-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề tài: Nguy cơ rủi ro của thuỷ ngân từ hải sản đến phụ nữ có thai và cho con bú | Tiểu luận Độc chất, môi trường và sức khoẻ con người | Trường Đại học khoa học Tự nhiên
Nguồn gốc:
Thủy ngân là một kim loại nặng được tìm thấy trong tự nhiên bên trong lớp vỏ trái đất như: không khí, nước và đất. Chất này được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều cách khác nhau như: đốt than, phun trào núi lửa,... Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
ĐỘC HỌC, MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI 1 tài liệu
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 240 tài liệu
Đề tài: Nguy cơ rủi ro của thuỷ ngân từ hải sản đến phụ nữ có thai và cho con bú | Tiểu luận Độc chất, môi trường và sức khoẻ con người | Trường Đại học khoa học Tự nhiên
Nguồn gốc:
Thủy ngân là một kim loại nặng được tìm thấy trong tự nhiên bên trong lớp vỏ trái đất như: không khí, nước và đất. Chất này được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều cách khác nhau như: đốt than, phun trào núi lửa,... Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: ĐỘC HỌC, MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI 1 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 240 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
— — — — — — — — MÔN HỌC
ĐỘC HỌC, MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
ĐỀ TÀI: NGUY CƠ RỦI RO CỦA THỦY NGÂN TỪ HẢI SẢN
ĐẾN PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ Sinh viên thực hiện:
1. Phạm Thị Tuyết Anh – 21000350
2. Nguyễn Thị Trang Anh – 21000353
3. Nguyễn Thị Minh Anh – 21002353
4. Nguyễn Thị Thanh Huyền - 21002380
5. Phạm Thị Minh Trang – 21002428
6. Quách Huyền Trang – 21002429
7. Trần Thị Hải Yến – 21002435
Lớp: K66 Khoa học và Công nghệ thực phẩm
Hà Nội, tháng 4 năm 2023 Mục lục
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG II: NỘI DUNG ------------------------------------------------------------------ 2
1. Thông tin cơ bản của thủy ngân (Hg): ----------------------------------------------- 2
a. Nguồn gốc: ------------------------------------------------------------------------------ 2
b. Đặc tính: ---------------------------------------------------------------------------------- 3
b.1 Đặc tính vật lý: ---------------------------------------------------------------------- 3
b.2 Đặc tính hóa học: -------------------------------------------------------------------- 3
2. Một số con đường xâm nhập ------------------------------------------------------------- 3
a. Xâm nhập vào cá: ----------------------------------------------------------------------- 3
b. Xâm nhập vào cơ thể người: ----------------------------------------------------------- 5
3. Quá trình chuyển hóa của Hg trong cơ thể người: -------------------------------- 5
4. Các dạng nhiễm độc (Độc tính) -------------------------------------------------------- 7
a. Nhiễm độc cấp tính: --------------------------------------------------------------------- 7
b. Nhiễm độc bán cấp tính: --------------------------------------------------------------- 7
c. Nhiễm độc mãn tính: -------------------------------------------------------------------- 7
5. Phơi nhiễm --------------------------------------------------------------------------------- 7
6. Một số triệu chứng ngộ độc thủy ngân ở phụ nữ mang thai và cho con bú -- 8
7. Giới hạn ô nhiễm thủy ngân trong thực phẩm ------------------------------------- 8
8. Những ảnh hưởng có hại và nhận thức cộng đồng về việc tiêu thụ hải sản
chứa hàm lượng thủy ngân, đặc biệt với phụ nữ mang thai và cho con bú ------ 9
9. Đề xuất giảm thiểu nguy cơ (giảm thiểu khả năng phơi nhiễm) cho phụ nữ
có thai và cho con cho con bú ------------------------------------------------------------ 10
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------- 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ 11
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Hải sản là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống
cân bằng sẽ bao gồm nhiều loại cá và động vật có vỏ để góp phần bảo vệ sức khỏe tim
mạch và sự tăng trưởng của trẻ. Vì vậy, phụ nữ và trẻ nhỏ là những đối tượng nên thêm
cá hoặc động vật có vỏ trong chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, phần lớn cá và động
vật có vỏ đều chứa thủy ngân với hàm lượng nhất định. Hải sản và động vật có vỏ là
nguồn cung cấp protein chất lượng cao, lipid quan trọng, axit béo không bão hòa đa 1
chuỗi dài, cũng như nhiều vi chất dinh dưỡng, vitamin và nguyên tố hóa học (P, K, Na,
Ca, Mg, Fe, Selen, Iot). Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho sự phát triển
khỏe mạnh tối ưu cho thai nhi ngay từ khi trong bụng mẹ. Tuy nhiên hải sản cũng là
nguồn gây ô nhiễm bao gồm thủy ngân (Hg) và metyl thủy ngân (MeHg) trong đó có
thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thần kinh của thai nhi.
Con người có thể tiếp xúc với thủy ngân dưới bất kì hình thức nào trong các hình
thức khác nhau. Tuy nhiên phơi nhiễm thủy ngân chủ yếu xảy ra thông qua việc ăn phải
cá và sinh vật giáp xác bị nhiễm methyl thủy ngân. Tiếp xúc với methyl thủy ngân dù
chỉ là một lượng nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là
mối đe dọa đối với sự phát triển của thai nhi và giai đoạn đầu đời của trẻ.
Thai nhi là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi thuỷ ngân nhất. Phơi nhiễm cấp tính
methylmercury trong thời gian thai kỳ có thể do việc ăn cá và động vật giáp xác của
người mẹ gây ảnh hưởng xấu đến não bộ và hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi.
Cụ thể thì methylmercury làm suy giảm sự phát triển thần kinh, ảnh hưởng nghiêm
trọng tới khả năng nhận thức, tư duy, trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, sự chú ý, các kỹ năng
liên quan đến không gian và thị giác của trẻ nhỏ.
Việc hấp thụ thủy ngân đặc biệt nguy hiểm trong thời kỳ mang thai và trẻ sơ
sinh, khi độ nhạy cảm với các tác động của thủy ngân tăng lên. Mức độ cao của thủy
ngân trong thai kỳ có thể gây ra thai chết lưu, dị dạng sọ mặt, dị tật ống thần kinh, tổn
thương não và bại não ở trẻ sơ sinh.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
1. Thông tin cơ bản của thủy ngân (Hg):
a. Nguồn gốc:
Thủy ngân là một kim loại nặng được tìm thấy trong tự nhiên bên trong lớp vỏ
trái đất như: không khí, nước và đất.
Chất này được thải ra ngoài môi trường bằng nhiều cách khác nhau như: đốt
than, phun trào núi lửa,... Trong đó, hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân
chính khiến cho thủy ngân thải ra môi trường, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện, lò
than, đốt than dân dụng để sưởi ấm và nấu ăn, trung tâm công nghiệp, lò đốt chất thải,
hậu quả do việc khai thác thủy ngân, vàng và một số kim loại khác. Thủy ngân có thể
rơi từ không khí xuống và tích tụ trong các dòng suối và đại dương và trở thành methylmercury trong nước.
Qua đó, con người có thể tiếp xúc thủy ngân theo nhiều cách như: hít phải hơi
thủy ngân trong quá trình khai thác và làm việc ở môi trường công nghiệp. 2
b. Đặc tính:
b.1 Đặc tính vật lý:
• Thủy ngân là kim loại lỏng ở nhiệt độ thường, nặng, màu trắng bạc. Thủy ngân
rắn dễ uốn và có thể cắt bằng dao.
• Là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy
ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc
hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy
ngân tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10oC.
• Khối lượng riêng 13,69 g/cm3 Nhiệt độ đóng băng là −38,83 °C, Điểm sôi là 356,73 °C.
• Thủy ngân là kim loại có tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt.
b.2 Đặc tính hóa học:
• Ký hiệu hóa học: Hg, viết tắt của từ Hydrargyrum, trong tiếng Hy Lạp là
Hydrargyros - một từ ghép có nghĩa là “nước” và “bạc”, nhằm chỉ đặc điểm của
thủy ngân là lỏng như nước và có ánh kim như bạc.
• Thủy ngân không phản ứng với hầu hết các axit, trừ các axit có tính oxy hóa như
axit sunfuric đậm đặc (H2SO4) , axit nitric (HNO3) hoặc nước cường toan. Tương
tự như bạc, thủy ngân phản ứng với khí Hydro Sulfua (H2S) có trong khí quyển.
• Thủy ngân có khả năng hòa tan nhiều loại kim loại (trừ Fe) để tạo thành hỗn
hống. Vì vậy thủy ngân thường được bảo quản trong các bình đựng làm bằng sắt.
2. Một số con đường xâm nhập
a. Xâm nhập vào cá:
Nguyên nhân: thủy ngân có mặt ở khắp mọi nơi, nó luôn tồn tại xung quanh môi
trường sống thậm chí ta không thể nhận ra. Một nguồn lớn thủy ngân được sinh ra từ
khí than thực vật, khi chúng rơi vào nước, vi khuẩn biến thủy ngân thành dạng methyl
thủy ngân. Methyl thủy ngân tồn tại trong nước như vậy nên nó đã vào trong cơ thể cá
qua môi trường sinh sống từ nguồn nước, qua thức ăn mà chúng ăn.
Một số loài cá có hàm lượng thủy ngân cao vượt quá ngưỡng cho phép. Lượng
thủy ngân trong cá và các loại hải sản phụ thuộc vào loài và mức độ ô nhiễm trong môi
trường nước của nó. Nhìn chung, những loài cá lớn và sống lâu sẽ có xu hướng chứa
nhiều thủy ngân nhất. Chúng bao gồm cá mập, cá kiếm, cá ngừ tươi, cá chép, cá thu
vua, cá ngói từ Vịnh Mexico và cá pike phương bắc.
Cá lớn hơn có xu hướng ăn nhiều cá nhỏ hơn chứa một lượng nhỏ thủy ngân.
Theo đó, hàm lượng thủy ngân trong cá sẽ tích tụ trong cơ thể của cá lớn theo thời
gian do chất độc này rất khó đào thải ra bên ngoài. Mức độ thủy ngân trong cá được 3
đo bằng phần triệu (ppm). Dưới đây là mức thủy ngân trung bình ở các loại cá và hải
sản khác nhau, từ cao nhất đến thấp nhất:
Hàm lượng thuỷ ngân trong các loài hai mảnh vỏ, chân bụng, giáp xác và chân
đầu xác định được trong các tháng lấy mẫu đại diện cho hai mùa mưa và mùa khô 4
Hình 1. Hàm lượng thủy ngân trong các loài hải sải được tiêu dùng phổ biến
Với methyl thủy ngân được hấp thụ bởi thực vật phù du (tảo biển siêu nhỏ), chúng bị
động vật phù du (động vật biển nhỏ) ngấu nghiến, sau đó bị cá nhỏ ăn thịt. Những con
cá nhỏ và các sinh vật này bị những con cá lớn hơn ăn thịt, sau đó lại bị những con cá
lớn hơn ăn thịt, v.v. Thủy ngân metyl được hấp thụ bởi động vật lớn hơn và — vì cá
càng lớn thì càng sống lâu và ăn càng nhiều — các loài cá lớn hơn tích lũy nhiều metyl
thủy ngân hơn trong cơ thể chúng. Nói cách khác, cá ở vị trí cao hơn trong chuỗi thức
ăn “tích lũy sinh học” nhiều metyl thủy ngân hơn so với những loài ở vị trí thấp hơn
trong chuỗi thức ăn. Các loài cá săn mồi lớn nhất ở biển, như cá mập, cá kiếm và cá
ngừ, có thể có nồng độ metyl thủy ngân trong cơ của chúng - thịt của cá cao gấp 10 triệu
lần so với môi trường sống xung quanh của chúng.
b. Xâm nhập vào cơ thể người:
Qua đường tiêu hóa:
Thủy ngân có thể nhiễm qua miệng, tích lũy trong cơ thể để gây độc. Với việc
con người ăn nhiều cá như hiện nay thì ngay cả khi nồng độ metyl thủy ngân tương đối
thấp (ở cá chình là 0,8mg/kg và ở cá măng là 1,6mg/kg) thì cũng để lại lượng thủy ngân
trong tóc là 50mg/kg. Với hàm lượng thủy ngân trong tóc như vậy (cũng có thể ăn ít cá
hơn nếu nồng độ thủy ngân trong cá măng lên tới 2mg/kg), thì con người đã bắt đầu
có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh tật. Nếu trong tóc có tới 300mg/kg thì cuộc sống
của con người sẽ bị đe doạ.
3. Quá trình chuyển hóa của Hg trong cơ thể người:
Hấp thụ : Thủy ngân kim loại ít bị hấp thụ qua đường tiêu hoá. Thủy ngân được
thải loại ở người bình thường là 10mg/24 giờ qua nước tiểu và 10 mg/ngày qua phân. 5
Trong đời sống, nhiều người không tiếp xúc nghề nghiệp với Hg nhưng trong máu vẫn
có Hg, nguyên nhân là do ăn cá. Dưới đây là một số kết quả được công bố:
• ¾ Người không tiếp xúc nghề nghiệp, không ăn cá: ≤ 5 mg/lit.
• ¾ Người ăn cá nhiều: 100 – 200 mg/lit. ¾ Người ăn ít cá: vài mg/kg.
Chuyển hóa: Sau khi vào cơ thể, Hg kim loại bị oxi hóa thành ion Hg2+ và có thể
liên kết với các protein của máu và các mô. Ion Hg2+ biến đổi được, điều này giải thích
hiệu quả của BAL thải loại Hg vô cơ của cơ thể. Các muối thủy ngân hầu hết không tan
và phải được oxi hóa thì mới hấp thụ được. Gần 15% lượng muối thủy ngân vô cơ được
hấp thụ qua ruột; cặn lắng thì được đào thải qua đường phân. Sau khi hấp thụ, muối
thủy ngân được phân bố khắp cơ thể và mau chóng được oxi hóa và ở trong các mô.
Thủy ngân vừa được oxi hóa thì kết hợp với protein và biến thành thủy ngân hữu cơ.
Thủy ngân không ngấm qua vách ngăn mạch máu não nhưng phân bố khắp các mô,
một số hợp chất thủy ngân hữu cơ, đặc biệt là hợp chất phenyl và ancoxyankyl, nhanh
chóng chuyển sang dạng hữu cơ. Quá trình chuyển hóa của thủy ngân etyl sang dạng
hữu cơ rất chậm, còn sự chuyển hóa của thủy ngân metyl thì không hề xảy ra. Hợp chất
thủy ngân vô cơ thấm vào màng máu não một cách nhanh chóng và 34 chuyển qua
nhau thai một cách dễ dàng.
• Thận chứa một lượng thủy ngân nhiều nhất, chủ yếu ở những vùng vỏ
hoặc bán vỏ, hơn 50% lượng thủy ngân nguyên tố và các hợp chất thủy ngân ankyl.
• Lá lách cũng chứa một lượng lớn thủy ngân như não. Saukhi gặp thủy
ngân nguyên tố, hợp chất vô cơ thủy ngân aryl hoặc ancoxyankyl, thủy
ngân được bài tiết qua đường nước tiểu.
• Tuyến bài tiết chính của thủy ngân metyl là theo đường phân thải, nhưng
tốc độ bài tiết rất chậm, thời gian bán phân hủy của các hợp chất thủy
ngân ankyl trong cơ thể người khoảng 70 –80 ngày. Thủy ngân cũng được
bài tiết qua đường mồ hôi và nước bọt, trong khi đó, hơi thủy ngân được
thải qua phổi. Thủy ngân metyl có thể qua tuyến sữa và trẻ em bú sữa
mẹ bị nhiễm thủy ngân thì cũng nhiễm một lượng thủy ngân đáng kể. Tuy
nhiên, khi cho súc vật tiếp xúc với hơi Hg kim loại thì não của chúng tích
lũy Hg gấp 10 lần so với muối Hg đưa vào tĩnh mạch. 6
4. Các dạng nhiễm độc (Độc tính)
a. Nhiễm độc cấp tính:
Thường do tai nạn. Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính như sau: viêm dạ dày –
ruột non cấp tính, viêm miệng và viêm kết tràng, lở loét, xuất huyết, nôn, tiết nhiều nước
bọt. Vô niệu với tăng urê huyết, tiếp theo là hoại tử các ống lượn xa của thận, thường
xuyên sốc. Ở nồng độ cao, hơi thủy ngân có thể gây ra kích ứng phổi, dẫn tới viêm phổi
hóa học, nếu không được điều trị sẽ bị tử vong.
b. Nhiễm độc bán cấp tính:
Có thể xảy ra trong công nghiệp đối với những công nhân làm vệ sinh, cọ rửa
cầu cống, ống khói và các lò xử lý quặng hoặc lao động trong bầu không khí bão hòa hơi thủy ngân.
Đặc điểm của nhiễm độc bán cấp tính do Hg:
o Triệu chứng hô hấp: ho, kích ứng phế quản.
o Triệu chứng dạ dày–ruột (tiêu hoá): nôn, tiêu chảy. o Đau do viêm lợi.
o Loét trong miệng; Đôi khi tăng anbumin niệu.
c. Nhiễm độc mãn tính:
Nhiễm độc thủy ngân kinh niên có tác động nghiêm trọng vào hệ thần kinh, hành
vi và thận. Các hiện tượng nhiễm độc thủy ngân kinh niên có thể do các hợp chất hữu
cơ hoặc vô cơ gây ra. Những triệu chứng đầu tiên không rõ rệt 39 như: vàng da, rối
loạn tiêu hóa đau đầu sau đó viêm lợi và tiết nhiều nước bọt. Răng có thể bị long và
rụng, những chiếc còn lại bị đen xỉn và mòn vẹt. Trên bờ lợi có những” đường viền thủy
ngân“, những đường này giống như những “đường chì” nhưng thường sẫm màu hơn.
Nếu thường xuyên tiếp xúc với các hợp chất thủy ngân vô cơ thì sẽ bị sạm da. Những
bệnh bột phát gồm có: nhức, ngứa, viêm da, lở loét. 5. Phơi nhiễm
Con người có thể bị nhiễm độc thủy ngân sau một thời gian phơi nhiễm với kim
loại này, các dạng phơi nhiễm có thể gặp bao gồm:
• Phơi nhiễm theo đường tiêu hóa do ăn các thực phẩm tự nhiên có chứa
thủy ngân dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ như ăn ngừ vây dài (cá
ngừ trăng), cá kiếm, cá mập, cá thu vua và cá ngói (đặc biệt được đánh
bắt tại khu vực Vịnh Mexico)...
• Phơi nhiễm theo đường không khí do hít thủy ngân bay hơi (chuyển dạng
hơi tại nhiệt độ phòng), là dạng nguy hiểm nhất và rất độc. 7
• Phơi nhiễm do tiếp xúc trực tiếp qua da (dạng thủy ngân bay hơi) hoặc
do trám răng bằng hỗn hống, hoặc tiếp xúc với thủy ngân trong môi
trường xung quanh (do nghề nghiệp, sống gần nguồn phơi nhiễm).
6. Một số triệu chứng ngộ độc thủy ngân ở phụ nữ mang thai và cho con bú
Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào
máu và phân phối tới mọi mô bao gồm bộ não. Nó cũng truyền qua nhau
thai đến thai nhi và não thai nhi.
Dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê và đau nhói
ở môi, ngón tay và ngón chân, gọi là chứng dị cảm.
Việc tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy, mất khả năng
điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau
đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý, buồn bã, viêm lợi, kém ăn. Các triệu chứng
này xảy ra khi một người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 mg/m³.
Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân cấp tính tùy thuộc vào thời gian, nồng
độ và dạng ngộ độc.
Ở trẻ em, tính ‘nhạy’ với thuỷ ngân cao hơn gấp 15-20 lần so với người
trưởng thành bình thường, vậy nên chỉ với một lượng nhỏ thuỷ ngân cũng
đã biểu hiện ra một số triệu chứng ngộ độc như: run giật tay và rối loạn tâm
thần kinh, trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ
buồn bã… việc hấp thụ thuỷ ngân này được thông qua dây rốn đối với thai
nhi và thông qua sữa đối với trẻ trong thời kì bú (liên quan đến việc mẹ lựa
chọn và sử dụng thực phẩm gì).
7. Giới hạn ô nhiễm thủy ngân trong thực phẩm
* Giới hạn ô nhiễm thủy ngân Hg trong thực phẩm:
Cá vây chân, cá da trơn, cá ngừ, cá chình, cá sơn, cá tuyết, cá bơn lưỡi ngựa, cá
cờ, cá bơn buồm, cá phèn, cá nhông lớn, cá tuyết nhỏ, cá nhám góc, cá đuối, cá
vây đỏ, cá cờ lá, cá hố, cá bao kiếm, cá vền biển, cá mập, cá thu rắn, cá tầm, cá
kiếm: 1,0 (mg/kg hoặc mg/l)
Giáp xác (không bao gồm phần thịt nâu của ghẹ, đầu và ngực của tôm hùm và
các loài giáp xác lớn): 0,5 (mg/kg hoặc mg/l)
Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác: 0.5 (mg/kg hoặc mg/l) 8
* Giới hạn ô nhiễm methyl thủy ngân (MeHg) trong thực phẩm
Cá (không bao gồm các loại cá ăn thịt): 0,5 (mg/kg hoặc mg/l)
Cá ăn thịt (cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá măng và các loại cá khác): 1 (mg/kg hoặc mg/l)
8. Những ảnh hưởng có hại và nhận thức cộng đồng về việc tiêu thụ hải sản chứa
hàm lượng thủy ngân, đặc biệt với phụ nữ mang thai và cho con bú
Như đã đề cập ở trên các triệu chứng do ngộ độc thủy ngân, ta có thể thấy tác hại do
hàm lượng thủy ngân trong hải sản gây ra là rất nặng nề. Đặc biệt đối với cơ thể của
phụ nữ mang thai và cho con bú thì ảnh hưởng lại vô cùng lớn. Khi cơ thể bà bầu ăn
hảu sản nhiễm methyl thủy ngân, cơ thể sẽ hấp thu methyl thủy ngân từ đó và đi tới
nhau thai. Qua các nghiên cứu khoa học thấy rằng, nếu như methyl thủy ngân tập trung
lượng lớn trong thời kỳ thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
của não bộ và hệ thần kinh thai nhi. Nguy hiểm hơn là ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ,
vận động, nhận thức, trí nhớ và mức độ tập trung. Những phụ nữ có thai và đang cho
con con bú hấp thu phải lượng methyl thủy ngân lớn đều gặp nhiều mối nguy hơn người
bình thường. Vậy có thể thấy methyl thủy ngân trong hải sản không chỉ ảnh hưởng đến
người mẹ mà còn gây ra những mối nguy có hại đến sức khỏe và nhận thức của đứa bé sau này.
Ảnh hưởng gây hại của thủy ngân trong hải sản là như vậy nhưng câu hỏi đặt ra ở đây
là tại sao chúng ta lại không thể ngừng ăn hải sản hoàn toàn?
Mặc dù trong một số hải sản chứa một lượng thủy ngân trong thành phần của nó nhưng
chúng ta không thể phủ nhận rằng hải sản, đặc biệt là cá là một lựa chọn giàu dinh
dưỡng vô cùng trong thời gian mang thai của mẹ bầu. Sự phát triển não bộ của thai nhi
rất cần số lượng nhiều những axit béo lành mạnh được tìm thấy trong thịt cá. Thực tế
cho thấy, những trẻ được sinh ra từ các bà mẹ ăn cá trong chế độ thai kỳ có kỹ năng
nhận thức và vận động tốt hơn rất nhiều so với những trẻ mà mẹ không ăn hoặc ăn ít cá.
Vì vậy, để tránh hàm lượng tiếp xúc với thủy ngân cao từ hải sản, các mẹ bầu nên tìm
hiểu để lựa chọn kĩ hơn các loại hải sản có lượng thủy ngân thấp nhất có thể để bổ sung
dinh dưỡng đầy đủ trong quá trình mang thai.
Ngoài ra các mẹ bầu có thể bổ sung thêm omega 3 được lấy từ các nguồn thực phẩm
khác ngoài hải sản, các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ giúp cung cấp thành
phần omega 3 mà lại hạn chế lượng thủy ngân có trong nó. Ta có thể kể đến như dầu có
trong các loại hạt, quả óc chó, rau xanh, đậu đỗ, bí ngô, bông cải xanh, hoa lơ, quả đu
đủ. Và có rất nhiều thực phẩm làm cho omega-3 mạnh hơn như trứng, sữa, thức uống
từ đậu nành, nước ép trái cây, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc và bơ thực vật. 9
9. Đề xuất giảm thiểu nguy cơ (giảm thiểu khả năng phơi nhiễm) cho phụ nữ có thai
và cho con cho con bú
Chọn cá nhỏ, có nguồn gốc bền vững giúp đảm bảo lượng axit béo omega-3 cao
hơn và lượng thủy ngân thấp hơn. Các lựa chọn tuyệt vời bao gồm cá hồi (tốt
nhất là Alaska hoang dã hoặc đóng hộp trong bao bì không chứa BPA), cá hồi
vân, cá mòi, cá trích, cá hồi chấm hồng và cá thu Bắc Mỹ.
Kiểm soát quá trình các nhà máy thải chất thải ra môi trường. Hạn chế sử dụng
nhiệt kế thủy tinh trong cuộc sống. Mua, sử dụng hải sản tươi, bảo quản lạnh đúng cách
Tuyệt đối không ăn hải sản sống hoặc hải sản chế biến chưa chín
Tránh phơi nhiễm với hơi thủy ngân, đặc biệt là các khu vực có đám cháy, nhiệt
độ cao vì hơi thủy ngân rất độc.
Tránh việc cho con nhỏ nghịch pin do có khả năng trẻ nuốt pin và bị nhiễm thuỷ ngân vô cơ thông qua pin
Tuyệt đối không được dùng nhiệt kế (dụng cụ chứa thuỷ ngân nguyên chất) để
đo độ nóng của sữa cho con bú
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Thủy ngân là loại độc tính có mức độ phơi nhiễm cao, đặc biệt là đối với sự phát triển
của thai nhi và giai đoạn đầu đời của trẻ. Hàm lượng methyl thủy ngân có trong hải sản
với lượng lớn khi người mẹ ăn vào có thể làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, não bộ,
khả năng nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ của thai nhi hoặc nếu nặng hơn thì có thể là nhiều
hậu quả nặng nề khác.
Tuy nhiên trong hải sản vẫn chứa một nguồn dinh dưỡng phong phú và hoàn hảo, nó
cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai mà người mẹ cần bổ
sung cho sự phát triển của thai nhi. Trong nó chứa các axit béo không bão hòa, hàm
lượng lipid nhất định cùng các vitamin, chất khoáng có lợi cho thai nhi, đặc biệt phải
kể đến Canxi – một loại khoáng chất có vai trò tác động tích cực đến sức khỏe và chiều
cao cho đứa bé sau này mà ít các loại thực phẩm nào có thể cung cấp nguồn chất dinh
dưỡng đầy đủ như vậy.
Vì vậy hải sản vẫn được coi là một trong những món ăn không thể thiếu trong thực đơn
của người mẹ đang trong giai đoạn thai kỳ bởi mẹ và bé vẫn cần được cung cấp các chất
dinh dưỡng cần thiết trong nó. Để giảm thiểu và hạn chế hàm lượng thủy ngân đi vào
cơ thể qua hải sản, mẹ bầu nên tìm hiểu, cân nhắc để lựa chọn những loại hải sản nào
có hàm lượng thủy ngân thấp nhất trong chế độ ăn của mình, một lựa chọn hoàn hảo có
thể là cá hồi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế tiếp xúc thủy ngân từ các nguồn khác
ngoài thực phẩm như không được dùng nhiệt kế thủy tinh trong cuộc sống, tránh phơi
nhiễm với hơi thủy ngân từ các đám cháy vì hơi đó rất độc. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tin sức khỏe Vinmec, https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thongtin-suc-
khoe/dinh-duong/thuy-ngan-trong-ca-va-dong-vat-co-vonhung-dieu-ban-nen- biet/ ,05/04/2023.
2. Nguyễn Thuần Anh, HÀM LƯỢNG THỦY NGÂN TRONG CÁC LOÀI HẢI SẢN ĐƯỢC
TIÊU DÙNG PHỔ BIẾN Ở NHA TRANG, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 6: 937 – 941.
3. Peter Halon, So where does all that mercury in fish come from?,
https://foodprint.org/blog/so-where-does-all-that-mercury-in-fishcome- from/,05/04/2023.
4. Nguyễn Linh Trang, Những điều cần biết khi ngộ độc thủy ngân,
https://benhvienhuulung.vn/nhung-dieu-can-biet-khi-bi-ngo-docthuy-ngan/ ,10/04/2023.
5. Báo cáo chuyên đề độc học thủy ngân,
https://www2.hcmuaf.edu.vn/data/quoctuan/Thuy%20ngan.pdf , 08/04/2023.
6. Hồng Ngọc, những loài cá có hàm lượng thủy ngân cao và cách ngăn ngừa ngộ
độc, https://kinhtedothi.vn/nhung-loai-ca-co-hamluong-thuy-ngan-cao-va-cach-
ngan-ngua-ngo-doc.html ,30/03/2023. 11