Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024 Đề 2-3-4
Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024 Đề 2-3-4 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 6
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ SỐ 2
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng vị kiến cao điểm thức
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện dân hiểu gian (truyền thuyết, cổ tích).. 4 0 4 0 0 2 0 60 Truyện đồng thoại, truyện ngắn 2 Viết Kể lại một trải nghiệm của bản thân. 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Kể lại truyền thuyết hoặc cổ tích Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung 60% 40%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội Chương/ thức dung/Đơn TT
Mức độ đánh giá Thôn Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận g hiểu dụng thức biết dụng cao 1
Đọc hiểu Truyện dân Nhận biết
gian (truyền - Nhận biết được những dấu thuyết, cổ
hiệu đặc trưng của thể loại tích)..
truyện cổ tích; chi tiết tiêu
biểu, nhân vật, đề tài, cốt
truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Nhận biết được người kể 4 TN 4 TN 2 TL chuyện và ngôi kể.
- Nhận ra từ đơn và từ phức
(từ ghép và từ láy), từ đa
nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu Thông hiểu
- Tóm tắt được cốt truyện.
- Lí giải được ý nghĩa, tác
dụng của các chi tiết tiêu biểu
- Hiểu được đặc điểm nhân
vật thể hiện qua hình dáng, cử
chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.
- Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản.
- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng. Vận dụng
- Rút ra được bài học từ văn bản.
- Nhận xét, đánh giá được ý
nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc
đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. Truyện Nhận biết
đồng thoại, - Nêu được ấn tượng chung về truyện ngắn văn bản
- Nhận biết được chi tiết tiêu
biểu, nhân vật, đề tài, cốt
truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Nhận biết được người kể
chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Nhận ra được tình cảm, cảm
xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản Thông hiểu
- Tóm tắt được cốt truyện.
- Nêu được chủ đề của văn bản
- Phân tích được đặc điểm
nhân vật thể hiện qua hình
dáng, cử chỉ, hành động, ngôn
ngữ, ý nghĩ của nhân vật
- Xác định được nghĩa thành
ngữ thông dụng, yếu tố Hán
Việt thông dụng; các biện
pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ),
công dụng của dấu chấm
phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng
- Rút ra được bài học từ văn bản.
- Chỉ ra điểm giống nhau và
khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản 2 Viết Kể lại một Nhận biết trải nghiệm Thông hiểu 1TL* của bản Vận dụng thân. Vận dụng cao
Viết được bài văn kể lại một
trải nghiệm của bản thân;
dùng người kể chuyện ngôi
thứ nhất chia sẻ trải nghiệm
và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 4 TN 4TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:
SỰ TÍCH HẠT THÓC GIỐNG
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi.
Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được
nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm
sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh
đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua
đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao?
Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Trong câu chuyện, tất cả những người dân trong đất nước đều thua cậu bé, bởi họ không
dám công bố sự thật, họ sợ vua sẽ trừng phạt nên quên rằng sự thật mới là điều cần được tôn trọng hàng đầu.
Qua câu chuyện trên đã khuyên chúng ta trung thực là đức tính quý giá nhất của con
người, chúng ta phải trung thực mọi lúc mọi nơi rồi sẽ nhận được những phần thưởng
xứng đáng như cậu bé trong câu chuyện trên.
(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975)
Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Nhận biết) A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kề
Câu 2: Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai? (Nhận biết) A. Nhà vua B. Chú bé Chôm C. Dân làng D. Mọi người
Câu 3: Vì sao mọi người lại sững sờ trước lời thú tội của Chôm? (Nhận biết)
A. Vì sợ Chôm được truyền ngôi
B. Vì sợ Chôm được khen thưởng
C. Vì sợ Chôm bị vua phạt nặng
D. Vì sợ Chôm được yêu thương
Câu 4: Trong các từ được trích trong câu văn “Mọi người sững sờ trước lời thú tội của
Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:”, từ nào là từ láy? (Nhận biết) A. Mọi người B. sững sờ C. thú tội D. chú bé
Câu 5: Nhà vua phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ nhằm mục đích gì? (Thông hiểu)
A. Muốn tìm người hiền lành
B. Muốn tìm người trung thực
C. Muốn tìm người chăm chỉ
D. Muốn tìm người khỏe mạnh
Câu 6: Phần thưởng xứng đáng mà chú bé nhận được là gì? (Thông hiểu)
A. Được vua truyền ngôi
B. Được thưởng vàng bạc C. Được gả công chúa
D. Được cho ruộng đất
Câu 7: Trong câu chuyện, vì sao mọi người lại thua chú bé? (Thông hiểu)
A. Vì họ quá tự tin và gian xảo
B. Vì họ không có trí thông minh
C. Vì họ không có lòng dũng cảm
D. Vì họ đem cho vua nhiều thóc
Câu 8: Vì sao nhà vua lại truyền ngôi cho chú bé? (Thông hiểu)
A. Vì chú bé thông minh và lanh lợi
B. Vì chú bé trung thực và dũng cảm
C. Vì chú bé chăm chỉ và chịu khó
D. Vì chú bé hiền lành và nhân hậu
Câu 9. Nếu em là chú bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì? Vì sao? (Vận dụng)
Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (Vận dụng) II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. (Vận dụng)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 B 0,5
9 - HS nêu được ý kiến cá nhân về nhân vật 1,0
- HS có lập luận giải thích hợp lý
10 - HS nêu được bài học cụ thể, có lý giải phù hợp 1,0 II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
c. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản HS có thể triển khai
cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 2.5
- Giới thiệu được trải nghiệm muốn kể.
- Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.
- Cảm nghĩ, bài học rút ra sau trải nghiệm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn CTST Số 3
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt,
áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc- ghê- nhép) Câu 1: (0,5 điểm)
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2: (0,5 điểm)
Người ăn xin được miêu tả qua những chi tiết nào nào? Câu 3: (0,5 điểm)
Tìm trong đoạn 1 của văn bản : 01 từ láy và 1 từ ghép? Câu 4: (0,75 điểm)
Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Câu 5 (0,75 điểm).
Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới độc giả? Câu 6 (1,0 điểm).
Từ câu chuyện trên, em hãy trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống.
III/ LÀM VĂN (6,0 điểm)
Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi./.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 6 Ngữ Văn
Phần Câu Nội dung Điểm Phần đọc hiểu 4,0 1 - Ngôi kể thứ ba 0,5
- Người ăn xin “đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn 2
giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi”. 0,5
Yêu cầu HS chỉ ra đúng 02 từ láy, 02 từ ghép: 0,25 3
- Từ láy: giàn giụa; tả tơi. 0,25 I
- Từ ghép: đỏ hoe, tái nhợt, áo quần,…
- Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có nhiều cách giải thích
khác nhau nhưng cần diễn đạt hợp lí, phù hợp dựa trên nội dung 0,25
văn bản. Giám khảo căn cứ để cho điểm tối đa. 4
Gợi ý: Vì cậu bé nhận được lời cảm ơn từ ông lão và ông lão nhận
được sự đồng cảm, yêu thương từ cậu bé. 0,5
- Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có nhiều cách giải thích
khác nhau nhưng cần diễn đạt hợp lí, phù hợp dựa trên nội dung 0,25
văn bản. Giám khảo căn cứ để cho điểm tối đa. 5 0,25
Gợi ý: Cần yêu thương, chia sẽ đồng cảm với mọi người đặc biệt
là những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.. 0,25
- Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có nhiều cách giải thích
khác nhau nhưng cần diễn đạt hợp lí, phù hợp dựa trên nội dung
văn bản. Giám khảo căn cứ để cho điểm tối đa.
Gợi ý:- Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, chúng
ta nên yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ họ 6 0,5
- Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin
yêu và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
- Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp
phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. 0,5 II Làm văn 6,0
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
a/ Đảm bảo cấu trúc của bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, kết bài theo yêu cầu 0,5
b/ Xác định đúng vấn đề 0,5
c/ Triển khai các vấn đề theo yêu cầu:
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và trải nghiệm: Người bạn thân tên 0,5
là gì, bạn thân từ bé hay mới quen biết; trải nghiệm gì sâu sắc về
tình bạn: về món quà bạn tặng và lời nói chia tay bất ngờ b. Thân bài:
- Kể khái quát những đặc điểm, ngoại hình, tính cách của bạn 0,5
- Kể lại kỉ niệm về người bạn thân khiến em xúc động, nhớ mãi:
diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không
gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật 2,0
nhân vật, sự việc chính)
+ Kỉ niệm gì? (chọn bất kì một kỉ niệm sâu sắc như được bạn giúp
đỡ, mắc lỗi với bạn, hiểu lầm, hoặc được bạn tặng món quà ấp ủ từ lâu...
+ Kỉ niệm diễn ra theo trình tự thời gian: trong buổi tổng kết năm
học lớp 5, lúc nhặt cánh phượng làm trò chơi, lúc bạn tặng truyện, chia tay...
+ Không gian: sân trường, ghế đá, hoa phượng rơi....
+ Kỉ niệm ấy diễn ra như thế nào? (em rơi vào hoàn cảnh nào?
Bạn đã làm gì cho em hoặc ngược lại, để em cảm nhận được tình
bạn. Biết bộ lộ cảm xúc của mình về trước, trong, sau khi sự việc diễn ra.
- Bài học sâu sắc nhận ra: Ý nghĩa của tình bạn là yêu thương,
chia sẻ, chấp nhận sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, biết ước mơ
hướng tới tương lai tốt đẹp 0,5
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người bạn thân và kỉ niệm.
* Yêu cầu HS phải biết lựa chọn kỉ niệm sao cho đặc sắc nhất. Bài
viết có sử dụng ngôi kể hợp lí, có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp. 0,5
d/ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp
e/ Sáng tạo: Biết so sánh, vận dụng, liên hệ một cách thuyết phục .
Văn viết giàu hình ảnh cảm xúc 1,0
Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn CTST Số 4 Bức tranh quê
Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình. (Thu Hà)
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát.
B. Thơ song thất lục bát. C. Thơ tự do. D. Thơ sáu chữ,
2. Chủ đề của đoạn thơ là gì? A. Tình cảm gia đình.
B. Tình yêu quê hương đất nước. C. Tình yêu thiên nhiên. D. Tình yêu đôi lứa.
3. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. chòng chành B. ngân nga C. mượt mà D. thanh đạm
4. Những hình ảnh nào sau đây không được nhắc đến trong bài thơ. A. dòng sông. B. cánh cò. D. đàn bò. D. bờ đê.
5. Từ trỗi dậy thuộc từ loại nào? A. động từ. B. Tính từ. D. Tính từ. C. quan hệ từ.
6. Câu thơ Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương có mấy từ ghép A. 3 từ. B. 4 từ. D. 5 từ. C. 6 từ.
Câu 2. Gọi tên và chỉ ra các vế của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Câu 3. Viết 1 đoạn văn (khoảng 7 - 10 dòng) miêu tả một cảnh đẹp quê hương em, trong
đoạn văn có sử dụng một biện pháp tu từ đã học. (Chỉ rõ biện pháp tu từ đã sử dụng).
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn Nội dung đáp án Điểm
Câu 1. Mỗi ý đúng HS được 0,5 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 3,0 Đáp án A B D D A B . Câu 2.
- Biện pháp nghệ thuật so sánh. 3,0
- Bức tranh (vế A) so sánh với thiên đường (vế B); từ so sánh: tựa; phương
diện so sánh: đẹp. Câu 3. 4,0
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn. 0,25
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần miêu tả, sử dụng hợp lí biện pháp tu từ. 0,25
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: 3,0
Quê hương em thật là đẹp. Buổi sớm mai trên con đường quê hương yên bình
đến lạ. Làn sương mỏng manh vẫn còn vương trong không gian. Trên cao,
tiếng mấy nàng chích chòe, chị sáo sậu hót vang chào ngày mới, làn gió nhẹ lay
động khóm tre cuối làng. Xa xa, Cánh đồng mênh mông, mang một màu xanh
mướt tựa tấm lụa đào, trải dài tít tắp tới phía cuối chân trời. Bao chị cò trắng
cần mẫn kiếm mồi, mấy chú chim chích cũng tranh thủ làm tổ trên những khóm
lúa của đồng quê. Bầu không gian buổi sớm thật trong lành, thanh bình và dễ
chịu. Yêu lắm! Quê hương tôi!
- Chỉ ra các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Bao chị cò trắng cần mẫn kiếm mồi...
+ So sánh: Cánh đồng mênh mông, mang một màu xanh mướt tựa tấm lụa đào,
trải dài tít tắp tới phía cuối chân trời.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, vận dụng tốt tri thức đã học. 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. 0,25
Document Outline
- Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn CTST Số 3
- Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn CTST Số 4