-
Thông tin
-
Quiz
Đề Tài: Thanh Toán Qua Ví Điện Tử Tại Việt Nam | Năng Lực Số Ứng Dụng
Đề Tài: Thanh Toán Qua Ví Điện Tử Tại Việt Nam |Năng Lực Số Ứng Dụng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Năng lực số ứng dụng 75 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Đề Tài: Thanh Toán Qua Ví Điện Tử Tại Việt Nam | Năng Lực Số Ứng Dụng
Đề Tài: Thanh Toán Qua Ví Điện Tử Tại Việt Nam |Năng Lực Số Ứng Dụng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Năng lực số ứng dụng 75 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN
MÔN: NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: THANH TOÁN QUA VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM TÊN NHÓM: NHÓM 7
Giảng viên hướng dẫn: Đinh Trọng Hiếu Danh sách thành viên: 1. Mã sinh viên: 26A4012930 Nguyễn Trang Quyên (NT) 2. Mã sinh viên: 26A4011978 Nguyễn Bảo Minh Khánh 3. Mã sinh viên: 26A4012440 Nguyễn Hương Ly 4. Mã sinh viên: 26A4012898 Trịnh Ngọc Bảo Ngân HÀ NỘI – 12/2023 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN
MÔN: NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: THANH TOÁN QUA VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM TÊN NHÓM: NHÓM 7
Giảng viên hướng dẫn: Đinh Trọng Hiếu
Bảng đánh giá thành viên STT Họ và tên Phần trăm đóng góp Chữ kí thành viên 1 Nguyễn Trang Quyên 25% 2 Nguyễn Bảo Minh 25% Khánh 3 Nguyễn Hương Ly 25% 4 Trịnh Ngọc Bảo Ngân 25% HÀ NỘI – 12/2023 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Đinh
Trọng Hiếu – người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn nhóm trong quá trình hoàn thanh bài
tiểu luận này với chủ đề: Thanh toán qua ví điện tử tại Việt Nam.
Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, nhóm
chúng em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy để bài tiểu luận của chúng em
ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2 LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan nội dung của bài tập lớn không sao chép từ các bài tập lớn
khác và sản phẩm của bài tập là của chính các thành viên nhóm nghiên cứu và xây dựng.
Được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, khảo sát thực tế, dưới sự hướng dẫn của thầy cô cùng
những đóng góp của bạn bè trong lớp.
Chúng em đã tham khảo một số tài liệu được nêu trong phần “Tài liệu tham khảo”,
và một số trang web uy tín trên Internet. Các kết quả, số liệu trong bài là kết quả khảo sát
thực tế và hoàn toàn khách quan.
Chúng em xin cam đoan những lời trên là đúng, nếu có thông tin sai lệch chúng em
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 3 MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUA VÍ ĐIỆN.................................9
1.1 Khái niệm “ Ví điện tử “...........................................................................................9
1.2 Chức năng của ví điện tử...........................................................................................9
1.3 Cách thức thanh toán bằng ví điện tử......................................................................10
1.4 Mô hình ví điện tử...................................................................................................11
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÍ ĐIỆN TỬ..........13
2.1 Trước khi ví điện tử ra đời – Lịch sử tiền tệ Việt Nam............................................13
2.2 Sự ra đời của ví điện tử - Chiếc ví điện tử đầu tiên trên Thế giới............................15
2.3 Quá trình hình thành và phát triển của ví điện tử tại Việt Nam...............................15
2.3.1 Giai đoạn 2008.................................................................................................15
2.3.2 Giai đoạn 2009 – 2014......................................................................................16
2.3.2 Giai đoạn 2015 – Nay.......................................................................................17
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM.................21
3.1 Thực trạng sử dụng ví điện tử tại Việt Nam............................................................21
3.2 Đánh giá thực trạng sử dụng ví điện tử tại Việt Nam..............................................24
3.2.1 Ưu điểm sử dụng ví điện tử tại Việt Nam.........................................................24
3.2.2 Nhược điểm sử dụng ví điện tử tại Việt Nam...................................................25
3.3 Một số ví điện tử phổ biến tại Việt Nam.................................................................26
3.3.1 Ví điện tử MoMo..............................................................................................27
3.3.2 Ví điện tử Zalo Pay...........................................................................................27
3.3.3 Ví điện tử Viettel Pay.......................................................................................27
3.3.4 Ví điện tử Shopee Pay......................................................................................28 4
3.3.5 Ví điện tử VN Pay............................................................................................28
CHƯƠNG 4: CƠ HỘI – THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM..............................................................................................................30
4.1 Cơ hội và thách thức của ví điện tử tại Việt Nam....................................................30
4.1.1 Cơ hội của ví điện tử tại Việt Nam...................................................................30
4.1.2 Thách thức của ví điện tử tại Việt Nam............................................................31
4.2 Giải pháp phát triển ví điện tử tại Việt Nam............................................................35
4.2.1 Giải pháp cho Chính phủ và các tổ chức tín dụng.............................................35
4.2.2 Giải pháp cho người dùng.................................................................................37
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................39 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Mã QR:
Quick response – Mã phản hồi nhanh 2. NCF:
Near – Field Communications – Loại hình kết nối hai thiết
bị điện tử ở khoảng cách gần 3. OTP:
One time password – Mật khẩu sử dụng một lần 4. PCI DSS:
Payment card industry data security standard – Chuẩn bảo
mật an ninh dữ liệu thanh toán 5. COD:
Cash on delivery – Thanh toán khi nhận hàng 6. VPN:
Virtual private network – Mạng riêng ảo tạo ra kết nối các
thiết bị thông qua Internet 6 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1: Ví điện tử xuất hiện tại Việt Nam trong những năm qua...................................10
Hình 2 1: Dự báo người dùng Internet và điện thoại di động Việt Nam 2017 - 2022.......18
Hình 2 2: Tỷ lệ các ví điện tử được sử dụng trong quý 1/2023.........................................20
Hình 3 1: Tỷ lệ các ví điện tử được sử dụng trong các nhóm tuổi vào quý 1/2023...........27
Hình 4 1: Biểu đồ tỷ lệ người mua hàng trực tuyến sử dụng các hình thức thanh toán.....32
Hình 4 2: Báo cáo của An ninh và Sự phát triển về kỹ thuật tại Việt Nam vào năm 2023,
được đánh giá dựa trên khía cạnh luật pháp, chính sách, cơ sở hạ tầng, năng lực kỹ thuật
và nhận thức của các quốc gia (%)....................................................................................33 7 PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng, đặc biệt cuộc cách mạng 4.0 đang
ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều ngành khoa học mới. Trong nền kinh
tế thị trường ngày nay, công nghệ thông tin và thương mại điện tử có mối quan hệ mật
thiết với nhau, là nền tảng cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá. Một trong những
hình thức hoạt động phố biển của thương mại điện tử là việc thanh toán tiền thông qua ví
điện tử ( E – wallet ). Đây là hình thức thanh toán thông qua ứng dụng được cài trên thiết
bị di động thay cho việc trả tiền mặt truyền thống.
Ví điện tử được biết đến nhiều trong khoảng 8 năm về đây từ 2015 – nay. Và
được sử dụng bùng nổ vào thời điểm đại dịch Covid 2019 – 2020. Hình thức thanh toán
này mang lại nhiều lợi ích và sự tiện lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, một số người tiêu
dùng và doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự mặn mà với hình thức trả tiền qua ví ảo.
Bài tiểu luận dưới đây hướng tới mục tiêu làm rõ thực trạng sử dụng ví điện tử
trong thời gian qua thông qua việc phân tích tình hình phát hành, đặc điểm ví điện tử của
các doanh nghiệp, tình hình sử dụng thực tế. Đồng thời, nội dung bài cũng đi sâu làm rõ
điểm mạnh, hạn chế - yếu tố làm cản trở sự phát triển của ví điện tử và đề xuất một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hình thức thanh toán này ở Việt Nam. 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUA VÍ ĐIỆN
1.1 Khái niệm “ Ví điện tử “
Ví điện tử ( E-wallet ) hay còn được gọi là ví tiền online có khả năng thanh toán
điện tử, thanh toán trực tuyến.
Ví điện tử là mô hình giao dịch không sử dụng tiền mặt, được tiến hành trên
mạng Internet. Người dùng chỉ cần thao tác chuyển, nạp hay rút tiền tuỳ ý, thay vì phải sử dụng tiền mặt.
Hình 1 1: Ví điện tử xuất hiện tại Việt Nam trong những năm qua Nguồn ảnh : SGBank
1.2 Chức năng của ví điện tử
Ví điện tử ra đời nhằm hỗ trợ con người trong việc sử dụng tiền. Vì vậy mà
phương thức thanh toán này mang nhiều chức năng phục vụ cho nhu cầu của người dùng
Thứ nhất, thanh toán trực tuyến ( thanh toán online ). Với ví điện tử, người dùng
có thể thực hiện thanh toán trực tuyến một cách nhanh chóng và tiện lợi. Họ có thể mua
hàng từ các cửa hàng trực tuyến, trang web thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động và
thanh toán bằng cách sử dụng số dư trong ví điện tử hoặc liên kết với tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. 9
Thứ hai, thanh toán ngoại tuyến ( thanh toán trực tiếp ). Ngoài chức năng thanh
toán online, ví điện tử cũng cho phép người dùng thực hiện thanh toán trực tiếp tại các
siêu thị, cửa hàng, quầy thanh toán hoặc máy bán hàng tự động. Thay vì sử dụng tiền mặt
hoặc thẻ tín dụng, người dùng có thể sử dụng ứng dụng ví điện tử để thực hiện thanh toán
bằng cách quét mã QR hoặc sử dụng công nghệ gần trường (NFC).
Thứ ba, chuyển tiền. Ví điện tử có tính năng chuyển tiền nhanh chóng và tiện
dụng. Người gửi có thể chuyển tiền từ ví điện tử của họ đến ví điện tử của người nhận qua
số điện thoại di động hoặc địa chỉ email. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và rủi ro liên
quan đến việc sử dụng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng truyền thống.
Thứ tư, quản lý tài chính. Với ví điện tử, người sử dụng có thể quản lý tài chính
của mình một cách hiệu quả. Họ có thể xem số dư, lịch sử giao dịch, lập kế hoạch quản lý
tài khoản, xem cập nhật về giao dịch và theo dõi lịch sử giao dịch của mình.
Thứ năm, thẻ tín dụng và thẻ thành viên: Một số ví điện tử hỗ trợ liên kết và quản
lý thông tin thẻ tín dụng, thẻ thành viên. Người dùng có thể lưu trữ thông tin thẻ trong ví
và sử dụng để thanh toán hoặc nhận các ưu đãi, khuyến mãi từ đối tác.
Và chức năng thứ sáu là quốc tế và chuyển đổi tiền tệ. Một số ví điện tử có thể
thanh toán và chuyển đổi tiền tệ quốc tế. Người dùng có thể sử dụng ví điện tử của mình
để thanh toán khi đi du lịch hoặc mua hàng hoá từ các quốc gia khác nhau mà không phải
lo ngại về vấn đề chuyển đổi tiền tệ.
1.3 Cách thức thanh toán bằng ví điện tử
Ví điện tử có thể coi như là một chiếc ví vô hình tồn tại trên thiết bị di động thông
minh. Trước đến nay, khi ra đường – mang tiền ra ngoài, ta thường cất tiền ở cẩn thận
tránh việc mất cắp. Tiền hiểu theo nghĩa thông thường là một thứ ta có thể cầm nắm. Còn
tiền trong ví điện tử thì được hiển thị trên màn hình.
Và cách thức thanh toán bằng ví điện tử có thể khá đa dạng tùy thuộc vào ứng
dụng ví điện tử cụ thể mà bạn sử dụng. Tuy nhiên, dưới đây là một hướng dẫn tổng quát
về cách thức thanh toán bằng ví điện tử.
Bước một, tải và đăng ký ứng dụng ví điện tử. Trước tiên, bạn cần tải xuống và
cài đặt ứng dụng ví điện tử trên điện thoại di động của mình. Sau đó, bạn đăng ký tài
khoản bằng cách cung cấp thông tin cá nhân cần thiết và hoàn thành quá trình xác thực.
Bước hai, nạp tiền vào ví điện tử. Tiếp theo, bạn cần nạp tiền vào ví điện tử của
mình. Có nhiều phương thức nạp tiền khác nhau, bao gồm liên kết tài khoản ngân hàng, 10
thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, sử dụng mã QR hoặc thẻ quà tặng, hoặc sử dụng
các dịch vụ chuyển tiền điện tử.
Bước ba, lưu trữ thông tin thanh toán. Sau khi nạp tiền vào ví điện tử, bạn có thể
liên kết thông tin thanh toán như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, hoặc lưu trữ thông tin thẻ
thành viên của các đối tác.
Bước bốn, thực hiện thanh toán trực tuyến. Khi bạn muốn thanh toán trực tuyến,
chọn phương thức thanh toán bằng ví điện tử. Trên trang web hoặc ứng dụng mua hàng,
chọn phương thức thanh toán ví điện tử và nhập thông tin cần thiết như địa chỉ email hoặc
số điện thoại liên kết với tài khoản ví điện tử của bạn. Xác nhận giao dịch và đợi xác nhận
thành công. Hoặc ta cũng có thể thực hiện thanh toán ngoại tuyến: Khi bạn muốn thanh
toán ngoại tuyến tại cửa hàng, nhà hàng hoặc quầy thu ngân, mở ứng dụng ví điện tử và
chọn phương thức thanh toán. Thường có hai phương thức thanh toán ngoại tuyến phổ
biến: quét mã QR: Máy tính của nhà bán hàng sẽ hiển thị mã QR chứa thông tin thanh
toán. Bạn chỉ cần sử dụng ứng dụng ví điện tử để quét mã QR này và xác nhận thanh toán,
hoặc gần trường (NFC): Nếu điện thoại của bạn hỗ trợ công nghệ gần trường (NFC), bạn
có thể di chuyển điện thoại gần đến máy đọc NFC của nhà bán hàng để thực hiện thanh toán.
Bước năm, xác nhận và quản lý giao dịch. Sau khi thực hiện thanh toán, bạn sẽ
nhận được xác nhận giao dịch và có thể xem lịch sử giao dịch trong ứng dụng ví điện tử. 1.4 Mô hình ví điện tử
Mô hình ví điện tử bao gồm sáu phần cơ bản.
Thứ nhất, người dùng : cá nhân hoặc các tổ chức doanh nghiệp . Những nhóm
khách hàng sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch thanh toán và quản lý tài chính.
Thứ hai, ứng dụng điện tử. đây là phần mềm hoặc ứng dụng di động được cài đặt
trên điện thoại hoặc thiết bị thông minh khác. Ứng dụng này cung cấp giao diện người
dùng giúp người dùng dễ dàng quản lý tài khoản ví điện tử, tiến hành các giao dịch tài
chính và thực hiện các tính năng khác của ví điện tử
Thứ ba, tài khoản điện tử. Đây là tài khoản cá nhân hoặc tài khoản doanh nghiệp
được đăng ký trong ví điện tử. Tài khoản này lưu trữ thông tin cá nhân của người sử dụng,
số dư tài khoản, thông tin thanh toán và các dữ liệu cá nhân khác. 11
Thứ tư, phương tiện thanh toán. Ví điện tử có thể được kết nối với các phương
tiện thanh toán khác chẳng hạn như thẻ tín dụng,thẻ ghi nợ, tài khoản thanh toán hoặc
thông qua dịch vụ chuyển tiền điện tử.
Thứ năm, cổng thanh toán. Đây là hệ thống kết nối ví điện tử với các cổng thanh
toán trực tuyến, hệ thống tài chính hoặc đối tác kinh doanh. Cổng thanh toán giúp xử lý
các giao dịch thanh toán và truyền dữ liệu giữa ví điện tử và các đối tác liên kết.
Thứ sáu, bảo mật. Mô hình ví điện tử phải bảo đảm độ bảo mật của thông tin cá
nhân và thanh toán của người dùng. Nó bao gồm các biện pháp bảo mật như mã hoá
thông tin, xác thực người dùng, xác thực ví và các biện pháp chống lừa đảo. 12
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÍ ĐIỆN TỬ
2.1 Trước khi ví điện tử ra đời – Lịch sử tiền tệ Việt Nam
Trước khi có sự ra đời và xu thế phát triển ví điện tử, nhân dân ta đã trải qua
nhiều thời kì trong tiến trình lịch sử phát triển của tài chính – tiền tệ - một yếu tố không
thể thiếu trong đời sống của nhân dân. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, con người tiến
bộ theo thời gian thì tiền tệ ra đời, tiền mặt trở thành vật trung gian trong trao đổi mua
bán, giữ vai trò to lớn đối với cuộc sống, xã hội con người.
Tiền Việt Nam được phát hành lần đầu vào khoảng giữa thế kỷ 10, một giai đoạn
then chốt đặc trưng bởi sự cai trị của nhà nước Việt Nam vĩ đại dưới sự trị vì đáng khâm
phục của Đinh Bộ Lĩnh. Đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo được vua Đinh Tiên Hoàng (968-
979) ra lệnh đúc và lưu thông. Có thể xem đây là mốc son chói lọi của việc hình thành
lịch sử văn hóa tiền tệ Việt Nam vì đó là những đồng tiền do chính nhà nước phong kiến
Việt Nam tự đúc và lưu hành.Thời phong kiến, hầu như mỗi một đời vua đều cho phát
hành loại tiền mới. Điều đáng lưu ý là tiền kim loại biến trở thành hình thức tiền tệ duy
nhất, thay thế các đồng tiền kim loại của các triều đình Trung Quốc mà Việt Nam đã gánh
chịu hơn 1000 năm quá trình Bắc thuộc của Trung Quốc. Ngoài ra , tiền giấy xuất hiện ở
Việt Nam tương đối sớm so với thế giới, vào khoảng năm 1396.
Kể từ thời kỳ đó, sự phát triển của đồng tiền Việt Nam đã trải qua một quá trình
sâu rộng và phức tạp, dẫn đến một bộ sưu tập phong phú và đa dạng đáng kể. Hình thức
ban đầu của những đồng tiền này là một mảnh kim loại tròn với một lỗ hình vuông, có
chữ Hán trải rộng khắp các triều đại khác nhau như Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Mạc, Tây Sơn
và Nguyễn. Sự phát triển này dần dần tiến tới việc tạo ra những đồng tiền tròn không có
bất kỳ lỗ hổng nào, tiếp theo là sự ra đời của các đồng tiền vàng nén và thậm chí cả tiền
thưởng được thiết kế phức tạp, tất cả đều sở hữu sự phong phú vốn có và sức hấp dẫn thẩm mỹ sâu sắc.
Thời gian trôi qua, sự phát triển của đồng tiền Việt Nam đã đạt đến một cột mốc
quan trọng với sự ra đời của tiền giấy ở nước ta. Những tờ tiền giấy này có nhiều kích cỡ
khác nhau, trưng bày một loạt các màu sắc, hoa văn trang trí và chữ in đẹp mắt. Sự đa
dạng và độc đáo của những loại tiền giấy này là một minh chứng cho tinh thần sáng tạo và
sự tinh tế nghệ thuật của đất nước chúng ta.
Ngày 31/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh - một nhà lãnh đạo đáng kính của nước
Việt, đã ban hành sắc lệnh trao quyền in và phân phối tiền giấy Việt Nam, còn được gọi là 13
tiền giấy tài chính. Nghị định này là một bước quan trọng hướng tới việc thiết lập một hệ
thống tài chính ổn định và củng cố nền tảng kinh tế của Việt Nam. Sự ra đời của những
loại tiền giấy này không chỉ đại diện cho một phương tiện thực tế để thực hiện các giao
dịch tài chính mà còn tượng trưng cho chủ quyền và độc lập của quốc gia chúng ta.
Tóm lại, hành trình của đồng tiền Việt Nam, từ khi hình thành ban đầu cho đến
khi phát triển sau đó, thật tự hào. Mỗi giai đoạn trong quá trình này đã góp phần tạo ra
một bộ sưu tập tiền tệ thể hiện di sản văn hóa phong phú và năng lực nghệ thuật của quốc
gia chúng ta. Việc giới thiệu tiền giấy càng nâng cao tính đa dạng và chức năng của hệ
thống tiền tệ của chúng ta, cho phép Việt Nam khẳng định nền độc lập kinh tế và thiết lập
một khung tài chính vững chắc.
Ngày 13/9/1985, quyết định số 01 HĐBT/TĐ của Hội đồng Bộ trưởng về việc
phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ. Ngày 14/9/1985, ngân hàng nhà
nước Việt Nam được phép phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, thu đổi các loại tiền cũ theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ đổi 1 đồng tiền mới.
Năm 2003 ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành tiền polymer mệnh giá 500.000,
200.000, 100.000, 50.000, 20.000,… … tiền xu: 5.000, 2000, 1000, 500, 200. Lịch sử tiền
tệ ( tiền mặt ) mang dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Sự thịnh suy của lịch sử dân
tộc thể hiện rõ nét trong tiền tệ Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên tiền mặt trở thành món hàng hóa xa xỉ, mà quen thuộc,
gắn bó với nhân loại. Đặc điểm chính của tiền mặt là tính thanh khoản cao, có thể được
dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ một cách nhanh chóng và dễ dàng, có khả năng
được chấp nhận rộng rãi trong các giao dịch hàng ngày từ việc mua sắm tại cửa hàng đến
thanh toán tiền thuê nhà, tiền lương, tiền học phí và các khoản chi tiêu khác. Có thể nói
đến những giá trị to lớn của tiền mặt đóng góp vào cuộc sống của chúng ta:
Giá trị thực: tiền mặt có giá trị thật và được chấp nhận trong các giao dịch. Đây là
phương tiện thanh toán hình thức được công nhận pháp lý.
Dễ sử dụng: người dùng có thể mang theo tiền mặt trong túi tiền và sử dụng nó
một cách thuận tiện khi cần thiết. Chuyển đổi hàng hóa dịch vụ ngay lập tức mà không
cần phụ thuộc quá trình thanh toán của các hình thức thanh toán khác.
Quyền riêng tư và an ninh: sử dụng tiền mặt có thể giúp bản thân bảo vệ quyền
riêng tư và an ninh vì không cần thiết công khai thông tin cá nhân như trong các tài khoản
ngân hàng khi sử dụng tiền thanh toán. 14
Công cụ và công nghệ: tiền mặt không phụ thuộc vào các công nghệ như internet
hoặc điện thoại di động, do đó nó thường được sử dụng trong các tình huống mà các hình
thức thanh toán điện tử không khả dụng hoặc gặp sự cố. Đặc biệt với những người lớn
tuổi không thích ứng kịp với thời đại công nghệ mới thì phương pháp giao dịch bằng tiền
mặt truyền thống luôn là sự tối ưu hàng đầu.
“Tiền là một người chủ tồi tệ nhưng lại là kẻ đầy tớ xuất sắc” – “Money is a
terrible master but an excellent servant” – Phineas Taylor Barnum.
Vì vậy, trước khi có sự ra đời của ví điện tử, tiền mặt là vật dụng, công cụ trao
đổi thiết thực trong cuộc sống, nó đóng vai trò quan trọng với đời sống của mỗi người.
2.2 Sự ra đời của ví điện tử - Chiếc ví điện tử đầu tiên trên Thế giới
Có lẽ ví điện tử - một phương thức thanh toán không còn quá lạ lẫm với thế giới
mới xuất hiện vài năm gần đây mà nó đã trải qua một quá trình trưởng thành dài. Mở đầu,
thanh toán kỹ thuật số (digital payments) xuất hiện vào khoảng năm 1997 khi Cocacola ra
mắt một số máy bán hàng tự động ở Helsinki, cho phép người tiêu dùng mua hàng thông
qua tin nhắn văn bản (SMS) trên điện thoại di động.Mặc dù hình thức thanh toán này có
nhiều sự khác biệt so với hình thức thanh toán trên ví điện tử hiện nay, tuy nhiên đây
được coi là cội nguồn của thanh toán không tiền mặt, là cơ sở hình thành ví điện tử
Chiếc ví điện tử đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Nhật vào năm 2004, do nhà
cung cấp dịch vụ lớn nhất ở Nhật là DoCoMo phát triển. Với cách gọi theo tiếng địa phương là " ,
osaifu-keitai" ví điện tử đã được sử dụng ở hơn 300.000 kênh bán lẻ trên
khắp đất nước Nhật Bản.
2.3 Quá trình hình thành và phát triển của ví điện tử tại Việt Nam 2.3.1 Giai đoạn 2008
Trên con đường hội nhập, hiện đại hoá Thế Giới, thị trường thương mại điện tử
VN đã tìm ra những hình thức thanh toán dễ dàng và thuận tiện hơn cho người dùng.
Từ năm 2008 "ví điện tử" được ra mắt và cũng được xem là tiện ích hữu dụng,
được kỳ vọng mang lại sự thuận tiện cho con người trong việc mua sắm, thanh toán các
loại chi phí trên Internet (tiền điện thoại, tiền internet, ăn uống online, du lịch, . ..), kết nối
nhanh chóng và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân người dùng.
Tuy nhiên, vào thời kỳ hiện nay, điều kiện xã hội hạn chế và nhu cầu người dùng
chưa được mở rộng, phát triển nên phương thức thanh toán điện tử không được phổ cập
rộng rãi, tính năng khó dùng và không khai thác được hết tính năng của chúng. 15
2.3.2 Giai đoạn 2009 – 2014
Năm 2009, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động và cấp giấy phép cho sáu
công ty thí điểm dịch vụ ví điện tử. Các công ty này là Viet Nam Union (Payoo), MobiVi,
Smartlink, VNPay, VinaPay và M-Service. Trong vòng một năm hoạt động, khoảng
70.000 ví điện tử đã được mở. Trong số này, số lượng ví cao nhất thuộc về Payoo (của
VietUnion) với hơn 32.000 ví, tiếp theo là VNPay với hơn 30.000 ví và MobiVi với hơn
7.000 ví. Số lượng giao dịch được thực hiện qua ví điện tử trong quý IV năm 2009 là 5 tỷ
đồng đáng kinh ngạc, phản ánh mức tăng đáng kể 330% so với quý II cùng năm. Cuối
năm 2009, chín Ngân hàng Thương mại đã ký và triển khai dịch vụ ví điện tử, với 110
đơn vị chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử. Điều này đánh dấu sự gia tăng đáng kể gần
1,5 lần so với cuối 6/2009. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những ví điện tử này
chỉ hoạt động như ví điện tử, cho phép người dùng gửi tiền vào tài khoản của họ để mua
các sản phẩm và dịch vụ cụ thể trực tuyến, chẳng hạn như thẻ điện thoại và trò chơi trực
tuyến mà không cho rút tiền từ tài khoản.
Xuất hiện ở Việt Nam hơn năm năm, song ví điện tử vẫn còn là hình thức thanh
toán mới mẻ với đa số người tiêu dùng. Điều đấy đã khiến khiến nhiều doanh nghiệp
trong ngành đứng trên bờ vực, chật vật để tồn tại để tiếp tục phát triển. Theo số liệu của
Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết năm 2013, cả nước có trên 1,84 triệu ví điện tử, tổng
lượng giao dịch trong năm đạt 23,350 tỷ đồng ( khoảng 1,1 tỷ USD ). So sánh với quy mô
của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, con số này thật sự còn nhiều
khiêm tốn. Chỉ tính riêng thị trường thẻ, đến năm 2013 cả nước đã có hơn 66 triệu chiếc “
ví thần “, tổng doanh số giao dịch nội địa lên tới 1,1 triệu tỉ đồng ( 52 tỷ USD ), nguyên
nhân do người tiêu dùng Việt Nam vẫn yêu thích phương thức thanh toán sử dụng tiền
mặt truyền thống và phương thức phổ biến hơn lúc bấy giờ là “ quẹt thẻ “. Bởi thẻ ngân
hàng được hỗ trợ và chấp nhận rộng rãi bởi hầu hết các cơ quan và doanh nghiệp để thanh
toán, mua hàng và giải ngân tiền thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc Internet
Banking. Tuy nhiên, đứng trước những chuyển biến ngoạn mục của nền công nghệ 4.0.
Nhu cầu tiện ích của xã hội ngày một tăng cao, con người đang dần thay đổi thói quen
trong những cuộc giao dịch. Xu hướng hòa nhập quốc tế để bắt kịp thời đại và sự phát
triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử chính là bước đà, đòn bẩy cho sự trở lại tiên
tiến của “Ví điện tử”. 16
Vào năm 2014 ví điện tử tại Việt Nam được đẩy mạnh nhờ sự “ra đời” hàng loạt
ví điện tử khác nhau như: VTC pay, Momo…Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong
năm 2016, giá trị giao dịch tại thị trường Việt Nam thông qua ví điện tử đạt 53.109 tỷ
đồng. Những con số khủng đã biểu thị một thị trường người dùng ở Việt Nam béo bở đầy tiềm năng.
2.3.2 Giai đoạn 2015 – Nay
Theo thống kê của Appota ( Công ty Công nghệ giải trí Việt Nam ) năm 2018,
Việt Nam có 72% dân số sở hữu điện thoại thông minh, 68% sử dụng smartphone để truy
cập Internet ( nhiều hơn máy tính ), 25% sử dụng Internet trên di động hàng ngày; nhiều
người Việt sở hữu trên 2 thiết bị di động kết nối mạng, với bình quân là 1,7 thiết bị/người.
Mặt khác, khảo sát tiêu dùng toàn cầu năm 2019 của PricewaterhouseCoopers ( một trong
bốn công ty kiểm toán, tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới ) đối với 27 nước/vùng lãnh
thổ cho thấy, dự kiến Việt Nam sẽ là thị trường thanh toán di động phát triển nhanh nhất trong năm 2019. (Phong 2018)
Hình 2 1: Dự báo người dùng Internet và điện thoại di động Việt Nam 2017 - 2022
Nguồn ảnh: Appota – Công ty Công nghệ giải trí Việt Nam
Tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán bằng di động ở Việt Nam tăng từ mức 37% vào
năm 2018 lên mức 61% năm 2019 và đây cũng là mức tăng cao nhất trong số 6 quốc gia 17
Đông Nam Á tham gia khảo sát. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Thái Lan tăng từ 19% lên
67%, Malaysia từ 17% lên 40% và Philippines từ 14% lên 45%, Singapore từ 12% lên
46%, còn Indonesia tăng từ 9% lên mức 47%. Năm 2018, thanh toán qua Internet của Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng 33,6% về số món và 19,5% về số tiền so với năm 2017. Thanh
toán qua điện thoại di động còn đạt mức tăng trưởng ấn tượng hơn, với 41,4% về số món
và 169,5% về số tiền so với năm 2017.
Từ đó có thể thấy, Việt Nam là một trong những thị trường ứng dụng thanh toán
di động tiềm năng, phát triển nhanh trên thế giới và có sức tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sự
tăng trưởng của các hình thức thanh toán hiện đại nói chung và ví điện tử nói riêng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về các xu hướng thanh toán di động trong năm 2022 và
những năm tới của Digital Virgo, năm 2021 đã tác động đáng kể đến các mô hình tiêu
dùng số. Đại dịch COVID-19 đã tạo động lực to lớn đối với mạng lưới thanh toán toàn
cầu, ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp đến thế giới tài chính, bao gồm cả các phương
thức thanh toán thay thế. Mua sắm trực tuyến đã bùng nổ và điện thoại di động trở thành
lựa chọn thanh toán ưa thích trong thời kỳ cách ly, phòng chống dịch bệnh. Chính vì thế
COVID-19 2025 ( tăng từ 2,8 tỷ vào năm 2020 ) trên thế giới.
Thị trường ví điện tử đã trải qua sự cạnh tranh gay gắt giữa hơn 30 nhà cung cấp
( tính từ 15/10/2020 ), nhưng những người chơi nổi bật như MoMo, Moca và ZaloPay vẫn
tiếp tục thống trị thị phần. Theo quy định tại Thông tư 23/2019/TT-NHNN ngày
22/11/2019, sửa đổi và bổ sung các điều cụ thể của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày
11/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán
và có hiệu lực kể từ ngày 07/01/2020, tổng giá trị giao dịch được thực hiện qua ví điện tử
của cả khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ không được vượt quá 100 triệu đồng. Ngược
lại, theo Công ty Nghiên cứu Thị trường Cimigo, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày
hiện tại tại thị trường Việt Nam dao động từ khoảng 230.000 đồng đến 274.000 đồng/cá
nhân (Lê Mỹ, 2020). Tuy nhiên, với mối liên hệ giữa các nền tảng thương mại điện tử và
ví điện tử, chẳng hạn như quan hệ đối tác giữa Tiki và MoMo hoặc Zalopay, Shopee và
Airpay, Lazada và eMonkey, Ngân hàng Nhà nước cần thiết lập các quy định có khả năng
hạn chế người dùng ví điện tử thực hiện thanh toán cho các sản phẩm gia dụng và điện tử
có giá trị cao, chẳng hạn như điện thoại di động và máy tính xách tay, v.v.
Theo nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2022 do công ty
Visa thực hiện, Việt Nam dường như đang trong “kỷ nguyên” thanh toán số khi có tới
89% người tiêu dùng sử dụng ví điện tử. 77% đáp viên tin rằng họ có thể không dùng tiền 18
mặt trong 3 ngày. Đáng chú ý, 2/3 số người được khảo sát kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành
một đất nước không dùng tiền mặt vào năm 2030. (Anh 2023)
“Thuở ấy, những người sáng lập chỉ mơ đến một ngày tại Việt Nam nếu ra đường
quên mang theo ví vẫn có thể mua được ly cà phê, ăn tô bún ở một hàng quán nào đó.
Ước mơ giờ đây đã trở thành hiện thực, khi rất nhiều người bước chân ra khỏi nhà có thể
thoải mái đi cà phê, xem phim, dạo phố mua sắm hay ăn uống... chỉ với điện thoại cầm
tay có cài MoMo”, CEO MoMo Nguyễn Mạnh Tường từng chia sẻ.
Theo báo cáo của Decision Lab, MoMo hiện là ví điện tử dẫn đầu ở các chỉ số
như fintech nắm giữ thị phần cao nhất Việt Nam với 68%. Cụ thể, trong quý I/2023, siêu
ứng dụng MoMo chiếm 68% thị phần ví điện tử, tiếp theo Zalopay chiếm 53%, Vietpay
chiếm 27%, Shopee Pay (Air Pay) có thị phần 25%, VNPay ở vị trí tiếp theo với 16% và
ví điện tử Moca (Grabpay) đứng ở vị trí thứ 6 với 7%. (Đăng, tinhte.vn 2023)
Hình 2 2: Tỷ lệ các ví điện tử được sử dụng trong quý Nguồn ảnh: Decision Lap
Năm 2021, các công ty fintech tại các thị trường mới nổi đã thu hút được nhiều
khoản đầu tư lớn để mở rộng danh mục sản phẩm của ví điện tử để thâm nhập vào các thị 19
trường mới. Theo báo cáo mới nhất của Research and Markets, các ứng dụng ví điện tử
quan trọng của khu vực đã giành được thị phần đáng kể trong 4 - 6 quý vừa qua, chủ yếu
do các ứng dụng ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ công nghệ.“ Sự thuận tiện này tạo ra
tiềm năng giúp thị trường ví điện tử phát triển, khiến các doanh nghiệp muốn khai thác
triệt để phân khúc này”, ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Giải
pháp phần mềm Hòa Bình ( PeaceSoft ), chủ thương hiệu ví điện tử Ngân lượng cho biết
cơ sở hình thành ví điện tử. 20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
3.1 Thực trạng sử dụng ví điện tử tại Việt Nam
Hiện nay, các ví điện tử đang hoạt động đều cung cấp đầy đủ các tiện lợi, thoải
mái cơ bản như thanh toán điện thoại, điện, nước, internet, thanh toán các khoản vay, phí
bảo hiểm, phí dịch vụ chung cư, dịch vụ công, học phí, mua vé (tàu, xe, máy bay)... Ngoài
việc xây dựng cho mình các trò chơi, chương trình ưu đãi riêng, các ví còn liên kết với
ngân hàng, công ty tài chính, các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee,
Sendo,... để gia tăng trải nghiệm, tiện ích cho khách hàng.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến ngày
30/6/2021, tại Việt Nam, có 43 tổ chức không phải là ngân hàng đã được NHNN cấp Giấy
phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; trong đó có 37 tổ chức đã cung
ứng dịch vụ ví điện tử ra thị trường, với tổng số ví điện tử đang hoạt động là khoảng
16,39 triệu ví (tăng khoảng 2,75 triệu ví so với thời điểm cuối năm 2020).
Theo báo cáo của các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, trong 6 tháng đầu năm
2021, tổng số lượng giao dịch bằng ví điện tử được xử lý thành công đạt xấp xỉ 802,56
triệu món, cùng với tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 302,16 nghìn tỷ đồng (tăng lần lượt
là 85,38% về số lượng giao dịch và 91,57% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020)
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong ba tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm
2022, hoạt động thanh toán ví điện tử tiếp tục tăng trưởng khá. Số lượng giao dịch qua hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8,55% về giá trị; số lượng giao dịch qua hệ
thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 70,77% về số lượng và tăng 18,55% về giá trị.
Theo nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng trên
toàn thế giới và Việt Nam không ngoại lệ. Tỷ lệ người dùng Việt sử dụng thanh toán bằng
thẻ hoặc ví điện tử đã tăng trên mọi nhóm độ tuổi. Hiện nay, 66% người dùng thanh toán
thẻ trực tuyến, 70% thanh toán ví điện tử trực tuyến hoặc trong ứng dụng. Tỷ lệ thanh
toán bằng mã QR gia tăng vượt bậc, với 61%. Tỷ lệ lựa chọn các phương thức thanh toán
kỹ thuật số cũng ngày càng gia tăng. Theo kết quả nghiên cứu, có tới 90% người tiêu
dùng Việt quan tâm đến hình thức ngân hàng số. Điều này đồng nghĩa tiềm năng phát
triển ngân hàng số tại Việt Nam là rất lớn, vì hiện mới chỉ 30% người trưởng thành sử dụng dịch vụ này. 21
Vào năm 2023, ghi nhận tỉ mỉ về các xu hướng lối sống mới được người dùng áp
dụng sau đại dịch Covid-19, bao gồm chi tiêu của họ tại các cơ sở bán lẻ cũng như thực
tiễn quản lý tài chính của họ. Người ta phát hiện có sự gia tăng đáng kể trong việc sử
dụng dịch vụ giao hàng tận nhà, với một tỷ lệ đáng kể các cá nhân chọn phương thức
thanh toán trực tuyến trước khi giao hàng của họ. Trên thực tế, phương thức thanh toán cụ
thể này nổi lên như là lựa chọn phổ biến nhất trong số những người được hỏi. Điều khá
hấp dẫn khi lưu ý rằng trong thời kỳ đại dịch, 85% người tiêu dùng lần đầu tiên tận dụng
sự tiện lợi của dịch vụ giao hàng tận nhà. Thống kê này về cơ bản nhấn mạnh sự phụ
thuộc ngày càng tăng vào các dịch vụ như vậy. Hơn nữa, dự kiến trong tương lai, có tới
80% tất cả các giao dịch sẽ được thực hiện trực tuyến, sau đó hàng hóa sẽ được giao ngay
trước cửa nhà của khách hàng. Rõ ràng, sự chuyển đổi này sang giao dịch trực tuyến và
dịch vụ giao hàng tận nhà chứng tỏ một điều là rất thuận lợi cho các doanh nghiệp đang
tìm cách mở rộng hoạt động và tối đa hóa tiềm năng kinh doanh của họ.
Ngoài các xu hướng nói trên, điều then chốt là thói quen mua sắm mới cũng đã
xuất hiện sau đại dịch. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng một tỷ lệ đáng kể
người tiêu dùng, khoảng 64%, hiện thích mua sắm trên các nền tảng trực tuyến lớn cũng
như bảo trợ các doanh nghiệp hộ gia đình. Những mô hình chi tiêu mới này có thể được
coi là sự phản ánh trực tiếp của bối cảnh hậu COVID-19, nơi thương mại điện tử đã trải
qua sự tăng trưởng đột biến chưa từng có và phần lớn người tiêu dùng đã sẵn sàng chấp
nhận, thậm chí ưa thích những hành vi mua sắm mới này. Sự thay đổi mô hình trong sở
thích của người tiêu dùng chắc chắn đã mở đường cho trải nghiệm mua sắm mang tính
chuyển đổi, nơi sự tiện lợi của các nền tảng trực tuyến kết hợp với sự tin tưởng và sự quen
thuộc liên quan đến các doanh nghiệp gia đình truyền thống. Khi thế giới tiếp tục phục
hồi sau hậu quả của đại dịch, ngày càng rõ ràng rằng những thói quen mua sắm đang phát
triển này sẽ định hình tương lai của thương mại, cho phép các doanh nghiệp phát triển
mạnh trong một bối cảnh luôn thay đổi. Do đó, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải
tích cực thích ứng với những xu hướng mới nổi này, tận dụng tiềm năng to lớn nằm trong
lĩnh vực dịch vụ thanh toán trực tuyến và giao hàng tận nhà. Bằng cách đó, các doanh
nghiệp sẽ không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của khách hàng mà còn
đặt mình ở vị trí hàng đầu trong kỷ nguyên mới của hành vi tiêu dùng này.
Sự thay đổi trong thói quen tiết kiệm và chi tiêu của mọi người ngụ ý rằng các
doanh nghiệp sẽ cần theo kịp những thay đổi đang diễn ra và sẽ tiếp tục xảy ra trong hành
vi của người tiêu dùng trong những năm tới. Hơn nữa, ngoài các ví điện tử phổ biến như 22
MoMo, Moca, ZaloPay, Viettel Pay, Payoo và Shopee Pay, một “tân binh” trên thị trường
ví điện tử có tên là MobiFonePay gần đây đã xuất hiện, bổ sung vào phạm vi đa dạng các
tùy chọn có sẵn cho người dùng. Sự hiện diện của nhiều ví điện tử trên thị trường, mỗi
loại đều cung cấp các ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng, đã làm cho cuộc đua ví điện
tử trở nên sôi động và cạnh tranh hơn. Điều này cũng dẫn đến các cổng thanh toán và ví
điện tử cung cấp các chương trình ưu đãi khác nhau cho thanh toán trực tuyến, do đó làm
tăng tỷ lệ giao dịch được thực hiện thông qua phương thức thanh toán này. Hơn nữa, thị
trường ví điện tử năng động và phát triển mạnh tại Việt Nam cũng đã trở thành một triển
vọng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, những người muốn khai thác tiềm năng
của nó. Một số công ty nước ngoài, chẳng hạn như Standard Chartered Private Equity và
ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs, đã hợp tác với các doanh nghiệp địa phương
để cạnh tranh thị phần trong thị trường ví điện tử. Ví dụ, Goldman Sachs đã hợp tác với
M - Services JSC để đầu tư vào MoMo, trong khi VNPT Epay sở hữu 65% vốn chủ sở
hữu bởi các nhà đầu tư Hàn Quốc, và 1Pay JSC thuộc sở hữu 90% của Tập đoàn
TrueMoney từ Thái Lan. Mặt khác, một số công ty tài chính mạnh đã chọn phát triển các
sản phẩm ví điện tử của riêng mình để thâm nhập thị trường Việt Nam. Một ví dụ như vậy
là EVENS E-CASH, một công ty công nghệ Hàn Quốc, đã công bố kế hoạch chính thức
ra mắt tại thị trường Việt Nam vào năm 2020.
Thị trường ví điện tử tại Việt Nam đang trải qua sự tăng trưởng đáng kể, với sự
tham gia của cả các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, dẫn đến sự đa dạng của
các tùy chọn ví điện tử dành cho người dùng. Tính đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (NHNN) đã cấp giấy phép cho 45 nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử. Theo thống kê
mới nhất từ NHNN vào đầu năm 2023, toàn bộ thị trường đã ghi nhận một lượng đáng
kinh ngạc 120 triệu ví điện tử, trong đó 47 triệu đang hoạt động và 29 triệu là hoạt động
cao. Tổng số dư trong các ví điện tử này đã vượt quá 3.300 tỷ đồng. Hơn nữa, tổng giá trị
giao dịch tính đến cuối quý III/2022 ước tính khoảng 937.000 tỷ đồng. Với nhiều tùy
chọn ví điện tử để lựa chọn và sự tiện lợi mà chúng mang lại, không có gì ngạc nhiên khi
ngày càng có nhiều người áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt này. Sự
hiện diện của nhiều nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử không chỉ mở rộng các lựa chọn có
sẵn cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, dẫn
đến các dịch vụ và ưu đãi tốt hơn cho người dùng. Dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục
trong tương lai, với thị trường ví điện tử tại Việt Nam sẵn sàng tăng trưởng và đổi mới
hơn nữa. Khi công nghệ tiếp tục phát triển và hành vi của người tiêu dùng phát triển, các 23
doanh nghiệp sẽ cần phải thích ứng và đi trước đường cong để đáp ứng nhu cầu và sở
thích thay đổi của khách hàng. Tóm lại, thị trường ví điện tử tại Việt Nam đang phát triển
mạnh, thu hút cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, và cung cấp nhiều lựa chọn cho người
tiêu dùng. Cuộc cách mạng thanh toán kỹ thuật số này được thiết lập để cách mạng hóa
cách mọi người giao dịch, làm cho nó thuận tiện, an toàn và hiệu quả hơn.
Qua đây, có thể thấy những định hướng và nỗ lực của Chính phủ cũng như những
triển vọng trong xây dựng một môi trường thuận lợi, ưu đãi cho thanh toán ví điện tử phát
triển là rất rõ ràng, dần đưa thanh toán ví điện tử trở thành phương thức thanh toán được
sử dụng phổ biến trong cuộc sống và công việc kinh doanh đối với cả doanh nghiệp và
người dân Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
3.2 Đánh giá thực trạng sử dụng ví điện tử tại Việt Nam
3.2.1 Ưu điểm sử dụng ví điện tử tại Việt Nam
Trong bối cảnh nền thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, tại Việt Nam đã
cho ra đời một số lượng lớn ví điện tử được liên kết với nhiều tổ chức, ngân hàng nội địa.
Và đã mang được nhiều ưu điểm đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dùng. Ta có thể
có kể tới những điểm mạnh sau đây của ví điện tử.
Thứ nhất, thanh toán an toàn bảo mật cao. Các ví điện tử chính thống như Viettel
Money, Zalo Pay, Momo,...đều sử dụng hệ thống bảo mật, an toàn thông tin đảm bảo quy
định của cơ quan quản lý nhà nước và đã được cấp chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS.
Thứ hai, thanh toán trực tuyến nhanh hơn. Người dùng không cần mang theo tiền
mặt, giúp tiết kiệm thời gian làm việc và di chuyển của khách hàng, thực hiện các giao
dịch thanh toán dễ dàng và nhanh chóng. Khách hàng có thể thực hiện việc thanh toán
mua hàng, trả tiền dịch vụ ở bất kì nơi đâu, bất kỳ lúc nào chỉ bằng một vài thao tác đơn
giản kèm theo một bước xác nhận mật khẩu giao dịch OTP.
Thứ ba, dễ dàng chuyển và nhận tiền từ bạn bè/gia đình/mọi người xung quanh.
Người dùng không cần phải đến tận nơi đưa tiền mặt. Song song đó, người dùng có thể
thực hiện truy vấn thông tin tài khoản mọi lúc mọi nơi, đặc biệt không cần phải mang theo
tiện mặt, tránh tình trạng bị rơi tiền hay bị đánh cắp.
Thứ tư, nhiều ưu đãi, tiết kiệm chi phí. Một trong những điểm thu hút nhất của ví
điện tử chính là các chương trình ưu đãi hấp dẫn giúp người dùng tiết kiệm được khá
nhiều phí tiêu dùng hàng tháng. Chương trình ưu đãi thường được diễn ra với các hình
thức như voucher giảm giá, hỗ trợ hoàn tiền, chiết khấu khi mua sản phẩm, dịch vụ… 24
Thứ năm, liên kết linh hoạt với các điểm chấp nhận thanh toán. Ví điện tử là
trung gian kết nối giữa nguồn tiền thanh toán là tài khoản ngân hàng và các đơn vị bán
hàng (điểm chấp nhận thanh toán). Vì vậy, ví điện tử giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi
phí mua sắm và giúp khách hàng kiểm soát được số tiền tiêu dùng hàng tháng một cách dễ dàng, thuận lợi.
Thứ sáu, có nhiều chức năng hữu ích. Tích hợp nhận diện khuôn mặt (FACE ID)
để mở khóa, sinh sắc vân tay, mua vé xem phim, đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ, nạp tiền
điện thoại, nạp data 3G/4G, thanh toán tiền điện,…
Thứ bảy, dễ dàng theo dõi chi tiêu. Người dùng tiện xem lại lịch sử giao dịch của
mình để thống kê các khoản đã chi tiêu.
3.2.2 Nhược điểm sử dụng ví điện tử tại Việt Nam
Tuy nhiên, bên cạnh điểm mạnh, ví điện còn có mặt hạn chế của mình. Ta có thể
nhắc tới những nhược điểm sau đây.
Thứ nhất, có tính phí giao dịch. Sẽ có một vài giao dịch cần phải trả phí khi sử
dụng ví điện tử. Tuy nhiên số lượng các dịch vụ có tính phí là không nhiều.
Thứ hai, rủi ro mất thông tin cá nhân. Nhiều người dùng lo lắng sử dụng ví điện
tử sẽ bị mất thông tin cá nhân. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi người dùng sử dụng các
loại ví điện tử không chính thống hoặc thiết bị di động có bảo mật yếu, can thiệp ngoài
quy định vào hệ điều hành (crack, root...).
Thứ ba, nguy cơ mất tiền do hệ thống lỗi. Thỉnh thoảng sẽ có một vài giao dịch
trên ví điện tử xảy ra lỗi như: giao dịch không thành công nhưng vẫn bị trừ tiền trên ví
điện tử. Với trường hợp này, bạn sẽ được ví điện tử hoàn tiền (lưu ý: phản ánh kịp thời
với bộ phận hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp).
Thứ tư, một bộ phận người tiêu dùng Việt vẫn chưa bẳt kịp những tiến bộ công
nghệ đang diễn ra trên toàn cầu. Người sử dụng chưa hiểu rõ và chưa có được nhiều thông
tin về loại hình dịch vụ này. Người Việt Nam từ xưa đến nay vẫn có câu “Đồng tiền gắn
liền khúc ruột” nên họ vẫn còn e dè khi tham gia vào các giao dịch này. Nhận thức và thói
quen của người tiêu dùng khi tiếp nhận cái mới cũng tạo nên một rào cản khá nặng nề với ví điện tử.
Thứ năm, chưa có hành lang pháp lý đầy đủ và chính thức đôi với hình thức thanh
toán qua ví điện tử. Nói cách khác, chưa có chế tài hay bộ luật nào quy định về tính pháp
lý của ví điện từ và những rủi ro cũng như đảm bảo sự an toàn đối với tài sản của người 25
dùng mỗi khi có tranh chấp.Vì vậy, Luật Bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến cần được thiết
lập chặt chẽ và thực thi nghiêm ngặt hơn, nhằm khuyến khích người tiêu dùng thanh toán
qua ví điện tử nhiều hơn.
Thứ sáu, người sử dụng chưa tin tưởng vào dịch vụ do thiếu niềm tin vào chất
lượng hàng hóa dịch vụ giao dịch qua mạng. Thói quen thanh toán bằng tiền mặt ở Việt
Nam rất phổ biến đặc biệt với người lớn tuổi cùng với tâm lý lo sợ lừa đảo và rủi ro trong
quá trình thanh toán nên một bộ phận người tiêu dùng Việt vẫn chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt.
3.3 Một số ví điện tử phổ biến tại Việt Nam
Ví điện tử đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nó mang lại lợi ích to lớn và
thay đổi thói quen thanh toán của người Việt khi mua hàng. Với những người ưa thích
thanh toán và mua sắm online thì dịch vụ ví điện tử không còn là từ mới lạ.
Hình 3 1: Tỷ lệ các ví điện tử được sử dụng trong các nhóm tuổi vào quý 1/2023 Nguồn ảnh: Decision Lap
Cùng sự bùng nổ của công nghệ 4.0, ứng dụng này mang lại vô vàn tiện ích cho
người dùng. Đặc biệt, các khoản thanh toán hoá đơn điện, nước, internet, vé xem phim, vé
tàu xe, mua thẻ điện thoại,… đều có thể được thực hiện nhanh chóng nhờ ví điện tử. Hiện 26
có vô số loại ví khác nhau nhưng năm loại ví sau đây được đánh giá là phổ biến và sử
dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam. 3.3.1 Ví điện tử MoMo
MoMo – “ Ví điện tử quốc dân “. Tính đến đầu năm 2023, MoMo đã có hơn 31
triệu người dùng – ví điện tử được sử dụng nhiều nhất bởi người tiêu dùng Việt Nam. Đây
cũng là một trong những ví điện tử ra đời đầu tiên và mở ra một kỉ nguyên công nghệ
thanh toán bằng ví điện tử tại Việt Nam.
Để gia tăng mức độ phổ biến, MoMo không ngừng mở rộng kết nối với các đối
tác cũng như cung cấp nhiều dịch vụ tài chính liên quan. Hiện tại, người dùng có thể
thanh toán hoá đơn, mua bán, gửi tiết kiệm,… tất cả đều thông qua nền tảng MoMo.
Trong khảo sát của Decision Lab, MoMo là ứng dụng fintech được yêu thích nhất
với mức độ 68%, tăng trưởng 2% so với quý cuối năm 2022. Mức độ yêu thích của
MoMo cũng dẫn đầu tuyệt đối ở cả ba thế hệ Gen X ( 42 - 62 tuổi ), Gen Y ( 26-41 tuổi)
và Gen Z ( 16 – 25 tuổi ). (Đăng, tinhte.vn 2023)
3.3.2 Ví điện tử Zalo Pay
Zalo Pay – dịch vụ ví điện tử được liên kết cùng một trong số ứng dụng nhắn tin
phổ biến Việt Nam – Zalo Chat. ZaloPay đang tiếp tục phát triển hê “ sinh thái và cơ sở
người dùng sau khi đạt khoảng 11,5 triê “u người dùng thanh toán trong năm 2022.
Người sử dụng thông qua Zalo có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch trực tuyến:
thanh toán hoá đơn như điện, nước, internet, truyền hình,… ; chuyển tiền; thanh toán trực
tuyến; mua thẻ điện thoại; gửi quà tặng cho bạn bè, người thân ( mừng cưới, sinh nhật,
…). Ngoài ra, một số bộ phận và cơ quan nhà nước cũng đã sử dụng Zalo để tương tác với
công dân, đơn giản hoá những quy trình về tiếp nhận yêu cầu, giải quyết hồ sơ,…
3.3.3 Ví điện tử Viettel Pay
Viettel Pay phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, ra mắt
giữa năm 2018. Ra đời sau nhưng Viettel Pay đang nhanh chóng đang ngày càng phủ
sóng rộng rãi trên thị trường việt nam với gần 10 triệu khách hàng sử dụng.
Ngoài những chức năng chính: chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, mua sắm – giải
trí, đi lại – du lịch, nộp học phí,… Điều nổi bật của Viettel mà không có Ví điện tử nào
của Việt nam có được là dịch vụ gửi tiền trực tiếp trên ứng dụng Viettel Pay tới bất cứ
đâu tại Việt nam chỉ sau 2-4 giờ là có thể nhận được tiền. 27
Ví dụ : Bạn đang ở Hà Nội , bạn muốn chuyển 15 triệu về cho mẹ ở quê Hải
Phòng. Bạn có thể dùng Viettel Pay và chuyển tiền từ trong ví về địa chỉ tại quê, nhân
viên Viettel Post sẽ tới trực tiếp nhà của bạn ở Hải Phòng và chuyển tiền mặt 15 triệu cho
mẹ bạn (hoặc mẹ bạn có thể nhận trực tiếp tại quầy Viettel gần nhất)
Với ưu thế mạng lưới thiết kết với Viettel Post, Viettel Store và cửa hàng dịch vụ
Viettel có độ bao phủ rộng rãi với hơn 200.000 điểm giao dịch trên toàn quốc, vì vậy việc
nạp, rút tiền sẽ trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.
3.3.4 Ví điện tử Shopee Pay
Shopee Pay trước đây được gọi Air Pay là dịch vụ ví di động của Shopee, công ty
công nghệ đa quốc gia của Singapore – SEA chuyên về thương mại điện tử. Hơn 50 triệu
lượt tải ứng dụng này tính đến 9/2022.
Shopee Pay được liên kết trực tiếp với ứng dụng mua sắm Shopee - một trong
những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Với sự kết hợp của hai ứng dụng này,
công ty hướng tới cung cấp một trải nghiệm dễ dàng và hoàn chỉnh cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, khi sử dụng Shopee Pay thanh toán các dịch vụ khác thuộc hệ sinh thái
của SEA Group người dùng sẽ được tặng nhiều mã giảm giá ưu đãi, hoặc nếu bạn là
người hay mua sắm trên Shopee và đặt thức ăn trên ứng dụng Shopee Food thì không nên
bỏ qua hình thức như thanh toán trên ứng dụng ví điện tử này. Khi thanh toán qua Shopee
Pay người dùng không chỉ nhận được ưu đãi với nhiều mã giảm giá, mà đặc biệt có thể
mua hàng hay đặt món ăn với những giá vô cùng hấp dẫn 1đ, 0đ. 3.3.5 Ví điện tử VN Pay
Ví điện tử VN Pay thuộc Công ty Cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VN
Pay) – đơn vị hàng đầu trong thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam phát triển. VN
Pay hỗ trợ thanh toán bằng mã QR trên 33 ứng dụng ngân hàng và tám ví điện tử, với hơn
25 triệu người đang sử dụng dịch vụ. VN Pay cũng đang sở hữu mạng lưới 200.000 điểm
chấp nhận thanh toán trên toàn quốc.
Ngoài ra nền tảng ứng dụng này còn được gọi với một cái tên khác “ Ví điện tử
gia đình”. Với tính năng đặc biệt – “ Gia đình”, người dùng có thể mở ví chung cho thành
viên, người thân trong gia đình. Từ đó, việc quản lý tài chính chung trong gia đình được
trở nên dễ dàng và nhanh chóng. 28
CHƯƠNG 4: CƠ HỘI – THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
4.1 Cơ hội và thách thức của ví điện tử tại Việt Nam
4.1.1 Cơ hội của ví điện tử tại Việt Nam
Trên thị trường ví điện tử, chúng ta rút ra được nhiều cơ hội phát triển hứa hẹn
trong tương lai. Với sự phổ biến ngày càng tăng của ví điện tử và tiềm năng mở rộng, thị
trường này đang trở nên hết sức hấp dẫn. Sự xuất hiện đa dạng các tiện ích và dịch vụ ví
điện tử tại Việt Nam cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.
Thứ nhất, mục tiêu của Chính phủ là đẩy mạnh việc sử dụng ví điện tử trong
tương lai, nhằm tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững của thị trường này.
Nhờ điều kiện thuận lợi từ phía chính phủ, ngày 31/3/2022 phỏng theo Quyết định số
411/QĐ-TTg của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phê duyệt ” Chiến lược quốc
gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 “. Mục tiêu
chiến lược vào năm 2025 tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; tỷ
lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức
được phép khác đạt 80%; tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá
nhân đạt trên 50%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản
đạt trên 70%;.... Như vậy, nền tảng thanh toán số đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm và có những định hướng xây dựng phát triển tạo môi trường thuận lợi cho
phương thức thanh toán này. (T. N. Hưng, Tạp chí Công Thương 2022)
Thứ hai, hiện nay, nhiều công ty tài chính đang hướng tới khu vực nông thôn.
“Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” ở nước ta rất được quan
tâm và đẩy mạnh. Đến năm 2025, chương trình đặt mục tiêu cả nước có ít nhất 80% số xã
đạt chuẩn nông thôn mới, 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn
mới để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, chương trình còn đề ra
mục tiêu có từ 17 – 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ
công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Như vậy, thời gian gần đây với
sự phát triển của vùng nông thôn thì việc sử dụng thiết bị di động thông minh, Internet
hay những phương tiện thanh toán hiện đại, đặc biệt là ví điện tử cũng được sự quan tâm
lớn của người dân nơi này. Ta có thể thấy, đây cũng chính là một trong những thị trường 29
tiềm nay và là cơ hội để ví điện tử được phát triển lớn mạnh hơn. (Trà, Báo Nhân Dân Việt Nam 2023)
Thứ ba, các nhà cung cấp ví điện tử không ngừng nỗ lực để đưa ra những tính
năng mới và tiên tiến hơn, nhằm thu hút các nhà đầu tư và người dùng. Bên cạnh việc sử
dụng mã QR, công nghệ quét AR cũng được áp dụng để nâng cao trải nghiệm người
dùng. Công nghệ AR (Augmented Reality) là công nghệ nhằm đa dạng hóa trải nghiệm
nghe – nhìn. Người dùng có thể nhìn thấy đối tượng ảo trong môi trường thực. Hình ảnh
trước mặt sẽ trở nên phong phú, sinh động hơn và giúp người xem tiếp nhận thông tin
theo cách mới mẻ, không gây nhàm chán. Đầu năm 2019, ZaloPay là nền tảng ví ảo đầu
tiên thực hiện công nghệ AR tại Việt Nam. Ví điện tử Zalo Pay phát triển cuộc đua săn
Heo Chiêu Tài dựa trên nền tảng công nghệ AR. Xuyên suốt dịp Tết 2019, lì xì qua ví
điện tử Zalo Pay đã thu hút hàng loạt người dùng tham gia bởi hình thức độc đáo, mới lạ
cùng những giải thưởng hấp dẫn. Chỉ sau gần 1 tháng khởi động chiến dịch Tết 2019,
Zalo Pay đã đạt mốc tăng trưởng 400% tổng số giao dịch thanh toán so với Tết năm ngoái. (Vietnamnet 2019)
Thứ tư, số lượng người dùng thiết bị di động thông minh và sử dụng điện thoại
vào Internet đang ngày càng tăng. Tới đầu năm 2023, Việt Nam có hơn 77 triệu người
dùng Internet – chiếm khoảng 78,59% dân số. Con số này thậm chí còn vượt mục tiêu mà
Chính phủ đặt ra. Ngoài ra, số lượng người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam dự
kiến sẽ đạt 63,8 triệu người vào năm 2023, tăng 1,6% so với năm 2022, chiếm 96,1% số
người dùng Internet cả nước. Từ số liệu thống kê, ta có thể thấy cơ hội tăng trưởng về số
lượng người dùng ví điện tử trong tương lai là rất lớn. (Lê, Cafef 2023)
Thứ năm, ngày nay, thương mại di động đang trở thành xu hướng không thể phủ
nhận và điều này đồng hành với sự phát triển của hình thức thanh toán hiện đại như thẻ
ngân hàng và thanh toán trực tuyến, góp phần nâng cao sự hấp dẫn và tiềm năng phát triển
của ví điện tử. Qua đây, ta có thể thấy được tiềm năng lớn của ví điện tử do được các
“ông lớn” Thương Mại Điện Tử đưa ra những chương trình tiếp thị liên kết hấp dẫn với
mức chiết khấu cao (lên đến 7% trên mỗi sản phẩm thanh toán khi sử dụng các nền tảng
thanh toán trực tuyến). Ta có thể nhắc tới một ví dụ điển hình: Ứng dụng Shopee đang
chiếm lĩnh vị trí số 1 tại lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam. Góp phần cho thành công
này của sàn thương mại này không thể không kể đến ví điện tử Shopee Pay cùng với
những chương trình chiết khấu mạnh, ( lên đến hơn 50% giá trị của mỗi sản phẩm qua 30
chương trình tiếp thị liên kết ). Từ đó thu hút được nhiều người mua hàng và khách hàng dùng ví điện tử.
4.1.2 Thách thức của ví điện tử tại Việt Nam
Mặc dù ví điện tử mang đến nhiều lợi ích đáng kể như tiết kiệm thời gian, chi phí
thanh toán và tính tiện lợi, nhưng không thể phủ nhận rằng nó cũng đối mặt với một số thách thức.
Thứ nhất, thói quen thanh toán bằng ví điện tử vẫn chưa được sự chấp nhận và
phổ biến rộng rãi với những người dùng trong nước. Nhiều người vẫn gắn bó, ưa chuộng
phương pháp thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng thẻ truyền thống. Ngay cả trong năm
2021, các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt vẫn chưa thể khẳng định ưu thế
của mình. Như theo thống kê của Báo cáo Thương mại điện tử ( năm 2021 ), tỷ lệ người
mua hàng trực tuyến sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD)
vẫn chiếm 73%; thẻ ATM nội địa chiếm 27%; thẻ tín dụng là 24%; ví điện tử 37%. Một
trong những nguyên nhân của sự lưỡng lự này là do nhiều người dùng vẫn cảm thấy lo
ngại về việc tiết lộ thông tin cá nhân và rủi ro bị lừa đảo và mất tài sản.
Hình 4 1: Biểu đồ tỷ lệ người mua hàng trực tuyến sử dụng các hình thức thanh toán
Nguồn ảnh: Báo cáo Thương mại điện tử
Thứ hai, rủi ro trong thanh toán ví điện tử là một vấn đề quan trọng của mảng
thanh toán này. Người dùng cần có được sự uy tín về các thông tin cá nhân, dấu chân số 31
và giao dịch của họ được an toàn. Việc xử lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân và tài chính là một
thách thức mà các nhà cung cấp ví điện tử phải đối mặt và giải quyết. Do chỉ số bảo mật
an toàn trên không gian số quốc gia ( NCSI - International Cyber Security Index ) của
Việt Nam chỉ ở mức 36.36/100 trong khi ấy tỉ lệ phát triển công nghệ là 47.69/100, cho
thấy được rằng mức độ phát triển đang vượt quá khả năng bảo mật, những thủ đoạn lừa
đảo thì ngày càng tinh vi hơn, tuy nhiên hệ thống bảo mật của công ty quản lý và nhà
mạng lại không bắt kịp được xu hướng tội phạm mạng hiện nay.
Hình 4 2: Báo cáo của An ninh và Sự phát triển về kỹ thuật tại Việt Nam vào năm 2023,
được đánh giá dựa trên khía cạnh luật pháp, chính sách, cơ sở hạ tầng, năng lực kỹ
thuật và nhận thức của các quốc gia (%)
Nguồn ảnh: New.CGTN - Đài Truyền Hình Quốc Gia Trung Quốc
Thứ ba, một số bộ phận người tiêu dùng Việt vẫn chưa bắt kịp sự phát triển của
công nghệ. Dễ thấy rằng, ví điện tử đã có mặt từ năm 2008 nhưng hiện nay thì cụm từ “ ví
điện tử “ mới được nhắc tới nhiều hơn. Điều này là do người dùng chưa có nhiều thông
tin và chưa được tiếp cận với loại ví này dẫn tới nhiều lo sợ gặp rủi ro khi sử dụng. Và tệp
khách hàng khó tiếp cận với ví điện tử đó là nhóm khách hàng lớn tuổi : chiếm 11,9%
tổng dân số vào năm 2019, đến năm 2050 sẽ tiếp tục tăng lên đến 50%. Người lớn tuổi là
đối tượng dễ “bị bỏ lại” trong thời kỳ đổi mới công nghệ. Hiện nay, Việt Nam đang trở
thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Những người từ 60
tuổi trở lên chiếm gần 12% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ
tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã
hội “già hóa” sang xã hội “già”. Điều này cho ta thấy chương trình Chuyển đổi số trong
nước ta (chương trình bắt đầu từ ngày 03/06/2023) khi không đủ quy mô cơ cấu độ tuổi
và cùng lúc đó cũng đặt ra cho những người đứng đầu những công ty chịu trách nhiệm 32
điều hành ví điện tử tại Việt Nam phải có một biện pháp giải quyết thích hợp. (Bình, Báo Nhân Dân Việt Nam 2023)
Thứ tư, hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng là một khúc mắc cần phải được giải quyết
nếu như muốn phát triển thị trường ví điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới. Hạ tầng
mạng và cơ sở hạ tầng thanh toán của nước ta chưa được đảm bảo. Theo thống kê của
Google vào tháng 1, năm 2023 có 77,93 triệu người dân Việt Nam sử dụng Internet,
chiếm 79,1% dân số, trong đó tăng 6,6% hàng năm và 489 BPS. Con số đã có sự tăng
trưởng rõ rệt trong những năm qua, tuy nhiên để cho các hình thức thanh toán trực tuyến
được bùng nổ hơn nữa thì cần phải có nhiều nỗ lực đến từ hệ thống mạng quốc gia và các
nhà mạng tư nhân. So sánh với đất nước tiên phong trào lưu thanh toán bằng di động tại
châu Á, Trung Quốc, ta có thể thấy được sự chênh lệch đáng kể từ những thông số như
MBPS, BPS. Trong vòng một thập niên vừa qua, Trung Quốc đã có những tiến bộ đáng
kể về hạ tầng mạng với tốc độ truy cập của mạng sợi quang tăng từ 10Mbps lên
1000Mbps, các mạng di động đã đạt được những bước đột phá với công nghệ 3G, 4G và
5G, và việc truy cập rộng rãi vào dịch vụ internet đã được mở rộng đến tất cả các làng xã
quản lý trên cả nước. Tính đến tháng 1 năm 2023, tỉ lệ người dùng mạng Internet với tổng
dân số Việt Nam là 79%, do chưa thể phổ cập được hình thức thanh toán Mobile Money
đến những tỉnh vùng sâu vùng xa.
Thêm vào đó, hệ thống công nghệ giữa các ngân hàng chưa đồng nhất, nên việc
tích hợp giữa các hệ thống công nghệ khác nhau cũng gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển ngân hàng số còn nhiều bất cập, mạng lưới điểm giao dịch ngân hàng,
trụ máy ATM chưa phân bố đều tại các huyện, thị nên khó triển khai đồng bộ,. Các tổ
chức tài chính như ngân hàng, trung gian thanh toán vào ví điện tử đều xây dựng hệ thống
trang thiết bị thanh toán riêng tại một điểm chấp nhận thanh toán gây ra lãng phí vì không
tận dụng được hạ tầng chung hay trong cùng hệ sinh thái. Ngoài ra, một số sản phẩm dịch
vụ thanh toán không bằng tiền mặt chưa được thiết kế theo hướng phù hợp với nhu cầu
của người tiêu dùng trong khu vực nông thôn, do đó chưa phát huy được tối đa dịch vụ.
Ngoài ra, hành lang pháp lý phục vụ hoạt động thanh toán điện tử chưa hoàn
thiện. Trong đó, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến các dịch vụ,
phương tiện thanh toán trực tuyến, hiện tượng mới, hiện đại, tiền ảo, thẻ ảo, tiền điện tử...
là những vấn đề mới, phức tạp đến nay chưa có hướng dẫn của các cơ quan quản lý hoặc
đang trong giai đoạn thí điểm. Ví dụ, khi thực hiện các giao dịch trên internet, các ngân
hàng sẽ cung cấp các mã OTP (One Time Password) chỉ cho người thực hiện giao dịch. 33
Trong một số trường hợp, mã này có thể bị kẻ gian lấy cắp, từ đó thực hiện các giao dịch
lấy tiền của chủ tài khoản.Tuy nhiên, khi phát hiện giao dịch sai, giao dịch bất thường,
theo quy định pháp luật ngân hàng không được phong tỏa tài khoản ngay lập tức, trong
khi mỗi lần phạm tội, chuyển tiền đi chỉ mất vài giây, dẫn tới thiệt hại nặng nề hơn. 34
4.2 Giải pháp phát triển ví điện tử tại Việt Nam
4.2.1 Giải pháp cho Chính phủ và các tổ chức tín dụng
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về ví điện tử, sự tham gia và hỗ trợ từ các cơ
quan điều hành là vô cùng quan trọng. Các quyết định và hướng dẫn từ những người đứng
đầu trong lĩnh vực này sẽ định hình cách thức hoạt động và phát triển của thị trường. Sự
tích cực và quyết liệt của các nhà quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và
củng cố hệ thống ví điện tử. Ngoài ra, chính quyền cũng có vai trò quan trọng trong việc
tạo ra chính sách ưu đãi hấp dẫn để thúc đẩy sự sử dụng ví điện tử.
Hành động của các cơ quan chuyên trách, doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản
lý các mô hình ví điện tử
Trước tiên, thị trường Việt Nam cần nghiên cứu và áp dụng các mô hình, thành
tựu và kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực thanh toán vào hoạt động thương mại điện tử và
thanh toán không dùng tiền mặt tại lãnh thổ Việt Nam. Điều này sẽ khuyến khích doanh
nghiệp nâng cấp và phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, đồng thời thúc đẩy sự sử dụng
thanh toán điện tử trong lĩnh vực chính phủ và dịch vụ hành chính công, đảm bảo an ninh
và an toàn, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán.
Phát triển hệ sinh thái thanh toán số nhằm cải thiện chất lượng cũng như tăng độ
nhận dạng trong đời sống, dần dần đi vào thói quen sinh hoạt của người dân. Ví điện tử
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ sinh thái thanh toán số. Sự phổ biến của ví
điện tử khuyến khích các doanh nghiệp fintech và ngân hàng tạo ra các dịch vụ thanh toán
mới, từ đó thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực thanh toán. Mở đầu cho phong
trào nâng cấp hệ sinh thái này là VNPAY, khi đã tích hợp thành công cùng các nền tảng
thanh toán online của các NHTM lớn như VCB Digibank, BIDV SmartBanking,
VietinBank iPay Mobile, Agribank E-Mobile Banking, BaoViet Smart, AB Ditizen,
VietABank EzMobile, Eximbank EDigi, SaigonBank Smart Banking, app HDBank, IVB Mobile Banking,...
Cung cấp ưu đãi và hỗ trợ khách hàng nhằm tạo động lực sử dụng ví điện tử. Các
chương trình khuyến mãi, giảm giá và ưu đãi đặc biệt sẽ hỗ trợ người dùng trong việc
chuyển đổi và tạo lòng tin đối với việc sử dụng ví điện tử.
Bộ luật của Việt Nam cần cập nhập xu hướng của tội phạm công nghệ cao hiện nay
Hiện nay cần tạo ra một khung pháp lý cho việc cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng thông qua phương tiện điện tử, nhằm tối ưu hóa quy trình và nghiệp vụ, 35
đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng và ngân hàng. Đặc biệt, việc sửa
đổi Luật các tổ chức tín dụng cần hướng đến tạo ra cơ chế và chính sách thuận lợi, nhằm
xây dựng và phát triển hệ sinh thái thanh toán số, từ đó thúc đẩy đổi mới và sáng tạo,
cũng như tăng cường hợp tác giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp, công ty Fintech.
Hơn nữa, sớm xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động ngân hàng số, xác
thực khách hàng điện tử - eKYC, cho vay theo phương thức điện tử, phù hợp với xu thế
phát triển hiện nay. Xem xét các phương án đưa ra các yêu cầu về quản trị rủi ro công
nghệ thông tin, dữ liệu cũng như đảm bảo an toàn trong dịch vụ thuê ngoài, quyền riêng
tư, bảo vệ an toàn dữ liệu. Song song với đó, cũng cần sự chung tay của nhiều đơn vị khác
như Bộ Công an, các ngân hàng thương mại nhằm tăng cường xử lý triệt để tội phạm
mạng hiện nay, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, xây dựng các
chương trình giáo dục tài chính. Đặc biệt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là
đội ngũ lãnh đạo và chuyên gia chuyên sâu, phân tích, khai thác dữ liệu sử dụng các công nghệ mới.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần kết hợp kiểm tra và đánh giá định kỳ quy
trình và hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử nhằm ngăn chặn các hành vi gian
lận hoặc can thiệp trái phép từ các bên thứ ba. Điều này đảm bảo bảo mật thông tin và
ngăn chặn việc đánh cắp thông tin trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Đồng thời, cần tăng cường hệ thống đảm bảo an toàn và bảo mật, cùng với việc áp dụng
các giải pháp xác thực khách hàng cho các giao dịch thanh toán điện tử.
Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước, bộ Công an và Cục Quản Lý Thị Trường cần chú
ý cung cấp thông tin cập nhật về các hình thức lừa đảo liên quan đến thanh toán điện tử
cho khách hàng và người sử dụng. Đồng thời, cần cung cấp các cảnh báo và hướng dẫn để
giúp khách hàng và người sử dụng đề phòng các nguy cơ lừa đảo. Khách hàng cần được
khuyến cáo tăng cường tính bảo mật thông tin trong quá trình thanh toán để giảm thiểu rủi
ro liên quan đến hoạt động thanh toán điện tử.
Các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan đứng đầu các ứng dụng ví điện tử cũng cần
tiếp tục chỉ đạo các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán và trung gian thanh toán áp dụng
các công nghệ mới và hiện đại vào sản phẩm và dịch vụ thanh toán, đảm bảo tính tiện ích,
an toàn, bảo mật và với chi phí hợp lý nhất.
Đồng thời, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cần thường xuyên phổ
biến thông tin về các chiêu trò lừa đảo đến khách hàng và người tiêu dùng, đồng thời đưa 36
ra các cảnh báo và hướng dẫn để phòng tránh lừa đảo. Cần phổ biến những cách thanh
toán hạn chế rủi ro lừa đảo nhất và tăng cường cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo.
4.2.2 Giải pháp cho người dùng
Người sử dụng thanh toán điện tử là đối tượng trực tiếp thực hiện và sử dụng dịch
vụ thanh toán ví điện tử. Vì vậy, tính an toàn trong quá trình sử dụng phụ thuộc rất lớn
vào chính người sử dụng. Do đó, khánh hàng của ví điện tử cũng cần tự cảnh giác và nhận
thức vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ tài khoản thanh toán và thông tin cá nhân.
Thứ nhất, khi sử dụng các phương tiện hoặc dịch vụ thanh toán điện tử, người dân
nên cài đặt các chương trình diệt virus, bảo mật và tránh nhấp vào các đường link không rõ nguồn gốc.
Thứ hai, không nên sử dụng mạng công cộng để tiến hành thanh toán và nếu
không thể tránh được, nên sử dụng mạng ảo (VPN) để mã hóa thông tin truy cập và giảm
thiểu rủi ro đánh cắp thông tin.
Thứ ba, người dùng không nên tiết lộ thông tin tài khoản cho người lạ và đặt bảo
mật cao cho tài khoản. Tránh những mật khẩu dễ đoán như : 12346, ngày tháng năm sinh,
tên bản thân. Đây đều là những bảo mật dễ dò khiến cho tài khoản bị xâm nhập một cách dễ dàng.
Thứ tư, khách hàng sử dụng ví điện tử nên cài đặt/đăng kí dịch vụ tin nhắn thông
báo số dư và nên kiểm tra số dư tài khoản của mình thường xuyên.
Thứ năm, người dùng nên chia sẻ những thông tin hữu ích về thanh toán điện tử
cho những người khác để tạo sự phổ biến, thúc đẩy số lượng người dùng ví điện tử. 37 PHẦN KẾT LUẬN
Ví điện tử là phương thức thanh toán hiện đang rất phổ biến và có nhiều tiện ích
cho người tiêu dùng. Tính đến năm 2021, Việt Nam có có 43 tổ chức không phải là ngân
hàng đã được NHNN cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
trong đó có 37 tổ chức đã cung ứng dịch vụ ví điện tử ra thị trường. Tuy nhiên, hình thức
thanh toán qua ví điện tử vẫn còn hạn chế: chưa tích hợp được nhiều tính năng, một số ví
mất phí giao dịch, chưa có sự đồng bộ liên kết với nhà cung cấp, cùng với thói quen thanh
toán bằng tiền mặt nên người tiêu dùng Việt vẫn chưa quan tâm nhiều tới dịch vụ này.
Vì vậy, để ví điện tử phát triển trong thời gian tới, Nhà nước cần hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý về dịch vụ thanh toán ví điện tử, tăng cường an ninh bảo mật. Các
công ty cung cấp ví điện tử kết hợp với các ngân hàng trong việc chuyển nhận tiền, mở
rộng thêm tính năng của ví đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, người dùng cũng
phải có những biện pháp sử dụng ví điện tử một cách an toàn. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] T. Phong, "Quản trị mạng," 24 7 2018. [Online]. Available: https://quantrimang.com/lang-
cong-nghe/72-dan-so-viet-nam-xai-smartphone-nhung-50-trong-so-do-chi-nghe-goi-nhan- tin-154566.
[2] M. Anh, "Cafebiz," 20 6 2023. [Online]. Available: https://cafebiz.vn/7-8-nam-truoc-con-
mat-nua-tieng-de-giai-thich-vi-dien-tu-la-gi-momo-gio-day-ap-dao-moi-doi-thu-tren-thi- truong-176230620161708987.chn.
[3] H. Đăng, "Tinh te MANG XA HOI," 22 5 2023. [Online]. Available:
https://tinhte.vn/thread/cac-vi-dien-tu-duoc-dung-nhieu-nhat-tai-viet-nam.3672061/.
[4] T. N. T. Hưng, "Tạp chí Công Thương," 14 6 2022. [Online]. Available:
https://tapchicongthuong.com.vn/bai-viet/thanh-toan-dien-tu-tai-viet-nam-giai-doan-2022-
2025-trien-vong-thach-thuc-va-mot-so-giai-phap-phat-trien-89400.htm.
[5] T. Trà, "Báo Nhân Dân Việt Nam," 17 7 2023. [Online]. Available: https://nhandan.vn/no-
luc-den-nam-2025-ca-nuoc-co-80-xa-dat-chuan-nong-thon-moi-post762664.html.
[6] P. Lê, "Cafef Trang Thông Tin Điện Tử Tổng Hợp," 30 6 2023. [Online]. Available:
https://cafef.vn/ty-le-nguoi-su-dung-internet-viet-nam-da-vuot-muc-tieu-ke-hoach-nam- 2023-188230630135401355.chn.
[7] T. Nguyễn, "SAVVYCOM," 23 8 2023. [Online]. Available: https://savvycom.vn/blog/3-
dieu-can-biet-ve-thi-truong-vi-dien-tu-viet-nam/.
[8] "Vietnamnet," 21 2 2019. [Online]. Available: https://vietnamnet.vn/zalopay-tang-truong-
400-tong-so-giao-dich-dip-tet-i28156.html.
[9] N. T. Bình, "Báo Nhân Dân Việt Nam," 6 6 2023. [Online]. Available:
https://nhandan.vn/gia-hoa-dan-so-nhanh-o-viet-nam-va-khuyen-nghi-chinh-sach- post756305.html.
[10] "New.CGTN - Đài Truyền Hình Quốc Gia Trung Quốc," 14 6 2022. [Online]. Available:
https://news.cgtn.com/news/2022-06-14/China-built-world-s-largest-network-infrastructure-
in-past-decade-1aQTTVPZXvG/index.html.
[11] T. P. Chi, "Tạp chí Ngân hàng," 24 11 2021. [Online]. Available:
https://tapchinganhang.gov.vn/de-thi-truong-vi-dien-tu-viet-nam-phat-trien-on-dinh-ben- vung.htm.
[12] Đ. T. L. N. T. D. Nguyễn Thị Ánh Ngọc, "Tạp chí Ngân hàng," 23 10 2020. [Online].
Available: https://tapchinganhang.gov.vn/thi-truong-vi-dien-tu-viet-nam-co-hoi-va-thach- thuc.htm. 39
[13] V. V. Điệp, "Tạp chí Công Thương," 28 11 2017. [Online]. Available:
https://tapchicongthuong.com.vn/bai-viet/tong-quan-ve-thanh-toan-dien-tu-tai-viet-nam- 51078.htm. 40