Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | Đề 2
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều năm 2023 - 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Trường Tiểu học................
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (4 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản Đọc đoạn văn sau: EM BÉ LIÊN LẠC
Treo cái túi vào cột, tôi ngồi xuống đất. Đang mải suy nghĩ thì một bóng
người nho nhỏ chạy ùa vào như một cơn gió. Một em trai người mảnh
khảnh, tay cầm một chiếc gậy bằng thanh tre. Em nói với Hoạt, tay đập
đập cái gậy vào thân cột một cách nghịch ngợm:
– Em đến tìm anh Tĩnh, nhưng anh ấy sốt nặng, đang ăn cháo, anh ấy
bảo: “Anh mệt quá, không đi được. Em nhờ anh Hoạt cử người thay anh nhé!”.
Và không chờ Hoạt trả lời, em vội khẩn khoản nói với Hoạt:
– Anh để em đưa các anh ấy đi nha anh. Em đưa được mà!
Tôi nhìn em: một em bé gầy gò, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh
nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng.
Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ ra đôi bắp chân nhỏ luôn
luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và
xếch lên khiến người ta có cảm giác ngay là một em bé vừa thông minh vừa thật thà. (Theo Vũ Cao)
Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?
a. Nhân vật xưng “tôi”. b. Anh Tĩnh. c. Em bé liên lạc.
Câu 2. Em hình dung em bé liên lạc là người như thế nào?
a. Gầy gò, nho nhỏ, nhanh nhẹn, dũng cảm.
b. Thông minh, gan dạ, nhanh nhẹn.
c. Nhanh nhẹn, bạo dạn, khoẻ mạnh.
Câu 3. Em bé liên lạc có hình dáng như thế nào?
a. Gầy yếu, nho nhỏ, nhanh nhẹn. b. Mạnh khoẻ, gầy gò.
c. Mảnh khảnh, gầy gò, nho nhỏ.
Câu 4: Em bé liên lạc làm những việc gì?
a. Liên lạc, dẫn đường cho các chú bộ đội, du kích.
b. Đi gặp anh Tĩnh và anh Hoạt.
c. Đến nhờ anh Hoạt cử người giúp anh Tĩnh.
2. Luyện từ và câu
Câu 5. Em hãy nên tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau:
Thiếu nhi tham gia các công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp và xóm làng.
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn,
người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 6. Cho các từ sau: mùa xuân, chim én, hoa mai, thư viện, công viên, bác sĩ.
a. Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào?
b. Tìm 4 danh từ thuộc chủ đề trường học?
Câu 7. Cho đoạn thơ sau:
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con”
(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)
a. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?
b. Việc nhân hóa đó như thế nào?
c. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa đó có tác dụng như thế nào?
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (6 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong câu
chuyện đã học (đã đọc).
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều
A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 c b c a
Câu 5: Câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 6: Ý a đúng được 0,5 điểm; mỗi ý b đúng được 0,25 điểm.
a. Các từ trên thuộc danh từ.
b. Bảng, phấn, bàn, ghế.
Câu 7: Ý a, b đúng được 0,25 điểm; ý c đúng được 0,5 điểm
a. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng là “chú mèo”.
b. Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt như một em học
sinh. Chú ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì và mang mẩu bánh mì đi ăn.
c. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút
hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến người đọc cảm thấy sự đáng
yêu và tinh nghịch của chú mèo.
B. KIỂM TRA VIẾT: (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn, câu văn viết đủ ý, trình bày bài
sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn): 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài
xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Mẫu:
Bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh là một cậu bé đáng yêu với
những suy nghĩ về chiếc răng khểnh của mình. Cậu bé cảm thấy rất tự ti
khi bị bạn trêu về chiếc răng ấy. Điều đó đã trở thành một nút thắt trong
lòng khiến cho cậu bé ít cười hơn trước. Khi tâm sự với bố, cậu bé đã bớt
tự ti hơn trước. Cậu coi đó là một bí mật của mình. Khi tâm sự với cô
giáo về bí mật ấy, cậu bé đã cảm thấy vui vẻ hơn vì đã có thêm người giữ
gìn bí mật cho mình. Chiếc răng khểnh sẽ là một kỉ niệm đáng yêu của cậu.