Đề thi chọn HSG Ngữ văn 7 huyện Lục Ngạn 2022-2023 (có đáp án )

Tổng hợp toàn bộ Đề thi chọn HSG Ngữ văn 7 huyện Lục Ngạn 2022-2023 (có đáp án ) được biên soạn đầy đủ và chi tiết . Các bạn tham khảo và ôn tập kiến thức đầy đủ cho kì thi sắp tới . Chúc các bạn đạt kết quả cao và đạt được những gì mình hi vọng nhé !!!!

thuvienhoclieu.com Trang 1
PNG GD&ĐT LỤC NGẠN
(Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2022 2023
MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 7
Ngày thi: 07/03/ /2023
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan chỉ
thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị.
Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi không tiến bộ, người thầy
im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức, chàng trai làm theo.
- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.
Ni thy lại dẫn anh ra mt h nước gần đó và đmt thìa mui đy xung nước:
- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. chẳng hề mặn lên chút nào Chàng
trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
- Con của ta, ai cũng lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. những khó khăn
đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau.
Những người tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không m họ
mất đi niềm vui sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc
nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát chẳng bao giờ học được
điều gì có ích.
(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnet.vn, 17/06/2015)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
b. Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “hòa tan” trong văn bản?
c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những
người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi
niềm vui và sự yêu đời.
d. Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?
Câu 2. (4,0 đim)
ý kiến cho rng: "Chính những khó khăn thử thách s góp phn nhào nn
bn tr thành mt phiên bn tốt hơn”.
Em hãy viết mt đon văn (khong 200 ch) tnh bày suy nghĩ của em v ý kiến tn.
Câu 3. (10,0 đim)
Nhận định về thơ, Diệp Tiếp cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? y làm rõ “tiếng lòng” của tác giả qua một
tác phẩm thơ mà em đã học/đọc.
……………………. Hết ……………………
Họ và tên học sinh:........................................................ Số báo danh:................
thuvienhoclieu.com Trang 2
PHÒNG GD&ĐT LỤC NGN
ỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP HUYỆN
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 7
Ngày thi: 07/03/2023
Câu
Phần
Yêu cầu
Điểm
1
a
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
1.0
b
- Hình ảnh “thìa muốitượng trưng cho khó khăn, thử thách, những
nỗi buồn đau, phiền muộn mà con người gặp phải trong cuộc đời.
- Chi tiết hòa tan” thái đsống, cách giải quyết những khó khăn,
thách thức, những buồn đau, phiền muộn của mỗi người.
1.0
c
- Biện pháp tu từ so sánh: “những người tâm hồn rộng mở giống
như một hồ nước”
- Hiệu quả:
+ Khẳng định những con người có thái độ sống tích cực, luôn lạc quan,
yêu đời, mở rộng tấm lòng, biết chia sẻ với mọi người xung quanh,
luôn niêm tin vào bản thân mọi người cuộc sống gặp chông
gai, trắc trở.
+ Tạo ra cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, tăng sức
thuyết phục cho lời văn.
(Giám kho tùy theo phn trình bày của HS cho điểm cho phù
hp)
0.5
1.5
d
- Học sinh thể trình y giải những bài học ý nghĩa theo ý
riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức pháp luật. Sau đây là vài
gợi ý:
+ Cần thái độ sống tích cực bởi sẽ giúp chúng ta được niềm
tin, sức mạnh, bản lĩnh và khám phá khả năng vô hạn của bản thân.
+ Không n sống bi quan, chán nản phải sống lạc quan, yêu đời,
hãy mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm
vui được nhân lên khi hoà tan…
2.0
2
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo đoạn văn nghị lun hoàn chnh khong 200 ch.
- Hành văn mạch lc, trong sáng, tránh mc các li: chính t, dùng t,
đặt câu.
- Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Triển khai hợp nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
1.0
b. Yêu cu v kiến thc: Học sinh thể trình bày theo nhiều
cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
1. M đon: Gii thiu ý kiến: Chính những khó khăn thử thách s
góp phn nhào nn bn tr thành mt phiên bn tốt hơn”.
2.Thân đoạn:
3.0
thuvienhoclieu.com Trang 3
* Gii thích vấn đề
- Khó khăn, thử thách nhng tr ngại con ngưi s gp phi
trong cuc sng.
- Nhào nn hoạt động, tác động m cho biến đổi dn, hình thành
nên cái mi.
=> C câu nói khẳng định nhng tr ngi trong cuc sng góp phn
giúp con người trưng thành hơn.
* Bàn lun vấn đ:
- sao nói khó khăn thử thách s góp phn nhào nn bn thành
phiên bn tốt hơn?
+ Đem đến cho con người nhng bài hc quý giá trong cuc sống. Đó
có th là bài hc v công vic, tình yêu,...
+ Rèn luyn ý chí, tôi luyn tính cách của con ngưi.
+ Giúp con người tr nên bản lĩnh, trưởng thành hơn.
+ Giúp con người biết trân quý những thành công mình có được.
+ Giúp con người thu hiu l đời và biết sống khiêm nhường…
- Phê phán những ngưi sng thiếu ý chí, ngi khó.
* Bài hc cho bn thân.
3. Kết đoạn:Khẳng định vấn đề.
3
Yêu cầu chung:
- HS biết viết một bài văn nghị luận văn học gắn với nhận định/
luận văn học.
- Bài viết bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn
viết trong sáng, cảm xúc; không mắc lỗi chính tả lỗi diễn đạt;
trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
- Học sinh biết lựa chọn một tác phẩm văn học phù hợp.
0.5
Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.
- Giới thiệu tác phẩm sẽ lựa chọn để làm sáng tỏ cho vấn đề.
b. Thân bài:
* Ý 1: Giải thích và bình luận:
- Thơ hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để
diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ.
- Nói “thơ tiếng lòng”: chính những rung động mãnh liệt bật ra
trong một phút thăng hoa cảm xúc của nhà t.
=> Thơ được tạo ra từ thực tiễn cuộc sống cảm xúc tình cảm của
nhà thơ. Cũng thông qua thơ, người nghệ gửi gắm tình cảm của
mình.
* Ý 2: Chứng minh qua một tác phẩm thơ.
* HS thể phân tích theo những cách khác nhau, song cần đảm bảo
những ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, phân tích được “tiếng lòng”
được phản ánh trong bài thơ.
b. Chứng minh “tiếng lòng” của người nghệ qua nội dung của tác
phẩm. (HS bám vào nội dung bài thơ để phân tích chứng minh. Lưu ý
phải gắn chặt với phần lí luận)
c. “Tiếng lòng” của người nghệ được thể hiện thông qua những hình
0.5
2.0
5.0
thuvienhoclieu.com Trang 4
thức nghệ thuật nào?
* Ý 3: Đánh giá, mở rộng:
- Đánh giá nhận định
- Bài học nhận thức đối với quá trình sáng tác và quá trình tiếp nhận.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định lí luận văn học.
- Liên hệ bản thân
1.0
0.5
* Sáng tạo: Bài viết cần có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện
được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn
mực đạo đức và xã hội.
0.5
20.0
Lưu ý khi chấm bài:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng
quát, tránh đếm ý cho điểm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không
sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, nội dung bài viết thể không trùng
với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
……………………. Hết ……………………
| 1/4

Preview text:

PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2022 – 2023
(Đề thi gồm 01 trang)
MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 7
Ngày thi: 07/03/ /2023
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ
thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị.
Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy
im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức, chàng trai làm theo.
- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:
- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng

trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn

đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau.
Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ
mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc
nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnet.vn, 17/06/2015)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
b. Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “hòa tan” trong văn bản?
c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những
người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi
niềm vui và sự yêu đời”
.
d. Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên? Câu 2. (4,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Chính những khó khăn thử thách sẽ góp phần nhào nặn
bạn trở thành một phiên bản tốt hơn”.
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3. (10,0 điểm)
Nhận định về thơ, Diệp Tiếp cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ “tiếng lòng” của tác giả qua một
tác phẩm thơ mà em đã học/đọc.
……………………. Hết ………………………
Họ và tên học sinh:........................................................ Số báo danh:................
thuvienhoclieu.com Trang 1
PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP HUYỆN Năm học 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 7 Ngày thi: 07/03/2023 Câu Phần Yêu cầu Điểm a
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 1.0
- Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách, những 1.0
nỗi buồn đau, phiền muộn mà con người gặp phải trong cuộc đời. b
- Chi tiết “hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn,
thách thức, những buồn đau, phiền muộn của mỗi người.
- Biện pháp tu từ so sánh: “những người có tâm hồn rộng mở giống 0.5
như một hồ nước” c - Hiệu quả:
+ Khẳng định những con người có thái độ sống tích cực, luôn lạc quan,
yêu đời, mở rộng tấm lòng, biết chia sẻ với mọi người xung quanh, 1.5
luôn có niêm tin vào bản thân và mọi người dù cuộc sống gặp chông 1 gai, trắc trở.
+ Tạo ra cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, tăng sức
thuyết phục cho lời văn.
(Giám khảo tùy theo phần trình bày của HS mà cho điểm cho phù hợp)
- Học sinh có thể trình bày và lí giải những bài học ý nghĩa theo ý d
riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài 2.0 gợi ý:
+ Cần có thái độ sống tích cực bởi nó sẽ giúp chúng ta có được niềm
tin, sức mạnh, bản lĩnh và khám phá khả năng vô hạn của bản thân.
+ Không nên sống bi quan, chán nản mà phải sống lạc quan, yêu đời,
hãy mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm
vui được nhân lên khi hoà tan…
1. Yêu cầu về kĩ năng: 1.0
- Đảm bảo đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh khoảng 200 chữ.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng, tránh mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu. 2
- Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều 3.0
cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
1. Mở đoạn: Giới thiệu ý kiến: Chính những khó khăn thử thách sẽ
góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn”.
2.Thân đoạn:
thuvienhoclieu.com Trang 2
* Giải thích vấn đề
- Khó khăn, thử thách là những trở ngại mà con người sẽ gặp phải trong cuộc sống.
- Nhào nặn là hoạt động, tác động làm cho biến đổi dần, hình thành nên cái mới.
=> Cả câu nói khẳng định những trở ngại trong cuộc sống góp phần
giúp con người trưởng thành hơn.
* Bàn luận vấn đề:
- Vì sao nói khó khăn thử thách sẽ góp phần nhào nặn bạn thành phiên bản tốt hơn?
+ Đem đến cho con người những bài học quý giá trong cuộc sống. Đó
có thể là bài học về công việc, tình yêu,...
+ Rèn luyện ý chí, tôi luyện tính cách của con người.
+ Giúp con người trở nên bản lĩnh, trưởng thành hơn.
+ Giúp con người biết trân quý những thành công mình có được.
+ Giúp con người thấu hiểu lẽ đời và biết sống khiêm nhường…
- Phê phán những người sống thiếu ý chí, ngại khó.
* Bài học cho bản thân.
3. Kết đoạn:
Khẳng định vấn đề. Yêu cầu chung:
- HS biết viết một bài văn nghị luận văn học gắn với nhận định/ lí 0.5 luận văn học.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn
viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt;
trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
- Học sinh biết lựa chọn một tác phẩm văn học phù hợp. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận. 0.5
- Giới thiệu tác phẩm sẽ lựa chọn để làm sáng tỏ cho vấn đề. b. Thân bài: 2.0
* Ý 1: Giải thích và bình luận:
- Thơ là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để
diễn tả những xúc cảm trào dâng nơi tâm hồn nhà thơ. 3
- Nói “thơ là tiếng lòng”: chính là những rung động mãnh liệt bật ra
trong một phút thăng hoa cảm xúc của nhà thơ.
=> Thơ được tạo ra từ thực tiễn cuộc sống và cảm xúc tình cảm của
nhà thơ. Cũng thông qua thơ, người nghệ sĩ gửi gắm tình cảm của mình.
* Ý 2: Chứng minh qua một tác phẩm thơ. 5.0
* HS có thể phân tích theo những cách khác nhau, song cần đảm bảo
những ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, phân tích được “tiếng lòng”
được phản ánh trong bài thơ.
b. Chứng minh “tiếng lòng” của người nghệ sĩ qua nội dung của tác
phẩm. (HS bám vào nội dung bài thơ để phân tích chứng minh. Lưu ý
phải gắn chặt với phần lí luận)
c. “Tiếng lòng” của người nghệ sĩ được thể hiện thông qua những hình
thuvienhoclieu.com Trang 3 thức nghệ thuật nào?
* Ý 3: Đánh giá, mở rộng: 1.0 - Đánh giá nhận định
- Bài học nhận thức đối với quá trình sáng tác và quá trình tiếp nhận. c. Kết bài: 0.5
- Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định lí luận văn học. - Liên hệ bản thân
* Sáng tạo: Bài viết cần có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện 0.5
được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn
mực đạo đức và xã hội.
Tổng điểm 20.0
Lưu ý khi chấm bài:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng
quát, tránh đếm ý cho điểm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không
sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng
với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
……………………. Hết ………………………
thuvienhoclieu.com Trang 4