............................................................................................................................................ 37
7.2.4. Công cụ ..................................................................................................................................... 37
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN ...................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 45
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 46
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Timeline giai đoạn 1: Phát triển Fanpage .....................................................................20
Bảng 2. Timeline giai đoạn 1: Phát triển Fanpage .....................................................................20
Bảng 3. Timeline giai đoạn 1: Phát triển Fanpage .....................................................................21
Bảng 4. Timeline giai đoạn 2: Workshop Digital ......................................................................21
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Tổ chức tại trường Đại học Hoa Sen (Đại học Hoa Sen, 2021) ..................................... 3
Hình 2. Trang fanpage Khoa Kinh tế & Quản trị - ĐHHS ......................................................... 4
Hình 3. Bài đăng về chủ đề “thông tin về Khoa" ngày 19/10/2021 .......................................... 26
Hình 4. Bài đăng về chủ đề “ngành học” ngày 22/10/2021 ...................................................... 29
Hình 5. Bài đăng về chủ đề “trải nghiệm của sinh viên” ngày 05/11/2021 .............................. 31
Hình 6. Bài đăng về chủ đề “Tips hay ho dành cho sinh viên” ngày 07/11/2021 ..................... 34
Hình 7. Bài đăng HSU đăng cai tổ chức Vòng chung kết Euréka 2021 và số lượng tham gia
trên Website ngày 16/11/2021 (Khoa Kinh tế và Quản Trị, 2021) ............................................ 36
Hình 8. Bài đăng chính thức của Workshop ngày 04/12/2021 .................................................. 40
Hình 9. Email chính thức kêu gọi mọi người tham gia Workshop ............................................ 42
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐHHS: Đại học Hoa Sen
KT&QT: Kinh tế & Quản trị
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY
1.1. Lịch sử công ty
Năm 1991, với Quyết định số 257/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh bao gồm những người cùng sáng lập khi đó là: Giám đốc công ty cổ phần Tin Học
SCITEC - TS Trần Hà Nam, GS TS Lưu Tiến Hiệp - nguyên Phó hiệu trưởng Cao đẳng
Bán công Hoa Sen; ông Phạm Chánh Trực - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh, và ông Cổ Minh Đức cùng kỹ sư Phan Thị Hồng là Phó hiệu trưởng trường Tin học và Quản lý Hoa Sen.
Khi ấy, trường Đại học Hoa Sen với sự hỗ trợ từ hiệp hội Lotus France và hoàn toàn
tự chủ tài chính, khi ấy với mô hình đào tạo kỹ thuật viên và kỹ thuật viên cao cấp, các bậc
đào tạo thực hiện tại trường và thực tập ở doanh nghiệp chất lượng và hiệu quả đào tạo tiêu chuẩn quốc tế. Các dấu mốc nổi bật:
• Ngày 11/10/1994: trường trở thành trường bán công có cơ sở tại số 8 Nguyễn Văn
Tráng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh đánh dấu bước đầu hoạt động đào tạo của trường Đại học Hoa Sen thời gian đầu.
• Ngày 27/04/1999, với quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành lập
Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cà
nằm trong hệ thống các trường Đại học, Cao Đẳng cả nước được tự chủ tài chính.
• Năm 2001, Trường thực hiện đào tạo các khóa học Trung, cao cấp, các chứng chỉ
về Công nghệ thông tin, hợp tác với NIIT Ấn Độ. Bên cạnh đó cũng kỷ niệm.
• Ngày 30/11/2006, quyết định số 274/2006/QĐ - được ký duyệt bởi Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý thành lập trường Đại học Hoa Sen.
• Năm 2007, phát triển việc chuyển đổi toàn bộ chuyên ngành hiện có từ Cao đẳng
lên Đại học, liên thông với các trường Cao đẳng và trường Đại học quốc tế.
• Năm 2011 là năm trường tổ chức triển khai chương trình Cao Đẳng quốc gia theo tiêu chuẩn Anh.
• Năm 2018, cột mốc trở thành thành viên chính thức của Tập đoàn Giáo dục Nguyễn
Hoàng, khởi đầu hành trình Triết lý Giáo dục Nhân bản.
1.2. Thông tin liên hệ
Trụ sở chính: số 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 028 7309 1991 Website: hoasen.edu.vn
Năm 2018, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng đã đầu tư và phát triển trường Đại học
Hoa Sen theo một định hướng giáo dục tăng cường đào tạo ứng dụng và xây dựng môi
trường chất lượng. Trở thành thành viên mới của trong hệ thống đại học bao gồm Trường
đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu và Trường Đại học Gia
Định. Với các ngành đào tạo chuyên sâu bậc Cao đẳng, Đại học và bậc Thạc sĩ gồm 10 khoa:
• Khoa Kinh Tế và Quản Trị.
• Khoa Tài Chính - Ngân Hàng. • Khoa Du Lịch.
• Khoa Công Nghệ Thông Tin.
• Khoa Thiết Kế và Nghệ Thuật.
• Khoa Ngôn Ngữ và Văn Hóa Quốc Tế.
• Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. • Khoa Luật.
• Khoa Logistics và Thương Mại Quốc Tế. • Bộ môn Triết học.
Về tổ chức tại trường Đại học Hoa Sen: Hình 1. T c ổ hức t i
ại trường Đạ h c
ọ Hoa Sen (Đại học Hoa Sen, 2021)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
Gần đây, trường Đại học Hoa Sen vẫn đang duy trì và phát triển giáo dục, hướng đến
việc xây dựng trường đại học đa ngành, đa dạng về nhiều lĩnh vực với tiêu chuẩn quốc tế,
trường cam kết về việc đảm bảo chất lượng giảng dạy bằng việc thực hiện đánh giá theo
tiêu chuẩn QS Stars về trình độ giảng dạy, việc làm dành cho sinh viên, quốc tế hóa, việc
phát triển học thuật, đánh giá cơ sở vật chất, chất lượng chương trình đào tạo, văn hóa -
nghệ thuật và về trách nhiệm xã hội (Đại học Hoa Sen, 2021).
Riêng về Khoa Kinh tế và Quản trị – Đại học Hoa Sen, là một khoa được thành lập
từ rất sớm, chiếm vị trí chủ đạo của trường Đại học Hoa Sen đang rất được mọi sinh viên
tìm đến các ngành học của Khoa, chiếm khoảng 50% lượng sinh viên đăng ký và nhập học.
Đây là ngành đào tạo về chuyên ngành kinh tế và quản trị, tạo cơ hội học tập và phát triển
nghề nghiệp với các ngành như: Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Marketing, Digital
Marketing và chương trình đào tạo Hoa Sen Plus. Bên cạnh đó, Khoa còn phát triển kênh
Page có tên chính thức là Khoa Kinh tế và Quản trị - Đại học Hoa Sen, mong muốn tạo lập
một trang mang đến những thông tin mới nhất về tin tức liên quan đến chương trình học
thuật, giải trí, các chương trình được tổ chức về Đoàn - Hội.
Hình 2. Trang fanpage Khoa Kinh tế & Qu n t
ả rị - ĐHH S
(Fanpage Khoa Kinh tế & Quản trị - Đại học Hoa Sen, 2021)
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING
3.1. Chiến lược marketing hiện hành của công ty:
3.1.1. Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường xuất phát từ lý thuyết kinh tế, đó là một công ty chia thị trường
thành các phân khúc đồng nhất bằng cách sử dụng một hoặc nhiều thuộc tính, tiêu chí và
một số đặc điểm cụ thể như như tuổi tác, thu nhập, địa lý, lối sống hoặc hành vi.
Dựa vào định nghĩa, Trường Đại học Hoa Sen thực hiện nghiên cứu và phân khúc thị trường như sau:
• Phân khúc theo nhân khẩu học: Trường Đại học Hoa Sen phân khúc tệp đối tượng
theo thu nhập từ trung bình đến cao, từ đó định ra hướng phát triển chất lượng
đào tạo cũng như chương trình học và cơ sở vật chất phù hợp cho đối tượng mà họ nhắm tới.
• Phân khúc theo địa lý: Trường Đại học Hoa Sen phân khúc theo tiêu chuẩn môi
trường học tập Quốc tế trong khu vực miền Nam. Đối tượng mà trường Đại Hoa
Sen muốn nhắm đến là khách hàng tập trung chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh và các
tỉnh thành phố nằm ở khu vực miền Nam Việt Nam. Khu vực hoạt động của trường
Đại học Hoa Sen hiện tại bao gồm khu vực Quận 1 – Trụ sở chính (08 Nguyễn
Văn Tráng), Quận 3 (cơ sở Cao Thắng), Quận 12 – gồm 2 cơ sở Quang Trung 1
và Quang Trung 2 (Công viên phần mềm Quang Trung). Bên cạnh đó, trường còn
có thêm 1 cơ sở Vatel tại Quận 1 dành riêng cho cách bạn sinh viên ngành Quản trị khách sạn).
• Phân khúc theo hành vi: Hiện nay, ngoài chương trình đào tạo cơ bản, Đại học Hoa
Sen đã cho ra mắt thêm chương trình học Hoa Sen Plus cung cấp và đào tạo nhiều
ngành nghề mới cho sinh viên thông qua phân khúc dựa trên mật độ lựa chọn
chương trình học. Các ngành nghề cũng như chương trình học Hoa Sen nhắm đến
các sinh viên có kỹ năng tiếng Anh tốt và thu nhập cao, trong khi các chương trình
học thường nhắm đến đến đối tượng sinh viên có trình độ tiếng Anh cơ bản và có
thu nhập từ trung bình đến cao.
• Phân khúc theo tâm lý học: •
Phân khúc theo phong cách sống: Đại học Hoa Sen phân nhánh khách hàng
theo phong cách sống. Họ là những người ưa thích sự thoải mái không quá
khuôn khổ, tự tin thể hiện cá tính và cảm hứng sáng tạo. •
Phân khúc khách hàng theo Giá trị: trường nhận thấy ngày càng nhiều gia
đình muốn cho con được trải nghiệm ngôi trường chương trình học chuẩn
quốc tế, cơ sở vật chất cao cấp, sự phục vụ tận tâm chu đáo và môi trường
học tập thân thiện. Chính vì vậy, trường không ngừng cải thiện chất lượng
giảng dạy cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện nay.
3.1.2. Thị trường mục tiêu
Đại học Hoa Sen chủ yếu đánh vào thị trường khách hàng là những sinh viên có nhu
cầu hướng đến chất lượng phục vụ cao, người có thu nhập từ trung bình đến cao nên Đại
học Hoa Sen luôn cập nhật và phát triển chương trình học. Bên cạnh đó, trường rất quan
tâm đến sinh viên như không ngừng thay đổi làm mới máy móc, cơ sở vật chất, không gian
trường học để mang lại cho sinh viên - khách hàng những trải nghiệm tốt nhất phù hợp với
phân khúc mục tiêu khách hàng của trường.
Nhìn chung, Đại học Hoa Sen hướng tới khách hàng có thu nhập từ trung bình đến
cao, những sinh viên có nhu cầu về trải nghiệm môi trường học tập quốc tế, với chương
trình học và cơ sở vật chất tốt nhất trong phân khúc mục tiêu khách hàng. Sau 4 năm học
và trải nghiệm tại ngôi trường, em nhận thấy Hoa Sen luôn có những thay đổi tích cực
trong việc phục vụ hỗ trợ sinh viên, các máy móc thiết bị học luôn được thay mới,v.v. mang
lại cho sinh viên những trải nghiệm học tập phù hợp với phân khúc khách hàng trung bình cao.
3.1.3. Khác biệt hóa
Với thời đại công nghệ số lên ngôi như hiện nay, đa số các trường Đại học đều có xây
dựng những kênh truyền thông của riêng mình nhằm truyền tải thông tin đến các sinh viên
nhanh chóng và dễ dàng nhất. Điều đó có nghĩa rằng đối thủ của page Khoa Kinh Tế &
Quản Trị không chỉ là page của những ngành khác trong nội bộ Đại học Hoa Sen: khoa Du
Lịch, khoa Thiết kế và Nghệ Thuật, v.v mà bên cạnh đó đối thủ còn là các page của những
trường Đại học khác như: Đoàn - Hội Khoa Kinh Tế UEH, UEF - Khoa Kinh Tế, v.v.
Điểm tương đồng (POP): là nơi cập nhật những thông tin thiết yếu, mang đến cho
sinh viên những kiến thức, chia sẻ bổ ích và góp phần thúc đẩy sự giao lưu các sinh viên.
Điểm khác biệt (POD): So với những đối thủ của mình, họ thường lập page về học
thuật riêng và Đoàn - Hội riêng hoặc chỉ xây dựng một loại page. Tuy nhiên với page Khoa
Kinh tế và Quản trị - Đại học Hoa Sen được kết hợp cả học thuật và Đoàn - Hội chung giúp
các thông tin được tập trung ở một nơi hỗ trợ các bạn sinh viên nắm bắt được các hoạt
động, thông tin rõ ràng và tiện lợi hơn.
3.1.4. Định vị
Fanpage Khoa Kinh Tế & Quản Trị - Đại học Hoa Sen là ngôi nhà chung của bốn
ngành: Marketing, Digital Marketing, Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh. Fanpage
định vị mình là nơi cập nhật các thông tin về học tập và các hoạt động ngoài giờ của sinh
viên. Chính vì vậy những chủ đề trên page không chỉ gói gọn trong những kiến thức học
thuật hàn lâm (kiến thức ngành, thông tin khoa, v.v) mà còn kết hợp với những chủ đề,
ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi với đời sống các bạn sinh viên tại giảng đường và cuộc sống
thường ngày (trải nghiệm sinh viên, những tips thú vị, bảng tin mới đầu tuần, v.v.), khuyến
khích sinh viên vừa học vừa chơi, những chủ đề, những buổi chia sẻ thúc đẩy sự giao lưu
giữa giảng viên và sinh viên với nhau.
3.2. Chiến thuật marketing hỗn hợp của công ty
Khi nhắc đến Marketing phải kể đến một công cụ không thể thiếu đó chính là
Marketing hỗn hợp. Công cụ này sẽ giúp cho tiến trình tiếp thị của doanh nghiệp được thực
hiện một cách hiệu quả và đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Ngành giáo
dục được xem như là một ngành dịch vụ vì có các đặc điểm sau:
• Tính vô hình: Trước khi tham gia vào quá trình học, sinh viên không thể nhận biết
và hình dung về chương trình đào tạo cũng như chất lượng giảng dạy. Sinh viên
chỉ có thể đánh giá nó khi đã tham gia vào quá trình học.
• Tính không thể tách rời: Chương trình đào tạo do nhà trường cung cấp và quá trình
học tập của sinh viên không thể tách rời, phải diễn ra song song với nhau, có thời
gian và địa điểm cụ thể.
• Tính không đồng đều: Không như sản xuất hàng hoá, chất lượng của chương trình
đào tạo không thể đồng nhất hoàn toàn và khó có một tiêu chuẩn thống nhất. Bên
cạnh đó, trải nghiệm của sinh viên còn phụ thuộc vào quá trình giảng dạy của giảng viên.
• Tính không dự trữ được: Chương trình đào tạo không thể dự trữ được, nó chỉ tồn tại
khi giảng viên cung cấp các bài giảng cho sinh viên.
• Tính không chuyển quyền sở hữu được: Sinh viên đã đăng ký học không thể chuyển
quyền học đó cho người khác. Sau khi tham gia chương trình đào tạo, cá nhân
sinh viên sẽ nhận được những lợi ích mà chương trình mang lại.
Kotler và Fox đã phát triển một phiên bản Marketing hỗn hợp (7Ps) dành riêng cho
giáo dục gồm các yếu tố: Program (chương trình đào tạo), Place (địa điểm-phân phối), Price
(chi phí đào tạo), Promotion (chiêu thị), People (nhân sự), Process (quy trình), và Physical
Evidence (cơ sở vật chất). 3.2.1. PROGRAM
Như Wentling (1993) đã từng nói, chương trình đào tạo là một bản kế hoạch tổng thể
cho một khóa đào tạo. Bao gồm nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo, cách thức kiểm
tra và đánh giá kết quả, v.v. Có thể nói, chương trình đào tạo sẽ phản ánh tất cả những gì mà
nhà trường cam kết với sinh viên. Từ đó có thể thấy, chất lượng của chương trình đào tạo sẽ
là yếu tố quyết định của khách hàng đối với trường đại học hay không. Khác với những
doanh nghiệp khác, Đại học Hoa Sen cung cấp cho khách hàng của mình những chương trình đào tạo chất lượng.
Với hệ thống giáo dục đa dạng về các lĩnh vực khác nhau, cung cấp kiến thức thực tế
lẫn thực tiễn dành cho sinh viên. Đại học Hoa Sen tự hào là trường đại học dân lập hàng đầu
tại Việt Nam. Ngoài những chương trình học chính quy, trường Đại học Hoa Sen còn nâng
cao chất lượng giảng dạy với chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng anh - Hoa Sen Plus.
Với đội ngũ giảng viên và chuyên gia được đào tạo từ nước ngoài, trường Đại học còn liên
kết với các trường đại học và doanh nghiệp quốc tế nhằm tạo điều kiện để sinh viên có thể
học hỏi và phát triển thành công dân toàn cầu. 3.2.2. PLACE
Sau 21 năm phát triển, Trường Đại học Hoa Sen hiện có 1 trụ sở chính và 5 cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh:
- TRỤ SỞ CHÍNH: “08 Nguyễn Văn Tráng, P. Bến Thành, Q.1, Tp.HCM,
- CƠ SỞ CAO THẮNG: 93 Cao Thắng, P.3, Q.3, Tp.HCM,
- CƠ SỞ THÀNH THÁI: 7/1 Thành Thái, P.14, Q.10, Tp.HCM,
- CƠ SỞ VATEL: 120 Bis Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành, Q.1, Tp. HCM,
- CƠ SỞ QUANG TRUNG 1: Đường số 5, CVPM Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp.HCM,
- CƠ SỞ QUANG TRUNG 2: Đường số 3, CVPM Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp.HCM.”
Philip Kotler (2008) cho rằng Place còn là “cách thức trường cung cấp chương trình
đào tạo đến cho sinh viên”. Trường Đại học Hoa Sen tự hào khi đã vận dụng khoa học kĩ
thuật từ rất sớm để hỗ trợ cho việc học dễ dàng và giúp sinh viên có những trải nghiệm tốt
hơn. Cụ thể là sau khi đăng ký nhập học, mỗi sinh viên sẽ được cung cấp một tài khoản email
sinh viên. Thông qua email này, sinh viên có thể liên lạc trao đổi với nhà trường và giảng
viên. Ngoài ra, sinh viên còn thực hiện các tác vụ như đăng ký môn học, tra cứu điểm thi,
lịch học, v.v thông qua Hệ thống thông tin sinh viên và App Hoa Sen. Ngoài ra, trong tình
hình dịch Covid-19 đang căng thẳng như hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên học
online hiệu quả và tiếp cận bài giảng thuận tiện hơn, nhà trường cho xây dựng hệ thống
Mlearning và đăng ký mua bản quyền MS Teams. Nhờ những cập nhật nhanh chóng và kịp
thời này mà sinh viên tại Đại học Hoa Sen đã có thể duy trì việc học, truy cập tài liệu nhanh
chóng trên tiêu chí an toàn và bảo mật. 3.2.3. PRICE
Theo như Kotler và Fox (1995), những chi phí về giáo dục sẽ bao gồm các chi phí như
học phí, chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí sinh hoạt, chi phí tham tham gia các hoạt động
và chương trình đào tạo do nhà trường cung cấp. Đại học Hoa Sen có mức học phí tương đối
cao so với mặt bằng bằng chung nhưng đi kèm theo đó là chất lượng đào tạo đẳng cấp quốc
tế. Chi phí học tập tại trường Hoa Sen đã bao gồm chi phí về chăm sóc sức khỏe, tư vấn sinh
viên, hội thảo và các hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Ngoài các chi phí về chương trình giáo
dục, Đại học Hoa Sen có các chính sách học bổng nhằm khuyến khích tinh thần học tập của
sinh viên, giúp sinh viên có thể phát triển toàn diện nhất. Đại dịch Covid-19 vừa qua đã để
lại nhiều khó khăn, để có thể hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên, Đại học Hoa Sen đã ra nhiều chính
sách cắt giảm học phí, hỗ trợ tiền mạng khi sinh viên học online tại nhà trong mùa dịch vừa qua. 3.2.4. PROMOTION
Sự kết hợp giữa việc thúc đẩy và quảng bá các chiến lược truyền thông tới khách hàng
bao gồm các công cụ như marketing trực tiếp, quảng cáo, internet và tài trợ (Rudd và Mills,
2008). Đại học Hoa Sen thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm mục đích nâng cao hình
ảnh thương hiệu, quảng bá chất lượng đào tạo, thu hút khách hàng tiềm năng như học sinh,
phụ huynh, các trường cấp ba, v.v. Các hoạt động truyền thông liên quan tới việc hình thức
tuyển sinh bằng các phương thức truyền truyền thống như truyền thông trên báo giấy, tư vấn
tuyển sinh trực tiếp tại các trường cấp ba, tổ chức cho học sinh tham quan trực tiếp và trải
nghiệm môi trường đại học ở Hoa Sen. Ngoài ra còn có các hoạt động tiếp thị truyền thông
được thực hiện trên các trang mạng truyền thông như Facebook, Instagram, Tiktok, v.v. để
thu hút và tiếp cận thế hệ trẻ theo dõi trường Đại học Hoa Sen một cách dễ dàng hơn. 3.2.5. PEOPLE
Theo Kotler và Fox (1995) thì việc xác định những yếu tố nhân sự trong marketing
hỗn hợp là đề cập tới đội ngũ nhân viên của nhà trường, những người tác động trực tiếp tới
việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và trực tiếp cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, theo Lin
(1999) nói rằng yếu tố nhân sự là yếu tố quan trọng nhất trong việc định vị chất lượng của
một trường đại học. Vì thế, Đại học Hoa Sen luôn tự hào khi có một đội ngũ nhân viên là
những giảng viên giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Không những thế,
giảng viên của trường Đại học Hoa Sen luôn được biết tới là những người luôn tích cực giúp
đỡ sinh viên trong học tập, hòa đồng, thân thiện. Không chỉ riêng đội ngũ giáo viên chuyên