-
Thông tin
-
Quiz
Đề tài: Nên hay không nên học đại học? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Nên hay không nên học đại học? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Đề tài: Nên hay không nên học đại học? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Nên hay không nên học đại học? - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BÁO CÁO CÁ NHÂN
Học phần: TƯ DUY PHẢN BIỆN; MSHP: LE202DV01, HK: 2233
GVGD: Tiến sĩ. Nguyễn Thị Tịnh
Đề tài: Nên hay không nên học đại học?
SV thực hiện: Nguyễn Trần Hoàng; MSSV: 22100773 TÓM TẮT
Hiện nay nhiều học sinh còn băn khoăn việc nên hay không nên học đại học.
Từ khóa: học đại học, đi làm, bằng đại học, học đại học phí tiền 1. Dẫn nhập
Lí do tiêu biểu cho chủ đề
Lí do thứ nhất, hiện nay xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng việc học đại học là phí thời gian, phí tiền bạc.
Lí do thứ hai, nhiều học sinh lớp 12 thậm chí nhỏ lớp hơn đang còn phân vân trước sự
lựa chọn cho tương lai là học đại học hay học nghề.
Lí do thứ ba, thực trạng cử nhân ra trường là thất nghiệp.
Mục tiêu thực hiện chủ đề:
Mục tiêu thứ nhất, chỉ ra việc học đại học không phải là con đường duy nhất để thành
công nhưng là con đường ngắn nhất và an toàn nhất.
Mục tiêu thứ hai, tổng hợp các quan điểm về vấn đề nên hay không nên học đại học từ
đó nêu nhận định cá nhân về vấn đề này.
Mục tiêu thứ ba, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 1
Các phương pháp dùng để thực hiện chủ đề gồm: Phương pháp tổng hợp thông tin,
phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp phân tích, đánh giá.
Tính ứng dụng thứ nhất, làm cơ sở phản biện lại tư duy không nên học đại học.
Tính ứng dụng thứ hai, định hướng việc nên hay không nên học đại học cho học sinh.
Tính ứng dụng thứ ba, giúp học sinh, sinh viên quyết định tương lai của mình 2. Nội dung
LẬP LUẬN 1: Học đại học để có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực
Luận cứ 1: Mục tiêu giáo dục ở phổ thông trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản.
Luận cứ 2: Còn mục tiêu đào tạo ở đại học là trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng
chuyên sâu về một lĩnh vực để đi làm.
Phân tích: Giáo dục ở phổ thông là nạp vào những kiến thức cơ bản của toàn bộ các môn
học. Khi lên đại học thì chỉ học chuyên sâu vào một lĩnh vực mà sinh viên lựa chọn. Ví dụ
như học bác sĩ, luật, thú y,… Lập luận này là một lập luận mạnh vì chỉ ra được đúng điểm
khác nhau giữa việc học phổ thông và học đại học.
Kết luận: khi muốn theo đuổi đam mê, hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực thì đại học
là một sự lựa chọn đúng đắn. Vì môi trường đại học có thể cung cấp từ kiến thức cơ bản đến
kiến thức nâng cao của một lĩnh vực. Có những lĩnh vực chỉ dành cho những người có bằng
đại học như y tế, luật, quản trị kinh doanh,… Ngoài việc có chuyên sâu về chuyên ngành,
người học đại học còn được trang bị những kiến thức, kỹ năng chung để tìm kiếm những cơ hội việc làm khác nhau.
LẬP LUẬN 2: Học đại học có thể có được thu nhập cao hơn
Luận cứ 1: Khi bạn có bằng đại học, bạn sẽ có nhiều cơ hội để có được một việc làm tốt để có thu nhập cao hơn. 2
Luận cứ 2: Bằng cấp có thể thể hiện kiến thức chuyên môn trong ngành, vì vậy nhà
tuyển dụng có thể trả mức lương cao hơn.
Phân tích: Việc học đại học không chỉ thể hiện kiến thức, kỹ năng chuyên môn của đã
được đào tạo chuyên sâu của một cá nhân mà nó còn thể hiện cả một quá trình cố gắng, tiếp
thu kiến thức để có được tấm bằng đại học. Do vậy, thu nhập cao hơn hay không thì còn phụ
thuộc vào nhiều vấn đề như kỹ năng thực tiễn của cá nhân, khả năng đàm phán bán sức lao
động với người sử dụng lao động,…
Kết luận: Việc lương cao hay thấp không phụ thuộc nhiều vào tấm bằng đại học mà phụ
thuộc vào khả năng đàm phán và thể hiện kỹ năng của mình trước nhà tuyển dụng. Một
người học đại học có thể cho nhà tuyển dụng nhìn thấy được những kỹ năng chuyên sâu mà
mình được đào tạo có khác gì so với người được đào tạo từ những khóa ngắn hạn. Đại học
không đơn thuần là nơi để "cày cuốc" với sách vở. Giá trị thật của tấm bằng đại học là ở sự
thay đổi trong nhận thức, tư duy và thái độ của bạn trong suốt quãng thời gian ở trường, từ
đó làm nền tảng cho bạn vào đời.
LẬP LUẬN 3: Lý thuyết quá nặng trong khi kỹ năng thực tế lại không hiệu quả
Luận cứ 1: Tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp lớn cũng nằm ở chỗ hầu hết các trường
đại học đều nặng lý thuyết nhưng yếu thực hành.
Luận cứ 2: Tấm bằng không còn quá quan trọng đối với nhà tuyển dụng.
Luận cứ 3: Chất lượng đào tạo giáo dục ở Việt Nam còn thấp và có sự chênh lớn giữa
đào tạo đại học với sự phát triển kinh tế.
Luận cứ 4: Có thể theo các khóa học nghề bởi thời gian đào tạo ngắn, và tất cả các kiến
thức đều rất thực tế có tính tính ứng dụng cao trong công việc.
Phân tích: những lập luận chỉ đưa ra các luận cứ mà không đưa ra được số liệu để chứng
minh cho các luận cứ của mình, nếu cho rằng việc học đại học là quá nặng về lý thuyết và
nhà tuyển dụng không quá quan trọng tấm bằng thì cần dẫn chứng được những số liệu khảo
sát, bao nhiêu phần trăm nhà tuyển dụng tuyển nhân viên lao động tri thức mà không yêu
cầu bằng đại học. Ngoài ra, học đại học còn được đào tạo các nhóm kỹ năng mềm kèm theo
như kỹ năng đàm phán, thuyết trình, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng tư duy logic. 3
Kết luận: đây là lập luận có độ tin cậy không cao. Việc học đại học hiện nay được các
trường cân bằng giữa lý thuyết và thực hành, chất lượng đào tạo cũng đang được nâng cao
xứng tầm với sự phát triển kinh tế. Thời gian đào tạo nghề ngắn nhưng không có kiến thức
chuyên sâu về lĩnh vực đó. Vậy nên cần cân nhắc kỹ giữa việc nên hay không nên học đại học.
3. Kết luận, đề xuất kiến nghị
Thứ nhất, việc học đại học là một quá trình dài, cần kiên nhẫn rèn luyện. Học đại học là
để có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực và ứng dụng nó vào công việc sau này.
Thứ hai, hiện nay việc học đại học được chú trọng hơn về thực hành cho sinh viên. Do
vậy, đại học vừa đào tạo lý thuyết chuyên sâu vừa tạo cơ hội cho sinh viên thực hành.
Thứ ba, để có một lập luận mạnh thì cần chỉ ra được điểm khác biệt mạnh nhất giữa hai
vấn đề, nếu không thì cần đưa ra dẫn chứng khoa học để chứng minh cho lập luận của mình.
4. Tài liệu tham khảo
1. 5 Lý Do Tại Sao Không Nên Học Đại Học?, https://hocnghehanoi.edu.vn/5-ly-do-tai- sao-khong-nen-hoc-dai-hoc/
2. Huy Vĩ, 6 lí do bạn nên học đại học, http://fem.tlu.edu.vn/sinh-vien-tuong-lai/6-li-do- ban-nen-hoc-dai-hoc-889
3. YBOX (2017), Đừng bao giờ hỏi rằng "Học Đại học liệu có quan trọng không",
https://kenh14.vn/dung-bao-gio-hoi-rang-hoc-dai-hoc-lieu-co-quan-trong-khong- 20170511163951351.chn
4. Hồng Nguyễn (2021), Bàn luận đề tài: Có nên học đại học không? Lựa chọn nào là
tốt?, https://jobsgo.vn/blog/co-nen-hoc-dai-hoc/
5. Hà Ánh (2023), 'Học đại học hay ở nhà làm công nhân lương cao hơn?',
https://thanhnien.vn/hoc-dai-hoc-hay-o-nha-lam-cong-nhan-luong-cao-hon- 185230319223907857.htm 4