-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 4
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 4 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề giữa HK1 GDCD 8 43 tài liệu
Giáo dục công dân 8 283 tài liệu
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 4
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo - Đề 4 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK1 GDCD 8 43 tài liệu
Môn: Giáo dục công dân 8 283 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Giáo dục công dân 8
Preview text:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 8
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Mức độ nhận thức Tổng Mạch Nội Vận Nhận Thông Vận TT nội dụng Số câu Tổng dung biết hiểu dụng dung cao điểm
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Tự hào về truyền 4 1 4 1 Giáo thống 3.0 câu câu câu câu 1 dục dân tộc đạo Việt đức Nam 2. Tôn trọng sự đa dạng 4 1 4 1 3.0 của các câu câu câu câu dân tộc 3. Lao động 4 1/2 1/2 4 1 cần cù, 4.0 câu câu câu câu câu sáng tạo Tổng 12 2 1/2 1/2 12 3 10 Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 30% 70% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100% Lưu ý:
- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn,
trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.
- Các câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng
với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
- Trong các nội dung (1), (2) được chọn ra 2 câu ở mức độ thông hiểu.
- Trong nội dung (3) được chọn ra 1/2 câu mức độ vận dụng và 1/2 câu mức độ vận dụng cao.
II. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA :
Số câu hỏi theo mức độ Mạch nhận thức TT nội Nội dung
Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông Vận dung dụng biết hiểu dụng cao 1. Tự hào Nhận biết: về truyền
- Nêu được một số truyền thống dân
thống của dân tộc Việt Nam. tộc Việt Nam
- Kể được một số biểu hiện
của lòng tự hào về truyền
thống của dân tộc Việt Nam. Thông hiểu:
- Nhận diện được giá trị của
các truyền thống dân tộc 4 câu 1 câu Việt Nam.
- Đánh giá được hành vi,
việc làm của bản thân và những người xung quanh Giáo
trong việc thể hiện lòng tự dục 1 đạo
hào về truyền thống dân tộc đức Việt Nam. 2. Tôn Nhận biết: trọng sự
Nêu được một số biểu hiện đa dạng của các
sự đa dạng của các dân tộc và dân tộc
các nền văn hoá trên thế giới. Thông hiểu: 4 câu 1 câu
Giải thích được ý nghĩa của
việc tôn trọng sự đa dạng của
các dân tộc và các nền văn
hoá trên thế giới. 3. Lao Nhận biết: động cần
- Nêu được khái niệm cần cù, 1/2 1/2 cù, sáng 4 câu
sáng tạo trong lao động. tạo câu câu
- Nêu được một số biểu hiện
Số câu hỏi theo mức độ Mạch nhận thức TT nội Nội dung
Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông Vận dung dụng biết hiểu dụng cao
của cần cù, sáng tạo trong lao động. Vận dụng:
- Trân trọng những thành quả
lao động; quý trọng và học
hỏi những tấm gương cần cù,
sáng tạo trong lao động.
- Phê phán những biểu hiện
chây lười, thụ động trong lao động. Vận dụng cao:
Thể hiện được sự cần cù, sáng
tạo trong lao động của bản thân. Tổng 12 2 1/2 1/2 Tỉ lệ % 30 40 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 Lưu ý:
- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn,
trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.
- Các câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng
với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
- Trong các nội dung (1), (2) được chọn ra 2 câu mức độ thông hiểu.
- Trong nội dung (3) được chọn ra 1/2 câu mức độ vận dụng và 1/2 câu mức độ vận dụng cao.
TRƯỜNG THCS ……..
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: GDCD 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề bài gồm 02 trang)
I. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm): chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Câu ca dao: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy
thầy” nói về truyền thống tốt đẹp nào dưới đây của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống yêu nước. B. Truyền thống đoàn kết.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống văn hóa.
Câu 2. Đặc trưng nào sau đây là thể hiện giá trị truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc? A. Tốt đẹp. B. Hủ tục. C. Lạc hậu. D. Xấu xa.
Câu 3. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị A. vật chất. B. của cải. C. tinh thần. D. tài sản
Câu 4. Cách ứng xử nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
B. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.
C. Kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo.
D. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
Câu 5. Em không đồng ý với nhận định nào dưới đây?
A. Tất cả các dân tộc tạo nên sự đa dạng và giàu có của những nền văn minh và văn
hoá, tạo nên di sản chung của loài người.
B. Các dân tộc chỉ thể hiện bản sắc, giá trị văn hóa của mình thông qua lễ hội, phong
tục, tập quán cổ truyền.
C. Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau.
D. Nhận xét, đánh giá người khác dựa trên cơ sở sắc tộc là không tôn trọng sự đa
dạng giữa các dân tộc.
Câu 6. Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã
hội của các dân tộc khác là biểu hiện của
A. sính ngoại. B. học hỏi lẫn nhau. C. ham học hỏi. D. học hỏi các dân tộc khác.
Câu 7. Việc làm nào sau đây không thể hiện tôn trọng sự đa dạng nền văn hóa của các quốc gia?
A. Tiếp thu giá trị tốt đẹp của các dân tộc.
B. Phân biệt chủng tộc, miệt thị màu da.
C. Lòng tự hào chính đáng về dân tộc của mình.
D. Học hỏi các dân tộc khác.
Câu 8. Tôn trọng sự đa dạng của dân tộc khác góp phần
A. đưa đất nước hội nhập với quốc tế. B. nước ta sẽ bị lạc hậu.
C. học hỏi hết tất cả của nước ngoài. D. làm cho nước ta bị mất nền văn hóa riêng.
Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự cần cù trong lao động?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim. B. Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
C. Chịu khó mới có mà ăn. D. Cần cù bù thông minh.
Câu 10 . Việc làm dưới đây không thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động?
A. Làm đề cương ôn tập các môn học bằng sơ đồ tư duy.
B. Vẽ tự do trên tường đường phố.
C. Lập bảng kế hoạch thực hiện việc nhà trong một tháng.
D. Học tiếng Anh qua các bài hát.
Câu 11. Người cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ luôn được mọi người
A. ghen ghét và căm thù.
B. yêu quý và tôn trọng. C. xa lánh và hắt hủi. D. tìm cách hãm hại.
Câu 12. Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động, em cần tránh
điều nào sau đây?
A. Tích cực tìm hiểu những điều mình chưa biết.
B. Tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà.
C. Thực hiện đúng thời gian biểu hàng ngày.
D. Đợi bố mẹ nhắc nhở mới học bài.
II. Phần tự luận (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):Truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá
nhân, gia đình, quê hương, đất nước?
Câu 2 (2.0 điểm): Việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế
giới có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (3.0 điểm): Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sau:
Thấy khách đến cửa hàng bánh của mình ngày càng giảm, anh T đã nghĩ ra
nhiều cách để thu hút khách như: bổ sung thêm nhiều vị mới, thiết kế lại nhãn dán,
giảm giá, tích điểm đổi quà...
a. Em nhận xét thế nào về việc làm của anh T? Em hãy rút ra bài học cho bản thân.
b. Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động? ---HẾT---
TRƯỜNG THCS …………..
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: GDCD 8
Hướng dẫn chấm gồm:01 trang
I. Phần trắc nghiệm (3,0điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp C A C B B D B A B B B D án
II. Phần tự luận (7.0 điểm) Câu
Nội dung đạt được Điểm Câu 1
- Truyền thống của dân tộc Việt Nam có nhiều giá trị quan trọng, như: 0,5 (2.0
+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóacủa dân tộc; điểm)
+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử 0,75
thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, 0,75 xã hội. Câu 2
Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý 0,5 (2.0
nghĩa quan trọng như: điểm)
+ Làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;
+ Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với 0,75 nhau;
+ Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình 0,75
đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới. Câu 3 - Nhận xét: (3.0
+ việc làm của anh T đã cho thấy anh T rất cần cù và sáng tạo trong lao điểm) động. 0,5
+Việc đưa ra nhiều biện pháp, như: bổ sung nhiều vị bánh mới; 0,5
tổ chức nhiều hoạt động khuyến mãi… 0,5
sẽ góp phần giúp tình hình kinh doanh của cửa hàng trở nên tốt hơn. 0,5
- HS nêu một số việc làm thể hiện sự sáng tạo trong học tập, lao động như:
+ Dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt và ôn tập kiến thức, tiếp thu kiến thức lịch
sử thông qua: phim hoạt hình, truyện tranh, phim tài liệu… 0,25
+ Tận dụng những nguyên liệu sẵn có để sáng tạo ra những món ăn mới, 0,25
giúp mọi người trong gia đình ăn ngon miệng hơn.
+ Tái chế những bìa carton không dùng đến thành ống đựng đồ dùng học 0,25
tập. Ủ phân xanh (để bón cây) từ rác thải nhà bếp.
+Tận dụng vỏ của các loại quả như: dứa, chanh, bưởi... để ủ, làm Enzim tẩy 0,25 rửa. ---HẾT---
Document Outline
- Câu 1. Câu ca dao: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” nói về truyền thống tốt đẹp nào dưới đây của dân tộc Việt Nam?
- C. học hỏi hết tất cả của nước ngoài. D. làm cho nước ta bị mất nền văn hóa riêng.