





Preview text:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ TẬP HUẤN BẮC NINH
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC (Đề có 5 trang)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 0401
Họ, tên thí sinh:............................................................. Số báo danh:...................
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Trường hợp nào sau đây phản ánh sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường?
A. Người mắc hội chứng Down có ba nhiễm sắc thể 21 nên cơ thể phát triển không bình thường.
B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp của thực vật tăng nhanh và thường đạt cực đại ở
nhiệt độ tối ưu, sau đó giảm dần.
C. Cây phù dung có hoa màu trắng vào buổi sáng, nhưng buổi chiều hoa chuyển sang màu hồng.
D. Người mắc bệnh phenylketonuria trí tuệ kém phát triển do tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Câu 2: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí qua bề mặt cơ thể? A. Chim bồ câu. B. Giun dẹp. C. Ốc bươu vàng. D. Châu chấu.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về cấu trúc của gene?
A. Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ trên mạch bổ sung của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ trên mạch khuôn của gene.
C. Ở sinh vật nhân sơ, những gen có liên quan về mặt chức năng thường tồn tại thành từng nhóm
với các vùng kết thúc nằm liền kề nhau.
D. Vùng mã hoá chứa thông tin quy định trình tự nucleotide trong phân tử RNA.
Câu 4: Một tế bào mầm sinh dục có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện giảm phân bình thường.
Kết thúc giảm phân II, các tế bào con tạo ra có bộ NST là A. 46 NST kép. B. 46 NST đơn. C. 23 NST kép. D. 23 NST đơn.
Câu 5: Những người thợ mỏ đào vàng ở Yukon, Canada tình cờ phát hiện một xác ướp voi ma mút
lông cừu gần như hoàn hảo bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở cánh đồng vàng Klondike. Đây là
ví dụ về bằng chứng tiến hóa nào?
A. Sinh học phân tử. B. Hóa thạch.
C. Giải phẫu so sánh. D. Tế bào học.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về tái bản DNA?
A. Từ một phân tử DNA sau một lần tái bản bình thường sẽ tạo thành hai phân tử DNA hoàn toàn giống nhau.
B. Tái bản DNA là cơ chế phân tử của sự truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể.
C. Trước khi nguyên phân, ở pha G1 của chu kì tế bào, DNA trong tế bào mẹ tái bản và hai bản
sao phân chia về hai tế bào con.
D. Quá trình tái bản DNA được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Câu 7: Cụm từ nào sau đây mô tả vị trí của một gen trên nhiễm sắc thể? A. Allele. B. Telomere. C. Codon. D. Locus.
Câu 8: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây? A. Vây cá chép. B. Cánh bướm. C. Cánh ong. D. Cánh dơi.
Mã đề 0401 - Trang 1/ 6
Câu 9: Ở một loài thực vật, allele D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với allele d quy định
hoa trắng; tính trạng trung gian sẽ có hoa hồng. Biết rằng không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết,
phép lai giữa các cây có kiểu gene nào sau đây tạo ra đời con có kiểu hình hoa hồng chiếm tỉ lệ 100%? A. Dd × dd. B. DD × Dd. C. Dd × Dd. D. DD × dd.
Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về di truyền gene ngoài nhân?
(1) Kết quả phép lai thuận nghịch là khác nhau.
(2) Di truyền theo dòng mẹ có ở cả thực vật và động vật.
(3) Vai trò của giao tử đực và giao tử cái là ngang nhau trong đóng góp vật chất di truyền cho cá thể con.
(4) Các gene ngoài nhân không tồn tại thành từng cặp allele như gene trong nhân. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 11: Ở sinh vật nhân thực, bào quan nào sau đây làm nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng trong tế bào? A. Bộ máy Golgi. B. Ti thể. C. Không bào. D. Ribosome.
Câu 12: Mendel tiến hành nghiên cứu các tính trạng nào ở cây đậu Hà Lan?
A. Những tính trạng ngẫu nhiên không có chủ đích.
B. Những tính trạng liên quan đến môi trường sống.
C. Những tính trạng không thể quan sát được bằng mắt thường.
D. Những tính trạng tương phản, như màu hoa và hình dạng hạt.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về điều hoà biểu hiện gene?
A. Hoạt động của operon lac chịu sự điều khiển của gene điều hoà nằm trong cấu trúc của operon lac.
B. Điều hoà biểu hiện gene xảy ra ở sinh vật nhân sơ, không xảy ra ở sinh vật nhân thực.
C. Monod và Jacob đã nghiên cứu cơ chế điều hoà biểu hiện gene liên quan đến chuyển hoá
galactose ở vi khuẩn E. coli.
D. Điều hoà biểu hiện gene là cơ chế góp phần làm cho sản phẩm của gene được tạo thành đúng thời điểm.
Câu 14: Trong điều kiện sinh lí bình thường, ở người trưởng thành, thời gian của pha dãn chung
trong một chu kì tim kéo dài khoảng A. 0,3s. B. 0,8s. C. 0,1s. D. 0,4s.
Câu 15: Trong một tế bào lưỡng bội, xét 2 cặp gene nằm trên cùng một cặp NST giới tính ở vùng
tương đồng của X và Y. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gene nào sau đây đúng? A. XBbY. B. XBdYbD. C. XBbYDd. D. XBBYdd.
Câu 16: Ở nhóm động vật nào sau đây có giới cái mang cặp NST giới tính XX và giới đực mang cặp NST giới tính XY?
A. Thỏ, ruồi giấm và các loài chim.
B. Hổ, mèo rừng và châu chấu.
C. Trâu, bò, hươu.
D. Bồ câu, gà và bướm tằm.
Câu 17: Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với NST bình thường. Dạng đột biến
tạo nên NST bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau? A. Lặp đoạn NST. B. Mất đoạn NST.
C. Chuyển đoạn trong một NST.
D. Đảo đoạn NST.
Câu 18: Để tìm hiểu về một hội chứng di truyền, người ta đã so sánh bộ nhiễm sắc thể của một
người bình thường và một người mắc hội chứng (người số 1 và người số 2). Bộ nhiễm sắc thể
của hai người này được thể hiện ở hình dưới đây:
Mã đề 0401 - Trang 2/ 6 Người số 1 Người số 2
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Người số 1 là người bình thường; người số 2 mắc hội chứng di truyền.
B. Hai người trên đều mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).
C. Hội chứng di truyền của người trên được tìm hiểu bằng phương pháp nghiên cứu di truyền học phân tử.
D. Hội chứng di truyền mà người số 1 mắc phải là hội chứng Down.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm như sau: Lấy 100 hạt
mới nhú mầm và chia thành hai phần bằng nhau. Luộc chín một trong hai phần. Tiếp theo cho mỗi
phần hạt vào một bình (bình 1 và bình 2), nút chặt nắp đậy và để trong 2 giờ. Sau đó lần lượt mở
nắp đậy của các bình và đưa nến đang cháy vào mỗi bình. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình sau:
a) Mục đích của thí nghiệm là phát hiện hô hấp ở thực vật thông qua hấp thu CO2.
b) Các hạt nảy mầm trong bình 1 là các hạt đã được luộc chín.
c) Trước khi mở nắp đậy, nồng độ O2 trong bình 1 giảm.
d) Hoạt động hô hấp ở các hạt nảy mầm trong bình 2 đã giải phóng O2 nên nến tiếp tục cháy.
Câu 2: Gene ban đầu tổng hợp chuỗi polypeptide có trình tự amino acid như sau:
– Gly – Ser – Cys – Val – Asn – Thr –
Gene này bị đột biến tạo ra một gene mới tổng hợp chuỗi polypeptide có trình tự amino acid là:
– Gly – Arg – Leu – Asn – Thr –
Mã đề 0401 - Trang 3/ 6
Biết rằng các bộ ba mã hoá các amino acid là Gly: GGU; Ser: AGU; Cys: UGC; Val: GUU; Asn:
AAC; Thr: ACC; Arg: AGG; Leu: CUU.
a) Do tác động của các tác nhân đột biến đã làm cho gene ban đầu bị đột biến điểm.
b) Số liên kết hydrogen của gene đột biến ít hơn gene ban đầu là 6.
c) Đột biến làm giảm chiều dài của gene là 10,2 A0.
d) Gene ban đầu bị đột biến mất ba cặp nucleotide A-T.
Câu 3: Ở ruồi giấm, cánh xẻ và mắt trắng là các tính trạng được quy định bởi allele đột biến lặn;
trong đó cánh bình thường và mắt đỏ là tính trạng hoang dại và trội hoàn toàn so với tính trạng
đột biến. Locus các gene này liên kết ở vùng không tương đồng của NST giới tính X. Lai phân
tích ruồi cái (P) có kiểu hình dại, thu được đời con gồm 4 nhóm kiểu hình, trong đó ruồi cánh
bình thường, mắt trắng và cánh xẻ, mắt đỏ chiếm 80% còn ruồi cánh bình thường, mắt đỏ và cánh
xẻ, mắt trắng chiếm 20%.
a) Ruồi cái (P) có kiểu gene dị hợp về cả hai locus gene đang quan tâm.
b) Ruồi đực ở F1 chỉ có hai loại kiểu hình: cánh bình thường, mắt trắng và cánh xẻ, mắt đỏ.
c) Tần số hoán vị gene giữa hai locus được nghiên cứu trong phép lai này là 20%.
d) Nếu lai phân tích ruồi đực (P) có kiểu hình dại thì vẫn thu được đời con gồm 4 nhóm kiểu
hình với tỉ lệ tương tự.
Câu 4: Ở một giống đậu lưỡng bội, hình dạng vỏ hạt được xác định là một tính trạng đơn gene
đa hình, gồm các dạng vằn (V1 và V2), đốm nhạt (D), chấm (C), đốm nhạt xen chấm (D/C) và
trơn láng (T). Nghiên cứu về sự di truyền của tính trạng này, người ta lần lượt đem lai các dòng
thuần chủng (P) khác nhau, thu được F1 đồng tính, sau đó cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Kết
quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng: Phép lai P F1
Số lượng mỗi loại kiểu hình ở F2 V1 V2 D D/C C T 1 V1 x T V1 798 0 0 0 0 269 2 V2 x T V2 0 140 0 0 0 46 3 D x T D 0 0 321 0 0 107 4 C x T C 0 0 0 0 1575 522 5 V1 x V2 V1 217 72 0 0 0 0 6 V1 x D V1 499 0 166 0 0 0 7 V1 x C V1 1597 0 0 0 533 0 8 V2 x C V2 0 208 0 0 70 0 9 D x C D/C 0 0 168 339 157 0
a) Gene quy định hình dạng vỏ hạt ở loài này có ít nhất 6 allele.
b) V1 là trội hoàn toàn so với tất cả các kiểu hình còn lại.
c) Allele quy định đốm nhạt đồng trội với allele quy định chấm, cả 2 allele này trội hoàn toàn
so với allele quy định vỏ hạt trơn láng.
d) Đem F1 của các phép lai giao phấn với nhau, đời con mỗi phép lai này có tối đa 3 loại hình dạng hạt khác nhau.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương
ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Một gene ở sinh vật nhân thực có chiều dài 238 nm và có tỉ lệ A T 2 . Một đột biến G C 3
không làm thay đổi chiều dài của gene nhưng làm cho số liên kết hydrogen giảm 2 liên kết. Tỉ lệ số
Mã đề 0401 - Trang 4/ 6
nucleotide loại A của gene ban đầu so với số nucleotide loại A của gene đột biến là bao nhiêu? (tính
làm tròn đến hai chữ số sau dấu phẩy).
Câu 2: Bệnh viêm gan B được gây ra bởi virus Hepatitis B. Công nghệ DNA tái tổ hợp giúp sản
xuất vaccine phòng bệnh viêm gan B. Cho các sự kiện sau đây:
1. Chuyển plasmid mang gene chuyển vào tế bào nấm men để gene chuyển được chèn vào DNA
nấm men, tạo thành dòng nấm men biến đổi gene có khả năng sinh ra protein virus Hepatitis B.
2. Nuôi cấy dòng nấm men biến đổi gene.
3. Tạo plasmid mang gene chuyển được cắt từ hệ gen virus Hepatitis B.
4. Tách chiết protein virus Hepatitis B để tạo vaccine.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình sản xuất vaccine phòng bệnh viêm gan B.
Câu 3: Ở một loài thực vật, gene A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gene a quy định hoa
vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gene là 0,6AA : 0,4Aa.
Biết rằng không có đột biến và hiện tượng gene gây chết, số cây con được tạo ra ở các phép lai bằng
nhau. Nếu tổng số cây ở thế hệ F1 là 3500 cây thì tính theo lí thuyết, số lượng cây hoa đỏ thuần
chủng ở thế hệ F1 bằng bao nhiêu? AbD
Câu 4: Một tế bào sinh dục đực của cơ thể có kiểu gen
giảm phân bình thường có xảy ra aBd
hoán vị gene. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
Câu 5: Hình bên mô tả một giai đoạn của 2 tế
bào cùng loài đang trong quá trình giảm phân.
Giả sử tế bào sinh tinh có 1 cặp NST không
phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình
thường; tế bào sinh trứng giảm phân bình
thường. Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp giữa
các loại giao tử của 2 tế bào này có thể có tối đa bao nhiêu NST?
Câu 6: Ở người, bệnh phenylketonuria do một gene nằm trên NST thường quy định, allele d quy
định tính trạng bị bệnh, allele D quy định tính trạng bình thường. Gene (D, d) liên kết với gene
quy định tính trạng nhóm máu gồm ba allele (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gene này là 11cM.
Từ sơ đồ phả hệ của một gia đình dưới đây, có thể xác định được chắc chắn kiểu gene của bao nhiêu người?
-------------- HẾT ---------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Mã đề 0401 - Trang 5/ 6 ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Mã đề 0401 - Trang 6/ 6